VINAROYAL GROUP

Tư vấn thiết kế - Đầu tư và kinh doanh bất động sản
Dây truyền tuyển - luyện xỉ Titan
Dự án khu liên doanh kinh tế biển Đông - Nam; Mỹ Thủy Seaport trong tương lai
Trang chủ Tin trong nước

Xu hướng phát triển doanh nghiệp tư nhân Việt Nam: Còn nhiều vấn đề đáng lo ngại!

 – Theo ông Trần Đình Thiên – nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, hiện số doanh nghiệp “nhỏ và siêu nhỏ” đã chiếm 95 – 96% tổng số doanh nghiệp, trong khi đó số lượng doanh nghiệp “vừa” quá ít (chỉ chiếm khoảng 1,7% tổng số doanh nghiệp) tạo thành chỗ khuyết thiếu cơ cấu nghiêm trọng. Tỷ trọng quá nhỏ bé của nhóm doanh nghiệp vừa (nhỏ hơn cả tỷ trọng doanh nghiệp lớn – khoảng 2%) chứng tỏ doanh nghiệp tư nhân Việt Nam rất khó lớn, chậm lớn, và cũng khó có lực lượng tốt để phát triển thành doanh nghiệp lớn.
Thông tin trên được đưa ra tại Diễn đàn: “Triển vọng phát triển kinh tế tư nhân Việt Nam 2019” do Viện Kinh tế Việt Nam tổ chức ngày 15/3.
Doanh nghiệp tư nhân dễ bị tổn thương
Thông tin ông Trần Đình Thiên – nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho biết, kinh tế phi chính thức của Việt Nam giai đoạn 2000 – 2013 giảm mạnh (gần 30%), chủ yếu nhờ sự phát triển của khu vực tư nhân. Kinh tế tư nhân có sức tăng trưởng công nghiệp cao nhất, là yếu tố quan trọng giúp nền kinh tế phục hồi – hoặc ít nhất cũng không bị suy giảm – trong giai đoạn 2008 – 2009.
Cũng theo ông Thiên, sự phát triển của kinh tế tư nhân góp phần nâng cao tính cạnh tranh giữa các thành phần kinh tế, tạo mầm cho một thế hệ doanh nhân mới của Việt Nam. Kinh tế tư nhân tạo ra 85% việc làm, có vai trò gần như quyết định ổn định xã hội. Tuy nhiên, có những vấn đề đáng lo ngại về xu hướng phát triển của doanh nghiệp tư nhân Việt Nam.
Dẫn chứng về vấn đề này, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho biết, tỷ lệ doanh nghiệp có đóng thuế thu nhập doanh nghiệp trên tổng số doanh nghiệp hoạt động giảm mạnh, từ 60 – 70% năm 2010 giảm xuống còn trên 30% năm 2015 – 2016.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Tỷ lệ lợi nhuận trước thuế so với tài sản cố định và đầu tư dài hạn của các doanh nghiệp có xu hướng giảm đối với tất cả các thành phần. Năm 2010 tỷ lệ này ở doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp ngoài nhà nước tương ứng là 16%, 7% và 5% thì năm 2015 giảm xuống còn 12%, 3% và 4%.
Cùng với đó, số doanh nghiệp thành lập trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo không nhiều, thường thấp hơn đáng kể số doanh nghiệp thành lập trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản. Tỷ lệ lợi nhuận trước thuế so với tài sản cố định và đầu tư dài hạn của các doanh nghiệp có xu hướng giảm đối ở tất cả các thành phần: năm 2010 tỷ lệ này của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân tương ứng là 16%, 7% và 5%; năm 2015 giảm xuống còn 12%, 3% và 4%.
Ông Trần Đình Thiên cũng cho rằng, doanh nghiệp tư nhân dễ bị tổn thương. Bằng chứng, số doanh nghiệp giải thể hoặc phải ngừng kinh doanh trong những năm gần đây là rất lớn (bình quân 60 – 80 nghìn doanh nghiệp giải thể mỗi năm. Năm 2018, số lượng doanh nghiệp giải thể là hơn 90.000).
“Đa dạng hóa ngành nghề không theo kịp xu thế toàn cầu. Các doanh nghiệp tập trung phục vụ người tiêu dùng, tỷ trọng phục vụ sản xuất chế biến chế tạo chỉ đạt khoảng 15%, [mức trung bình của các nước đang phát triển là 17%, của các nước phát triển là 27 – 28%. Các doanh nghiệp tư nhân trong nước liên kết rất yếu với các mạng sản xuất toàn cầu”, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam thông tin
Ngoài ra còn có xu hướng “li ti hóa” của doanh nghiệp tư nhân. Năm 2001, số doanh nghiệp tư nhân quy mô vừa và lớn (sử dụng từ 100 lao động trở lên) chiếm 6%, năm 2013 chỉ còn 3%. Năng suất lao động của các doanh nghiệp tư nhân thuộc nhóm vừa và lớn thậm chí còn thấp hơn so với các doanh nghiệp tư nhân quy mô nhỏ.
Cần coi khu vực doanh nghiệp tư nhân là nền tảng của phát triển kinh tế thị trường
Đưa ra các giải pháp xây dựng và phát triển lực lượng doanh nghiệp Việt Nam hiện đại, ông Trần Đình Thiên cho rằng, cần nhận diện chính xác xu hướng và bối cảnh phát triển mới (toàn cầu hóa, cách mạng công nghiệp 4.0, xung đột phát triển) và tác động của chúng đến xu hướng phát triển các lực lượng kinh tế, đặc biệt là các doanh nghiệp, trong giai đoạn tới. Khẩn trương xây dựng khung pháp lý nền tảng cho sự phát triển cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
“Mọi lĩnh vực, mọi ngành nghề đều có thể đổi mới, áp dụng những thành tựu công nghệ mới, trí tuệ nhân tạo…. Do vậy, việc cần thiết và có tính quyết định là phải xây dựng, ban hành được hệ thống pháp lý cho các lĩnh vực mới mẻ.  Xây dựng chiến lược phát triển doanh nghiệp Việt cho giai đoạn phát triển mới, với nền tảng là doanh nghiệp tư nhân và trục cốt lõi là các Tập đoàn Kinh tế. Định vị theo đúng nguyên tắc thị trường – hiện đại vai trò chức năng của từng thành phần – lực lượng kinh tế”, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam đưa ra giải pháp.
Theo ông Trần Đình Thiên, cần coi khu vực doanh nghiệp tư nhân là nền tảng của phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam, với các tập đoàn kinh tế tư nhân, cốt lõi là tập đoàn kinh tế Việt Nam, làm trụ cột…
Nguồn -TT