VINAROYAL GROUP

Tư vấn thiết kế - Đầu tư và kinh doanh bất động sản
Dây truyền tuyển - luyện xỉ Titan
Dự án khu liên doanh kinh tế biển Đông - Nam; Mỹ Thủy Seaport trong tương lai
Trang chủ Tin quốc tế

Tin vắn quốc tế ngày 3/5/2021.

     46 người Trung Quốc nhập cảnh trái phép, thuê chung cư cao cấp tại Hà Nội; Tài phiệt Ấn Độ kêu gọi hy sinh kinh tế, cứu sống người dân giữa Covid-19; Mỹ hoàn thành tiêm chủng hơn 100 triệu người; Ca tử vong do Covid-19 Thái Lan cao chưa từng thấy; Không chỉ Ấn Độ, thế giới đau đầu vật lộn với Covid-19…là những tin chính được cập nhật.
46 người Trung Quốc nhập cảnh trái phép, thuê chung cư cao cấp tại Hà Nội
46 người Trung Quốc nhập cảnh trái phép, thuê chung cư cao cấp tại Hà Nội - 1    Bên trong một căn phòng nơi nhóm người nước ngoài nhập cảnh trái phép ở và sinh hoạt (Ảnh: ANTĐ).
(DTO) Cơ quan chức năng vừa bắt quả tang 46 người Trung Quốc nhập cảnh trái phép, thuê phòng ở chung cư cao cấp Florence (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội).
Trao đổi với PV Dân trí sáng 3/5, một lãnh đạo Công an quận Nam Từ Liêm xác nhận thông tin nêu trên và cho biết, đơn vị đang phối hợp với lực lượng liên quan điều tra nhóm người Trung Quốc đã nhập cảnh trái phép tại địa bàn.
Trước đó, chiều 2/5, cơ quan chức năng đã bắt quả tang 46 người Trung Quốc thuê 9 phòng tại chung cư cao cấp Florence, địa chỉ 28 Trần Hữu Dực, thuộc phường Cầu Diễn (quận Nam Từ Liêm).
Đáng chú ý, nhóm người này được xác định đã nhập cảnh trái phép vào Việt Nam. Ngay sau đó, lực lượng y tế đã có mặt thực hiện các thủ tục phòng chống dịch Covid-19 theo quy định.
“Về thời gian và thông tin cụ thể liên quan đến hành vi nhập cảnh trái phép của nhóm người này đang được đơn vị tiếp tục điều tra, làm rõ” – vị lãnh đạo cho hay.
Tài phiệt Ấn Độ kêu gọi hy sinh kinh tế, cứu sống người dân giữa Covid-19
(DTO) Người đứng đầu Liên đoàn Công nghiệp Ấn Độ kêu gọi thực hiện “các bước đi quốc gia mạnh mẽ nhất”, giảm các hoạt động kinh tế để ngăn chặn làn sóng Covid-19 mới.
Ấn Độ tiếp tục trải qua những ngày đen tối nhất trong đại dịch Covid-19. Theo số liệu của Bộ Y tế Ấn Độ, trong ngày 2/5, nước này ghi nhận hơn 392.000 ca mắc mới, nâng tổng số người mắc Covid-19 tại đây lên xấp xỉ 19,6 triệu ca. Trong ngày hôm qua, Ấn Độ cũng ghi nhận gần 3.700 ca tử vong vì Covid-19.
Các bệnh viện khắp Ấn Độ hầu hết đã rơi vào tình trạng quá tải, nguồn cung ôxy. Các nhà hỏa táng dù hoạt động hết công suất cũng không đáp ứng được nhu cầu hỏa thiêu bệnh nhân tử vong do Covid-19.
Trong bối cảnh đó, tỷ phú Uday Kotak, Giám đốc điều hành ngân hàng Kotak Mahindra và là Chủ tịch Liên đoàn Công nghiệp Ấn Độ (CII), kêu gọi thực hiện “các bước đi quốc gia mạnh mẽ nhất nhằm cắt đứt chuỗi lây nhiễm”.
“Trong giai đoạn quan trọng này khi số người chết không ngừng tăng lên, CII hối thúc các bước đi quốc gia mạnh mẽ nhất bao gồm việc cắt giảm các hoạt động kinh tế để giảm nguy cơ lây lan”, ông Kotak nói.
Tỷ phú này cho rằng, làn sóng Covid-19 thứ hai khiến Ấn Độ thiếu hụt nghiêm trọng nhân viên y tế và sắp tới hệ thống y tế của Ấn Độ khó ứng phó được tình trạng số ca mắc Covid-19 tăng nhanh.
Báo Indian Express hôm qua cho hay, ban chỉ đạo ứng phó Covid-119 của Ấn Độ đã khuyến nghị chính phủ áp đặt lệnh phong tỏa toàn quốc lần thứ hai. Chuyên gia dịch tễ hàng đầu Mỹ Anthony Fauci cũng khuyến cáo, Ấn Độ cần lập tức phong tỏa toàn quốc trong vài tuần để chặn làn sóng Covid-19 thứ hai.
Mỹ hoàn thành tiêm chủng hơn 100 triệu người
Giới chức y tế Mỹ đã phân phối gần 313 triệu mũi vaccine Covid-19, trong đó gần 105 triệu dân đã được tiêm xong hai mũi.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) ngày 2/5 thông báo nước này đã phân phối 312.509.575 mũi vaccine Covid-19 và tiêm tổng cộng 245.591.469 mũi cho người dân.
Trong số này, hơn 147 triệu người được tiêm ít nhất một mũi theo liệu trình hai mũi tiêm, gần 104,8 triệu người đã hoàn tất tiêm chủng Covid-19. Số người hoàn thành tiêm chủng của Mỹ hiện chiếm khoảng 31,5% dân số nước này.
Các loại vaccine Covid-19 được CDC thống kê gồm sản phẩm của Moderna và Pfizer Inc/BioNTech với liệu trình hai mũi, cùng vaccine một mũi của Johnson&Johnson.
Bác sĩ mặc áo siêu nhân tiêm vaccine cho cụ ông 101 tuổi ở Collegeville thuộc bang Pennsylvania, Mỹ, ngày 30/4. Ảnh: Reuters.
Bác sĩ mặc áo choàng siêu nhân tiêm vaccine cho cụ ông 101 tuổi ở Collegeville thuộc bang Pennsylvania, Mỹ, ngày 30/4. Ảnh: Reuters.
Mỹ đang là vùng dịch lớn nhất thế giới với hơn 33 triệu ca nhiễm và hơn 591.000 người tử vong. Nỗ lực tiêm vaccine đưa Mỹ từ một nước bị chỉ trích là phản ứng tồi tệ trước đại dịch thành quốc gia dẫn đầu toàn cầu về tiêm chủng.
Ca tử vong do Covid-19 Thái Lan cao chưa từng thấy
Thái Lan hôm 3/5 thông báo ghi nhận 31 người tử vong do nCoV, mức cao kỷ lục từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát tại nước này.
Bộ Y tế Thái Lan thông báo đã ghi nhận 2.041 ca nhiễm mới và 31 ca tử vong do nCoV trong 24 giờ qua. Đây là ngày thứ ba liên tiếp Thái Lan tăng số người chết vì Covid-19 cao kỷ lục, nâng số ca tử vong toàn quốc lên 276 trong tổng số 71.025 người nhiễm.
Đây là làn sóng Covid-19 thứ ba ở Thái Lan, trong đó biến chủng B.1.1.7 với khả năng lây nhiễm cao từ Anh chiếm chủ đạo. Đợt bùng phát này chiếm tới hơn một nửa số ca nhiễm và tử vong ở Thái Lan từ khi bùng phát dịch.
Thái Lan đã tiêm vaccine Covid-19 cho gần 1,5 triệu người, phần lớn là nhân viên y tế và người thuộc diện rủi ro cao. Ngoài vaccine Sinovac do Trung Quốc cung cấp, Thái Lan còn sử dụng vaccine Covid-19 của AstraZeneca.
Trước làn sóng Covid-19 lần ba, chính phủ Thái Lan đặt mục tiêu hoàn thành tiêm chủng vaccine cho khoảng 70% dân số vào cuối năm nay, song quá trình triển khai được cho là chậm hơn một số nước láng giềng.
Chương trình chủng ngừa toàn quốc dự kiến khởi động vào tháng 6, sử dụng vaccine AstraZeneca được sản xuất tại Thái Lan. Giới chức đã mở hệ thống đăng ký tiêm vaccine vào cuối tuần này, trong đó ưu tiên những người trên 60 tuổi hoặc có bệnh lý nền.
*** Không chỉ Ấn Độ, thế giới đau đầu vật lộn với Covid-19
(DTO) Số ca mắc Covid-19 toàn cầu liên tục tăng báo động những ngày gần đây. Đến nay, thế giới ghi nhận hơn 153 triệu ca mắc Covid-19, trong đó hơn 3,2 triệu người đã tử vong. Ấn Độ không phải là “điểm nóng” duy nhất.
Theo số liệu của World Ometer, trong vòng 24 giờ qua, Ấn Độ ghi nhận thêm hơn 370.000 ca mắc Covid-19 sau khi lập kỷ lục thế giới với hơn 400.000 ca mới/ngày. Cũng trong vòng 24 giờ qua, Ấn Độ có thêm hơn 3.400 người tử vong vì đại dịch. Tính đến sáng nay 3/5, Ấn Độ ghi nhận tổng cộng gần 20 triệu ca mắc Covid-19, trong đó gần 219.000 người đã tử vong. Chuyên gia dịch tễ hàng đầu của Mỹ Antony Fauci cho rằng, để ngăn đà lây lan Covid-19 hiện nay, Ấn Độ cần phong tỏa toàn quốc trong vài tuần.
Ấn Độ hiện không phải “điểm nóng” duy nhất trong đợt bùng phát mới của Covid-19. Thổ Nhĩ Kỳ hôm 29/4 lần đầu tiên phải ban bố lệnh phong tỏa toàn quốc do số ca mắc Covid-19 tăng mạnh nhất châu Âu.
Iran cũng ghi nhận số ca tử vong vì Covid-19 trong ngày tăng mạnh buộc nhiều thành phố phải phong tỏa một phần để ngăn virus lây lan. Tổng thống Iran Hassan Rouhani nói rằng, nước này đang đối mặt với làn sóng lây nhiễm Covid-19 thứ tư.
Toàn cảnh đại dịch Covid-19 ở Nam Mỹ cũng vô cùng ảm đạm. Brazil, tâm dịch lớn thứ ba thế giới, đến nay đã ghi nhận hơn 14,5 triệu ca mắc, trong đó gần 400.000 người đã tử vong. Brazil tiếp tục ghi nhận tỷ lệ tử vong do Covid-19 hàng ngày cao nhất thế giới.
Tại châu Á, Campuchia ngày 2/5 ghi nhận 730 ca mắc mới và 6 ca tử vong, nâng tổng số người mắc Covid-19 và tử vong lên lần lượt 14.520 ca và 103 ca. Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Campuchia đã khuyến cáo người dân ở trong nhà, thực hiện giãn cách xã hội để ngăn dịch lan rộng, đặc biệt ở thủ đô Phnom Penh.
Hôm 1/5, Sri Lanka cũng ghi nhận số ca mắc Covid-19 mới cao kỷ lục ngày thứ 5 liên tiếp. “Chúng ta có thể sớm đối mặt một cuộc khủng hoảng như Ấn Độ nếu không sớm ngăn chặn đà lây lan của Covid-19”, chuyên gia dịch tễ hàng đầu của Sri Lanka Sudath Samaraweera cảnh báo.
Tại Nepal, giới chức nước này cảnh báo, tốc độ bùng phát Covid-19 hiện tại đang mạnh hơn khả năng chống đỡ của hệ thống y tế vốn quá tải. Trong tuần qua, Nepal ghi nhận ngày có số ca Covid-19 nhiều nhất kể từ tháng 10 năm ngoái.
Malaysia hôm qua ghi nhận ca đầu tiên nhiễm biến chủng B1617 – một biến chủng của SARS-CoV-2 được cho là dễ lây lan hơn các chủng cũ và đang lan rộng ở Ấn Độ.
Mặc dù Nhật Bản đã ban bố tình trạng khẩn cấp lần ba vì Covid-19, song giới chuyên gia y tế nước này tỏ ra hoài nghi về hiệu quả kiểm soát đợt bùng phát dịch mới tại đây. Điều này là bởi việc đóng cửa các cơ sở kinh doanh còn hạn chế, nhiều người còn thờ ơ với các khuyến cáo phòng dịch.
Số ca mắc Covid-19 mới ở Hàn Quốc tăng hơn 600 ca ngày thứ 4 liên tiếp, trong đó chủ yếu ở khu vực đô thị Seoul. Tình trạng này buộc giới chức địa phương phải gia hạn các quy định giãn cách xã hội thêm 3 tuần đến 23/5. Tuy vậy, giới chức Hàn Quốc lo ngại số ca mắc mới tiếp tục tăng do đây là thời điểm của các dịp lễ lớn ở nước này.
Trong khi một số nước phương Tây rục rịch trở lại cuộc sống bình thường trong những tuần tới, thế giới vẫn chật vật đối phó đại dịch. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuần trước cho biết, số ca mắc Covid-19 toàn cầu tăng tuần thứ 9 liên tiếp và số ca tử vong cũng tăng tuần thứ 6 liên tiếp.
“Số ca mắc Covid-19 toàn cầu tuần trước ngang ngửa với số ca của 5 tháng đầu tiên bùng phát dịch”, Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết.
*** Thế giới giữa khủng hoảng Covid-19, một loạt nước thành điểm nóng
Cách đây 12 tháng, khi Covid-19 mới bùng phát, Giám đốc WHO đã nhấn mạnh, cách tiếp cận toàn cầu là con đường duy nhất thoát khỏi cuộc khủng hoảng.
“Con đường phía trước là đoàn kết: đoàn kết ở cấp độ quốc gia, và đoàn kết ở cấp độ toàn cầu”, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus nói tại cuộc họp báo tháng 4/2020.
Một năm trôi qua nhanh chóng và những cảnh tượng khủng khiếp ở Ấn Độ, nơi các bệnh viện quá tải bệnh nhân Covid-19 và hàng nghìn người chờ chết vì thiếu oxy cho thấy những cảnh báo như trên không hề được coi trọng.
Ấn Độ không phải là điểm nóng Covid-19 duy nhất trên thế giới. Thổ Nhĩ Kỳ đã bước vào đợt phong tỏa toàn quốc lần đầu tiên hôm thứ Năm tuần trước (29/4), một bước đi không mong muốn vì tỷ lệ lây nhiễm ở mức cao nhất châu Âu.
Từ đầu tuần trước, Iran ghi nhận số ca tử vong hàng ngày chưa từng có, với nhiều thị trấn và thành phố buộc phải phong tỏa một phần để ngăn virus lây lan. Tổng thống Hassan Rouhani tuyên bố nước Cộng hòa Hồi giáo đang hứng chịu làm sóng dịch thứ 4.
Bức tranh trên toàn Nam Mỹ cũng rất ảm đạm. Theo số liệu của Đại học Johns Hopkins, Brazil tiếp tục có tỷ lệ tử vong vì Covid-19 cao nhất thế giới tính theo dân số. Đến nay, nước này có hơn 14,5 triệu ca nhiễm và gần 400.000 ca tử vong.
Một số quốc gia đã phải lên tiếng xin trợ giúp. Những ngày gần đây, một loạt nước đã gửi máy tạo oxy, máy thở cùng nhiều loại vật tư y tế khác đến Ấn Độ. Tuy nhiên, một phản ứng toàn cầu được phối hợp như kêu gọi của Tổng giám đốc WHO cách đây một năm – được lặp lại nhiều lần bởi chính WHO và nhiều tổ chức y tế toàn cầu vẫn chưa đạt được.
Trong khi một số nước phương Tây đang hướng tới cuộc sống bình thường trong những tuần tới, bức tranh Covid-19 toàn cầu vẫn rất thê thảm. WHO thông báo số ca nhiễm trên thế giới đã tăng tuần thứ 9 liên tiếp, và số ca tử vong tăng tuần thứ 6 liên tiếp.
“Nói cụ thể, số ca nhiễm trên toàn cầu tuần trước gần bằng số ca nhiễm 5 tháng đầu tiên của đại dịch cộng lại”, ông Tedros nói.
Mất cân bằng phân phối vắc-xin
COVAX – sáng kiến chia sẻ vắc-xin toàn cầu cung cấp các liều miễn phí hoặc giảm giá cho những nước có thu nhập thấp – vẫn là cơ hội tốt nhất để hầu hết mọi người được tiêm ngừa Covid-19, từ đó có thể giúp kiểm soát đại dịch. Tuy nhiên, COVAX phụ thuộc rất nhiều vào năng lực của Ấn Độ, thông qua Viện Huyết thanh Ấn Độ (SII) – nơi sản xuất vắc-xin AstraZeneca vốn là nền tảng của sáng kiến này.
Ấn Độ đã hứa cung cấp 200 triệu liều trong khuôn khổ COVAX, với các lựa chọn lên đến hơn 900 triệu liều nữa, sẽ được phân phối cho 92 quốc gia có thu nhập thấp và trung bình. Thế nhưng, tình hình xấu đi nhanh chóng ở chính quốc gia tỷ dân này đã khiến New Delhi chuyển trọng tâm từ COVAX sang ưu tiên cho người dân trong nước.
Trong khi đó, các nước phương Tây bị chỉ trích vì tích trữ vắc-xin. Một số nước, trong đó có Mỹ, Canada và Anh, đã đặt hàng vắc-xin nhiều hơn mức cần đến.
Bộ trưởng Y tế Anh Matt Hancock, hôm 28/4, nói rằng nước ông – đang tiêm cho những người khỏe mạnh ở độ tuổi 40, đã cung cấp ít nhất một liều cho những công dân lớn tuổi và dễ bị tổn thương – hiện nay không dư vắc-xin để gửi cho Ấn Độ. London cho biết sẽ chia sẽ vắc-xin thừa ở giai đoạn sau.
Tại Mỹ, dữ liệu được Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) công bố ngày 30/4 cho thấy mọi công dân từ 16 tuổi trở lên đều đủ điều kiện tiêm vắc-xin và 30% dân số được tiêm chủng đầy đủ. Trước đó, Nhà Trắng thông báo sẽ tài trợ cho Ấn Độ 60 triệu liều AstraZeneca trong những tháng tới sau khi tiến hành đánh giá an toàn.
Trong khi đó, ở Israel, hơn một nửa tổng dân số đã nhận được ít nhất một liều vắc-xin ngừa Covid-19 và nước này đang nới lỏng các hạn chế.
Tính đến đầu tháng 4, chỉ 0,2% trong số hơn 700 triệu liều vắc-xin được tiêm trên toàn cầu tập trung ở các nước thu nhập thấp, trong khi các quốc gia có thu nhập cao và trên trung bình chiếm hơn 87% số liều, theo ông Tedros.
Ở các nước thu nhập thấp, cứ 500 người thì chỉ có 1 người đã được tiêm ngừa Covid-19, trong khi ở các nước thu nhập cao, tỷ lệ được tiêm là 1/4. Tổng giám đốc WHO miêu tả sự tương phản này là “mất cân bằng gây sốc”.
“Giải pháp toàn cầu thực sự duy nhất’
Là một sáng kiến được dẫn đầu bởi WHO, Liên minh Vắc-xin – được gọi là Gavi – và Liên minh Đổi mới chuẩn bị sẵn sàng cho dịch bệnh, COVAX được xác định là “giải pháp toàn cầu thực sự duy nhất” cho đại dịch, bằng cách đảm bảo khả năng tiếp cận công bằng trên toàn cầu với các loại vắc-xin ngừa Covid-19.
Mục tiêu ban đầu là có 2 tỷ liều vắc-xin vào cuối năm 2021, đủ bảo vệ cho những người dễ bị tổn thương và các nhân viên y tế tuyến đầu ở những nước thành viên.
Tuy nhiên, do các nước giàu tích trữ vắc-xin và các nguồn cung bị gián đoạn, COVAX đã phải vật lộn để theo kịp tiến độ phân phối.
Lô vắc-xin ngừa Covid-19 đầu tiên được COVAX giao là cho Ghana ngày 24/2. Đến nay, sáng kiến này mới chỉ vận chuyện 49,5 triệu liều tới 121 quốc gia – quá ít so với kế hoạch ban đầu là phân phối 100 triệu liều vào cuối tháng 3.
Thực tế này bộc lộ những trở ngại đối với một phản ứng toàn cầu có phối hợp, vì các nước riêng rẽ đều ưu tiên lợi ích của mình, theo CNN.

Tổng hợp-TT