VINAROYAL GROUP

Tư vấn thiết kế - Đầu tư và kinh doanh bất động sản
Dây truyền tuyển - luyện xỉ Titan
Dự án khu liên doanh kinh tế biển Đông - Nam; Mỹ Thủy Seaport trong tương lai
Trang chủ Tin quốc tế

Edward Snowden: Facebook và Instagram đang theo dõi bạn; Mỹ – Nhật – Australia cùng lên án hành vi cản trở khai thác dầu khí ở Biển Đông;  Hậu quả người Mỹ hứng chịu từ đòn áp thuế của Trump với Trung Quốc; Mỹ đẩy mạnh cuộc chiến thương mại chống Trung Quốc…là những tin chính được cập nhật.
Edward Snowden: Facebook và Instagram đang theo dõi bạn
Ảnh minh họa. Kết quả hình ảnh cho gián điệp mạng 
    Trước đó, trong những bài trả lời phỏng vấn trước báo chí và quốc hội Mỹ, nhà sáng lập Facebook – ông Zuckerberg đã không ít lần khẳng định mạng xã hội này không theo dõi người dùng.
Edward Snowden – cựu nhân viên Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ (NSA) và Cơ quan tình báo Trung ương Mỹ (CIA) vừa lên tiếng khẳng định người dùng Internet đang bị theo dõi bởi các công ty công nghệ. Edward Snowden cũng chính là người đã tiết lộ bí mật động trời về chương trình theo dõi người dân của chính phủ Mỹ và Anh.
Theo Edward Snowden, cả Facebook và Instagram đều đã tiến hành theo dõi người dùng thông qua các trang mạng xã hội.
Edward Snowden – tác giả của một trong những lỗ hổng lớn nhất trong lịch sử NSA.
“Trong những tuần tới, tôi sẽ lý giải cách mà các mạng xã hội này theo dõi bạn cũng như cách để bạn có thể hạn chế điều đó”, Edward Snowden chia sẻ trên trang Twitter cá nhân của mình.
Đáng chú ý khi tuyên bố này được đưa ra ngay sau khi Edward Snowden thông báo về việc anh sẽ ra mắt cuốn hồi ký có tên Record Record. Theo đó, cuốn sách này sẽ ra mắt vào tháng 9 tới.
Edward Snowden thậm chí còn đăng tải một đoạn video trên YouTube nhằm quảng cáo cho cuốn sách của mình. Vậy nên, rất có thể thông tin vừa được cựu nhân viên CIA rò rỉ với mục đích làm tăng thêm độ quan tâm của mọi người tới cuốn sách.

Mỹ – Nhật – Australia cùng lên án hành vi cản trở khai thác dầu khí ở Biển Đông
Ngoại trưởng Mỹ – Nhật – Australia hôm qua đưa ra tuyên bố chung bày tỏ quan ngại về diễn biến tiêu cực và hoạt động triển khai vũ khí ở Biển Đông.
Từ trái qua phải: Ngoại trưởng Australia Marise Payne, Ngoại trưởng Nhật Bản Taro Kono và Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo bắt tay tại Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN, Bangkok, Thái Lan. Ảnh: SMH.
Từ trái qua phải: Ngoại trưởng Australia Marise Payne, Ngoại trưởng Nhật Bản Taro Kono và Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo bắt tay tại Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN, Thái Lan. Ảnh: SMH.
Tuyên bố chung sau cuộc gặp tại Bangkok của Ngoại trưởng Australia Marise Payne, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo và Ngoại trưởng Nhật Bản Taro Kono hôm nay thể hiện “mối quan ngại nghiêm trọng” đối với “các báo cáo đáng tin cậy về những hoạt động gây cản trở liên quan đến các dự án dầu khí lâu dài” ở Biển Đông.
“Các Ngoại trưởng bày tỏ quan ngại nghiêm trọng về những diễn biến tiêu cực ở Biển Đông, bao gồm việc triển khai các hệ thống vũ khí tiên tiến ở những thực thể tranh chấp”, tuyên bố chung có đoạn.
Những người đứng đầu Bộ Ngoại giao ba nước tái khẳng định cam kết đối với luật pháp quốc tế, tầm quan trọng của nó trong việc duy trì hòa bình và ổn định trong lĩnh vực hàng hải.
Họ “phản đối mạnh mẽ những hành động đơn phương mang tính o ép có thể làm thay đổi hiện trạng, gia tăng căng thẳng như cải tạo đất, xây dựng tiền đồn, quân sự hóa các đảo tranh chấp và những hành động khác làm thay đổi vĩnh viễn môi trường biển ở những khu vực chưa phân định”, theo tuyên bố chung.

 Hậu quả người Mỹ hứng chịu từ đòn áp thuế của Trump với Trung Quốc
Đòn áp thuế với 300 tỷ USD hàng Trung Quốc bị coi là đánh thẳng vào túi tiền của người Mỹ vì nó sẽ làm giá sản phẩm ở nước này gia tăng.
Mỹ đã áp thuế 25% với 250 triệu USD hàng hóa Trung Quốc, nhưng động thái này không tác động nhiều đến người tiêu dùng nước này vì nó tập trung vào các mặt hàng như máy móc, chất bán dẫn, bộ phận máy bay, hóa chất, vật liệu xây dựng. Tuy nhiên, đòn áp thuế được Trump công bố ngày 1/8 sẽ có tác động khác biệt.
Mức thuế 10% đối với 300 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc sẽ có hiệu lực vào ngày 1/9, đánh vào các mặt hàng tiêu dùng thường ngày như máy sấy tóc, giày thể thao, TV màn hình phẳng hay váy cưới cô dâu. “Chúng đánh thẳng vào người tiêu dùng”, Steve Pasierb, chủ tịch Hiệp hội Đồ chơi Mỹ nói. “Chúng đánh vào thành phẩm, không phải nguyên liệu thô”.
Trump nói rằng đòn áp thuế sẽ giúp Mỹ thu được hàng tỷ USD từ Trung Quốc. Tuy nhiên, đó không phải là cách thuế quan hoạt động. Chính phủ Trung Quốc và các công ty Trung Quốc không trả thuế trực tiếp cho Mỹ. Tiền thuế được các công ty đăng ký tại Mỹ đóng cho hải quan Mỹ khi hàng hóa vào nước này.
Để giảm gánh nặng thuế, các nhà nhập khẩu sẽ thực hiện một số điều chỉnh, chẳng hạn như tăng giá đối với đối tác và người tiêu dùng Mỹ. Các chủ doanh nghiệp và chuyên gia kinh tế Mỹ nói rằng người tiêu dùng Mỹ phải “gánh” phần lớn thuế quan vì giá bán hàng hóa sẽ tăng lên.
Đó là lý do ngay sau khi Trump công bố quyết định của mình, các nhà bán lẻ ở Mỹ đã chỉ trích nó là “thêm một đòn tăng thuế đối với các doanh nghiệp và người tiêu dùng Mỹ”.

Mỹ đẩy mạnh cuộc chiến thương mại chống Trung Quốc
(SGGPO) Rạng sáng 2-8 (giờ Việt Nam), Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ bổ sung mức thuế 10% đối với 300 tỷ USD các sản phẩm do Trung Quốc sản xuất nhập vào Mỹ từ ngày 1- 9 và không loại trừ khả năng nâng lên 25% hoặc cao hơn bất chấp các cuộc đàm phán thương mại giữa hai nước.
Không khoan nhượng
Tuyên bố trên được Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo trên Twitter. Ngay sau đó, trong bài phát biểu trước các phóng viên tại Nhà Trắng, ông Donald Trump cho biết, vẫn có thể áp dụng mức thuế lên tới 25%, hoặc cao hơn. Cụ thể, ông phát biểu “Mức thuế có thể được nâng lên theo từng giai đoạn, vì vậy chúng tôi bắt đầu ở mức 10% và có thể được nâng lên vượt quá 25%”. Nhưng ông Donald Trump thêm rằng, Chính phủ Mỹ “không mong muốn làm điều đó”.
Nguy cơ ngừng đàm phán
Quan hệ thương mại Mỹ – Trung Quốc lao dốc và gần như sụp đổ vào tháng 5, sau đó được hồi sinh trong cuộc gặp tại Nhật Bản giữa ông Donald Trump và ông Tập Cận Bình. Khi đó, hai nhà lãnh đạo đã tuyên bố đình chiến, nhưng giờ đây, với việc Tổng thống Mỹ tuyên bố mức thuế mới, xem ra cuộc chiến đã trở lại và kéo theo nguy cơ sụp đổ đàm phán thương mại. “Động lực cốt lõi ở các cuộc đàm phán là nhằm gây sức ép của Mỹ lên Trung Quốc”, ông Derek Scissors, chuyên gia về quan hệ kinh tế Mỹ – Trung tại Viện Doanh nghiệp Mỹ, nhận xét. “Tất nhiên, Bắc Kinh có thể phản ứng tiêu cực và các cuộc đàm phán thương mại có thể chấm dứt hoàn toàn”.

***   Trung Quốc lên tiếng sau lệnh áp thuế 300 tỷ USD của ông Trump
Ngoại trưởng Trung Quốc nói rằng Mỹ đang đi trên “con đường không đúng đắn” khi quyết định áp thuế bổ sung 10% lên 300 tỷ USD hàng hoá nhập khẩu từ Trung Quốc.

Chưa thấy lối ra cho cuộc thương chiến Mỹ – Trung
Tiến trình đàm phán thương mại giữa Washington và Bắc Kinh trở nên trắc trở hơn sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo sẽ áp thuế bổ sung 10% với 300 tỉ USD hàng hóa Trung Quốc.

Cả thị trấn Anh nhốn nháo sơ tán vì đập chứa nước sắp vỡ
Đập chứa nước Toddbrook gần thị trấn Whaley Bridge thuộc vùng Derbyshire của Anh có nguy cơ vỡ, khiến hàng ngàn người dân phải dọn dẹp đồ đạc và sơ tán khẩn.

Hé lộ hình ảnh Note 10+ mang “nốt ruồi giữa trán”
Càng gần đến sự kiện Unpacked của Samsung tại Mỹ, bộ đôi siêu phẩm được mong chờ nhất là Galaxy Note10 và Galaxy Note10+ liên tiếp “lộ” những hình ảnh thực tế.

6 quả bom hẹn giờ phát nổ liên tiếp ở Bangkok, có thương vong
Chính phủ Thái Lan thông báo có 6 vụ nổ bom xảy ra liên tiếp vào sáng 2-8 ở thủ đô Bangkok, song nhấn mạnh chúng có sức công phá nhỏ và kêu gọi người dân không hoảng loạn.

Triều Tiên phóng tên lửa lần thứ ba, ông Trump nói ‘không vấn đề gì’
Tổng thống Trump nhấn mạnh tình hình vẫn trong tầm kiểm soát và rằng ông “không thấy vấn đề gì” sau khi Bình Nhưỡng sáng sớm nay (2-8) phóng nhiều quả đạn chưa rõ chủng loại ra biển Nhật Bản.

Ông Trump tố Trung Quốc thất hứa, áp thuế lên 300 tỷ USD hàng hóa còn lại
Tổng thống Mỹ Donald Trump lệnh áp thuế bổ sung 10% lên 300 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc, đồng thời chỉ trích Bắc Kinh trì hoãn, thất hứa trong đàm phán thương mại.

Nghị sĩ Mỹ lên án hoạt động phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông
Nhóm 4 Thượng nghị sĩ Mỹ lên án các hành động phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông, đồng thời cho rằng các nước thành viên ASEAN phải sát cánh bên nhau và đứng vững trước sự cưỡng ép của Trung Quốc.

Hiệp ước INF chính thức vô hiệu lực: Thách thức tương lai hệ thống ổn định chiến lược toàn cầu
Ngày 2-8, Mỹ chính thức rút khỏi Hiệp ước về các Lực lượng Hạt nhân Tầm trung (INF) vốn được ký kết từ hơn ba thập kỷ trước với Liên Xô.

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cam kết Mỹ là đối tác tin cậy của ASEAN
Ngoại trưởng Pompeo khẳng định Mỹ luôn là bạn và là đối tác đáng tin cậy của ASEAN, đồng thời “không yêu cầu các nước phải chọn bên nào”.

Chạy đua vũ trang trong lòng phương Tây
Việc Nga tiếp sau Mỹ rút khỏi Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) khiến cho “bóng ma” chạy đua vũ trang hạt nhân từng phủ bóng u ám lên châu Âu và toàn cầu thời Chiến tranh Lạnh có nguy cơ trỗi dậy.

Tổng thống Putin cảm kích trước lời đề nghị “lạ” của ông Trump
Tổng thống Nga Vladimir Putin gửi lời cám ơn chân thành tới Tổng thống Mỹ Donald Trump, sau khi lãnh đạo Mỹ đề nghị giúp Nga chống cháy rừng ở Siberia.

Nữ chính trị gia gây tranh cãi được chọn làm Đại sứ Mỹ ở Liên Hợp Quốc
Đại sứ Mỹ tại Canada Kelly Craft được Thượng viện Mỹ bầu chọn làm Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc, thay thế vị trí của bà Nikki Haley từ chức cách đây vài tháng.

Thấy gì từ “tam giác chiến lược” Mỹ – Trung – Nga
Nga, Trung Quốc và Mỹ là 3 nước đang ở giữa cuộc cạnh tranh giành quyền lực toàn cầu. Sự hợp tác ngày càng gia tăng giữa Nga và Trung Quốc trong nhiều lĩnh vực đã thách thức Mỹ nhưng đồng thời cũng làm dấy lên câu hỏi liệu quan hệ hợp tác Nga – Trung có thể sâu sắc đến đâu?

NATO tính tăng cường tên lửa, tập trận sau khi INF đổ vỡ
Khối quân sự NATO tiếp tục đổ lỗi cho Nga và thông báo sẽ tăng cường khả năng phòng không, thực hiện nhiều đợt tập trận để ứng phó với sự đổ vỡ của Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF).

Trung Quốc đang tính toán sai lầm ở Biển Đông
Cho tới thời điểm 30-7, nhóm tàu Hải Dương 8 của Trung Quốc vẫn chưa rời khu vực bãi Tư Chính nằm trong Vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở khu vực phía Nam Biển Đông.

Châu Âu cẩn trọng trong cuộc chiến tàu chở dầu
Căng thẳng giữa Iran và Anh liên quan tới việc bắt giữ các tàu chở dầu của nhau chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. London muốn tìm kiếm sự ủng hộ của Brussels trong hồ sơ này nhưng EU đang rất cẩn trọng vì châu Âu rất muốn Tehran duy trì thỏa thuận hạt nhân ký năm 2015.

Tổng hợp-TT