VINAROYAL GROUP

Tư vấn thiết kế - Đầu tư và kinh doanh bất động sản
Dây truyền tuyển - luyện xỉ Titan
Dự án khu liên doanh kinh tế biển Đông - Nam; Mỹ Thủy Seaport trong tương lai
Trang chủ Tin trong nước

Từ 1/7/2020: Bổ sung một số thẩm quyền cho Thủ tướng, Bộ trưởng

– Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2020 đã chính thức bổ sung một số thẩm quyền cho Chính phủ, Thủ tướng và các Bộ trưởng.

Ảnh: TTXVN    Ảnh: TTXVN

Đối với Chính phủ: Trong luật sửa đổi, bổ sung năm 2019, Chính phủ được bổ sung một số nhiệm vụ, quyền hạn trong quản lý về tổ chức bộ máy hành chính nhà nước, chế độ công vụ, cán bộ, công chức, viên chức và công tác thi đua, khen thưởng.

Cụ thể: Chính phủ được quyết định tiêu chí thành lập và số lượng biên chế tối thiểu để tổ chức, đơn vị trực thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; quy định về tổ chức, khung số lượng, tiêu chí thành lập và số lượng biên chế tối thiểu để tổ chức cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện), đơn vị trực thuộc cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Thống nhất quản lý nhà nước về cán bộ, công chức, viên chức và công vụ trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập; quản lý biên chế công chức trong các cơ quan hành chính nhà nước và số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập từ trung ương đến địa phương; quy định số lượng cấp phó tối đa của người đứng đầu đơn vị trực thuộc cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, đơn vị trực thuộc

Ngoài ra, Chính phủ được Quyết định phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập.

Thủ tướng Chính phủ: Bên cạnh 11 nhóm nhiệm vụ và quyền hạn theo Luật hiện hành, Luật mới bổ sung thêm một số nhiệm vụ và quyền hạn cho người đứng đầu Chính phủ. Cụ thể:

Có quyền chỉ đạo việc quản lý cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, trong khi đó, ở Luật cũ thì chỉ quy định Thủ tướng “chỉ đạo và thống nhất quản lý cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương”.

Thủ tướng quyết định phân cấp hoặc ủy quyền thực hiện những nội dung thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng về quản lý công chức, viên chức trong các cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập thay vì “quyết định việc phân cấp quản lý công chức, viên chức trong các cơ quan hành chính của bộ máy nhà nước” như quy định trước đây.

Ngoài ra, Luật sửa đổi cũng bổ sung cho Thủ tướng thẩm quyền quyết định thành lập, sáp nhập, giải thể các cơ quan, tổ chức khác thuộc UBND cấp tỉnh; quyết định thành lập hội đồng, Ủy ban hoặc ban khi cần thiết để giúp Thủ tướng Chính phủ nghiên cứu, chỉ đạo, phối hợp giải quyết những vấn đề quan trọng liên ngành.

Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ: Với tư cách là người đứng đầu bộ, cơ quan ngang bộ có một số nhiệm vụ và quyền hạn theo luật đã sửa đổi, bổ sung năm 2019 như:

Được thực hiện việc tuyển dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cho từ chức, điều động, luân chuyển, biệt phái, đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức và thực hiện phân cấp quản lý công chức, viên chức đối với các tổ chức, đơn vị trực thuộc theo quy định của pháp luật. Như vậy, so với quy định cũ, ở luật sửa đổi, Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan nganh bộ được mở rộng thêm thẩm quyền biệt phái cán bộ, cho từ chức thay vì cách chức.

Luật sửa đổi cũng quy định, Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ có quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cho từ chức, điều động, luân chuyển, biệt phái, đình chỉ công tác, đánh giá, khen thưởng, kỷ luật người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu tổ chức, đơn vị trực thuộc.

So với quy định trước đây, luật này đã thay thẩm quyền “cách chức” bằng việc “cho từ chức” và bổ sung thêm quyền điều động, luân chuyển, biệt phái người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu tổ chức, đơn vị trực thuộc.

Ngoài ra, Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ có thẩm quyền ra Quyết định thành lập đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật. Theo đó, luật sửa đổi quy định, Bộ trường còn có quyền ‘quyết định thành lập các tổ phối hợp liên ngành’.

Nguồn VnMedia-TT