Phát hiện người cùng lúc nhiễm hai biến thế virus SARS-CoV-2; Thời của chủ nghĩa đa phương; Tích trữ vaccine sẽ khiến dịch Covid-19 kéo dài; Không chia sẻ vaccine là thảm họa đạo đức; Việt Nam phát hiện chủng virus biến thể mới SARS-CoV-2 của Nam Phi; WHO đến chợ Vũ Hán tìm “manh mối” COVID-19…là những tin chính được cập nhật.
Phát hiện người cùng lúc nhiễm hai biến thế virus SARS-CoV-2
Ảnh minh họa.
Một số nghiên cứu mới đây tại Brazil đã phát hiện những bệnh nhân bị nhiễm hai chủng COVID-19 khác nhau cùng lúc.
Theo hãng thông tấn EFE, ít nhất hai bệnh nhân được xác nhận đã đồng thời bị nhiễm hai chủng virus khác nhau, bao gồm cả đột biến được phát hiện trước đó ở Nam Phi.
Đồng thời, những bệnh nhân này có các triệu chứng nhẹ hoặc trung bình và đã hồi phục vào tháng 11/2020 mà không cần nhập viện.
Một cuộc khảo sát cho thấy có ít nhất 5 chủng COVID-19 khác nhau đang lây lan ở phía Nam bang Rio Grande do Sul của Brazil, bao gồm cả chủng chưa từng được biết đến trước đây có tên là VUI-NP13L.
Đến nay, Brazil đã phát hiện hơn 9 triệu ca nhiễm COVID-19, xếp thứ ba thế giới, tuy nhiên, xét về số ca tử vong, nước này chỉ đứng sau Mỹ, với hơn 221.000 ca.
Trong báo cáo thường kỳ phát đi ngày 27/1, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thông báo, biến chủng dễ lây lan hơn của virus SARS-CoV-2, được định danh là VOC 202012/01 hoặc B.1.1.7, được phát hiện lần đầu tiên ở Anh hồi tháng 10/2020, hiện đã lây lan ra 70 quốc gia và vùng lãnh thổ, tăng thêm 10 quốc gia so sau một tuần.
Thủ tướng Anh Boris Johnson tuần trước cảnh báo, các nghiên cứu của chuyên gia nước này mới đây đã chỉ ra rằng chủng virus mới này có thể gây chết người nhiều hơn, nhưng WHO đã trấn an rằng, “kết quả đó là sơ bộ và cần có thêm phân tích để chứng thực thêm những phát hiện của Anh”.
Cũng theo WHO, biến chủng 501Y.V2, xuất hiện lần đầu tiên ở Nam Phi cuối năm ngoái, đã được ghi nhận ở 31 quốc gia. Một biến chủng khác được tìm thấy lần đầu ở Brazil, cũng được xác nhận đã lây lan ra ít nhất 8 nước.
Đáng chú ý, giới chuyên gia cảnh báo biến chủng 501Y.V2 có khả năng lây nhiễm với cả những người từng nhiễm các chủng virus SARS-CoV-2 được phát hiện trước đó, dấy lên lo ngại hiệu quả của vaccine, vốn được phát triển dựa trên các chủng virus cũ.
Thời của chủ nghĩa đa phương
SGGP Trong bối cảnh thế giới đang đối mặt với các thách thức (kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm, sự hoành hành của đại dịch Covid-19…), tại tuần lễ Chương trình nghị sự Davos 2021 trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF), các nhà lãnh đạo thế giới đã kêu gọi nhanh chóng tái thiết lập chủ nghĩa đa phương phục hồi, bao trùm và kết nối.
Nếu như Tổng Thư ký Liên hiệp quốc (LHQ) Antonio Guterres cho rằng thế giới cần nền kinh tế toàn cầu tôn trọng luật quốc tế và một thế giới đa cực với các thể chế đa phương mạnh mẽ, thì Thủ tướng Đức Angela Merkel lưu ý, đây là giai đoạn của chủ nghĩa đa phương.
Bà Angela Merkel nhấn mạnh Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và thương mại quốc tế công bằng là nền tảng của hợp tác quốc tế, đồng thời đánh giá các thỏa thuận thương mại song phương và đa phương tại châu Á là rất ấn tượng.
Về phần mình, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhấn mạnh, trọng tâm của chủ nghĩa đa phương là giải quyết các vấn đề quốc tế thông qua tham vấn và tương lai thế giới sẽ được quyết định qua hợp tác quốc tế.
Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo rằng đại dịch Covid-19 đang làm trầm trọng thêm các vấn đề hiện tại và tình trạng mất cân bằng. Khi thế giới đối mặt với các thách thức toàn cầu trong bối cảnh đại dịch Covid-19 cũng là thời điểm đặc biệt để xem xét lại các phương thức phát triển và cơ chế hợp tác quốc tế.
Đại dịch Covid-19 đã cho thấy tầm quan trọng của các thế chế đa phương trong việc thúc đẩy phối hợp, hợp tác và ứng phó chung. Quan ngại về chủ nghĩa dân tộc vaccine, Hàn Quốc đã kêu gọi thế giới thực hiện cách tiếp cận đa phương để đảm bảo phân phối công bằng và bình đẳng, sử dụng hợp lý vaccine và phương pháp điều trị Covid-19. Ở giai đoạn này, điều quan trọng là phải kết nối chủ nghĩa đa phương với khái niệm đoàn kết đa phương, với sự tham gia của các chính phủ, doanh nghiệp và người lao động.
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu chìm sâu trong khủng hoảng, căng thẳng sẽ tiếp tục leo thang. Khi các thể chế quốc tế suy yếu, xung đột khu vực nhân rộng, hệ thống an ninh toàn cầu xuống cấp, thế giới chỉ có thể giải quyết các thách thức thông qua hành động đa phương, đối thoại và hợp tác quốc tế.
Vì vậy, dễ hiểu tại sao các nhà lãnh đạo cũng đề nghị các nước cần tôn trọng giá trị cốt lõi và nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa đa phương, thích ứng với bối cảnh quốc tế đang thay đổi và ứng phó với thách thức toàn cầu.
Tích trữ vaccine sẽ khiến dịch Covid-19 kéo dài
SGGP Bất chấp nỗ lực ngăn chặn, phòng bệnh của chính phủ các nước, dịch Covid-19 trên thế giới vẫn đang diễn biến rất phức tạp. Tin tức xấu về dịch bệnh liên tục xuất hiện từ Đông sang Tây.
Điều chỉnh hàng loạt biện pháp
Trả lời phỏng vấn kênh truyền hình Rossya-1, Thị trưởng thủ đô Moscow (Nga) – ông Sergei Sobyanin, cho biết hơn 50% số dân thủ đô nước Nga đã mắc Covid-19. Tính đến sáng 30-1, Nga ghi nhận thêm 19.032 trường hợp nhiễm virus SARS-CoV-2, nâng tổng số người mắc Covid-19 tại nước này kể từ đầu dịch lên hơn 3,8 triệu ca.
Tại Pháp, Bộ trưởng Y Tế Olivier Veran thừa nhận, cả nước Pháp hiện có 10% bệnh nhân mang virus biến thể xuất phát từ Anh hay Nam Phi. Tại vùng Paris Iles de France, tỷ lệ này thậm chí là 21% và đang tăng nhanh. Ông Veran không loại trừ khả năng virus biến thể là nguyên nhân dẫn tới làn sóng dịch Covid-19 thứ 3 – nghiêm trọng hơn hai đợt đầu.
Đài RFI đưa tin, nhiều khả năng Tổng thống Pháp Emmanuel Macron sẽ phát biểu vào cuối tuần này hoặc trễ nhất là ngày 1-2 về đợt phong tỏa thứ 3 với các biện pháp khắt khe hơn để ngăn ngừa sự lây lan chóng mặt của dịch Covid-19. Chính phủ Đức đang lên kế hoạch áp đặt lệnh cấm nhập cảnh từ Anh, Ireland, Bồ Đào Nha, Nam Phi và Brazil, dự kiến áp dụng từ ngày 31-1 và kéo dài đến ngày 17-2.
Danh sách các quốc gia thuộc diện cấm nhập cảnh vào Đức còn tăng. Đức cũng sẽ phân loại thêm 10 quốc gia ở châu Phi, Nam Mỹ và châu Á, là các khu vực có nguy cơ cao kể từ ngày 31-1, để có phương án phòng dịch từ xa phù hợp.
Tại châu Á, Cơ quan Quản lý dịch bệnh Hàn Quốc (CDC) cho biết, số ca nhiễm Covid-19 mới ở nước này duy trì mốc 400 ca trong 2 ngày liên tiếp. Xu hướng tăng trở lại sau khi có dấu hiệu giảm buộc Chính phủ Hàn Quốc phải dời thời gian điều chỉnh giãn cách xã hội, dự kiến chiều 31-1 (trước đó, dự kiến thông báo vào ngày 29-1). Bộ Ngoại giao Singapore thông báo thỏa thuận đi lại làn xanh tương hỗ giữa Singapore với Đức, Malaysia và Hàn Quốc sẽ bị đình chỉ trong 3 tháng kể từ ngày 1-2, do số ca mắc Covid-19 đang tăng mạnh trên thế giới…
Không chia sẻ vaccine là thảm họa đạo đức
Bên cạnh các biện pháp phòng dịch như: đeo khẩu trang, sát khuẩn tay, tiếp xúc ở khoảng cách an toàn…, vaccine được xem là yếu tố quan trọng để giảm đà lây lan của dịch Covid-19. Hiện nay có tình trạng các nước giàu tìm cách mua lượng lớn các loại vaccine ngừa Covid-19, khiến số hàng tới tay nước nghèo còn rất ít.
Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus chỉ trích mạnh mẽ việc này, đồng thời cho rằng đại dịch đã phơi bày và khoét sâu tình trạng bất bình đẳng trên thế giới. Tổng Giám đốc WHO nhấn mạnh, “chủ nghĩa dân tộc vaccine” có thể đáp ứng các mục tiêu chính trị ngắn hạn, nhưng cũng sẽ dẫn đến tầm nhìn ngắn hạn và cuối cùng là thất bại.
WHO cũng tái khẳng định, cách thức duy nhất để đánh bại đại dịch và phục hồi kinh tế toàn cầu là đảm bảo các nhóm ưu tiên tại mỗi nước được tiêm phòng. Ông Ghebreyesus hối thúc thế giới tránh lặp lại sai lầm trong quá khứ, như với cuộc khủng hoảng đại dịch HIV/AIDS, khi các nước giàu nhận được thuốc gần một thập niên, trước khi các sản phẩm này có thể mua được tại những nước nghèo hơn.
Tương tự, trong dịch cúm H1N1 năm 2009, vaccine chỉ tới được các nước nghèo khi dịch bệnh kết thúc. Theo Tổng Giám đốc WHO, việc tích trữ và không chia sẻ vaccine là thảm họa đạo đức, khiến đại dịch Covid-19 kéo dài và làm chậm quá trình phục hồi.
Trước đó, Ủy ban châu Âu công bố nhiều biện pháp để nâng cao hiệu quả giám sát và có thể cấm các nhà máy sản xuất đặt tại các nước thành viên EU xuất khẩu vaccine ngừa Covid-19. Giám đốc phụ trách vấn đề tiếp cận dược phẩm và các sản phẩm y tế của WHO, bà Mariangela Simao, cho rằng giải pháp EU đưa ra tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho hoạt động cung ứng vaccine toàn cầu.
Việt Nam phát hiện chủng virus biến thể mới SARS-CoV-2 của Nam Phi
(ĐCSVN)- Một bệnh nhân mắc COVID-19 tại Việt Nam nhiễm biến thể mới virus SARS-CoV-2 được ghi nhận tại Nam Phi là một chuyên gia nhập cảnh Việt Nam được cách ly tại Hà Nội.
Phát hiện biến thể mới của vius SARS-CoV-2 tại Việt Nam
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết, các nhà khoa học của Viện này đã lấy mẫu, xét nghiệm và giải tình tự gen virus SARS-CoV-2 trên các bệnh nhân tại khu vực phía Bắc, trong đó hầu hết là các ca nhập cảnh. Kết quả hiện đã xác định một bệnh nhân (là chuyên gia nhập cảnh hiện đang được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh) nhiễm biến thể mới của virus SARS-CoV-2 được ghi nhận tại Nam Phi.
Chủng biến thể này cũng đã được khuyến cáo có khả năng lây lan nhanh hơn các chủng đã được biết từ đầu dịch. Chủng này được phân lập trên bệnh nhân là ca nhập cảnh (chuyên gia từ Nam Phi).
Theo thông tin từ Tổ chức Y tế thế giới, biến chủng này đã lan ra hơn 30 quốc gia, vùng lãnh thổ. Ngoài ra, biến chủng xuất hiện đầu tiên tại Anh đã lây nhiễm cho khoảng 80 quốc gia. Ngoài ra, một biến thể mới nhất phát hiện tại Brazil cũng đã lây lan ra nhiều quốc gia trong vòng 2 tuần qua.
Mới nhất tại Việt Nam, trường hợp nữ công nhân ở công ty Poyun (Chí Linh, Hải Dương) được phát hiện mắc COVID-19 khi vừa tới Nhật Bản. Kết quả giải trình tự gene phía Nhật cho thấy, trường hợp này nhiễm biến thể mới của virus SARS-CoV-2 của Anh. Từ thông tin của trường hợp này, Việt Nam đã tiến hành các biện pháp khoanh vùng, cách ly, xét nghiệm diện rộng, tới nay phát hiện khoảng 180 ca bệnh ở Công ty Poyun.
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đang làm giải trình tự gene bệnh nhân COVID-19 trong đợt dịch mới ở Hải Dương.
Trước đó, sáng 2/1, Bộ Y tế cũng thông tin Viện Pasteur TP HCM việc phát hiện một bệnh nhân COVID-19 nhiễm chủng virus SARS-Cov-2 biến thể, là chủng được ghi nhận tại Anh.
Đây là BN1435 nhiễm chủng virus SARS-CoV-2 – biến thể VOC 202012/01. Đây là chủng mới được ghi nhận ở Anh gần đây. Đồng thời chủng gây bệnh cho BN1435, cũng có đột biến D614G vốn là chủng được cho làm lây lan nhanh. BN1435 là nữ, sinh năm 1976, quê quán tỉnh Trà Vinh, về Việt Nam từ Anh ngày 22/12/2020 và được cách ly tập trung ngay tại Trà Vinh.
Như vậy, hiện Việt Nam xuất hiện hai biến chủng của virus SARS-CoV-2 có nguồn gốc từ Anh và Nam Phi./.
Biến thể nCoV Nam Phi nguy hiểm thế nào?
Biến thể nCoV Nam Phi mang những đột biến làm giảm hiệu quả của vaccine, khiến cuộc chiến với Covid-19 dai dẳng, phức tạp hơn.
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương sáng 31/1 công bố kết quả giải trình tự gene “bệnh nhân 1442”, 25 tuổi, quốc tịch Nam Phi, nhiễm biến thể nCoV từ Nam Phi.
Theo Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, đây là trường hợp nhiễm chủng nCoV Nam Phi đầu tiên tại Việt Nam. Kết quả giải trình tự gene cho thấy chủng virus trong mẫu bệnh phẩm trùng khớp với biến thể nCoV mới.
Biến thể Nam Phi (501.V2 hay B.1.351) mang ba đột biến (E484K, K417N và N501Y) tại các vùng quan trọng của gene – nơi tạo ra protein gai dùng để gắn vào tế bào người. Trong đó, E484K có khả năng làm giảm độ nhận biết của kháng thể người với virus.
“Như vậy, nó giúp nCoV vượt qua hàng rào miễn dịch sinh ra bởi vaccine”, Francois Balloux, giáo sư sinh học, Đại học College London, cho biết.
*** WHO đến chợ Vũ Hán tìm “manh mối” COVID-19
Nhóm chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phụ trách điều tra nguồn gốc COVID-19 ngày 31/1 đã đến thăm chợ hải sản Huanan của thành phố Vũ Hán, Trung Quốc, nơi COVID-19 lần đầu được phát hiện.
CIA đã chế tạo robot chuồn chuồn gián điệp từ thập niên 1970
Các tài liệu mới được công bố cho thấy cách CIA tạo ra một trong những nguyên mẫu robot côn trùng đầu tiên trên thế giới.
Biển người Pháp đổ ra đường biểu tình bất chấp COVID-19
Hàng chục nghìn người biểu tình đã đổ xuống đường tại nhiều thành phố của Pháp trong cuối tuần qua để phản đối dự luật an ninh mới, bất chấp tình hình COVID-19 vẫn đang diễn biến phức tạp tại quốc gia này.
Iran – Nga ký thoả thuận phối hợp sản xuất vaccine COVID-19 Sputnik V
Hãng tin IRNA dẫn lời Đại sứ Iran tại Nga Kazem Jalali hôm 30/1 cho biết Moscow và Tehran đã ký một thỏa thuận về việc mua và sản xuất chung vaccine ngừa COVID-19 Sputnik V của Nga.
Ông Biden kêu gọi ông Putin thả Navalny
Tổng thống Mỹ Joe Biden đã kêu gọi Tổng thống Nga Vladimir Putin trả tự do cho nhà hoạt động đối lập Alexei Navalny trong cuộc điện đàm tuần này.
Trung Quốc kêu gọi người dân ở nhà, ăn Tết qua mạng
“Xuân vận” được gọi là cuộc di cư lớn nhất thế giới diễn ra thường niên ở Trung Quốc mỗi dịp Tết âm lịch. Trong kì nghỉ Tết Tân Sửu 2021, ước tính có khoảng 1,152 tỉ chuyến đi, giảm 60% so với năm 2019.
Rơi trực thăng quân sự ở Cuba, 5 người thiệt mạng
Một chiếc trực thăng quân sự của Cuba đã bị rơi ở khu vực miền núi phía đông nước này hôm 29/1 (giờ địa phương), khiến cả 5 thành viên phi hành đoàn thiệt mạng, theo Reuters.
Hiệp ước hạt nhân Nga – Mỹ gia hạn thêm 5 năm
Điện Kremlin thông báo Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 29/1 đã ký luật cho phép gia hạn Hiệp ước cắt giảm và hạn chế vũ khí tấn công chiến lược START mới (New START, hay còn gọi là START-3) thêm 5 năm, tới ngày 5/2/2026.
Chiến dịch truy lùng trùm ma túy “El Chapo” của châu Á
Ngày 22-1, trùm ma tuý Tse Chi Lop (57 tuổi), kẻ bị cáo buộc là thủ lĩnh của tổ chức tội phạm lớn nhất châu Á và là một trong những kẻ bị truy nã gắt gao nhất thế giới đã bị bắt ở Hà Lan. Australia hiện đang thúc đẩy việc dẫn độ tên này để đưa ra xét xử.
Mỹ chần chừ tái gia nhập JCPOA
Hôm 27/1 (giờ địa phương), chính quyền của tân Tổng thống Mỹ Joe Biden khẳng định thiện chí quay trở lại tham gia thỏa thuận hạt nhân Iran ký năm 2015, có tên gọi chính thức là Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA). Tuy nhiên, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken nhấn mạnh, Washington sẽ chỉ quay lại thỏa thuận này một khi Tehran khôi phục các cam kết.
EU phê duyệt vaccine AstraZeneca cho người trưởng thành
Cơ quan Dược phẩm châu Âu (EMA) hôm 29/1 đã phê duyệt vaccine ngừa COVID-19 của AstraZeneca để sử dụng cho người trưởng thành trong khắp Liên minh châu Âu (EU), theo AP.
Iran bác yêu cầu “không thực tế” của Mỹ
Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif ngày 29/1 cho biết Tehran sẽ không chấp nhận yêu cầu của Mỹ về việc đảo ngược đẩy nhanh chương trình hạt nhân trước khi Washington dỡ bỏ các lệnh trừng phạt.
Lãnh đạo Mỹ-Trung có thể sắp gặp mặt tại Singapore
Chính quyền của tân Tổng thống Mỹ Joe Biden có thể sẽ tổ chức các cuộc gặp với phía Trung Quốc trong khuôn khổ cuộc họp của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) ở Singapore vào tháng 5/2021.
Trung Quốc nói chính sách của ông Trump “thất bại hoàn toàn”, kêu gọi hàn gắn
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lạc Ngọc Thành đã kêu gọi Washington lập tức hành động để cải thiện mối quan hệ song phương, đồng thời công kích chính quyền Trump vì đã theo đuổi “một chính sách thất bại hoàn toàn” với Bắc Kinh.
Phát hiện người cùng lúc nhiễm hai biến thế virus SARS-CoV-2
Một số nghiên cứu mới đây tại Brazil đã phát hiện những bệnh nhân bị nhiễm hai chủng COVID-19 khác nhau cùng lúc.
Anh cân nhắc tham gia “NATO châu Á” đối đầu với Trung Quốc
Trong chuyến thăm đến Ấn Độ vào tháng 12/2020, Ngoại trưởng Anh Dominic Raab từng bật mí về khả năng London tham gia “Đối thoại tứ giác an ninh”.
Nga sụt giảm dân số “sốc” sau năm COVID-19
Tổng dân số Nga sụt giảm hơn nửa triệu người, mức cao nhất được ghi nhận suốt 15 năm qua, phần lớn do những tác động tiêu cực của đại dịch toàn cầu COVID-19.
Tổng hợp-TT