VINAROYAL GROUP

Tư vấn thiết kế - Đầu tư và kinh doanh bất động sản
Dây truyền tuyển - luyện xỉ Titan
Dự án khu liên doanh kinh tế biển Đông - Nam; Mỹ Thủy Seaport trong tương lai
Trang chủ Tin trong nước

‘Việt Nam ở ngã ba đường’. (Phần hai)

 – “Không! Người Việt Nam không thể chấp nhận tình trạng có các khối đá như vậy, dù đó là các cản trở về thể chế hay gì đi nữa, để tiếp tục tiến lên”.

LTS: Tuần Việt Nam mở Diễn đàn “Vì Việt Nam hùng cường” với mong muốn thu nhận từ quý độc giả những ý kiến, bài viết về các giải pháp phát triển đất nước trong tất cả các lĩnh vực nhằm khơi thông tiềm năng phát triển, cổ vũ niềm tin của cộng đồng vào tương lai Việt Nam.

Chủ đề đầu tiên của Diễn đàn tập trung vào thể chế kinh tế. Mời quý vị cùng theo dõi.

  'Việt Nam ở ngã ba đường'   Ông Ousmane Dione, Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam.
Ông Ousmane Dione, Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam tiếp tục trao đổi với Tuần Việt Nam về những rào cản phát triển, và con đường cần đi để vươn tới thịnh vượng.

Ông nói: Các bạn phải thừa nhận rằng, vẫn còn những khối đá chặn đường đi lên phía trước. Tại sao trong một số trường hợp lại khó gạt chúng đi vậy? Các bạn muốn lùi lại và đợi đến khi có ai đó chuyển khối đá ấy đi rồi mới đi tiếp à? Không! Người Việt Nam không thể chấp nhận tình trạng có các khối đá như vậy, dù đó là các cản trở về thể chế hay gì đi nữa, để tiếp tục tiến lên.

Tôi tin tưởng vào khả năng của người dân Việt Nam. Họ có thể học hỏi thêm, có thể nâng cao năng lực, sáng tạo hơn. Tôi cũng rất tin vào sự cởi mở của người Việt Nam, họ có khả năng lắng nghe, tiếp thu các ý tưởng sáng tạo và chuyển đổi để tạo ra năng lượng mới.

Các bạn phải góp phần hỗ trợ, thúc đẩy quá trình đổi mới. Một số biện pháp đổi mới có thể dễ dàng hơn các biện pháp khác, nhưng ta phải thực hiện mọi biện pháp cần thiết vì mỗi hành động cải cách đều liên quan đến thay đổi. Và cái gì liên quan đến thay đổi thì nó động chạm đến bản tính con người.

Vậy các bạn phải bước ra khỏi vùng an toàn của mình và đi vào vùng mới. Cả thế giới đang thay đổi rất nhanh, trong đó người thành công không nhất thiết là người giỏi nhất và tất nhiên, họ không thể là người bảo thủ nhất được.
‘Việt Nam ở ngã ba đường’
Ông Ousmane Dione, Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam.

Hiện đại hóa hệ thống giáo dục

– Ông nói về thế giới thay đổi, và Việt Nam cần thay đổi. Vậy chúng tôi nên bắt đầu từ đâu?

– Người thành công sẽ là những người có khả năng tiếp thu đổi mới sáng tạo. Xã hội Việt Nam có khả năng tiếp thu cao về đổi mới sáng tạo. Nhìn xem, thế hệ con cái của các bạn đang có cuộc sống khác hẳn các bạn. Hãy nhìn lại thế hệ cha mẹ, trước đây 20 năm họ sống thế nào? Khác hẳn với các bạn bây giờ. Các bạn có thấy sự khác biệt không? Cha mẹ chúng ta đã hi sinh rất nhiều để chúng ta có cuộc sống như hôm nay. Chúng ta cũng có trách nhiệm tương tự cho thế hệ con cháu, mà trách nhiệm ngày nay còn cao hơn nữa vì lí do đơn giản thế này.

Xin phép hỏi bao nhiêu người trong số các bạn trước đây 10-20 năm đã từng biết một chút về châu Phi, về Hoa Kỳ và về thế giới? Vậy mà hôm nay bạn đang ngồi trong phòng này, thảo luận với một người châu Phi làm Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam. Có thể bạn không biết nhưng con cái bạn có thể đang chơi game trên máy tính hay TV với những đứa trẻ khác ở châu Âu, châu Phi, London, New York. Thế giới đang toàn cầu hóa. Và quá trình toàn cầu hóa đi kèm với một loạt thách thức.

Đó là vấn đề công nghệ sẽ tác động lên cuộc sống mỗi người. Bạn có thể gọi đó là đột phá, nhưng tôi cho rằng nó còn hơn cả đột phá nữa. Đó sẽ là sự chuyển đổi toàn diện. Nó sẽ đi kèm các tác động xã hội. Cách thức học tập của chúng ta ngày xưa và của con em chúng ta ngày nay rất khác nhau.

Ngày xưa chúng ta học trong sách, ngồi trong lớp, thầy giáo đặt câu hỏi và bạn giơ tay phát biểu, đúng không? Nhưng bây giờ thì khác, nếu học sinh có câu hỏi, thay vì đi tìm câu trả lời trong sách chúng sẽ lấy máy iPhone ra và tìm câu trả lời trên Google. Nhưng điều đó còn hàm ý một điều nữa là con cái chúng ta sẽ sống trong một thế giới phức tạp gấp bội. Một thế giới phức tạp gấp bội. Nhớ nhé. Sự phức tạp ấy không chỉ là vấn đề tri thức. Tôi xin lấy ngay đất nước tôi làm ví dụ. Ở quê tôi học sinh bắt buộc phải học 3 ngoại ngữ thông dụng trên thế giới. Các bạn chú ý nhé – 3 ngoại ngữ, và bắt buộc. Rất mệt đấy, nhưng nó sẽ giúp cạnh tranh tốt hơn. Tôi rất thích nói chuyện với trẻ em Việt Nam. Lí do vì sao ư? Vì tôi sẽ nói cùng một thứ tiếng là tiếng Anh với chúng. Đôi khi tôi nói một số từ tiếng Việt rất buồn cười. Khi đó bọn trẻ sẽ sửa cho tôi và tất cả cùng cười.

Đôi khi tôi rất bực khi nói chuyện với người Việt Nam lớn tuổi. Tôi khá bực, nhưng đó không phải là lỗi của họ. Thậm chí tôi có thể nói rằng tôi là khách ở đây, đó là lỗi của tôi, đáng lẽ tôi phải nói tiếng Việt tốt hơn để có thể nói chuyện được với mọi người bằng tiếng Việt.

Đây chính là lĩnh vực mà tôi muốn nói đến: đại hóa hệ thống giáo dục. Chúng ta không thể chấp nhận trẻ em Việt Nam chỉ nói được tiếng Việt mà thôi. Chúng sẽ phải cạnh tranh trên toàn thế giới. Dù thế hệ trẻ có tư chất giỏi thế nào, dù chúng có thành tích học tập cao đến đâu thì vẫn luôn có một số tiêu chuẩn mà chúng không đạt được, và những người khác có kỹ năng đó sẽ lấy mất việc làm của chúng. Lí do đơn giản là chúng thiếu một số khả năng cạnh tranh mà ta đã cần phát triển. Nếu thế hệ trẻ Việt Nam chỉ nói tiếng Việt thôi thì…

Đây chính là nghịch lý của Việt Nam. Tại sao một xã hội mở như vậy, và người dân có văn hóa sẵn sàng đón nhận cái mới như vậy lại vẫn ngại tiếp nhận ngoại ngữ? Nelson Mandela đã nói: “Nếu bạn nói với ai bằng tiếng của người đó thì họ sẽ hiểu bạn nói gì”. Nếu bạn nói với ai đó bằng ngôn ngữ của họ thì bạn đã chạm được vào trái tim của người đó.

Bây giờ hãy quay trở lại điểm xuất phát câu chuyện của chúng ta. Khi Việt Nam đã là một nền kinh tế mở với trên 15-16 hiệp định thương mại tự do, có quan hệ đối tác với toàn thế giới thì làm sao bạn có thể ngần ngại đón nhận ngoại ngữ được. Nhưng đây chính là một trong những thách thức. Nếu các doanh nghiệp Việt Nam muốn cạnh tranh trên thế giới thì họ nên bắt tay vào học ngoại ngữ đi. Việc đó sẽ dễ thôi, và nó sẽ làm cho Việt Nam mạnh hơn.

Tôi lạc quan, đúng thế, tôi lạc quan đấy. Nhưng tôi cũng biết còn tồn tại nhiều thách thức. Cái khác giữa lạc quan và bi quan là khi nhận thấy có vấn đề thì phải tìm cách giải quyết vấn đề đó. Cần phải biết nguyên nhân sâu xa của vấn đề, và giải pháp thiết thực cho vấn đề đó là gì, đúng không? Còn nếu chỉ làm mỗi việc là quát tháo, đánh đập người khác, hoặc có thái độ tiêu cực thì không giải quyết được gì cả. Nhiệm vụ của tôi ở đây là giúp đỡ, là nói lên sự thật một cách xây dựng.

Chưa giàu đã già

– Chúng tôi vừa ký EVFTA và sẽ co 15-16 hiệp định thương mại tự do (FTAs), trở thành quốc gia có độ mở nhất thế giới. Ông nghĩ gì về việc này?

– Thương mại là động lực tăng trưởng. Việt Nam là quốc gia ký kết nhiều nhất FTAs trong ASEAN,  Việt Nam thuộc dạng đứng đầu thế giới với trên 16 thỏa thuận, hiệp định và điều ước được ký kết với rất nhiều quốc gia.

Nhìn từ góc độ kết quả kinh tế của Việt Nam ngày nay, rất nhiều thành quả kinh tế liên quan đến tác động của thương mại. Khi ta nói về thương mại, vấn đề không chỉ là xuất khẩu và nhập khẩu. nó còn liên quan đến cả hệ thống sản xuất. Ví dụ về hiện đại hóa nông nghiệp. Cách đây 25 năm, Việt Nam là quốc gia nông nghiệp làm không đủ ăn. Ngày nay, Việt Nam là quốc gia đứng đầu về xuất khẩu nhiều mặt hàng nông sản.

Trước khi xuất khẩu, ta phải biết sản xuất. Vì vậy, nếu thương mại chỉ là xuất nhập khẩu thì hơi thiển cận, phải nhìn rộng hơn thế nữa.  Nó liên quan đến cả xu hướng phát triển trong nội bộ quốc gia, tác động đến giảm nghèo và cổ vũ thịnh vượng, tạo ra tầng lớp trung lưu. Ngày nay, cứ mỗi một năm là có thêm một triệu người dân Việt Nam trở thành tầng lớp trung lưu. Hiện có 35% dân số Việt Nam sống ở đô thị. Đến năm 2030, con số đó ở Việt Nam là 50%.

Chúng ta thấy, Việt Nam đang thay đổi rất nhanh. Điều đó lại càng cho thấy lý do, tại sao thương mại lại rất quan trọng. Vì cách sống, cách thức tiêu dùng, sản phẩm tiêu dùng của người dân trước đây ở nông thôn không giống như ngày nay ở các đô thị của Việt Nam, nơi người dân đang ngày càng trở nên kén chọn về chất lượng, về tiêu chuẩn sống. Đồ dùng, thiết bị nếu không thể dễ dàng sản xuất ra thì cần phải nhập khẩu.

Đấy, bạn thấy tất cả những điều đó đều liên quan đến thương mại. Trong thực tế, đi theo hướng đóng cửa không còn là lựa chọn. Và chắc chắn đó không phải là lựa chọn cho Việt Nam. Nền kinh tế của các bạn đã trở nên rất mở. Nhưng làm thế nào để đa dạng hóa đối tác, để tiếp tục hiện đại hóa hơn nữa ở một số ngành, lĩnh vực quan trọng muốn ở vị trí đứng đầu, tìm hiểu một số phương án đánh đổi, từng bước rà soát lại những gì chưa làm, bảo vệ môi trường, v.v. Tất cả những điều đó đều là nội dung của chiến lược mà Việt Nam cần áp dụng.

Có một điều tôi khuyên người dân Việt Nam không nên làm, đó là quay lại chống tự do hóa thương mại. Việt Nam cần thúc đẩy, những tín hiệu đã đưa ra là rất tích cực, và Việt Nam sẽ thấy nhiều quốc gia trên thế giới đứng cùng phe mình. Tạo ra của cải và thịnh vượng cho quốc gia không chỉ nhờ vào thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) mà cần phải có các ngành công nghiệp của mình, doanh nghiệp của mình, rồi tiến ra thị trường thế giới.

Nếu nhìn kỹ vào sự thành công to lớn của các quốc gia Đông Á, chẳng hạn Hàn Quốc, Nhật Bản, và gần đây là Trung Quốc, ta thấy của cải mà các quốc gia đó tích lũy được liên quan nhiều đến thương mại, nhưng không phải chỉ trong thị trường nội địa. Ngày nay, doanh nghiệp Nhật Bản có mặt trên khắp thế giới, doanh nghiệp Hàn Quốc cũng vậy. Đi đến những nơi xa nhất, như Mỹ La-tinh, châu Phi, nếu nhìn ô-tô thì 70% là xe Nhật hoặc xe Hàn. Nếu chúng ta đến nơi xa xôi hẻo lánh nhất ở Mỹ La-tinh mà nhìn thiết bị gia dụng thì một là đồ Mỹ, của General Electrics, hoặc đồ của Samsung, hoặc đồ Nhật,…

Vậy trong bối cảnh đó, doanh nghiệp Việt Nam đang ở đâu, họ đã làm được những gì, đâu là thứ tạo ra của cải cho Việt Nam trong thời gian tới? Tôi đã nêu ra câu hỏi này một số lần rồi.

Hàm ý này cũng là cơ hội cho Việt Nam và cũng là ý chúng tôi đang cân nhắc trong tư vấn thiết kế kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội. Làm thế nào để Việt Nam có thể đặt mình lên bệ phóng và tạo ra của cải ngoài thu hút vốn FDI, ngoài huy động tài nguyên? Làm thế nào để doanh nghiệp Việt Nam bắt đầu chiếm lĩnh thị trường?

Hiện nay, chỉ có rất ít doanh nghiệp Việt Nam làm được, chẳng hạn Viettel. Viettel đang có mặt ở Miến Điện, ở Mozambique và nhiều nơi khác. Nếu những doanh nghiệp như Viettel thành công được, họ sẽ đem lại nhiều cơ hội và họ sẽ tạo ra nền tảng vững chắc cho nhiều doanh nghiệp Việt Nam khác.

Thiếu những doanh nghiệp như vậy, làm sao Việt Nam định vị quốc gia là một mô hình phát triển thành công?

Dân số Việt Nam đang già hóa với tốc độ rất nhanh nhưng quốc gia chưa đủ giàu. Chúng ta hãy nhìn vào thu nhập theo đầu người của Việt Nam, hiện khoảng 2.600 đô la gì đó thôi. Để nâng thu nhập của Việt Nam lên cao hơn nữa, đòi hỏi phải tạo ra thêm của cải, đa dạng hóa nền kinh tế, và duy trì được thành quả. Dân số sẽ già đi, quốc gia chưa giàu, vậy Việt Nam phải tìm nguồn tài chính ở đâu để phát triển trong thời gian tới? Làm sao để tạo ra năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp của Việt Nam? Đó là câu hỏi lớn đòi hỏi phải có các doanh nghiệp chủ chốt, tìm ra hướng đi và tạo ra mô hình phát triển mới trong thời gian tới. Tôi cho rằng, các doanh nghiệp của Việt Nam cần được hỗ trợ, mà điều này rất quan trọng, một số quốc gia đã thực hiện được thành công.

Chẳng hạn liên quan đến hạ tầng, nếu ta đấu thầu xây dựng cạnh tranh thì khả năng cao là doanh nghiệp Trung Quốc sẽ thắng thầu. Doanh nghiệp xây dựng của Việt Nam đang phát triển lên, nhưng nhìn vào các thị trường xây dựng thì thấy bao nhiêu doanh nghiệp của Việt Nam đang tham gia cạnh tranh? Chẳng có ai cả!
‘Việt Nam ở ngã ba đường’
Thiếu hụt cơ sở hạ tầng nghiêm trọng.

ODA và tiếng vỗ của một bàn tay

– Quay trở lại chuyện không kém phần quan trọng là ODA của Ngân hàng Thế giới, tôi nghe nói mức giải ngân ODA chậm kỷ lục. Có chuyện gì vậy?

– Giải ngân ODA trong năm tài chính của chúng tôi rơi vào khoảng 11 – 13%, thấp hơn 18-20% của năm tài chính vừa rồi. Đây (tỷ lệ giải ngân thấp) cũng là chủ đề của cuộc họp vừa rồi của Ban chỉ đạo về ODA, Bộ Tài Chính có cam kết sẽ tăng tốc. Chúng tôi kỳ vọng sẽ phân bổ vốn nhiều hơn cho các dự án…  Tôi nghĩ là sẽ có một số cơ chế linh hoạt có thể thực hiện giữa các bộ ngành, một số dự án có thể đẩy nhanh, một số dự án sẽ phải đóng lại.

– Vì sao lại thấp như vậy trong khi cơ sở hạ tầng ở Việt Nam đang tắc nghẽn. Có vốn mà không triển khai được.

– Tỉ lệ giải ngân là 11% là vấn đề đấy. Các cơ quan chính phủ đã nhận thấy có rất nhiều vấn đề cần giải quyết. Tôi hi vọng sẽ giải quyết được các vấn đề đó, nếu không hậu quả sẽ rất tiêu cực. Đáng lẽ giải ngân một dự án mất 5 năm thì nay cần đến 7 năm. Các tác động mong muốn sẽ chưa thể phát huy sau 5 năm mà phải chờ đến 7 năm. Vật giá tất nhiên cũng tăng.

Khi lập dự trù kinh phí cho dự án chúng ta tính cho thời gian 5 năm. Nhưng nếu dự án đó bị kéo dài thành 7 hoặc 10 năm thì đừng hi vọng rằng giá cả sẽ vẫn ổn định như tính toán. Mọi thứ sẽ đắt đỏ hơn.

Hãy nói về thiết kế. Tại một số nước, khi xây dựng dự án chúng tôi làm toàn bộ qui trình chi tiết đến mức, trước khi phê duyệt dự án thì đã phải có sẵn 30% kinh phí rồi. 30% giá trị dự án đã phải có sẵn, đã được cam kết, và sẵn sàng giải ngân ngay. Như vậy mới thực hiện nhanh được. Chúng tôi làm như vậy ở Ấn Độ và nhiều nước Mỹ La-tinh.

Tại Việt Nam, nhiều khi bạn không thể tiến hành mua sắm được… nếu như chưa có vốn của Chính phủ. Bây giờ hãy tưởng tượng ta đã có hợp đồng nhưng vốn chưa được phân bổ. Vậy mọi người sẽ làm gì? Họ ngồi và đợi. Bạn nói với mọi người rằng dự án đã được duyệt rồi. Ta sẽ có ngần này tiền, nhưng chưa biết khi nào vốn sẽ đến. Nhưng không ai có thể làm được gì, họ không thể mua sắm thiết bị được. Vậy bạn phải đợi, đợi và đợi. Đáng lẽ trong lúc đợi thì bạn đã có thể tiến hành các thủ tục mua sắm rồi.

Tuy nhiên, tôi không đồng ý với quan điểm cho rằng  “không thể”.  Chúng ta phải tìm cách hoàn thành; phải tìm cách đổi mới quy trình.

Dao hai lưỡi

– Ông có thể nên những lý do cụ thể làm giải ngân vốn vay chậm như vậy không? Có phải vì cuộc chiến chống tham nhũng?

– Có nhiều nguyên nhân. Yếu tố đầu tiên, quan trọng nhất phải kể đến là Kế hoạch đầu tư công trung hạn (MTIP) mới áp dụng, bất kỳ dự án nào chưa được đưa vào kế hoạch đều không được phân bổ vốn. Vấn đề là MTIP không chứa đựng được tất cả các dự án.

Ý thứ hai là kể cả khi dự án được phân bổ, cách thức phân bổ đôi khi không cho phép phân bổ đầy đủ nguồn lực cho tất cả các hoạt động cần thực hiện trong dự án. Điều đó cũng lại gây ra một số khó khăn trong lập kế hoạch vì có những dự án được phân bổ quá nhiều tiền, hơn mức có thể chi nhưng lại có những dự án được phân bổ ít hơn so với khả năng tiêu. Cơ chế hiện nay không cho phép có sự linh hoạt để điều chuyển vốn nhanh từ dự án nọ sang dự án kia.

Liên quan đến chiến dịch chống tham nhũng. Không ai có thể nói chống tham nhũng là không tốt. Không ai cả! Đó là việc phải làm. Trên góc độ của Ngân hàng Thế giới, chúng tôi hoàn toàn ủng hộ cuộc chiến đó, chúng tôi hoàn toàn không chấp nhận tham nhũng. Tôi cho là người Việt Nam xứng đáng sống theo cách mỗi xu chi ra. Cho dù cho nhà nước, hay cho tư nhân, thì tiền đó phải được tiêu đúng chỗ để cải thiện cuộc sống hàng ngày của người dân.

Vậy thì cuộc chiến đó có gây tác động không? Chúng tôi đã chứng kiến việc ra quyết định đôi khi bị chậm lại. Nói thẳng thắn thì ra quyết định chậm trễ diễn ra ở mọi cấp độ. Vậy thì chuyện này liên quan gì đến chống tham nhũng hiện nay? Với vị trí hiện nay của tôi thì khó nói, nhưng cái tôi thấy là, ở cấp độ nào đó việc ra quyết định bị chậm lại mà đôi khi không vì lý do nào có thể lý giải. Nhưng cũng có thể thông cảm, có thể hiểu được khi mọi người đang cố gắng làm những điều tốt. Vấn đề là nếu làm những điều đúng đắn thì mọi người không có gì phải e sợ. Nhưng đúng là nói thì dễ nhưng thực tế không phải lúc nào cũng vậy. Vậy thì đó là con dao hai lưỡi.

Tôi nghĩ một mặt, mọi người phải hiểu là tham nhũng là thứ tồi tệ nhất, ảnh hưởng đến nền kinh tế và đem lại ảnh hưởng ở nhiều cấp độ khác nhau. Nhìn nhận như vậy, chiến dịch chống tham nhũng là việc tốt phải làm và phải duy trì vì hình ảnh của quốc gia, vì nền kinh tế của quốc gia.

Nhưng ngược lại cũng phải đảm bảo là những hoạt động đầu tư đúng đắn, những việc đúng đắn vẫn cần phải thực hiện… Tôi nghĩ phải đưa ra thông điệp phù hợp vì tôi thấy thông điệp của cuộc chiến dịch chống tham nhũng chưa rõ ràng. Tôi nghĩ cần phải đưa ra thông điệp cho mọi người, là họ phải có trách nhiệm giải trình, phải tiếp tục có trách nhiệm và cũng cần phải tiếp tục ra quyết định. Và khi ra quyết định đúng đắn thì phải không e sợ bất kỳ điều gì. Mọi người phải được khuyến khích, phải có động lực đưa ra quyết định đúng đắn, kịp thời, để mọi việc được vận hành ổn thỏa. Đây là điều cần được quán triệt trong toàn hệ thống. Tôi cho rằng đây là điểm quan trọng cần phải cân đối giữa hai vế.

Nguồn VNN-TT