Putin bất ngờ gọi điện cảm ơn ông Trump; Kim Jong Un lệnh áp ‘các biện pháp tích cực và tấn công’ trước hạn chót với Mỹ; Nhà Trắng cảnh báo Triều Tiên; Lo ngại Mỹ – Trung rơi vào chiến tranh lạnh ngày một gia tăng…là những tin chính được cập nhật.
Putin bất ngờ gọi điện cảm ơn ông Trump
Điện Kremlin tiết lộ, Tổng thống Nga Vladimir Putin vừa gọi điện cho người đồng cấp Mỹ và cảm ơn ông Donald Trump vì đã chia sẻ thông tin tình báo giúp ngăn chặn tấn công khủng bố ở Nga.
Cơ quan an ninh liên bang Nga (FSB) sau đó xác nhận, thông tin do những người đồng nghiệp Mỹ cung cấp đã dẫn tới việc bắt giữ hai công dân Nga âm mưu tấn công khủng bố tại các địa điểm công cộng thuộc thành phố St. Petersburg dịp năm mới.
Tuyên bố của Điện Kremlin không đề cập thêm các chi tiết khác ngoài việc nêu hai nguyên thủ đã thảo luận “hàng loạt vấn đề quan tâm chung” trong cuộc điện đàm nói trên. Ông Putin và ông Trump cũng nhất trí duy trì hợp tác song phương trong cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố.
Theo báo RT, hồi tháng 10, ông Aleksandr Bortnikov, lãnh đạo FSB từng hé lộ, liên lạc giữa các cơ quan an ninh của Nga và Mỹ về cả an ninh mạng và các lĩnh vực khác đã được tăng cường thời gian gần đây. Đặc biệt, phía Mỹ cũng cung cấp thông tin về những đối tượng đã lên kế hoạch tấn công khủng bố ở Nga.
Cách đây 2 năm, Washington từng cảnh báo Moscow về âm mưu đánh bom tại một trong những nhà thờ chính ở St. Petersburg, trong khi phía Nga tích cực hỗ trợ Mỹ điều tra vụ đánh bom giải marathon Boston năm 2013.
Bình luận về sự hợp tác của các cơ quan an ninh Nga – Mỹ, Chris Phillips, cựu lãnh đạo Văn phòng an ninh chống khủng bố quốc gia Anh nhấn mạnh, mặc dù “chính trị đôi khi cản trở việc hai nước hỗ trợ nhau”, nhưng mọi trở ngại đó sẽ bị dẹp bỏ “khi mạng sống của những thường dân vô tội bị đe dọa”. Ông Phillips tin đó là vì tất cả đang sống trong một thế giới kết nối chặt chẽ.
Kim Jong Un lệnh áp ‘các biện pháp tích cực và tấn công’ trước hạn chót với Mỹ
Trong bản tin hôm nay (30/12), KCNA cho biết, yêu cầu trên được nhà lãnh đạo Triều Tiên đưa ra tại cuộc họp của đảng cầm quyền cuối tuần qua.
Chủ tịch Kim Jong Un triệu tập cuộc họp gồm các quan chức cấp cao của đảng Lao động cầm quyền, để thảo luận các vấn đề chính sách giữa lúc căng thẳng về hạn chót, trước hạn chót cuối năm 2019 mà ông đặt ra cho Mỹ phải nhượng bộ trong đàm phán nhằm giải giáp chương trình tên lửa và hạt nhân của Triều Tiên.
Tại buổi họp ngày 29/12 ở Bình Nhưỡng, ông Kim yêu cầu hành động ở các lĩnh vực đối ngoại, công nghiệp đạn dược và các lực lượng vũ trang, nhấn mạnh sự cần thiết phải “thực hiện các biện pháp tích cực và tấn công để đảm bảo đầy đủ chủ quyền và an ninh của đất nước”, theo KCNA.
KCNA cho biết thêm, ông Kim cũng bàn về quản lý nhà nước và các vấn đề kinh tế trước các đòn cấm vận quốc tế liên quan chương trình vũ khí. Ông “đề ra các nhiệm vụ phải khẩn cấp chỉnh đốn tình hình nghiêm trọng của các ngành công nghiệp then chốt của nền kinh tế quốc gia”.
Nhà Trắng cảnh báo Triều Tiên
Cố vấn An ninh Quốc gia Robert O’Brien cảnh báo Nhà Trắng sẽ có biện pháp đáp trả nếu Triều Tiên trao “quà” bằng cách thử tên lửa tầm xa hay hạt nhân.
“Nếu Kim Jong-un thực hiện cách tiếp cận đó, chúng tôi sẽ rất thất vọng và chúng tôi sẽ thể hiện sự thất vọng đó”, O’Brien nói trong cuộc phỏng vấn trên chương trình Tuần này của ABC ngày 29/12. “Chúng tôi có rất nhiều công cụ và có thể gây ra thêm áp lực cho Triều Tiên”.
O’Brien nói rằng Mỹ và Triều Tiên có các kênh liên lạc mở nhưng không cho biết chi tiết. Triều Tiên đe dọa có động thái khiêu khích với Mỹ vào dịp Giáng sinh, mặc dù ông Trump và ông Kim đã có những nỗ lực ngoại giao cá nhân trong những năm qua và có mối quan hệ tốt đẹp.
“Vì vậy, có thể ông ấy đã xem xét lại điều đó. Nhưng chúng ta sẽ phải chờ xem. Chúng tôi sẽ theo dõi chặt chẽ”, cố vấn Nhà Trắng nói thêm.
Bình Nhưỡng nhiều lần yêu cầu Washington đưa ra sáng kiến mới trước thời hạn cuối năm nhằm giải quyết bất đồng giữa hai nước. Các chỉ huy quân đội Mỹ suy đoán “quà Giáng sinh” mà Triều Tiên đe dọa có thể là thử tên lửa tầm xa hay bom hạt nhân, những hoạt động Triều Tiên đã dừng kể từ năm 2017.
Triều Tiên thể hiện thái độ thất vọng sau khi các cuộc đàm phán phi hạt nhân hóa rơi vào bế tắc từ hồi tháng hai. Họ đưa ra nhiều phát ngôn công kích Mỹ và thực hiện một loạt vụ thử tên lửa tầm ngắn, pháo phản lực siêu lớn.
*** Trung-Nhật-Hàn tăng cường hợp tác trong nhiều lĩnh vực
Từ trái qua phải:Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe gặp gỡ tại Thành Đô, Trung Quốc, ngày 24/12/2019.
Sáng 24/12, Hội nghị thượng đỉnh Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc đã diễn ra tại thành phố Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc.
Trọng tâm chính của hội nghị lần này là thúc đẩy hợp tác kinh tế và thương mại tự do cũng như thảo luận về tình hình căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên.
Tham dự hội nghị thượng đỉnh tại Thành Đô có Thủ tướng nước chủ nhà Lý Khắc Cường, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in. Đây là cuộc gặp đầu tiên giữa ba nhà lãnh đạo kể từ tháng 5 năm ngoái tại Tokyo.
Phát biểu mở màn, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã kêu gọi hợp tác nhiều hơn nữa giữa ba nước trong bối cảnh kinh tế toàn cầu chững lại và xung đột địa chính trị gia tăng.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cho biết sự kỳ vọng đối với Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc về trách nhiệm lớn với hòa bình và phồn vinh của khu vực và thế giới ngày càng tăng. Do vậy, hội nghị này là cơ hội để ba bên tăng cường liên kết hơn nữa nhằm đối phó với những vấn đề quan trọng của khu vực.
Bên lề sự kiện này, ngay chiều cùng ngày,Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã tiến hành cuộc gặp thượng đỉnh đầu tiên trong vòng 15 tháng. Đây là dấu hiệu cải thiện quan hệ giữa hai nước láng giềng vốn đang bị kéo căng do các vấn đề tranh cãi về lịch sử và thương mại.
Nga quyết tâm hoàn thành “Dòng chảy phương Bắc 2” bất chấp lệnh trừng phạt của Mỹ
Trả lời phỏng vấn truyền thông, ngày 25/12, Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak khẳng định “Dòng chảy Phương Bắc 2” – tuyến đường ống dẫn khí đốt Nga sang châu Âu, sẽ hoàn thành mặc dù đang gặp nhiều trở ngại, sau khi công ty Allseas của Hà Lan có trụ sở đóng tại Thụy Sĩ quyết định tạm dừng thi công tuyến đường ống chạy dưới biển Baltic, do lo ngại lệnh trừng phạt của Mỹ.
Bộ trưởng Novak cho biết các biện pháp trừng phạt của Mỹ khó có thể cản trở việc hoàn thành dự án khí đốt của Nga, vì hiện thực hiện công trình này đang bước vào giai đoạn cuối, đồng thời chỉ trích rằng bất kỳ một lệnh trừng phạt nào của Mỹ đối với Dòng chảy Phương Bắc 2 sẽ gây ra sự bất bình đối với các đồng minh của Washington.
Cách đây ít lâu, Quốc hội Mỹ thông qua Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng (NDAA) cho năm tài khóa 2020 (bắt đầu từ ngày 1/10), trong đó yêu cầu chính quyền Mỹ áp đặt lệnh trừng phạt đối với hệ thống “Dòng chảy phương Bắc 2” và “Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ”. Sau khi được Hạ viện phê chuẩn vào ngày 11/12, dự luật trị giá 738 tỷ USD trên đã được Tổng thống Mỹ D.Trump ký ban hành vào ngày 20/12.
Dự án “Dòng chảy phương Bắc 2” trải dài 1.230 km từ Nga sang Đức qua biển Baltic, dự kiến bắt đầu được vận hành vào giữa năm 2020. Tổng thống Putin tuyên bố Nga đã có biện pháp hoàn thành tuyến đường ống này, tuy nhiên tiến độ có thể sẽ bị kéo dài thêm 1 vài tháng bởi các lệnh trừng phạt.
Boeing bổ nhiệm CEO mới để khôi phục lòng tin
Ngày 23/12, Tập đoàn sản xuất máy bay Boeing của Mỹ đã bổ nhiệm ông David Calhoun làm Giám đốc điều hành (CEO) sau khi ông Dennis Muilenburg bị sa thải.
Boeing bổ nhiệm CEO trong bối cảnh tập đoàn Boeing đang rơi vào khủng hoảng với dòng máy bay 737 MAX do Boeing liên tiếp để xảy ra các thảm họa hàng không của hãng Lion Air (Indonesia) hồi tháng 10/2018 và của Ethiopian Airlines (Ethiopia) hồi tháng 3/2019 khiến 346 người thiệt mạng.
Theo đó, ông David Calhoun sẽ tiếp quản vị trí CEO và Chủ tịch Boeing kể từ ngày 13/1/2020, đồng thời vẫn giữ nguyên chức vụ thành viên Hội đồng quản trị.
Việc bổ nhiệm ông Calhoun, người từng có nhiều kinh nghiệm là CEO tại Nielsen Holdings hay Phó Chủ tịch tại General Electric được kỳ vọng là sẽ giúp Boeing sớm vực lại niềm tin và góp phần giúp sớm đưa 737 được cấp phép bay trở lại vào năm sau.
Trước đó, ông Dennis Muilenburg bị sa thải do liên tục không thể khống chế hậu quả sau khi xảy ra các thảm họa hàng không. Vụ tai nạn đã ảnh hưởng tới sản lượng của mẫu máy bay bán chạy nhất của Boeing và làm lu mờ danh tiếng của Boeing với các hãng hàng không cũng như các nhà chức trách.
Tập đoàn Boeing cũng cho biết ban lãnh đạo mới cam kết sẽ minh bạch hoàn toàn trong mọi hoạt động, trong đó có liên lạc hiệu quả với Cục Quản lý Hàng không Liên bang Mỹ (FAA), các cơ quan quản lý toàn cầu khác cũng như các khách hàng của hãng.
Mỹ sẵn sàng đón nhận “quà Giáng sinh bất ngờ” từ Triều Tiên
Trả lời câu hỏi của báo giới ngày 24/12 trước việc Triều Tiên cảnh báo khả năng có một “bất ngờ ngày Giáng sinh”, Tổng thống D.Trump cho biết: “Chúng ta sẽ chờ đợi xem vấn đề gì và chúng ta sẽ xử lý rất thành công”. Theo nhận định của người đứng đầu Nhà Trắng thì có thể nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un sẽ gửi tặng ông “một món quà dễ thương” chứ không phải là một vụ thử tên lửa.
Ngoài việc dự báo về những kịch bản tốt đẹp, Mỹ cũng đã sẵn sàng tâm thế cho những gì có thể xảy ra trên thực tế khi cùng lúc triển khai 4 máy bay do thám hoạt động trên vùng trời bán đảo Triều Tiên, trong bối cảnh gia tăng quan ngại về “món quà Giáng sinh” của Bình Nhưỡng.
Giáng sinh đã trôi qua và món quà cảnh báo của Triều Tiên đã không đến. Tuy nhiên, giới chức Washington vẫn không loại trừ khả năng Bình Nhưỡng chuẩn bị cho một vụ thử vào ngày sinh nhật lãnh đạo Kim Jong-un đầu tháng 1 tới. Các phán đoán của Mỹ dựa trên báo cáo tình báo cho rằng Triều Tiên đã di chuyển một số thiết bị phục vụ cho hoạt động này.
Trước bối cảnh trên, Ngoại trưởng Trung quốc Vương Nghị đã kêu gọi Mỹ tiến hành những bước đi cụ thể càng sớm càng tốt nhằm triển khai những kết quả đạt được tại Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều lần đầu tiên ở Singapore. Nhà ngoại giao này cũng khuyến khích Triều Tiên và Mỹ đưa ra một lộ trình khả thi nhằm thiết lập một cơ chế hòa bình lâu dài và hiện thực hóa việc phi hạt nhân hoàn toàn trên Bán đảo Triều Tiên.
Nga là quốc gia duy nhất có vũ khí siêu thanh
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 24/12 cho biết, Moscow có một lợi thế mạnh mẽ trong việc chế tạo nhiều vũ khí mới, và dần trở thành quốc gia duy nhất sở hữu vũ khí siêu thanh.
Phát biểu trong cuộc họp với các quan chức cấp cao quân đội, ông Putin nhận định đây là lần đầu tiên trong lịch sử khi nước Nga đang dẫn đầu thế giới trong việc phát triển thế hệ vũ khí mới, thay vì phải đuổi theo Mỹ như trong quá khứ ở nhiều lĩnh vực như bom hạt nhân và tên lửa đạn đạo xuyên lục địa.
Tổng thống Nga cho biết, nước này hiện đang có 2 loại vũ khí siêu thanh đã đưa vào hoạt động là tên lửa Avangard và tên lửa Kinzhal. 2 loại vũ khí này đã được Tổng thống Putin nhắc tới trong thông điệp liên bang năm 2018.
Hiện tỷ lệ vũ khí hiện đại trong bộ 3 hạt nhân của Nga, gồm tên lửa đất đối đất, tàu ngầm và máy bay ném bom chiến lược, đã đạt 82%.
Ông Putin cho biết, Nga sẽ tiếp tục tăng cường các lực lượng hạt nhân và phát triển tên lửa cho đến khi đạt được các thoả thuận kiểm soát vũ khí mới. Nhà lãnh đạo này khẳng định Nga sẽ tăng cường nỗ lực tạo ra các hệ thống tên lửa có khả năng ngăn chặn các cuộc tấn công chống lại nước này và các đồng minh.
Đánh bom xe khiến hàng trăm người thương vong tại Somalia
Các nhân viên an ninh và y tế tại thủ đô Mogadishu của Somalia đang dốc toàn lực để nhanh chóng khắc phục hậu quả vụ đánh bom xe thảm khốc xảy ra đầu giờ chiều 28/12 (giờ Việt Nam), khiến ít nhất 76 người thiệt mạng và khoảng 90 người bị thương.
Vụ đánh bom xảy ra tại một trạm kiểm soát an ninh và nhằm vào một trung tâm thu thuế trong giờ cao điểm buổi sáng ở Mogadishu. Thị trưởng Mogadishu, ông Omar Mohamud Mohamed cho biết con số thương vong nói trên mới chỉ là thống kê sơ bộ và không loại trừ khả năng con số này sẽ tiếp tục tăng. Trong số các nạn nhân có rất nhiều sinh viên và dân thường đi trên xe buýt chạy qua khu vực đúng lúc xe bom phát nổ. Cảnh sát mô tả vụ đánh bom là hành vi “hủy diệt”.
Hiện chưa có tổ chức thánh chiến nào nhận thực hiện vụ tấn công./.
*** Lo ngại Mỹ – Trung rơi vào chiến tranh lạnh ngày một gia tang
Năm 2019 đánh dấu 40 năm quan hệ ngoại giao Mỹ và Trung Quốc, tuy nhiên, hai nước vẫn đắm chìm trong cuộc chiến kinh tế và địa chính trị. Ngay cả khi hai bên đã đạt được một thỏa thuận đình chiến thương mại nhằm hướng tới việc chấm dứt những bất đồng, năm 2019 ảm đạm vừa qua vẫn không đem lại nhiều hy vọng cho mối quan hệ đang ngày càng có nhiều mâu thuẫn.
Ukraine và phiến quân trao đổi tù nhân, hy vọng mới về hòa bình
Ngày 29-12, Ukraine và phiến quân do Nga hậu thuẫn đã tiến hành trao đổi tù nhân, một động thái được sự đồng thuận từ cả Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy và Tổng thống Nga Vladimir Putin trong các cuộc đàm phán hòa bình tại Paris đầu tháng này.
Limousine bọc thép trị giá 2,8 triệu đô của lãnh tụ Stalin bị đánh cắp
Từng được sử dụng để chở nhà lãnh đạo Liên Xô Joseph Stalin, chiếc limousine bọc thép vốn là niềm tự hào của nền công nghiệp ô tô Xô Viết ZIS-115 đã bất ngờ bị những tên trộm liều lĩnh đánh cắp…
Một ngày, 28 người chết do tai nạn xe buýt ở Ai Cập
Hai vụ tai nạn đường bộ ở Ai Cập đã làm chết nhiều công nhân của một nhà máy dệt và khách du lịch – bao gồm cả khách du lịch đến từ Ấn Độ và Malaysia, cùng hơn 30 người khác bị thương…
Tấn công bằng dao ở New York, cộng đồng Do Thái ở Mỹ phẫn nộ
Một kẻ đã dùng dao tấn công 5 người gần một Giáo đường Do Thái ở New York, Mỹ, rồi trốn thoát.
Số người thiệt mạng trong vụ đánh bom ở Somali tăng lên 90
Ít nhất 90 người đã thiệt mạng trong vụ đánh bom xe tại một trạm kiếm soát đông đúc ở thủ đô Mogadishu của Somali ngày 28-12.
Hàng ngàn người nổi tiếng ở Anh bị lộ thông tin cá nhân
Chính phủ Anh ngày 28-12 đã phải lên tiếng xin lỗi vì lỡ công bố danh sách của 1.000 người nổi tiếng, trong đó một vài người bị lộ cả thông tin cá nhân, địa chỉ.
Xưởng chế tạo vũ khí Đức Quốc xã bị tiêu diệt như thế nào?
Bài viết của tác giả Brian Mockenhaupt (cựu binh quân đội Mỹ, biên tập viên của tạp chí Outside và là cây bút kỳ cựu của các báo và tạp chí nổi tiếng như The Atlantic, The New York Times, Esquire…) sẽ mang đến cho bạn đọc những tình tiết chưa từng công bố về vụ đánh bom chấn động thế giới, phá sập hoàn toàn xưởng chế tạo vũ khí quan trọng của Adolf Hitler.
Ông Kim họp khẩn với lãnh đạo đảng Lao động Triều Tiên
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un ngày 29-12 đã triệu tập và chủ trì cuộc họp gồm các quan chức hàng đầu để thảo luận về “các chính sách quan trọng cho chiến thắng mới trong cuộc cách mạng”.
Nữ phóng viên thể thao thiệt mạng trong vụ rơi máy bay riêng
5 người đang trên đường đến một trận bóng ở Atlanta, Mỹ, đã thiệt mạng ngày 28-12 khi chiếc máy bay nhỏ của họ gặp nạn ngay sau khi cất cánh từ một sân bay ở miền Nam Louisiana.
Những quyết tâm hoàn thành dự án “Dòng chảy phương Bắc 2”
Bất chấp việc Mỹ áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với dự án đường ống dẫn khí đốt “Dòng chảy phương Bắc 2” (Nord Stream 2), phía Nga tuyên bố đã có biện pháp để hoàn thành dự án này và dự án chắc chắn sẽ được thông dòng vào năm 2020. Dự kiến sau khi hoàn tất, dự án sẽ cho phép Nga tăng đáng kể nguồn cung khí đốt cho Đức qua Biển Baltic.
Bom trên xe tải phát nổ, ít nhất 73 người thiệt mạng
Quả bom trên chiếc xe tải đã phát nổ tại một trạm kiểm soát an ninh đúng vào giờ cao điểm buổi sáng khiến ít nhất 73 người thiệt mạng.
Georges Boudarel và “giấc mơ Đông Dương”
Một trong những lời tự biện hộ của Georges Boudarel vẫn được nhắc tới. Đó là buổi trao đổi trong chương trình “Quyền được biết” trên sóng truyền hình Pháp TF1 năm 1992.
Tìm thấy thi thể 6 nạn nhân trong vụ rơi trực thăng tại Mỹ
Sau hàng giờ nỗ lực tìm kiếm, thi thể 6 nạn nhân trong vụ rơi máy bay trực thăng tại khu vực Hawaii, Mỹ hôm 26-12 đã được lực lượng cứu hộ tìm thấy và di chuyển ra khỏi khu vực vụ tai nạn, The Guardian ngày 28-12 đưa tin.
Bé gái 10 tuổi tử vong ngay sau khi máy bay cất cánh
Chỉ vài phút sau khi máy bay cất cánh, một bé gái 10 tuổi đã gục chết vì ngừng tim…
Tổng hợp-TT