VINAROYAL GROUP

Tư vấn thiết kế - Đầu tư và kinh doanh bất động sản
Dây truyền tuyển - luyện xỉ Titan
Dự án khu liên doanh kinh tế biển Đông - Nam; Mỹ Thủy Seaport trong tương lai
Trang chủ Tin quốc tế

Tin vắn quốc tế ngày 26/6/2021.

     Kinh tế toàn cầu dự báo tăng trưởng 5,9% trong năm 2021; Tài sản của tỷ phú Ấn Độ “bốc hơi” 9 tỷ USD trong 3 ngày chỉ vì một bài báo; Doanh nghiệp Trung Quốc đua nhau tài trợ cho Euro 2020, thế chân nhiều thương hiệu lâu đời; Microsoft trở thành công ty thứ hai của Mỹ đạt mức vốn hoá 2 nghìn tỷ USD; 2.000 người Ấn Độ bị lừa tiêm vaccine ngừa COVID-19 giả…là những tin chính được cập nhật.
Kinh tế toàn cầu dự báo tăng trưởng 5,9% trong năm 2021
kinh tế Mỹ được dự báo tăng trưởng 6,9% trong năm 2021. Ảnh: AFP   Kinh tế Mỹ được dự báo tăng trưởng 6,9% trong năm 2021. Ảnh: AFP
Ngân hàng đầu tư Thụy Sĩ Credit Suisse dự báo tăng trưởng toàn cầu sẽ bứt tốc trong những tháng tới khi các quốc gia dần mở cửa trở lại nền kinh tế.
Credit Suisse dự báo nền kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng 5,9% trong năm 2021 và 4% vào năm 2022. Mức tăng trưởng này sẽ được dẫn dắt bởi việc triển khai tiêm chủng vaccine Covid-19, các gói kích thích tài khóa, và sự phục hồi ngày càng tăng của các ngành dịch vụ.
Trong đó, kinh tế Mỹ được kỳ vọng tăng trưởng ấn tượng 6,9% trong năm 2021; Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) sẽ tăng trưởng 4,2%, còn tăng trưởng kinh tế châu Á (ngoại trừ Nhật Bản) ước đạt 7,5%.
Ông Ray Farris, Giám đốc đầu tư khu vực Nam Á tại Credit Suisse cho rằng, tăng trưởng kinh tế có thể sẽ dẫn đến sự phục hồi mạnh mẽ của lợi nhuận toàn cầu – yếu tố vốn là động lực thúc đẩy thị trường chứng khoán.
“Chúng tôi kỳ vọng chứng khoán trở thành loại tài sản sẽ tăng trưởng tốt hơn trong vòng 6 tháng đến 1 năm tới”, ông Farris bình luận trên đài CNBC. “Miễn là lợi nhuận tiếp tục tăng lên, lịch sử cho thấy rằng chứng khoán sẽ tiếp tục đi lên”, chuyên gia Credit Suisse nói thêm.
“Thỉnh thoảng sẽ có những điều chỉnh, nhưng những điều chỉnh đó thực sự sẽ là cơ hội”, ông Farris lưu ý.
Mỹ công bố báo cáo về UFO
Báo cáo của tình báo Mỹ đề cập hơn 140 vụ chạm trán UFO, phần lớn chưa được giải thích và không loại trừ giả thuyết người ngoài Trái đất.
Văn phòng Giám đốc Tình báo Quốc gia Mỹ ngày 25/6 công bố báo cáo cho biết các chuyên gia chỉ giải thích được một trong 144 vụ chạm mặt vật thể bay không xác định (UFO) của các binh sĩ năm 2004 – 2021 trong các đợt huấn luyện quân sự. Trong lần chạm trán này, binh sĩ Mỹ thực chất đối mặt với “một quả bóng lớn đang xì hơi”.
Trong 18 vụ chạm trán UFO, một số được quan sát từ nhiều góc độ, vật thể có chuyển động bất thường hoặc cách bay khiến những người chứng kiến ngạc nhiên, bao gồm đứng yên trong gió mạnh tại độ cao lớn hay di chuyển với tốc độ cực lớn mà không rõ nguồn lực đẩy, báo cáo cho biết.
Một số vụ chạm trán UFO có thể được giải thích là do vật thể tự nhiên hoặc nhân tạo làm xáo trộn radar của phi công, bao gồm chim hay máy bay không người lái (UAV), hoặc các hiện tượng khí tượng tự nhiên.
Các vụ chạm trán khác có thể liên quan đến những vụ thử nghiệm quốc phòng bí mật của Mỹ hoặc công nghệ tiên tiến do Nga hay Trung Quốc phát triển song chưa được biết tới. Nhiều sự cố dường như yêu cầu các công nghệ tiên tiến hơn để xác định chúng là gì.
Báo cáo của Văn phòng Giám đốc Tình báo Quốc gia Mỹ nhận định các hiện tượng không xác định trên không (UAP), thuật ngữ được chuyên gia quốc phòng Mỹ dùng để gọi UFO, có thể “thiếu lời giải thích”.
“Chúng tôi đang thiếu thông tin đầy đủ trong cơ sở dữ liệu để giải thích cụ thể cho các sự cố”, báo cáo có đoạn, song không nhắc tới hoặc loại trừ khả năng một số vật thể có thể đại diện cho sự sống ngoài Trái đất.
Quân đội và cộng đồng tình báo Mỹ nghiên cứu về UFO với tư cách mối đe dọa tiềm tàng với nước này. “UAP rõ ràng đặt ra vấn đề an toán cho các chuyến bay và có thể gây ra thách thức đối với an ninh quốc gia của Mỹ’, báo cáo cho biết. Một số có thể là hoạt động thu thập thông tin tình báo do đối thủ của Mỹ thực hiện, hoặc đại diện cho các công nghệ tiên tiến tới mức quân đội nước này chưa sở hữu thứ tương tự.
Tài sản của tỷ phú Ấn Độ “bốc hơi” 9 tỷ USD trong 3 ngày chỉ vì một bài báo
Giấc mơ thăng hạng trong danh sách những người giàu nhất hành tinh của tỷ phú Ấn Độ Gautam Adani bất ngờ gặp trở ngại, sau khi một bài báo khiến cổ phiếu 6 công ty thuộc tập đoàn của ông Adani lao dốc chóng mặt…
Giấc mơ thăng hạng trong danh sách những người giàu nhất hành tinh của tỷ phú Ấn Độ Gautam Adani bất ngờ gặp trở ngại, sau khi một bài báo khiến cổ phiếu 6 công ty thuộc tập đoàn của ông Adani lao dốc chóng mặt.
Theo tin từ Bloomberg, tuần này, vị tỷ phú 58 tuổi mất nhiều tiền hơn bất kỳ ai trên thế giới. Khối tài sản ròng cá nhân của ông đã giảm 9 tỷ USD trong ba phiên giao dịch đầu tuần, còn 67,6 tỷ USD. Chỉ vài ngày trước đó, ông Adani rút ngắn khoảng cách với vị tỷ phú đồng hương Mukesh Ambani – người đang nắm giữ vị trí giàu nhất châu Á trong xếp hạng 500 người giàu nhất thế giới Bloomberg Billionaires Index.
Cú đảo chiều chóng mặt về giá trị tài sản ròng của ông Adani bắt đầu vào hôm thứ Hai, sau khi tờ báo Economic Times đăng một bài viết nói rằng cơ quan lưu ký chứng khoán quốc gia Ấn Độ đã đóng băng tài sản của ba quỹ đầu tư có trụ sở ở Mauritus do không có đầy đủ thông tin về chủ sở hữu của những quỹ này – bao gồm Albula Investments Fund, Cresta Fund, và APMS Investment Fund.
Phần lớn giá trị tài sản mà 3 quỹ trên nắm giữ, khoảng 6 tỷ USD, là cổ phiếu các công ty của ông Adani.
Tập đoàn của ông Adani gọi bài báo này là “sai rõ rành rành” và nói bài báo “được viết với chủ ý khiến cộng đồng đầu tư hiểu lầm”. Tuy nhiên, các nhà đầu tư lo ngại về vấn đề minh bạch vẫn bán tháo cổ phiếu.
Doanh nghiệp Trung Quốc đua nhau tài trợ cho Euro 2020, thế chân nhiều thương hiệu lâu đời
Các thương hiệu Trung Quốc gồm Hisense, Alipay, Vivo và TikTok là bốn trong số 12 nhà tài trợ của Giải bóng đá vô địch châu Âu Euro 2020…
Suốt nhiều thập kỷ qua, Giải bóng đá vô địch châu Âu (UEFA European Football Championship) thường gắn liền với nhà tài trợ là những thương hiệu lâu đời như Carlsberg, McDonald’s, Adidas…
Tuy nhiên, Euro 2020 chứng kiến sự áp đảo của các nhà tài trợ Trung Quốc, trong đó có nhiều thương hiệu mới ra đời trong vòng 10 năm trở lại đây. Đây là điều chưa có tiền lệ trong lịch sử Giải bóng đá vô địch châu Âu.
Theo Nikkei Asia, trong số 12 nhà tài trợ của Euro 2020, 4 công ty Trung Quốc góp mặt gồm Hisense, Alipay, Vivo và TikTok. Các nhà tài trợ khác gồm có FedEx, Booking.com và Coca-Cola của Mỹ; Volkswagen của Đức; Gazprom của Nga; Heineken và Takeaway.com; và Qatar Airways của Qatar. Euro 2020 là sự kiện thể thao lớn đầu tiên được tổ chức kể từ khi đại dịch bùng phát, sau một năm bị hoãn.
Vài năm trở lại đây, các công ty Trung Quốc ngày càng hiện diện dày đặc tại các sự kiện thể thao quốc tế nhằm xây dựng nhận diện thương hiệu toàn cầu. Năm 2016, Hisense, nhà sản xuất đồ điện tử quốc doanh, trở thành công ty Trung Quốc đầu tiên tài trợ cho Giải bóng đá vô địch châu Âu – Euro 2016. Dẫn dữ liệu từ hãng nghiên cứu thị trường Ipsos Group, Hisense cho biết, sau giải đấu, mức độ nhận diện thương hiệu Hisense của người tiêu dùng tăng gấp đôi tại Anh, Đức, Pháp, Italy và Tây Ban Nha. Hisense cũng là nhà tài trợ lớn tại Giải vô địch bóng đá thế giới World Cup năm 2018 tại Nga.
Microsoft trở thành công ty thứ hai của Mỹ đạt mức vốn hoá 2 nghìn tỷ USD
Microsoft vừa gia nhập “câu lạc bộ” danh giá bậc nhất trong làng doanh nghiệp toàn cầu: những công ty có giá trị vốn hoá thị trường vượt 2 nghìn tỷ USD.
“Đế chế” phần mềm trở thành công ty niêm yết đại chúng thứ hai ở Mỹ, sau Apple, đạt ngưỡng vốn hoá như vậy.
Trên thế giới, chỉ có một công ty khác từng vượt mốc 2 nghìn tỷ USD vốn hoá, và đó là hãng dầu lửa quốc doanh Saudi Aramco của Saudi Arabia. Lên sàn chứng khoán vào năm 2019, Aramco có mức vốn hoá 1,88 nghìn tỷ USD ở thời điểm kết thúc phiên giao dịch ngày 22/6.
Vốn hoá của Microsoft có lúc vượt 2 nghìn tỷ USD trong phiên cùng ngày, trước khi đóng cửa ở mức thấp hơn chỉ 300 triệu USD so với ngưỡng này. Cổ phiếu Microsoft tăng 1,1%, chốt phiên ở mức 265,51 USD/cổ phiếu.
Cột mốc 2 nghìn tỷ USD vốn hoá được Microsoft thiết lập chỉ hơn 2 năm sau ngày công ty lần đầu vượt mốc vốn hoá 1 nghìn tỷ USD.
Theo trang CNN Business, đại dịch Covid-19 đã góp phần đưa Microsoft lên con số vốn hoá khổng lồ hiện nay.
Giá thực phẩm đắt đỏ nhất trong một thập kỷ ảnh hưởng thế nào đến người tiêu dùng và doanh nghiệp châu Á?
Nhiều nhà sản xuất thực phẩm tại những thị trường lớn như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc đã buộc phải tăng giá sản phẩm để bù đắp chi phí nguyên liệu thô.
Mới đây Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) đã công bố chỉ số giá lương thực thực phẩm, trong đó giá thịt, sữa, ngũ cốc, dầu thực vật và đường đều ghi nhận tháng tăng thứ 12 liên tiếp tính đến tháng 5/2021. Chỉ số giá thực phẩm toàn cầu đã nhảy vọt lên mức 127,1 điểm, chạm mức cao nhất trong 10 năm và cao hơn đến 40% so với năm 2020.
Theo Nikkei, việc các nhà sản xuất thực phẩm tăng giá sản phẩm đang đè nặng lên người tiêu dùng, tăng lực cản trở cho sự phục hồi kinh tế hậu đại dịch ở một số quốc gia. Tuy nhiên, một số nhà xuất khẩu nông sản và nông dân lại được hưởng lợi từ điều kiện thị trường này.
*** 2.000 người Ấn Độ bị lừa tiêm vaccine ngừa COVID-19 giả
(CAND) Cảnh sát Ấn Độ hôm 25/6 cho biết khoảng 2.000 người đã bị lừa tiêm vaccine COVID-19 giả ở Mumbai, trong đó có hàng trăm người khuyết tật.
Cảnh sát Mumbai cho biết có khoảng 2.000 người tưởng rằng họ đã được tiêm vaccine, nhưng thực chất họ đã bị lừa bằng một loại thuốc khác.
10 người đã bị bắt sau vụ việc, trong đó có hai bác sĩ tại một bệnh viện tư nhân ở thành phố Mumbai, đại diện cảnh sát thành phố cho biết trong cuộc họp báo ngày 25/6.
Tỷ lệ tiêm chủng tại Ấn Độ đã tăng mạnh trong tuần này sau khi chính phủ nước này thực hiện đợt tiêm phòng miễn phí. (Ảnh: ITN)
Trong khi đó, cảnh sát thành phố Kolkata cho hay đã bắt giữ một người đàn ông đóng giả là công chức có bằng thạc sĩ về di truyền học, người được cho là đã điều hành 8 cơ sở tiêm vaccine COVID-19 giả. Tổng cộng có gần 500 người có thể đã bị lừa tiêm vaccine giả trên khắp thành phố, trong đó có 250 người khuyết tật và chuyển giới.
Atin Ghosh, quan chức thành phố Kolkata, nói rằng các lọ thuốc bị thu giữ được dán đè nhãn Covishield, thương hiệu vaccine COVID-19 tại Ấn Độ do hãng AstraZeneca phát triển.
“Nhiều người thấy nhãn Covishield được dán đè trên một nhãn dán khác là Amikacin Sulphate 500 mg, một loại kháng sinh được sử dụng để điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu, xương, não, phổi và máu do vi khuẩn”, Ghosh cho biết.
Vụ lừa đảo trên được đưa ra ánh sáng sau khi nữ diễn viên kiêm chính trị gia Mimi Chakraborty, người đã tới một trong các cơ sở trên để tiêm vaccine nhằm nâng cao nhận thức của dân chúng, cảm thấy nghi ngờ và sau đó đã báo cảnh sát.
Cảnh sát đã thu giữ thẻ căn cước giả của nghi phạm, một của quan chức cơ quan thông tin truyền thông và một của ủy viên thành phố. Xe của nghi phạm dán nhãn của chính quyền thành phố Kolkata.
*** “Sóng gió” phủ bóng triển vọng hồi sinh đàm phán hạt nhân Mỹ – Triều?
Mới đây, Bộ Ngoại giao CHDCND Triều Tiên (Triều Tiên) đã từ chối đề nghị của Mỹ về nối lại đàm phán phi hạt nhân hoá trên Bán đảo Triều Tiên, khiến kỳ vọng về “một bán đảo hoà bình đúng nghĩa” trở nên rất mong manh.
Phát hiện 600 ngôi mộ bí ẩn tại nơi từng là trường học ở Canada
Hàng trăm ngôi mộ bí ẩn đã được phát hiện trong khuôn viên của nơi từng là một trường học ở Saskatchewan, Canada.
Nga công bố video bắn cảnh báo tàu Anh
Lực lượng biên phòng Nga cảnh báo nhiều lần, sau đó khai hoả loạt đạn về phía khu trục Anh HMS Defender, theo hình ảnh một đoạn video do Nga công bố.
Cháy lớn tại một trường võ thuật, ít nhất 18 người thiệt mạng
Ít nhất 18 người thiệt mạng và 16 người khác bị thương trong vụ hoả hoạn nghiêm trọng tại một trường võ thuật ở tỉnh Hà Nam, miền Trung Trung Quốc sáng hôm nay (25/6).
Tháp 12 tầng ở Miami sập, hàng trăm người vẫn đang mất tích
Một tòa nhà chung cư bên bờ biển tại Miami, Florida, Mỹ đã bị sập ngày 24/6 khiến nhiều người khác mắc kẹt trong đống đổ nát, hàng chục người sống sót được cứu ra ngoài trong khi các đội cứu hộ tìm kiếm trong tuyệt vọng.
Nga dọa ném bom tàu phương Tây sau vụ va chạm ở Biển Đen
Nga hối thúc phương Tây không hành động khiêu khích như vụ việc xảy ra với tàu chiến Anh trên Biển Đen, đồng thời cảnh báo có thể thả bom trúng tàu chiến phương Tây nếu xâm phạm nghiêm trọng vùng biển Nga.
Lo ngại biến chủng Delta, Israel áp dụng thêm các biện pháp phòng dịch
Chính phủ Israel đã lệnh cho các quan chức y tế áp dụng thêm các biện pháp cách ly bất kỳ ai có tiền sử dịch tễ liên quan tới biến chủng Delta, ngay cả khi họ đã được tiêm phòng trước đó hoặc đã khỏi bệnh và có lượng kháng thể nhất định.
Ngoại trưởng Triều Tiên dập tắt hi vọng của Mỹ chỉ với một câu nói
Ngoại trưởng Triều Tiên Ri Son-gwon ngày 24/6 gọi việc liên lạc với phía Mỹ là “tốn thời gian”, trong một động thái được cho là “dội gáo nước lạnh” vào nỗ lực hàn gắn đối thoại mà Mỹ và Hàn Quốc đã kêu gọi thời gian qua.
Cựu Tổng thống Philippines qua đời
Cựu Tổng thống Philippines Benigno Aquino III, người đã đặt nền móng cho một thời kỳ thịnh vượng lâu dài của Philippines, đã qua đời vào rạng sáng 24/6, Reuters đưa tin.
Nga đặt lịch khai hỏa siêu tên lửa hạt nhân Sarmat
Quân đội Nga lên kế hoạch phóng thử nghiệm tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) mới nhất Sarmat vào quý 3/2021 và dự kiến đưa trung đoàn Sarmat đầu tiên vào trực chiến trong năm sau.
Mỹ, Israel đàm phán thiết lập “vùng cấm bay” đối phó với Iran
Mỹ và Israel đã tiến hành các cuộc đàm phán về các nỗ lực chung chống lại máy bay không người lái (UAV) của Iran vì nghi ngờ rằng Tehran đang trang bị vũ khí cho lực lượng dân quân Shia trong khu vực.
Thách thức của vinh quang
Vẫn sẽ là “cứng chọi cứng”. Thậm chí, tổng thống vừa đắc cử của Iran – ông Ebrahim Raisi sẽ còn quyết liệt gấp bội người tiền nhiệm Hassan Rouhani, trong mối quan hệ với nước Mỹ nói riêng và các cường quốc phương Tây nói chung. Không chỉ bởi ông là một đại biểu của phe cứng rắn trên chính trường Tehran, mà nguyên nhân còn là vì thực ra, ông gần như không thể mạo hiểm tỏ ra mềm mỏng.
Doanh nhân người Mỹ nổi tiếng tự tử trước khi bị dẫn độ vì trốn thuế
Doanh nhân công nghệ người Mỹ gốc Anh, John McAfee, đã chết ngày 23/6 do tự sát trong nhà tù ở Barcelona, Tây Ban Nha, sau khi tòa án cấp cao nước này cho phép dẫn độ ông về Mỹ vì tội trốn thuế.
Mỹ thận trọng đối phó với Trung Quốc?
Trong lá thư đăng tải hôm 22/6 (giờ địa phương), Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ Thôi Thiên Khải đánh giá quan hệ Mỹ-Trung đang đứng trước ngã rẽ quan trọng: đối thoại hoặc đối đầu.
Tàu chiến Nga khai hỏa cảnh cáo tàu khu trục Anh trên Biển Đen
Bộ Quốc phòng Nga khẳng định việc nổ súng của tàu chiến Hải quân Nga là nhằm cảnh cáo một tàu khu trục của Anh vi phạm đường biên giới trên biển ở Biển Đen.
Belarus chỉ trích phương Tây “tuyên chiến kinh tế”
Bộ Ngoại giao Belarus ngày 23/6 tuyên bố sẽ đáp trả tương thích các lệnh trừng phạt mới của phương Tây nhằm vào nước này, bởi Minsk coi đó là lời “tuyên chiến về kinh tế”, ảnh hưởng tới lợi ích của người dân.
TQ-TT