VINAROYAL GROUP

Tư vấn thiết kế - Đầu tư và kinh doanh bất động sản
Dây truyền tuyển - luyện xỉ Titan
Dự án khu liên doanh kinh tế biển Đông - Nam; Mỹ Thủy Seaport trong tương lai
Trang chủ Tin quốc tế

Tin vắn quốc tế ngày 3/9/2020.

Bầu cử Tổng thống sẽ đốt cháy giai đoạn của vaccine Covid-19 tại Mỹ?; Đô đốc Mỹ gọi Trung Quốc là “mối đe dọa chiến lược”; Trung Quốc tính tham gia sáng kiến vắc xin của WHO sau khi Mỹ từ chối; Máy đo nồng độ oxy trong máu giúp ngăn dịch Covid-19; Thế giới vượt mốc 26 triệu ca nhiễm COVID-19…là những tin chính được cập nhật.
Bầu cử Tổng thống sẽ đốt cháy giai đoạn của vaccine Covid-19 tại Mỹ?
bau cu tong thong se dot chay giai doan cua vaccine covid-19 tai my? hinh 1    Ảnh minh họa: Iran Press.
VOV.VN – Thời điểm phân phối vaccine có tầm quan trọng và mang ý nghĩa chính trị khi Tổng thống Mỹ Trump sẽ tái tranh cử vào tháng 11 tới.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) vừa yêu cầu các quan chức y tế công cộng tiểu bang chuẩn bị phân phối một loại vaccine Covid-19 cho các nhóm nguy cơ cao vào cuối tháng 10 hoặc đầu tháng 11/2020.
Theo hãng tin Reuters, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ đã cung cấp cho các bang những kế hoạch cụ thể để phân phối vaccine Covid-19, bao gồm việc cung cấp số lượng vaccine cho các nhóm đối tượng hạn chế, bao gồm: các y bác sĩ, các nhân viên y tế chăm sóc sức khỏe và lực lượng an ninh… vào cuối tháng 10 hoặc đầu tháng 11.
Tờ New York Times tiết lộ thêm, một hoặc hai loại vaccine Covid -19 có sẵn với liều lượng hạn chế sẽ được phân phối và hiện Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ đã liên hệ với các quan chức ở tất cả 50 bang và 5 thành phố lớn.
Thông tin về việc phân phối vaccine Covid-19 tại Mỹ được đưa ra sau vài ngày khi người đứng đầu Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA), ông Stephen Hahn tuyên bố rằng, cơ quan này chuẩn bị cấp phép cho một loại vaccine phòng dịch Covid-19 trước khi các thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 hoàn tất, miễn là các quan chức Mỹ đánh giá rằng lợi ích của vaccine đó vượt trội hơn rủi ro.
Giới chuyên gia y tế lo ngại, mốc thời gian mà Mỹ được đưa ra có thể xuất phát từ những tính toán chính trị trước cuộc bầu cử Tổng thống vào ngày 3/11 tới hơn là khoa học. Họ gọi đây là “Bất ngờ tháng 10” được tạo ra một cách cố tình hoặc có chủ ý, nhằm ảnh hưởng tâm lý cử tri.
Trong khi, Cố vấn cho Tổng thống Mỹ trong đại dịch Covid-19, chuyên gia y tế hàng đầu của Mỹ là bác sĩ Anthony Fauci đã cảnh báo nước này không nên vội vàng duyệt nhanh một vaccine Covid-19 trước khi nó được chứng tỏ là an toàn và hiệu quả.
Đô đốc Mỹ gọi Trung Quốc là “mối đe dọa chiến lược”
Dân trí Chỉ huy Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương Mỹ cáo buộc Trung Quốc tìm cách làm suy yếu trật tự quốc tế và coi Bắc Kinh là “mối đe dọa chiến lược”.
“Một Trung Quốc ngày càng cứng rắn đang tìm cách làm thay đổi thế giới theo hướng sức mạnh quốc gia của Trung Quốc quan trọng hơn luật pháp quốc tế. Trung Quốc tìm cách cưỡng ép, mua chuộc và thách thức trật tự quốc tế dựa trên luật lệ”, Đô đốc Philip Davidson, chỉ huy Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Mỹ phát biểu tại lễ kỷ niệm 75 năm kết thúc Chiến tranh Thế giới thứ 2 ở Hawaii hôm 2/9.
“Hôm nay, khi chúng ta giải quyết mối đe dọa chiến lược của Trung Quốc cũng như các thách thức an ninh khác ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, ký ức về thế hệ tuyệt vời nhất của chúng ta vẫn còn”, ông Davidson nói thêm.
Trung Quốc tính tham gia sáng kiến vắc xin của WHO sau khi Mỹ từ chối
Dân trí Trung Quốc dường như có ý định tham gia chương trình vắc xin toàn cầu do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) dẫn đầu sau khi Mỹ tuyên bố không muốn gia nhập.
“Mục tiêu của Trung Quốc hoàn toàn nhất quán với mục tiêu của Covax”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói tại cuộc họp báo ở Bắc Kinh hôm 2/9.
Tuyên bố trên được đưa ra sau khi Mỹ tuyên bố đứng ngoài nỗ lực quốc tế của hơn 170 quốc gia tham gia Sáng kiến Covax do WHO đứng đầu nhằm nghiên cứu, phát triển và phân phối vắc xin ngừa Covid-19 hiệu quả trên toàn cầu.
Bà Hoa Xuân Oánh cho biết Trung Quốc đang trong quá trình tham vấn chặt chẽ, bao gồm cuộc họp trực tuyến hôm 1/9 với các đơn vị đứng sau sáng kiến Covax gồm Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Liên minh Sẵn sàng Đối phó Đại dịch (Cepi) và Tổ chức Tiếp cận Vắc xin Toàn cầu (Gavi).
Tại cuộc điện đàm, các bên đã trao đổi về những vấn đề liên quan, cam kết sẽ hợp tác thúc đẩy nghiên cứu, phát triển, sản xuất và phân phối vắc xin Covid-19.
Hồi tháng 5, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cam kết vắc xin Covid-19 do Bắc Kinh phát triển sẽ được chia sẻ với toàn thế giới. Tại một cuộc họp hồi tháng trước, một người phát ngôn khác của Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói rằng Bắc Kinh đang “nghiên cứu” việc tham gia Covax.
Trong tuyên bố hôm 1/9, người phát ngôn Nhà Trắng Judd Deere cho biết Mỹ sẽ tiếp tục phối hợp với các đối tác quốc tế để đảm bảo đẩy lùi được đại dịch Covid-19, nhưng Washington sẽ “không bị ràng buộc bởi các tổ chức đa phương bị WHO và Trung Quốc chi phối”.
Máy đo nồng độ oxy trong máu giúp ngăn dịch Covid-19
SGGP Máy đo nồng độ oxy trong máu có giá 1.000 rupee (13,69 USD) đã trở thành “trợ thủ đắc lực” trong công cuộc ngăn chặn dịch Covid-19 tại thủ đô New Delhi (Ấn Độ).
Theo chị Kamal Kumari, một nhân viên y tế tại New Delhi, nếu không có thiết bị này bệnh viện sẽ không nắm được nồng độ oxy trong máu bệnh nhân. Cứ 2 lần/ngày, chị Kamal lại nhận được một loạt tin nhắn WhatsApp từ các bệnh nhân Covid-19. Nội dung trong tin nhắn là chỉ số nồng độ oxy mà máy đo được hoặc là ảnh chụp màn hình thiết bị. Chị Kamal ghi từng con số vào sổ theo dõi, đảm bảo chỉ số mà các bệnh nhân đo được đều trên 95%.
Tính đến thời điểm hiện tại, chính quyền New Delhi đã phát miễn phí máy đo nồng độ oxy cho trên 32.000 người nhằm giúp những bệnh nhân Covid-19 không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ tự cách ly ở nhà mà không cần phải nhập viện, tránh tình trạng quá tải dẫn đến lây nhiễm chéo.
Trước đó, do tỷ lệ các ca mắc Covid-19 tăng cao liên tục nên thủ đô Ấn Độ luôn trong tình trạng thiếu giường bệnh. Các y bác sĩ rất lo lắng về tình hình của các bệnh nhân có thể đột ngột chuyển hướng xấu. Biện pháp đo nồng độ oxy trong máu có thể giúp theo dõi sức khỏe bệnh nhân từ xa và kịp thời chuyển tới bệnh viện khi triệu chứng bệnh chuyển nặng.
Tại Ấn Độ, nhiều địa phương khác cũng đã đi theo mô hình của New Delhi. Từ cuối tháng 7, bang Assam đã cung cấp gần 4.000 máy đo oxy cho bệnh nhân cách ly tại nhà. Một số thành phố khác trên thế giới cũng đã triển khai thiết bị trên. Từ tháng 5, Singapore đã phân phát hàng ngàn máy đo oxy cho những công nhân nhập cư cách ly trong các ký túc xá.
*** Thế giới vượt mốc 26 triệu ca nhiễm COVID-19
(ĐCSVN) – Theo trang thống kê trực tuyến worldometers.info, tính đến sáng ngày 03/9 (giờ Việt Nam), thế giới ghi nhận có tổng cộng 26.149.901 ca nhiễm dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp (COVID-19), trong đó 866.018 ca tử vong và 18.412.413 ca phục hồi. Đại dịch COVID-19 đã lan sang 215 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Ngày 02/9, Indonesia ghi nhận một trong những ngày có nhiều người thiệt mạng vì virus SARS-CoV-2 nhất kể từ đầu dịch tới nay.
Trong 24 giờ qua, thế giới có thêm 244.961 ca mắc mới và 5.320 ca tử vong vì đại dịch. Mỹ tiếp tục là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch bệnh trên toàn thế giới. Tính đến nay, nước này ghi nhận có 6.294.114 ca nhiễm COVID-19, trong đó 189.864 ca tử vong vì dịch bệnh. Ngày 02/9, giới chức Mỹ ghi nhận có thêm 36.543 ca mắc mới và 966 ca tử vong vì dịch bệnh. Giám đốc Trung tâm Ngăn chặn và Kiểm soát Dịch bệnh Mỹ (CDC) Robert Redfield cho biết, hiện ông đang trong “cuộc chiến thực sự” chống lại đại dịch COVID-19.
Tại châu Âu, số người nhiễm COVID-19 hiện tại là 3.645.923 người, với 208.565 ca tử vong. Trong 24 giờ qua, châu lục này ghi nhận đã có thêm 34.608 ca nhiễm mới và 391 ca tử vong vì COVID-19. Nga là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất khu vực. Quốc gia này ghi nhận đã có 1.005.000 ca mắc COVID-19 và 17.414 ca tử vong vì dịch bệnh. Giới chức Nga thông báo đã ghi nhận thêm 4.952 ca nhiễm mới COVID-19 trong 24 giờ qua. Số ca tử vong cũng tăng thêm 115 ca.
Tây Ban Nha, Anh, Pháp lần lượt là các quốc gia xếp sau Nga về mức độ ảnh hưởng do COVID-19 trong khu vực với lần lượt là 479.554; 338.676 và 293.024 ca nhiễm COVID-19 ghi nhận được vào thời điểm hiện tại.
Châu Á, đã có tổng cộng 7.296.757 ca nhiễm và 145.641 ca tử vong vì COVID-19 tính đến thời điểm hiện tại. Trong 24 giờ qua, châu lục này ghi nhận thêm 108.268 ca mắc mới và 1.554 trường hợp tử vong. Riêng tại châu Á, có 5.855.147 ca được điều trị khỏi; 1.295.969 ca đang được điều trị tích cực và chỉ còn 18.839 ca bệnh nặng.
Ấn Độ hiện vẫn là quốc gia chịu tác động nặng nề nhất vì COVID-19 trong khu vực. Ngày 02/9, Bộ Y tế và Phúc lợi Gia đình Ấn Độ thông báo đã ghi nhận thêm 82.860 ca mắc mới và 1.062 ca tử vong do dịch COVID-19 trong ngày, đưa tổng số bệnh nhân và số trường hợp mắc và không qua khỏi do dịch bệnh nguy hiểm này lên lần lượt là 3.848.968 và 67.486 ca.
Iran là quốc gia xếp sau Ấn Độ về mức độ ảnh hưởng do COVID-19 tại châu lục. Ngày 02/9, giới chức y tế Iran xác nhận các trường hợp COVID-19 ở nước này đã lên tới 378.752 người, sau khi có thêm 1.858 trường hợp mới ghi nhận trong ngày. Nước này cũng ghi nhận có thêm 125 ca tử vong, nâng tổng số ca tử vong tại Iran lên 21.797 trường hợp.
Ngày 02/9, Ủy ban Y tế quốc gia của Trung Quốc cho biết đã có thêm 8 ca nhiễm mới COVID-19, tất cả đều là trường hợp nhập cảnh. Như vậy, tính đến nay, nước này ghi nhận có tổng cộng 85.066 ca mắc, trong đó có 80.234 ca đã được chữa khỏi và 4.634 ca tử vong. Cục Hàng không Dân dụng Trung Quốc cho biết từ ngày 03/9 sẽ nối lại một số chuyến bay quốc tế bay trực tiếp từ một số nước có tỷ lệ lây nhiễm thấp đến Bắc Kinh, sau hơn 5 tháng tạm dừng. Tuy nhiên, hành khách khi đến nước này sẽ phải cách ly tập trung 14 ngày và phải xét nghiệm virus SARS-COV-2.
Tại Đông Nam Á (ASEAN), đến hết ngày 02/9, khu vực này ghi nhận thêm 5.434 ca mắc mới và 138 ca tử vong vì COVID-19. Như vậy, tính đến nay khu vực này ghi nhận có tổng cộng 479.280 ca mắc COVID-19, trong đó 11.495 ca tử vong. Trong 24 giờ qua, khối ASEAN chỉ có hai quốc gia ghi nhận ca tử vong vì COVID-19 là Philippines và Indonesia. Indonesia dẫn đầu khu vực về tổng số bệnh nhân tử vong do đại dịch và bỏ xa các nước khác.
Ngày 02/9, Indonesia ghi nhận là một trong những ngày có nhiều người thiệt mạng vì virus SARS-CoV-2 nhất kể từ đầu dịch tới nay, với 111 trường hợp. Tính đến nay, nước này ghi nhận có 7.616 ca tử vong và 180.646 ca mắc COVID-19. Philppines hiện đang là quốc gia dẫn đầu khu vực về số ca mắc COVID-19 với 226.440 ca. Bộ Y tế nước này thông báo số ca tử vong vì dịch bệnh là 3.623 người. Tại Philippines, trong vòng 24 giờ qua, nước này ghi nhận 2.218 ca mắc bệnh mới và 27 ca tử vong. Chính phủ Philippines đã tiếp tục nới lỏng các biện pháp hạn chế, khi cho phép các phòng tập, tiệm cắt tóc và quán cà phê Internet ở thủ đô Manila đã được phép mở cửa trở lại một phần. Tuy nhiên, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte vẫn áp đặt lệnh phong tỏa tại thành phố Iligan, ở miền Nam nước này, sau khi số ca lây nhiễm trong cộng đồng tại đây tiếp tục tăng.
Khu vực Bắc Mỹ ghi nhận thêm 46.700 ca nhiễm mới trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca mắc lên 7.456.540 ca, tổng số người tử vong là 274.528 người. Số ca phục hồi ở khu vực này là 4.330.477 trường hợp. Sau Mỹ, Mexico là quốc gia chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 nhiều thứ 2 lại khu vực này, với 606.036 ca nhiễm và 65.241 ca tử vong. Tiếp đến là Canada với 129.691 ca nhiễm và 9.134 ca tử vong vì COVID-19.
Khu vực Nam Mỹ có tổng cộng 6.437.154 ca nhiễm; 205.892 ca tử vong và 5.081.597 ca phục hồi. Brazil vẫn tiếp tục dẫn đầu khu vực và thứ 2 thế giới về mức độ ảnh hưởng do COVID-19. Tính đến nay, tổng số ca bệnh ở Brazil đã lên tới 3.997.865 ca nhiễm, trong đó 123.780 ca tử vong. Peru xếp sau Brazil tại khu vực với 657.129 ca nhiễm và 29.068 ca tử vong vì dịch bệnh. Tiếp đến là Colombia với 624.069 ca nhiễm và 20.052 ca tử vong vì COVID-19.
Tại châu Đại Dương, trong 24 giờ qua, Australia và New Zealand là các quốc gia trong khu vực ghi nhận có ca mắc mới vì COVID-19. Hiện, Ausralia đang dẫn đầu châu lục vì số ca lây nhiễm và tử vong vì COVID-19. Trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận đã có thêm 104 trường hợp mắc mới và 6 trường hợp tử vong vì virus SARS-CoV-2, nâng tổng số ca nhiễm và tử vong vì dịch bệnh tại nước này lên tới 25.923 ca, trong đó số ca tử vong là 663 trường hợp.
New Zealand là quốc gia xếp ở vị trí thứ 2 sau Australia về số ca lây nhiễm, với 1.757 ca, trong đó 22 trường hợp tử vong. Ngày 02/9, nước này công bố có thêm 5 ca nhiễm mới COVID-19. Hiện, Papua New Guinea và Fiji là 2 trong 4 quốc gia trong khu vực ghi nhận đã có ca tử vong vì đại dịch COVID-19. Tính đến nay, các quốc gia này ghi nhận lần lượt có 5 và 2 ca tử vong vì đại dịch COVID-19.
Tại châu Phi, tính đến nay, châu lục này có tổng cộng 1.271.520 ca mắc COVID-19, trong đó 30.313 ca tử vong. Nam Phi hiện vẫn dẫn đầu về số ca lây nhiễm virus SARS-CoV-2 tại châu lục, với 630.595 trường hợp, trong đó 14.389 ca tử vong. Trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận có thêm 2.336 ca mắc mới COVID-19 và 126 ca tử vong vì đại dịch.
Ai Cập là quốc gia xếp sau Nam Phi về mức độ ảnh hưởng tại khu vực khi ghi nhận có 99.115 ca nhiễm COVID-19 và 5.440 ca tử vong vì dịch bệnh, tiếp đến là Morocco với 65.453 ca nhiễm và 1.216 ca tử vong vì COVID-19./.
*** Hậu rút lui, Mỹ từ chối đóng phí gần 62 triệu USD cho WHO
Chính quyền Trump hôm 2/9 cho biết sẽ không thanh toán nốt gần 62 triệu USD khoản phí thành viên phải trả cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) mà thay vào đó sẽ sử dụng số tiền này để trả các khoản đóng góp cho các tổ chức khác của Liên Hợp Quốc.
Chủ tịch Hạ viện Mỹ bị ông Trump “công kích” vì tới tiệm làm tóc
Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi đang hứng những chỉ trích từ Tổng thống Donald Trump và đảng Cộng hòa vì đã đến một tiệm làm tóc ở San Francisco hồi đầu tuần này, bất chấp những quy định phòng chống COVID-19.
Nga nói gì sau khi Đức kết luận Navalny trúng chất độc Novichok?
Giới chức Đức khẳng định nhà đối lập người Nga Alexei Navalny bị đầu độc bằng chất novichok, song Điện Kremlin cho biết họ chưa nhận được thông báo chính thức từ Berlin.
Phía sau lời khước từ của Mỹ
Tính đến hết tháng 8/2020, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ghi nhận 172 quốc gia đàm phán tham gia kế hoạch COVAX – kế hoạch nhằm đảm bảo sự tiếp cận công bằng vaccine ngừa COVID-19. Nhưng Mỹ, cường quốc hàng đầu thế giới, chính thức không nằm trong số quốc gia này, với việc tuyên bố không tham gia kế hoạch COVAX hôm 2/9.
Trung Quốc bác tin binh lính Ấn Độ thiệt mạng trong cuộc đụng độ tại biên giới
Trung Quốc cho biết không có binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng và đổ lỗi cho Ấn Độ về cuộc đối đầu mới nhất giữa quân đội hai nước tại khu vực biên giới Ladakh, theo India Today.
Mỹ trừng phạt hai quan chức Toà án Hình sự Quốc tế
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hôm 2/9 đã áp lệnh trừng phạt đối với công tố viên Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) Fatou Bensouda vì “điều tra nghi vấn tội ác chiến tranh của các lực lượng Mỹ ở Afghanistan”.
Người dân Bulgaria xuống đường biểu tình, đụng độ với cảnh sát
Hàng nghìn người dân Bulgaria đã tập hợp trước tòa nhà quốc hội nước này tại thủ đô Sofia hôm 2/9, tham gia một trong những cuộc biểu tình lớn nhất từ trước đến nay nhằm yêu cầu Thủ tướng Boyko Borissov từ chức.
“Cánh tay phải” của ông Shinzo Abe tuyên bố tranh cử
Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga ngày 2/9 tuyên bố tranh cử vị trí lãnh đạo đảng LDP cầm quyền, trong cuộc đua mà nhiều khả năng ông sẽ giành phần thắng, mở đường cho việc trở thành tân thủ tướng Nhật Bản.
Triều Tiên chuẩn bị duyệt binh quy mô lớn
Một số lượng lớn binh lính và các phương tiện của Triều Tiên được phát hiện đang tập luyện cho một cuộc duyệt binh quy mô lớn, theo những hình ảnh vệ tinh do một website của Mỹ ngày 2/9 cung cấp.
Đảng cầm quyền Nhật Bản ấn định ngày bầu lãnh đạo kế nhiệm ông Abe
Đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền tại Nhật Bản ngày 2/9 tuyên bố cuộc bỏ phiếu bầu chọn người kế nhiệm Thủ tướng Shinzo Abe sẽ diễn ra vào ngày 14/9 tới, với nhiều đồn đoán rằng Yoshihide Suga sẽ là cái tên được lựa chọn.
Cựu cai ngục nhà tù “khét tiếng” của Khmer đỏ qua đời
Kaing Guek Eav, biệt danh Duch, cựu giám đốc nhà tù khét tiếng tàn bạo trong chế độ diệt chủng Khmer Đỏ, đã chết tại Campuchia.
Lính đặc nhiệm Ấn Độ thiệt mạng trong vụ đụng độ với Trung Quốc
Một binh sĩ thuộc lực lượng đặc nhiệm của Ấn Độ đã thiệt mạng trong vụ đụng độ mới nhất với quân đội Trung Quốc xảy ra ở khu vực biên giới đang tranh chấp giữa hai bên, The Guardian ngày 2/9 đưa tin.
Mỹ từ chối tham gia sáng kiến vaccine toàn cầu của WHO
Chính phủ Mỹ ngày 1/9 (giờ địa phương) tuyên bố sẽ không tham gia vào sáng kiến toàn cầu do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đồng khởi xướng nhằm phát triển, sản xuất và phân phối công bằng vaccine ngừa COVID-19.
Trung Quốc lên tiếng về việc bắt giữ nhà báo Australia
SMCP ngày 1/9 đưa tin, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã lên tiếng về việc bắt giữ nhà báo Australia Cheng Lei, người dẫn chương trình “Global Business” (Kinh doanh toàn cầu) của Đài CGTN – phiên bản quốc tế thuộc Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) ở Bắc Kinh.
Rapper Kanye West bác tin “nhận lobby” từ đảng Cộng hoà
Daily Mail ngày 1/9 đưa tin, rapper nổi tiếng thị phi nhất nước Mỹ Kanye West đã bác bỏ tin đồn rằng đảng Cộng hoà đã chi tiền để anh ra tranh cử tổng thống Mỹ, nhằm tạo lợi thế cho ông Donald Trump.
Nga báo cáo hơn một triệu ca nhiễm COVID-19
Số ca nhiễm COVID-19 tại Nga đã vượt mốc một triệu và hiện đứng thứ 4 thế giới về chỉ số này, sau Mỹ, Brazil và Ấn Độ.
Cá nhân nào có tên trong “Hồ sơ Síp”?
Với tên gọi “The Cyprus Papers” (Hồ sơ Síp), loạt bài điều tra của Al Jazeera đã hé lộ việc Síp “bán” hộ chiếu cho cả những tên tội phạm bị kết án và những kẻ đào tẩu khỏi pháp luật.

Tổng hợp-TT