VINAROYAL GROUP

Tư vấn thiết kế - Đầu tư và kinh doanh bất động sản
Dây truyền tuyển - luyện xỉ Titan
Dự án khu liên doanh kinh tế biển Đông - Nam; Mỹ Thủy Seaport trong tương lai
Trang chủ Tin quốc tế

World Bank: Kinh tế Việt Nam đang ở ngã ba đường; Nhật Bản cho dân tiền đi du lịch; Hoạt động sản xuất tại các nhà máy châu Á vẫn ảm đạm; Covid-19 chưa qua, dịch bệnh đáng sợ từng khiến nhân loại ám ảnh bùng phát trở lại; Thế giới có hơn 6,3 triệu ca mắc COVID-19…là những tin chính được cập nhật.

World Bank: Kinh tế Việt Nam đang ở ngã ba đường

Công nhân làm việc trong một nhà máy ở Hưng Yên tháng 12/2019. Ảnh: Viễn Thông.   Công nhân làm việc trong một nhà máy ở Hưng Yên tháng 12/2019. Ảnh: Viễn Thông.

WB nhận định khi môi trường trong và ngoài nước biến động, Việt Nam không thể dựa vào các động lực cũ và phải thay đổi mô hình tăng trưởng.
Ngân hàng Thế giới (WB) sáng nay công bố báo cáo “Việt Nam năng động: Tạo nền tảng cho nền kinh tế thu nhập cao”. Trong đó, cơ quan này nhận định Việt Nam là “một câu chuyện thành công về phát triển” trong hai thập kỷ qua, cả về kinh tế, xã hội và giáo dục.
Tuy nhiên, WB cho rằng khi môi trường trong nước và quốc tế thay đổi, đặc biệt là với sự xuất hiện của Covid-19, các điều kiện thuận lợi đã giúp Việt Nam tăng trưởng nhanh có thể biến thành trở ngại. Vì vậy, điều cần làm hiện tại là thay đổi mô hình phát triển.
“Hiện nay, đất nước đang ở ngã ba đường, khi các động lực tăng trưởng truyền thống dần suy yếu,” ông Ousmane Dione – Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cho biết, “Để đạt mục tiêu trở thành nền kinh tế có thu nhập cao vào năm 2045, tăng trưởng năng suất phải giữ vị trí then chốt trong mô hình phát triển kinh tế thập kỷ tới. Nói cách khác, Việt Nam cần có quyết sách để không chỉ phát triển nhanh hơn mà còn chất lượng hơn”.
Báo cáo của World Bank gợi ý mô hình phát triển dựa vào năng suất –  kết hợp đổi mới, sáng tạo với phát triển cân bằng, đồng thời phân bổ hiệu quả vốn tư nhân và nhà nước, vốn nhân lực và vốn tự nhiên. Vì thế, Việt Nam cần tập trung vào 4 lĩnh vực ưu tiên. Đó là tăng tính năng động cho doanh nghiệp, cải thiện độ hiệu quả và bền vững của cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo nghề, đồng thời quản lý hiệu quả tài nguyên.

Nhật Bản cho dân tiền đi du lịch
Đây được xem là một trong những biện pháp kích cầu du lịch của chính phủ Nhật Bản sau thời gian dài đóng cửa vì dịch Covid-19.
Theo South China Morning Post, chính phủ Nhật Bản sẽ chi ra 20.000 yên (khoảng 190 USD) mỗi ngày như một biện pháp kích cầu du lịch nội địa. Khoản tiền này được cung cấp thông qua phiếu giảm giá khách sạn, nhà hàng, phương tiện giao thông và vé tham quan cho các chuyến du lịch trong nước.
“Chiến dịch được chính phủ Nhật Bản thực hiện nhằm kích thích nhu cầu đi lại trong nước của người dân sau đại dịch Covid-19, và chỉ chi trả một phần chi phí du lịch nội địa”, Cơ quan Du lịch Nhật Bản cho biết trên Twitter hôm 27/5.
Để nhận được khoản hỗ trợ trên, người dân phải sử dụng dịch vụ từ các công ty du lịch trong nước hoặc ở tại các khách sạn trong nước. Dự kiến chiến dịch sẽ bắt đầu vào tháng 7.

Hoạt động sản xuất tại các nhà máy châu Á vẫn ảm đạm
Chỉ số PMI của Nhật Bản và Hàn Quốc tháng 5 giảm mạnh nhất 10 năm, do thương mại toàn cầu ngày càng đi xuống vì Covid-19.
Caixin/Markit sáng nay (1/6) công bố Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) của Trung Quốc đạt 50,7 điểm tháng 5 – cao nhất từ đầu năm do các công ty mở cửa trở lại sau thời kỳ phong tỏa. Tuy nhiên, tình hình sản xuất tại nhiều đối tác thương mại của Trung Quốc vẫn ảm đạm, với các đơn hàng xuất khẩu mới tiếp tục giảm.
PMI của Nhật Bản giảm mạnh nhất kể từ năm 2009, từ 41,9 trong tháng 4 xuống 38,4 trong tháng 5. Hàn Quốc cũng có mức giảm tương tự. Theo khảo sát của IHS Markit, PMI nước này chỉ còn 41,3 trong tháng 5 – thấp nhất kể từ tháng 1/2009 và thấp hơn so với mức 41,6 hồi tháng 4. Dữ liệu chính thức của nước này cũng cho thấy tháng vừa qua đánh dấu 3 tháng liên tiếp xuất khẩu giảm mạnh.
Tương tự, hoạt động của nhà máy tại Ấn Độ cũng giảm mạnh tháng trước, tiếp nối mức giảm hồi tháng 4 khi nước này ra lệnh phong tỏa. Capital Economics nhận xét hoạt động sản xuất của khu vực châu Á đang suy thoái sâu.
“Ngành sản xuất chứng kiến một vài bước cải thiện ban đầu nhờ chính sách nới lỏng hạn chế. Mọi thứ có thể sẽ tiếp tục cải thiện dần trong những tháng tới, khi nhu cầu bên ngoài phục hồi”, báo cáo của Capital Economics viết, “Tuy nhiên, sản lượng vẫn có khả năng thấp hơn mức bình thường trong nhiều tháng tới vì nhu cầu trong nước và toàn cầu vẫn giảm mạnh”.

Covid-19 chưa qua, dịch bệnh đáng sợ từng khiến nhân loại ám ảnh bùng phát trở lại
Dịch bệnh Ebola bùng phát trở lại ở CHDC Congo, trong bối cảnh nước này đang phải đối phó với Covid-19 và dịch sởi, theo thông báo từ giới chức y tế.
Dịch bệnh Ebola bùng phát tại miền Đông CHDC Congo tháng 08/2018 đã khiến 2.243 người chết, và tới nay nước này vẫn chưa thể công bố hết dịch, theo Sky News.
Mới đây, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết nhà chức trách đã phát hiện 9 trường hợp nhiễm Ebola, trong đó có năm người đã tử vong tại miền Bắc CHDC Congo, gần thành phố Mbandaka.
UNICEF cho biết bốn người khác hiện đang được cách ly tại một bệnh viện ở Mbandaka.
“Đây là lời nhắc nhở rằng Covid-19 không phải là nguy cơ sức khỏe duy nhất mà con người đang phải đối mặt,” Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nói trong một thông báo hôm 01/06.
Các bệnh nhân đã tử vong hôm 18/05, tuy vậy kết quả xét nghiệm xác định họ nhiễm Ebola mới chỉ được công bố cuối tuần trước, theo Bộ trưởng Y tế CHDC Congo Eteni Longondo. WHO cho biết đã cử các chuyên gia tới nước này hỗ trợ công tác đối phó với dịch bệnh.
Đây là lần thứ 11 dịch bệnh Ebola bùng phát từ khu vực miền Bắc CHDC Congo, kể từ khi virus được phát hiện vào năm 1976. Hai năm trước, một đợt bùng phát Ebola đã khiến 33 người thiệt mạng, nhưng sau đó được khống chế nhanh chóng.
Tuy vậy với việc ghi nhận những bệnh nhân mới, CHDC Congo sẽ phải chờ thêm 42 ngày không có ca nhiễm mới thì mới có thể công bố hết dịch.
Dịch bệnh Ebola bùng phát trở lại gây lo ngại cho hệ thống y tế của CHDC Congo, khi nước này cũng đang phải đối phó với Covid-19 và sởi.
Cụ thể, CHDC Congo đã ghi nhận hơn 3.000 ca nhiễm Covid-19 ở bảy trên tổng số 25 tỉnh thành, trong đó có 72 trường hợp tử vong. Bên cạnh đó, nước này cũng đã ghi nhận hơn 369.500 ca nhiễm sởi, trong đó có 6.779 trường hợp tử vong kể từ năm 2019, theo WHO.
Bệnh Ebola là một bệnh sốt xuất huyết do virus ebola gây ra. Các triệu chứng bệnh thường xuất hiện sau khi nhiễm virus từ hai ngày đến ba tuần, bao gồm sốt, đau họng, đau cơ, tiêu chảy, suy giảm chức năng gan thận, chảy máu bên trong và bên ngoài. Khoảng gần một nửa số bệnh nhân nhiễm Ebola tử vong, theo WHO.
Đợt bùng phát lớn nhất của bệnh Ebola xảy ra tại Tây Phi vào năm 2014 và kéo dài gần hai năm, khiến hơn 11.000 người tử vong.

***   Thế giới có hơn 6,3 triệu ca mắc COVID-19
(ĐCSVN) – Theo trang thống kê trực tuyến worldometers.info, tính đến 6 giờ 30 phút sáng ngày 2/6 (giờ Việt Nam), thế giới ghi nhận có tổng cộng 6.358.294 ca nhiễm dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp (COVID-19), trong đó 377.031 ca tử vong và 2.888.571 ca phục hồi.

Đại dịch COVID-19 đã lan sang 215 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận có thêm 99.044 ca nhiễm mới và 2.893 ca tử vong vì đại dịch. Mỹ vẫn là nước có nhiều ca tử vong nhất trong 24 giờ qua với 720 ca, tiếp đó là Brazil với 623 ca. Mỹ cũng tiếp tục là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch bệnh trên toàn thế giới. Tính đến nay, nước này ghi nhận 1.858.534 ca nhiễm COVID-19, trong đó 106.915 ca tử vong vì dịch bệnh

Châu Âu tiếp tục là khu vực ghi nhận số ca lây nhiễm và tử vong nhiều nhất vì đại dịch COVID-19 trên toàn cầu. Trong 24 giờ qua, châu lục này ghi nhận đã có thêm 14.487 ca nhiễm mới và 487 ca tử vong vì COVID-19, nâng tổng số ca mắc và tử vong tại châu lục này lần lượt là 2.034.268 và 174.654 người. Nga, Tây Ban Nha và Anh là 3 nước dẫn đầu bảng danh sách các nước bị tác động bởi dịch bệnh tại châu Âu, lần lượt với 414.878; 286.718; 276.332 ca nhiễm COVID-19 ghi nhận được vào thời điểm hiện tại. Ngày 1/6, Nga ghi nhận thêm 162 người tử vong do COVID-19, đây là nước ghi nhận số ca tử vong cao nhất trong ngày tại châu Âu.

Tại châu Á, đã có tổng cộng 1.163.762 ca nhiễm và 31.269 ca tử vong vì COVID-19 tính đến thời điểm hiện tại. Trong 24 giờ qua, châu lục này ghi nhận thêm 26.965 ca mắc mới và 492 trường hợp tử vong.  Riêng tại châu Á, có 712.870 ca được điều trị khỏi; 419.623 ca đang được điều trị tích cực và chỉ còn 13.657 ca bệnh nặng.

Ấn Độ hiện là quốc gia chịu tác động nặng nề nhất vì COVID-19 trong khu vực. Ngày 1/6, nước này ghi nhận thêm 7.761 trường hợp mắc COVID-19 và 200 ca tử vong vì dịch bệnh. Tính tới nay, quốc gia Nam Á này ghi nhận tổng cộng 198.370 trường hợp mắc COVID-19, trong đó có 5.608 người tử vong và 95.754 người khỏi bệnh. Như vậy, Ấn Độ đã vượt Pháp, trở thành nước có số ca nhiễm bệnh nhiều thứ 7 trên thế giới.
Mặc dù số ca mắc COVID-19 tại Ấn Độ khá cao, song số ca tử vong so với những nước có số ca mắc COVID-19 tương tự lại khá thấp. Chính phủ Ấn Độ cho rằng điều này là nhờ các biện pháp phong tỏa giúp kiềm chế số ca mắc theo cấp số nhân và các bệnh viện vẫn còn đủ chỗ để chữa trị. Tuy nhiên, hiện vẫn còn lo ngại nếu số ca mắc COVID-19 tiếp tục tăng, đặc biệt là tại Delhi và Mumbai, hệ thống y tế sẽ trở nên quá tải.

Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Ả rập Xê út, Trung Quốc… là các quốc gia xếp sau Ấn Độ và thuộc top 5 các quốc gia dẫn đầu châu Á về số ca lây nhiễm với lần lượt là 164.769; 154.445; 87.142; 83.017…

Tại Đông Nam Á (ASEAN), đến hết ngày 1/6, khu vực này ghi nhận có tổng cộng 92.674 ca nhiễm virus SARS-CoV-2, trong đó có 2.804 ca tử vong, tăng 31 trường hợp so với một ngày trước đó. Khu vực cũng chứng kiến số bệnh nhân được điều trị thành công tăng lên 43.416 trường hợp.
Trong 24 giờ qua, Indonesia tiếp tục dẫn đầu khu vực về cả số ca tử vong, trong khi Philippines có số ca nhiễm virus mới cao nhất khu vực. Nhóm các nước gồm Việt Nam, Myanmar, Brunei, Campuchia, Timor Leste và Lào tiếp tục duy trì chuỗi ngày không ghi nhận các ca nhiễm mới trong cộng đồng.

Ngày 1/6, hàng triệu người dân thủ đô Manila đã đi làm trở lại, trong bối cảnh nhà chức trách Philippines quyết định nới lỏng một trong những lệnh phong tỏa dài nhất thế giới do dịch COVID-19 để phục hồi kinh tế. Sau gần 3 tháng áp dụng phong tỏa, các phương tiên giao thông công cộng tại Philippines được phép hoạt động trở lại nhưng với quy mô hạn chế, khiến nhiều khách phải xếp hàng đợi trong nhiều giờ. Philippines đã cho phép phần lớn các doanh nghiệp mở lại hoạt động và người dân có thể rời nhà mà không cần giấy phép.
Theo Bộ Y tế Philippines, trong ngày 1/6, nước này đã ghi nhận thêm 3 ca tử vong và 552 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca mắc COVID-19 tại nước này lên 18.638 ca và 960 ca tử vong. Số bệnh nhân phục hồi là 3.979 người. Philippines hiện có số ca nhiễm cao thứ 3 và số ca tử vong do COVID-19 cao thứ hai tại khu vực Đông Nam Á.

Tại Indonesia, Bộ Y tế nước này cho biết đã ghi nhận thêm 467 ca nhiễm mới và 28 ca tử vong trong ngày 1/6, nâng tổng số ca nhiễm và tử vong do COVID-19 tại nước này lên lần lượt là 26.940 ca và 1.641 ca. Tính đến ngày 1/6, số bệnh nhân phục hồi tại Indonesia là 7.637 người.

Tại Thái Lan, Trung tâm Quản lý tình hình COVID-19 (CCSA) ngày 1/6 đã đề xuất áp dụng kỳ nghỉ dài trong tháng 7, nhằm bù đắp cho việc hủy các lễ hội trong Tết Songkran (còn gọi là Lễ hội té nước) vào tháng 4 vừa qua. Trước đó, Chính phủ Thái Lan đã hoãn kỳ nghỉ Tết Songkran, vốn diễn ra từ ngày 13-15/4, cho đến khi có thông báo mới, do lo ngại rằng việc tụ tập đông người và người dân trở về nhà có thể khiến dịch bệnh nghiêm trọng hơn.

Tại Bắc Mỹ, Canada, Mexico, Cộng hòa Dominica, Panama… lần lượt là quốc gia xếp sau Mỹ khi ghi nhận số ca nhiễm vì COVID-19 lần lượt là 91.647; 90.664; 17.572; 13.837… ca nhiễm.

Tại Nam Mỹ, Brazil hiện là quốc gia chịu tác động nặng nề nhất do COVID-19 gây ra. Tính đến nay, nước này ghi nhận có 526.447ca mắc và 29.937 ca tử vong vì dịch bệnh. Tính đến nay, khu vực này đã có tổng cộng 902.702 ca nhiễm virus SARS-CoV-2, trong đó 40.942 ca tử vong vì dịch bệnh. Peru, Chile, Ecuador, Colombia, Argentina… lần lượt xếp sau Brazil về số ca mắc COVID-19 trong khu vực.

Tại châu Phi, tính đến nay, châu lục này có tổng cộng 154.870 ca mắc COVID-19, trong đó 4.369 ca tử vong. Nam Phi hiện vẫn dẫn đầu về số ca lây nhiễm virus SARS-CoV-2 tại châu lục, với 34.357 trường hợp, trong đó 705 ca tử vong. Ai Cập là quốc gia có số ca tử vong cao nhất châu lục với 1.005 ca. Nước này cũng ghi nhận có 26.387 ca nhiễm COVID-19, xếp vị trí thứ 2 sau Nam Phi.

Tại châu Đại Dương, Australia là quốc gia dẫn đầu châu lục vì số ca lây nhiễm và tử vong vì COVID-19. Trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận đã có thêm 9 trường hợp mắc mới và không có thêm trường hợp tử vong nào vì virus SARS-CoV-2, nâng tổng số ca nhiễm và tử vong vì dịch bệnh tại nước này lên tới 7.204 ca, trong đó số ca tử vong là 103 trường hợp.

New Zealand là quốc gia xếp ở vị trí thứ 2 sau Australia về số ca lây nhiễm, với 1.504 ca, trong đó 22 trường hợp tử vong. Trong 24 giờ qua, New Zealand không ghi nhận trường hợp mắc mới và tử vong nào vì COVID-19./.

***   Obama kêu gọi thay đổi sau làn sóng biểu tình tại Mỹ
Cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama nhấn mạnh cái chết của người đàn ông da màu George Floyd “không thể là điều bình thường” vào năm 2020 ở Mỹ và kêu gọi thay đổi bằng lá phiếu.

COVID-19 hạ nhiệt, Putin công bố ngày trưng cầu dân ý sửa Hiến pháp
Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết nước này sẽ tổ chức cuộc trưng cầu dân ý về sửa đổi hiến pháp vào ngày 1/7 tới, trong động thái có thể mở đường cho ông lãnh đạo đất nước đến năm 2036.

Tổng thống Trump điện đàm, muốn mời Putin dự họp G7 trên đất Mỹ
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nói với người đồng cấp Nga Vladimir Putin về ý tưởng mời nước này tới Mỹ dự Hội nghị Thượng đỉnh G7 trong năm nay.

Ông Trump muốn huy động quân đội “mạnh tay” với tình trạng bất ổn
Trong một sự leo thang kịch tính của cuộc khủng hoảng quốc gia, lực lượng Vệ binh Quốc gia Mỹ đã được triển khai gần Nhà Trắng vào tối 1/6 sau khi Tổng thống Donald Trump nói rằng ông muốn có một “màn trình diễn quân sự” chống lại các cuộc biểu tình bạo lực.

Cảnh sát ghì gối làm chết người đàn ông da màu phải chuyển tù vì nghi tự sát
Derek Chauvin, cựu sĩ quan cảnh sát bị buộc tội giết người cấp độ ba và ngộ sát cấp độ hai trong vụ George Floyd, đã phải chuyển đến một nhà tù có an ninh tối đa ở Minnesota và được cho là từng bị theo dõi tự sát tại nhà tù hạt Ramsey, nơi đầu tiên mà người này bị giam.

Hồi chuông cảnh báo sau làn sóng biểu tình ở Mỹ
Mặc dù viên cảnh sát Derek Chauvin đã bị sa thải và cáo buộc tội giết người cấp độ ba, nhưng người biểu tình vẫn tiếp tục đổ xuống đường đêm này qua đêm khác vì họ không chỉ biểu tình phản đối một vụ giết người đơn lẻ mà phản đối tình trạng cảnh sát dùng bạo lực tràn lan nhưng hầu như không phải chịu hậu quả gì.

Những người “không vui” khi dịch COVID-19 suy yếu
Làn sóng đầu tiên của đại dịch COVID-19 có thể đang suy yếu dần. Tuy nhiên, đối với các nhà nghiên cứu vaccine, đây có thể là một tin “không vui”.

Ấn Độ trục xuất 2 quan chức ngoại giao Pakistan
Hai quan chức tại Cao ủy Pakistan ở New Delhi đã bị trục xuất vì liên quan đến “hoạt động gián điệp”, Bộ Ngoại giao Ấn Độ cuối ngày 31/5 cho biết, theo AFP.

Nga nói gì về ngày lịch sử của ngành vũ trụ Mỹ?
Nga nhìn nhận việc Mỹ có thể nối lại hoạt động đưa người lên trạm không gian ISS là tin tốt, song điều đó “nhẽ ra nên diễn ra từ lâu rồi”.

Số ca nhiễm vượt 414.000, Nga cấp phép thuốc chữa COVID-19
Số ca nhiễm mới COVID-19 tại Nga có xu hướng ổn định trong bối cảnh nước này đang cân nhắc nới lỏng các biện pháp phong tỏa.

Cảnh sát Israel bắn chết thanh niên Palestine tự kỉ
Bộ trưởng Quốc phòng Israel Benny Gantz bày tỏ hối tiếc và công khai xin lỗi vụ cảnh sát Israel bắn chết một nam thanh niên Palestine không có vũ khí và mắc chứng tự kỷ ở khu vực Đông Jerusalem.

Nhật Bản chọn Việt Nam để “nới lỏng” du lịch sớm nhất
Việt Nam là một trong 4 quốc gia đầu tiên được Nhật Bản xem xét nới lỏng hạn chế, mở cửa đón khách du lịch trở lại, theo Kyodo News.

Nữ hoàng Anh lần đầu xuất hiện sau chuỗi ngày phong tỏa
Trong lần đầu tiên xuất hiện trước công chúng kể từ khi toàn nước Anh phong tỏa vì COVID-19, nữ hoàng Anh Elizabeth II thong thả cưỡi ngựa tại lâu đài riêng với trang phục đậm chất miền quê Anh.

Tình trạng bất ổn “vượt mặt” cả COVID-19 tại Mỹ
George Floyd, một người đàn ông da màu đã bị bốn cảnh sát khống chế, bị một người ghì đầu gối lên gáy khiến không thể thở được và dẫn đến tử vong khi được đưa đến bệnh viện hồi tuần trước.

Cảnh sát Mỹ quỳ gối cùng người biểu tình đòi công bằng cho người da màu
Một video đăng tải trên mạng xã hội cho thấy một số sĩ quan cảnh sát ở New York đã cùng quỳ gối với người biểu tình trong ngày 31/5 trong cuộc xuống đường ôn hòa kêu gọi công lý cho George Floyd.

Mỹ chìm trong bạo loạn; Iran và Venezuela có động thái bất ngờ
Các cuộc biểu tình phản đối phân biệt chủng tộc tại Mỹ leo thang thành bạo loạn, Iran điều tàu chở hàng triệu thùng dầu đến cứu Venezuela và những diễn biến của COVID-19… là những vấn đề đáng chú ý tuần qua.

Hơn 40 thành phố ở Mỹ giới nghiêm vì biểu tình bạo lực
Cư dân thành phố Minneapolis đã biểu tình sau cái chết của George Floyd, các cuộc xuống đường biến thành bạo lực ở nhiều nơi khi xảy ra những cuộc đụng độ với cảnh sát, đốt phá phương tiện giao thông và cướp bóc các cửa hàng trên phố.
Tổng hợp-TT