Tổng thống Trump “dọa” lùi thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung đến sau 2020; Mỹ và Nga muốn có hiệp ước về hạt nhân mới; Ông Trump bất ngờ lên tiếng về Kim Jong Un; NATO “nguy kịch”, Nga mừng hơn ai hết?…là những tin chính được cập nhật.
Tổng thống Trump “dọa” lùi thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung đến sau 2020
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh Reuters.
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 3-12 cho biết thỏa thuận thương mại với Trung Quốc có thể phải đợi đến sau cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2020, bày tỏ hy vọng hai nền kinh tế lớn nhất thế giới có thể sớm đạt được thỏa thuận.
“Tôi không đưa ra bất kỳ thời hạn nào”, ông Trump phát biểu với phóng viên tại London, nơi ông sắp có cuộc họp với các nhà lãnh đạo NATO.
“Theo cách nào đó, tôi thích ý tưởng là một thỏa thuận với Trung Quốc nên đợi đến sau cuộc bầu cử. Nhưng nếu như họ muốn đạt được thỏa thuận ngay bây giờ, chúng tôi sẽ xem xét”, ông Trump cho biết.
Bình luận của ông Trump được đưa ra sau khi một số nguồn tin từ Bắc Kinh và Washington cho biết hai nước đang có tiến triển trong đàm phán, nhưng vẫn đang quan ngại liệu những thuế quan đang được áp của Mỹ sẽ bị bãi bỏ cũng như vấn đề mức mua hàng hóa nông sản từ Mỹ cụ thể của Trung Quốc, một phần quan trọng của “thỏa thuận thương mại bước một”.
Trong khi thỏa thuận đang được đàm phán bao gồm những biện pháp mới để bảo vệ thương hiệu, bản quyền và các tài sản trí tuệ khác, một số nguồn tin thương mại cho biết vấn đề chuyển giao công nghệ sẽ được thảo luận sau.
Các chuyên gia thương mại cho biết các mức thuế có khả năng được gỡ bỏ sẽ là mức 15% áp vào ngày 1-9 với 125 tỷ USD hàng tiêu dùng từ Trung Quốc.
Tuy nhiên, những hành động gần đây của ông Trump khiến các quan chức Trung Quốc lo ngại về việc liệu ông có giữ nguyên thỏa thuận ban đầu hay không.
Ngày 2-12, ông Trump tuyên bố sẽ áp thuế đối với nhôm và thép của Brazil và Argentina vì hai nước này “tự định giá thấp đồng tiền” để chuộc lợi.
Mỹ cũng đe dọa áp thuế lên đến 100% đối với hàng hóa từ Pháp, từ rượu champagne đến túi xách, để trả đũa cho các mức thuế dịch vụ kỹ thuật số mà Washington cho là làm tổn hại đến các công ty công nghệ của Mỹ.
Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross ngày 3-12 cho biết trong khi hai bên vẫn đang đàm phán cấp thấp, chưa có cuộc gặp cấp cao nào được lên kế hoạch.
Mỹ và Nga muốn có hiệp ước về hạt nhân mới
(SGGP) Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 3-12 cho biết, Mỹ và Nga muốn đạt được hiệp ước mới về vũ khí hạt nhân. Phát biểu tại London nhân dự Hội nghị thượng đỉnh NATO, ông Trump cho biết, cả Moscow và Washington đều mong muốn có một hiệp ước mới thay thế Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung (INF).
Vào tháng 8, Washington đã rút khỏi INF với lý do Nga “vi phạm hiệp ước” nhưng phía Nga đã phủ nhận. Việc chấm dứt INF gây ra mối đe dọa nghiêm trọng, chủ yếu là cho hòa bình và an ninh châu Âu và làm giảm đáng kể cơ hội duy trì kiểm soát an ninh vũ khí thế giới.
Ngoài ra, theo AP, Nga và Mỹ cũng có thể sẽ tìm cách gia hạn Hiệp ước Cắt giảm vũ khí chiến lược (START) khi hiệp ước này hết hạn vào năm 2021. Nếu không, giữa hai cường quốc này sẽ không có thỏa thuận vũ khí hạt nhân nào có hiệu lực và không còn giới hạn nào về quy mô kho vũ khí hạt nhân của họ. Điều này sẽ kích hoạt một cuộc chạy đua vũ trang mới về vũ khí hạt nhân.
Ông Trump bất ngờ lên tiếng về Kim Jong Un
Tổng thống Mỹ Donald Trump, hôm 3/12, nói ông vẫn có niềm tin ở Chủ tịch Triều Tiên nhưng bình luận rằng ông Kim Jong Un “thích bắn tên lửa lên, đúng vậy không?”
“Đó là lý do tôi gọi ông ấy là Người Tên lửa”, Tổng thống Trump trò chuyện với các phóng viên tại một cuộc gặp với lãnh đạo NATO ở London. Vị tổng tư lệnh Mỹ bày tỏ hy vọng ông Kim sẽ giải trừ hạt nhân nhưng nói thêm: “Chúng ta sẽ thấy thôi”.
Tuần trước, Triều Tiên đã phóng hai tên lửa tầm ngắn ra khơi từ bờ biển phía đông nước này, để thử máy phóng tên lửa đa nòng lớn. Hành động này được xem là thông điệp nhắc nhở Mỹ về thời hạn chót cuối năm nay mà ông Kim Jong Un đã đặt ra cho Washington để thể hiện sự linh hoạt trong đàm phán hạt nhân đang bế tắc.
Reuters dẫn thông tin từ các nhà ngoại giao cho biết, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc dự kiến sẽ nhóm họp trong phòng kín hôm nay (4/12) – theo yêu cầu của Pháp, Anh và Đức – để thảo luận về các vụ phóng mới nhất của Bình Nhưỡng. Hội đồng gồm 15 thành viên này đã cấm Triều Tiên sử dụng tên lửa đạn đạo từ năm 2006.
Trước đó, Triều Tiên cáo buộc Mỹ cố tình kéo lê đàm phán phi hạt nhân hóa trước cuộc bầu cử tổng thống năm tới.
Cũng tại cuộc gặp với lãnh đạo NATO, Tổng thống Trump cho biết, ông đang cố gắng thúc đẩy đàm phán với các đồng minh Hàn Quốc và Nhật Bản về việc gánh thêm chi phí lính Mỹ đóng quân ở hai nước này. Ông nói năm ngoái Hàn Quốc đã nhất trí sẽ trả thêm gần 500 triệu USD/năm cho “sự bảo vệ” của Mỹ, và giờ đây Mỹ cần các cam kết bổ sung.
NATO “nguy kịch”, Nga mừng hơn ai hết?
– Hội nghị thượng đỉnh NATO sẽ chính thức khai mạc trong ngày hôm nay (3/12). Điều đáng nói là hội nghị này diễn ra vào một thời điểm mà liên minh quân sự mạnh nhất thế giới đứng trước nguy cơ sụp đổ bởi mâu thuẫn nội bộ sâu sắc. Viễn cảnh này sẽ khiến Moscow mừng hơn ai hết bởi Nga và NATO đang đối đầu nhau căng thẳng.
Các nhà lãnh đạo thế giới dự kiến sẽ gặp nhau ở Anh trong hai ngày hôm nay (3/12) và ngày mai (4/12) để dự hội nghị thượng đỉnh NATO kỷ niệm 70 năm ngày thành lập liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương.
NATO được đánh giá là liên minh quân sự mạnh nhất thế giới cũng là liên minh quân sự lâu đời và bền vững nhất từ trước đến nay. Tuy nhiên, hội nghị thượng đỉnh kỷ niệm 70 năm thành lập của liên minh này lại khiến người ta chú ý không phải là tình đoàn kết bền chặt mà chính là mâu thuẫn chồng chất trong nội bộ liên minh. Vào dịp kỷ niệm dấu mốc 70 năm, NATO lại phải đối mặt với nguy cơ sụp đổ. Vì thế, hội nghị thượng đỉnh lần này của NATO có nhiều sự bối rối, khó xử và đáng buồn hơn là một dịp kỷ niệm thật sự.
Riêng trong tháng qua, Thủ tướng Anh Boris Johnson đã thẳng thừng yêu cầu Tổng thống Mỹ Donald Trump tránh xa khỏi nền chính trị Anh. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron thì gây tranh cãi với phát biểu NATO “chết não”. Trong khi đó, Nga đang tiếp cận ngày một gần NATO bằng cách thiết lập liên minh với Thổ Nhĩ Kỳ – một thành viên của NATO ở biên giới phía nam Châu Âu.
NATO đã đi được một quãng đường dài kể từ khi nó được thành lập để bảo vệ các nước phương Tây trước Liên Xô năm 1949. Hiện tại, NATO đang thực sự rơi vào sự bất ổn với các thành viên quyền lực nhất công khai đối đầu nhau và làm phương hại đến sức mạnh của liên minh đồng thời với việc Nga đang tiếp cận ngày một gần với phương Tây.
*** Chặng đường hơn 21 năm phát triển Google của hai sinh viên nghèo
Sergey Brin và Larry Page, đôi bạn thân từ thủa sinh viên nghèo khó cùng nhau sáng lập ra Google và cùng nhau đi suốt chặng đường dài hơn 21 năm để rồi phát triển và tạo dựng lên một gã khổng lồ công nghệ của thế giới ở thời điểm hiện tại.
Alphabet bất ngờ mất đi Chủ tịch và giám đốc điều hành
Hai người sáng lập Google là Larry Page và Serge Brin đột ngột rời khỏi hai vị trí quyền lực là Chủ tịch và giám đốc điều hành của Alphabet, công ty mẹ của Google.
Người Kurd mời Mỹ vào Đông Bắc Syria canh mỏ dầu
Dân quân người Kurd xác nhận đã nối lại hợp tác với lực lượng Mỹ và đang cùng nhau triển khai binh sĩ đến các khu vực có mỏ dầu ở Đông Bắc Syria để canh gác.
15 nước châu Mỹ cấm Tổng thống Venezuela đến gần biên giới
15 nước châu Mỹ ngày 3-12 đã đồng ý cấm 29 người Venezuela, trong đó có cả Tổng thống Nicolas Maduro và các đồng minh thân cận của ông, đi đến khu vực biên giới trong một nỗ lực ngoại giao gây sức ép với ông này.
Ông Trump “khó chịu” ra mặt với Tổng thống Pháp
Tổng thống Mỹ Donald Trump và người đồng cấp Pháp Emmanuel Macron đã bất đồng quan điểm sâu sắc về tương lai của NATO trong ngày 3-12, ngay trước khi hội nghị thượng đỉnh nhằm kỷ niệm 70 năm của khối diễn ra.
Triều Tiên đánh tiếng về “quà giáng sinh” cho nước Mỹ
Thứ trưởng Ngoại giao Triều Tiên Ri Thae Song hôm 3-12 đã buông một cảnh báo đầy ngụ ý vào đúng thời điểm hạn chót đàm phán hạt nhân mà Bình Nhưỡng đặt ra cho Washington đang rất gần kề.
Cháy nhà kho tại nông trại làm 8 trẻ em thiệt mạng
Ít nhất 13 người, trong đó có 8 trẻ em đã thiệt mạng trong vụ hỏa hoạn kinh hoàng xảy ra tại nhà kho thuộc một nông trang nằm ở phía Tây Jordan.
Hồ sơ băng đảng ma túy Albania trên đất Anh
Một cái gì đó đã xảy ra vào đêm hôm trước cho nên những cậu bé đứng góc phố rất muốn đưa ra lời khuyên. “Bạn không nên lảng vảng ở đây quá lâu”, một gã nói và từ chối giải thích.
Xe bus 2 tầng lao xuống vách núi, ít nhất 21 người thiệt mạng
Chở khoảng 50 hành khách, chiếc xe bus 2 tầng bị mất lái, lao xuống khe núi làm ít nhất 21 người chết và 20 người khác bị thương…
Thổ Nhĩ Kỳ lại mua thêm S-400 của Nga?
Quan chức Thổ Nhĩ Kỳ khẳng định nước này sẽ ký hợp đồng thứ hai mua tên lửa phòng không S-400 của Nga và hiện hai bên đang đàm phán điều khoản chi tiết của hợp đồng.
Thiết giáp chở quân cảnh Nga ở Syria trúng bom
Một thiết giáp chở quân cảnh Nga đã trúng bom khi tuần tra gần thị trấn Kobani ở Đông Bắc Syria, song không có binh sĩ nào thiệt mạng.
Cam go đàm phán thương mại Mỹ – Trung
Cố vấn Nhà Trắng Kellyanne Conway hôm 26-11 cho biết Mỹ và Trung Quốc đang tiến gần tới thỏa thuận thương mại “giai đoạn 1”, song vẫn còn 3 điểm bất đồng lớn nhất tồn đọng giữa hai bên: chuyển giao công nghệ bắt buộc, đánh cắp sở hữu trí tuệ, mất cân bằng thương mại lên tới 500 tỷ USD/năm.
Tổng thống Ukraine bác nghi án bị ông Trump gạ “đổi chác”
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky khẳng định các cuộc đối thoại giữa ông và Tổng thống Mỹ Donald Trump diễn ra bình đẳng, không có chuyện “đổi chác”.
NATO kỷ niệm 70 năm trong bộn bề khác biệt
Những tràng pháo tay sẽ vang lên khi các nhà lãnh đạo NATO tụ họp tại London trong lễ kỷ niệm 70 của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương – Liên minh quân sự thành công nhất trong lịch sử thế giới.
COP25: Kỳ vọng cao nhưng khả năng ít đột phá
Hơn 25.000 đại biểu từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có nguyên thủ một số nước, sẽ tụ họp tại Madrid, Tây Ban Nha để tham dự hội nghị. Ban đầu, COP25 dự kiến được tổ chức tại Brazil, nhưng sau đó chuyển sang Chile sau khi Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro nhậm chức.
Tổng hợp-TT