VINAROYAL GROUP

Tư vấn thiết kế - Đầu tư và kinh doanh bất động sản
Dây truyền tuyển - luyện xỉ Titan
Dự án khu liên doanh kinh tế biển Đông - Nam; Mỹ Thủy Seaport trong tương lai
Trang chủ Tin quốc tế

Tin vắn quốc tế ngày 4/4/2021

     Nga sẵn sàng tham gia cơ chế COVAX, chia sẻ vaccine COVID-19 trên toàn thế giới; Hàn – Nhật – Mỹ nhất trí sớm nối lại đối thoại với Triều Tiên; Nhà sản xuất chip lớn nhất thế giới sẽ rót 100 tỷ USD vào sản xuất chip công nghệ cao; Mưu đồ của Trung Quốc khi ngang nhiên đưa hàng trăm tàu tới Đá Ba Đầu…là những tin chính được cập nhật.
Nga sẵn sàng tham gia cơ chế COVAX, chia sẻ vaccine COVID-19 trên toàn thế giới
Nga sẵn sàng tham gia cơ chế COVAX, chia sẻ vaccine COVID-19 trên toàn thế giới - 1      Nga tuyên bố sẵn sàng tham gia vào cơ chế COVAX. (Ảnh minh họa: WHO)
(VTC News) – Đại diện thường trực của Liên bang Nga tại Văn phòng Liên hợp quốc và các tổ chức quốc tế tại Geneve, Gennady Gatilov, tuyên bố Nga sẵn sàng tham gia cơ chế COVAX.
Hãng tin Izvestia dẫn lời ông Gennady Gatilov cho biết, Nga ủng hộ các nỗ lực đa phương để chống lại đại dịch, công nhận vai trò quan trọng của COVAX là một trong những kênh quốc tế quan trọng để cung cấp vaccine chống lại COVID-19, chủ yếu cho các nước đang phát triển có hệ thống y tế yếu kém.
Ông Gennady Gatilov cho biết, Nga hỗ trợ đáng kể cho các quốc gia quan tâm trong cuộc chiến chống lại đại dịch, sẵn sàng tiếp tục và tăng cường hợp tác với các đối tác, bao gồm cả việc cung cấp vaccine. Hiện nay, Quỹ đầu tư trực tiếp của Nga đang xem xét đưa loại thuốc này vào danh mục thuốc của COVAX.
Để trở thành một phần của danh mục này, vaccine phải được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chứng nhận và đưa vào Danh sách sử dụng khẩn cấp (EUL). Hiện nay, đơn xin đưa Sputnik-V vào Danh sách Sử dụng Khẩn cấp (EUL) đã được gửi đến WHO và đang trong quá trình xem xét.
Sáng kiến​​ Toàn cầu COVAX được thành lập theo sáng kiến của Liên minh Châu Âu nhằm đảm bảo tất cả các quốc gia trên thế giới đều có quyền tiếp cận bình đẳng với vaccine ngừa COVID-19. Theo cơ chế này, các tổ chức Liên minh Đổi mới sáng tạo Sẵn sàng cho dịch bệnh (CEPI) và Liên minh Toàn cầu về vaccine và Tiêm chủng (Gavi) đảm nhận công việc này. Cơ chế COVAX được điều phối bởi WHO. Đối tượng tiếp nhận chính chủ yếu của Cơ chế này là các nước đang phát triển.
Thêm thông tin
Hàn – Nhật – Mỹ nhất trí sớm nối lại đối thoại với Triều Tiên
SGGP Ngày 3-4, Cố vấn An ninh quốc gia Hàn Quốc Suh Hoon thông báo, Hàn Quốc cùng Nhật Bản và Mỹ đã nhất trí cần phải giải quyết vấn đề hạt nhân Triều Tiên một cách hòa bình.
Tuyên bố trên được đưa ra trong bối cảnh ba bên tái khẳng định những nỗ lực chung nhằm nhanh chóng nối lại tiến trình đàm phán phi hạt nhân hóa với Bình Nhưỡng. Ngoài ra, giới chức 3 nước cũng thống nhất những nỗ lực nhằm sớm nối lại tiến trình đàm phán Triều Tiên – Mỹ trong thời gian sớm nhất.
Trước khi diễn ra sự kiện này, Mỹ cho biết nước này sẽ thông báo về quá trình xem xét chính sách đối với Triều Tiên với 2 đồng minh quan trọng ở châu Á, đồng thời tạo điều kiện cho Seoul và Tokyo một cơ hội khác để đưa ra ý kiến đóng góp cho chính sách mới của Mỹ.
Nhà sản xuất chip lớn nhất thế giới sẽ rót 100 tỷ USD vào sản xuất chip công nghệ cao
Nhà sản xuất chip lớn nhất thế giới TSMC (Đài Loan) tuyên bố sẽ đầu tư 100 tỷ USD vào sản xuất các sản phẩm chip cao cấp trong 3 năm tới để giải cơn khát chip toàn cầu.
Theo đài CNN, khoản đầu tư này tăng lên đáng kể so với kế hoạch mà TSMC công bố đầu tư khoảng 25 – 28 tỷ USD trong năm nay. Hãng chip Đài Loan dự kiến rót số tiền trên vào “nâng cao năng lực hỗ trợ sản xuất, hoạt động nghiên cứu và phát triển các công nghệ bán dẫn tiên tiến”, CNN đưa tin.
Trước đó, TSMC cho rằng các “đại xu hướng” như 5G và điện toán hiệu năng cao sẽ khiến nhu cầu công nghệ bán dẫn tăng cao trong vài năm tới. Hôm qua 1/4, TSMC khẳng định Covid-19 đã “đẩy nhanh quá trình số hóa trên mọi khía cạnh”.
Sau thông tin rót vốn khủng vào sản xuất chip, cổ phiếu TSMC tăng 2,6% trong ngày giao dịch 1/4 tại Đài Loan.
Những “gã khổng lồ” của ngành công nghiệp sản xuất chip toàn cầu đang chạy đua nâng cao năng lực sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng. Đặc biệt, trong bối cảnh thế giới thiếu chip trầm trọng, các ngành công nghiệp từ sản xuất ôtô đến trò chơi điện tử đều đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Tuần trước, Tập đoàn Intel (Mỹ) đã công bố kế hoạch đầu tư 20 tỷ USD xây dựng hai nhà máy sản xuất chip mới tại bang Arizona. Động thái của Intel nhằm tái khẳng định vị thế hàng đầu của hãng này trong ngành công nghiệp bán dẫn. Sự chậm trễ của Intel trong sản xuất các loại chip thế hệ mới đã tạo cơ hội cho các đối thủ như TSMC và Samsung vượt lên.
Hồi tháng 1, TSMC cho biết sẽ đầu tư 25 – 28 tỷ USD cho sản xuất chip trong năm nay, cao hơn so với mức 17 tỷ USD năm 2020. Hãng này cho biết 80% nguồn vốn này sẽ được đầu tư vào các công nghệ xử lý tiên tiến. Tại buổi công bố kết quả kinh doanh hồi tháng 1, Phó chủ tịch kiêm Giám đốc tài chính của TSMC, ông Wendell Huang cho biết, hãng này đang bước vào “một giai đoạn tăng trưởng mới”.
Mưu đồ của Trung Quốc khi ngang nhiên đưa hàng trăm tàu tới Đá Ba Đầu
(DTO) Theo chuyên gia Mỹ Greg Poling, bằng việc triển khai trái phép hàng trăm tàu tới các vùng biển không phải của mình, Trung Quốc âm mưu đẩy dần các nước khác ra khỏi khu vực.
Theo New York Times, các tàu Trung Quốc hiện diện ở Biển Đông như những “vị khách” không mời mà đến, và cũng không chịu rời đi.
Từng ngày trôi qua, các tàu Trung Quốc xuất hiện ngày càng nhiều. Bắc Kinh bao biện rằng đó chỉ là các tàu cá, mặc dù chúng có vẻ như không đánh bắt cá.
Trung Quốc ngang nhiên nói rằng các tàu của nước này tập trung lại để tìm nơi trú ẩn và tránh bão, dù trên thực tế không có cơn bão nào.
Trước đây, Trung Quốc ngang nhiên khẳng định yêu sách phi pháp của nước này ở Biển Đông bằng việc bồi đắp và quân sự hóa các đảo. Còn bây giờ, toan tính của Bắc Kinh là củng cố các thực thể mà nước này bồi đắp trái phép trên Biển Đông bằng việc triển khai hàng loạt tàu tới vùng biển này, thách thức các quốc gia khác trong việc xua đuổi các tàu này.
Theo New York Times, Trung Quốc muốn dùng sự hiện diện áp đảo trên Biển Đông để đạt được mưu đồ mà Bắc Kinh chưa làm được thông qua hoạt động ngoại giao hoặc luật pháp quốc tế.
Ngân hàng Trung ương Trung Quốc cảnh báo hàng loạt rủi ro tài chính, nguy cơ vỡ nợ
Lời cảnh báo mới nhất từ các quan chức cấp cao Trung Quốc trong mấy tuần trở lại đây về rủi ro thị trường trong nước…
Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) ngày 1/4 đưa ra loạt cảnh báo về những rủi ro tài chính tích tụ ở nước này trong nhiều năm qua và cả những cú sốc từ bất ổn bên ngoài.
Những rủi ro này bao gồm từ biến động thị trường cổ phiếu và trái phiếu cho tới nguy cơ xảy ra những vụ vỡ nợ trái phiếu của các công ty bất động sản – ông Zou Lan, Giám đốc Vụ Thị trường tài chính thuộc PBoC, nói với các nhà báo.
Nhận định chi tiết này từ PBoC là lời cảnh báo mới nhất từ các quan chức cấp cao của Trung Quốc trong mấy tuần trở lại đây về những rủi ro thị trường trong nước.
Chỉ số Shanghai Composite Index của thị trường chứng khoán Trung Quốc hầu như không tăng từ đầu năm đến nay, trong khi chỉ số S&P 500 của chứng khoán Mỹ đã tăng hơn 5%. Chỉ số CSI 300 của các cổ phiếu blue-chip Trung Quốc đã sụt khoảng 15% sau khi đạt đỉnh 13 năm vào tháng 2, do nỗi lo về chính sách tiền tệ thắt lại. Đồng Nhân dân tệ giảm giá khoảng 1% so với đồng USD trong tháng 3, chấm dứt chuỗi 8 tháng tăng liên tiếp.
Đại dịch Covid-19 và mức độ biến động cao của các dòng vốn quốc tế đã tạo ra những cú sốc trên thị trường tài chính Trung Quốc, ông Zou nói.
Từng hấp dẫn hàng đầu châu Á, kinh tế Myanmar đang tê liệt vì bất ổn chính trị
Hai tháng sau cuộc đảo chính quân sự hôm 1/2, nền kinh tế Myanmar đang gần như tê liệt…
Thuộc một khu vực sôi động và có dân số đông, Myanmar từng được xem là một trong những nền kinh tế hứa hẹn nhất ở khu vực châu Á sau khi nước này thoát khỏi sự cô lập của phương Tây. Tuy nhiên, hai tháng sau cuộc đảo chính quân sự hôm 1/2, nền kinh tế Myanmar đang gần như tê liệt – tờ báo Nikkei cho hay.
Bạo lực, biểu tình đã khiến các hoạt động kinh tế của Myanmar giảm chóng mặt. Tình hình sẽ càng trở nên tệ hơn một khi phương Tây triển khai các biện pháp trừng phạt đối với Myanmar để đáp trả việc quân đội nước này trấn áp người biểu tình.
Dữ liệu về di chuyển từ Google Maps cho thấy vào thời điểm cuối tháng 3, giao thông đi bộ tại các địa điểm bán lẻ và giải trí ở Myanmar giảm tới 85% so với mốc cơ sở trước đại dịch Covid-19, và giảm 80% tại nơi làm việc. Hôm 24/3, một cuộc “biểu tình im lặng” được hưởng ứng bằng việc đóng cửa tất cả các siêu thị và cửa hàng tiện ích ở Myanmar, khiến quân đội phải tìm các buộc các cơ sở này mở cửa trở lại.
Hoạt động kinh tế sụt giảm có ảnh hưởng nặng nề đến các cơ sở kinh doanh nhỏ của Myanmar, chẳng hạn một cửa hiệu bán hoa quả ở một khu vực đang bị thiết quân luật ở Yangon. “Bình thường người qua lại rất nhiều. Bây giờ, tôi phải đóng cửa ngay từ buổi trưa vì chẳng có khách”, chủ cửa hiệu nói.
Mỹ trừng phạt nhà máy làm hỏng 15 triệu liều vaccine Covid-19
Chính quyền Biden cấm nhà máy Emergent tiếp tục sản xuất vaccine AstraZeneca sau sự cố làm hỏng 15 triệu liều, giao quyền phụ trách cơ sở cho Johnson&Johnson.
Sau quyết định của Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ, nhà máy Emergent BioSolutions ở Baltimore, bang Maryland sẽ chỉ còn sản xuất vaccine Covid-19 của Johnson&Johnson, nhằm tránh sự cố trộn nhầm vaccine trong tương lai, hai quan chức y tế cao cấp của Mỹ cho biết ngày 3/4.
Hãng dược phẩm Johnson&Johnson xác nhận quyết định và cho biết họ “chịu hoàn toàn trách nhiệm” với vaccine được sản xuất bởi Emergent.
Quyết định này được đưa ra sau sự cố Emergent, đối tác sản xuất vaccine Covid-19 của AstraZeneca và Johnson&Johnson, trộn lẫn hai thành phần vaccine khiến 15 triệu liều bị hỏng, buộc các cơ quan quản lý hoãn cấp phép cho dây chuyền sản xuất của nhà máy.
Châu Âu tiếp tục chia rẽ vì vaccine ngừa Covid-19
Kinhtedothi – Thủ tướng Áo Sebastian Kurz đã chỉ trích việc phân bổ vaccine trong khối 27 quốc gia, nói rằng một số quốc gia đang nhận được nhiều hơn số phần “đáng ra họ nhận được”.
Liên minh châu Âu đang cố gắng thể hiện sự đoàn kết chung trong vấn đề tiêm chủng ngừa Covid-19 giữa các quốc gia thành viên, sau 1 tuần đàm phán về việc phân phối liều lượng vaccine bổ sung.
Cuối ngày 1/4, một thỏa thuận về phương thức phân phối một lô 10 triệu liều vaccine của Pfizer-BioNTech cho Bulgaria, Croatia, Estonia, Latvia và Slovakia đã đạt được. Trong khi Áo, cùng với Cộng hòa Séc và Slovenia, không có thêm liều bổ sung.
Châu Âu khó khăn trong đạt đồng thuận về việc phân phối vaccine ngừa Covid-19 giữa các thành viên trong khối. Ảnh: Xinhua
5 quốc gia EU (Bulgaria, Croatia, Estonia, Latvia và Slovakia) vất vả nhất trong triển khai tiến trình tiêm chủng cuối cùng đã nhận thêm được số vaccine bổ sung. Tuy nhiên, việc 3 quốc gia châu Âu bao gồm Áo, Cộng hòa Séc và Slovenia không tham gia thỏa thuận vẫn cho thấy những khó khăn của quá trình bàn thảo thống nhất, trong bối cảnh các ca nhiễm Covid-19 đang tăng trở lại ở một số quốc gia châu Âu.
Tại một hội nghị thượng đỉnh của EU vào tuần trước, Thủ tướng Áo Sebastian Kurz đã chỉ trích việc phân bổ vaccine trong khối 27 quốc gia, nói rằng một số quốc gia đang nhận được nhiều hơn số phần “đáng ra họ nhận được”, và khiến các quốc gia khác phải gánh phần chi phí đó. Hiện các nhà lãnh đạo EU vẫn không thống nhất được cơ chế điều chỉnh cho tỷ lệ phân bổ vaccine. Các đại sứ EU sẽ tiếp tục bàn thảo về vấn đề này.
Theo chương trình mua sắm chung do Ủy ban Châu Âu thiết lập, số lượng vaccine cho các nước thành viên được phân bổ trên cơ sở tỷ lệ góp vốn, nhưng một số quốc gia hiện đang nhận được ít hơn phần họ góp vốn. Phần lớn các thành viên EU cho rằng hệ thống này đang hoạt động tốt, nhưng cũng cho rằng một số nước sai lầm khi tập trung vào vaccine của hãng AstraZeneca thay vì đa dạng hóa danh mục vaccine.
Lý do là các mũi tiêm của AstraZeneca rẻ và dễ xử lý hơn so với vaccine của Pfizer-BioNTech hoặc Moderna. Hãng AP nhận định EU vẫn chậm chân hơn so với các quốc gia như Vương quốc Anh và Mỹ trong vấn đề này.
*** Lũ quét khiến hàng chục người thiệt mạng tại Indonesia và Đông Timor
Lũ quét do mưa lớn xối xả gây ra ngày 4/4 đã khiến 23 người trên quần đảo Flores, Indonesia thiệt mạng và 9 người khác bị thương, trong khi tại Đông Timor, số nạn nhân thiệt mạng đã tăng lên 8 người.
Giải mật CdB, thực thể tình báo tuyệt mật của châu Âu
Tháng 11-2019, tờ báo Áo, Oesterreich, đã công bố một tài liệu nội bộ về Club de Berne (CdB) và từ đây đã tạo nên vụ rò rỉ lớn nhất trong lịch sử của tổ chức tình báo tuyệt mật và đáng lo ngại này.
Jordan bắt giữ thành viên Hoàng gia, nghi điều tra âm mưu đảo chính chưa từng có
Hãng Thông tấn Nhà nước Jordan Petra ngày 4/4 đưa tin, một thành viên gia đình Hoàng gia nước này và cựu quan chức Hoàng gia đã bị bắt một ngày trước đó. Trong khi đó, cựu Thái tử Jordan tuyên bố ông đã được yêu cầu không được rời khỏi nhà.
Tổng thống Argentina dương tính với COVID-19 dù đã tiêm vaccine
Argentina ngày 3/4 (giờ địa phương) xác nhận Tổng thống nước này Alberto Fernandez xét nghiệm dương tính với COVID-19, với các biểu hiện đau đầu và sốt nhẹ.
“Nóng” trở lại tình hình miền Đông Ukraine
Thời gian gần đây, căng thẳng ở miền Đông Ukraine liên tục leo thang với các cuộc đụng độ giữa Quân đội Ukraine và lực lượng đối lập.
Trung Quốc ghi nhận thêm 26 ca nhiễm COVID-19, nghi có liên quan đến Myanmar
Khu vực Trung Quốc đại lục đã ghi nhận thêm 26 ca COVID-19 mới vào ngày 2/4, tăng so với 9 ca được ghi nhận ngày hôm trước, những ca này được cho là có liên quan đến Myanmar.
Iran tuyên bố phản đối dỡ bỏ từng bước trừng phạt của Mỹ
Chính phủ Iran muốn Mỹ dỡ bỏ tất cả các lệnh trừng phạt và bác bỏ mọi biện pháp nới lỏng “từng bước” các hạn chế, đài truyền hình nhà nước Iran Press TV đưa tin ngày 3/4.
Biểu tình “du kích” tại Myanmar, thêm 5 người thiệt mạng
Lực lượng an ninh Myanmar ngày 3/4 đã nổ súng vào người biểu tình, khiến ít nhất 5 người thiệt mạng, trong bối cảnh quân đội đang tăng cường kiểm soát mạng xã hội và internet.
Quần đảo Natuna, Indonesia – Nhân tố bất ổn mới trên Biển Đông
Nằm ở phía Bắc đảo Kalimantan, quần đảo Natuna, Indonesia, là ngư trường với nguồn lợi hải sản rất lớn, đang có nguy cơ trở thành nguồn gốc gây căng thẳng giữa Indonesia và Trung Quốc khi những tàu đánh cá Trung Quốc được hộ tống bởi tàu hải cảnh vũ trang, hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Indonesia.
Đài Loan phát lệnh bắt giữ nghi phạm gây ra vụ tai nạn tàu hỏa thảm khốc
Cơ quan công tố của Đài Loan đã phát lệnh bắt giữ nghi phạm gây ra vụ tai nạn tàu hỏa khiến ít nhất 50 người thiệt mạng ngày 2/4.
EU sẵn sàng làm trung gian hòa giải cho Cuba và Mỹ
Hãng thông tấn quốc gia Cuba (ACN) ngày 1/4 (giờ địa phương) đưa tin, Liên minh châu Âu (EU) sẵn sàng làm trung gian hòa giải cho mối quan hệ Cuba và Mỹ. La Habana ngay lập tức đã bày tỏ hoan nghênh đối với động thái này.
Tìm ra người có lỗi vụ siêu tàu Ever Given mắc kẹt ở kênh Suez?
Các quan chức quản lý kênh đào Suez cho rằng tàu container khổng lồ Ever Given đã mắc kẹt sau khi đâm vào bờ do lỗi của thuyền trưởng, trong điều kiện thời tiết không thuận lợi.

Tổng hợp-TT