VINAROYAL GROUP

Tư vấn thiết kế - Đầu tư và kinh doanh bất động sản
Dây truyền tuyển - luyện xỉ Titan
Dự án khu liên doanh kinh tế biển Đông - Nam; Mỹ Thủy Seaport trong tương lai
Trang chủ Tin quốc tế

 Tuyên bố về Tầm quan trọng của việc Duy trì hòa bình và ổn định ở Đông Nam Á; Đánh bại Trung Quốc, Việt Nam giành ngôi vương xuất khẩu thời trang vào Mỹ; Bác sĩ cảnh báo loại virus chết người tái xuất ở Trung Quốc; Ấn Độ chuẩn bị giáng đòn mới vào Trung Quốc, nhằm vào Viện Khổng Tử?; Bản tin COVID-19 thế giới ngày 9/8: Mỹ hơn 5 triệu ca, hàng trăm trẻ em vào viện…là những tin  chính được cập nhật.

 Tuyên bố về Tầm quan trọng của việc Duy trì hòa bình và ổn định ở Đông Nam Á
    (ĐCSVN) – Đây là lần đầu tiên các Bộ trưởng ngoại giao ASEAN ra Tuyên bố riêng về chủ đề hoà bình và an ninh khu vực vào ngày kỷ niệm thành lập ASEAN.
ASEAN đã ra Tuyên bố chung về Tầm quan trọng của việc Duy trì hòa bình và ổn định ở khu vực Đông Nam Á
Nhân dịp kỷ niệm 53 năm thành lập ASEAN, ngày 8/8/2020, theo đề xuất của Việt Nam – trên cương vị Chủ tịch ASEAN và Indonesia, các Bộ trưởng Ngoại giao (BTNG) ASEAN đã ra Tuyên bố chung về Tầm quan trọng của việc Duy trì hòa bình và ổn định ở khu vực Đông Nam Á.
Nhắc lại tinh thần và mục tiêu nêu trong Tuyên bố ASEAN năm 1967 về thúc đẩy hợp tác khu vực trên tinh thần bình đẳng, đối tác và đóng góp vào hoà bình, tiến bộ và thịnh vượng chung, các BTNG ghi nhận những thành quả hợp tác đã đạt thời gian qua, đồng thời tái khẳng định cam kết triển khai hiệu quả Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025 và duy trì đà hợp tác trong giai đoạn sau 2025.
Trước tình hình bất ổn, biến động ngày càng tăng trong cục diện địa chính trị khu vực và thế giới, gây ra những tác động tiêu cực tới khu vực, các BTNG ASEAN tái khẳng định mạnh mẽ cam kết duy trì một khu vực Đông Nam Á hoà bình, an ninh, trung lập, ổn định, đồng thời củng cố các giá trị hoà bình trên cơ sở luật pháp quốc tế. Theo đó, các Bộ trưởng nhất trí ASEAN cần tiếp tục tăng cường đoàn kết, gắn kết, nâng cao sức mạnh tự cường trong việc thúc đẩy các mục tiêu, nguyên tắc và lợi ích chung như đã nêu trong Hiến chương ASEAN.
Trên cơ sở đề cao giá trị, mục tiêu và nguyên tắc của Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á (TAC), Tuyên bố về khu vực Hoà bình, tự do và trung lập (ZOPFAN) và Tuyên bố của Hội nghị Cấp cao Đông Á về các Nguyên tắc cho quan hệ cùng có lợi, các BTNG ASEAN kêu gọi tất cả các nước tiến hành kiềm chế, không có các hoạt động làm phức tạp hoặc leo thang tranh chấp, ảnh hưởng tới hoà bình và an ninh, không sử dụng hoặc đe doạ sử dụng vũ lực, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hoà bình trên cơ sở luật pháp quốc tế. Các BTNG cũng kêu gọi các nước tiếp tục tăng cường lòng tin chiến lược và tin cậy lẫn nhau thông qua đối thoại, hợp tác cùng có lợi và những biện pháp xây dựng lòng tin cụ thể.
Trong quan hệ đối ngoại, ASEAN khuyến khích các đối tác tiếp tục tích cực tham gia, đóng góp vào các khuôn khổ, cơ chế hợp tác do ASEAN dẫn dắt như EAS, ARF và ADMM+, qua đó góp phần xây dựng một cấu trúc khu vực mở, minh bạch, bao trùm và dựa trên luật lệ. ASEAN cũng sẵn sàng hợp tác với các đối tác nhằm thúc đẩy những mục tiêu, nguyên tắc và hợp tác theo những lĩnh vực ưu tiên đã đề ra trong Tài liệu quan điểm của ASEAN về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Ở cấp độ toàn cầu, ASEAN tái khẳng định cam kết ủng hộ chủ nghĩa đa phương dựa trên các nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế.

Đánh bại Trung Quốc, Việt Nam giành ngôi vương xuất khẩu thời trang vào Mỹ
Nếu như 7 tháng trước, Trung Quốc vẫn là nhà cung ứng lớn nhất cho các công ty thời trang ở Mỹ thì nay lợi thế đã không còn bởi đại dịch Covid-19 và cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung leo thang.
Ngành công nghiệp thời trang Mỹ phụ thuộc nhiều vào sản phẩm nhập khẩu, đặc biệt đến từ các nước vùng Đông Á và Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam và Trung Quốc.
Từng là nhà cung ứng lớn nhất cho công ty thời trang Mỹ, Trung Quốc bất ngờ bị “truất ngôi” khi số liệu của Bộ thương mại Mỹ mới đây cho thấy, lượng hàng may mặc mà Mỹ nhập từ Trung Quốc đã giảm từ 30% vào năm 2019 xuống 20% ở nửa đầu năm 2020. Trong khi đó, tỷ lệ nhập khẩu hàng từ Việt Nam đã cao hơn năm ngoái 4%, đạt mức 29%.

Bác sĩ cảnh báo loại virus chết người tái xuất ở Trung Quốc
Trong khi đại dịch Covid-19 vẫn đang hoành hành, các bác sĩ Trung Quốc lại cảnh báo người dân về sự tái xuất của một loại virus chết người khác lây truyền qua vết cắn của loài ve ký sinh trên động vật.
RT đưa tin, các nhà virus học tin rằng loại virus nguy hiểm có tên là SFTS này có thể lây nhiễm từ người sang người.
Đến nay đã có khoảng 60 người nhiễm SFTS ở các tỉnh Giang Tô và An Huy thuộc miền đông Trung Quốc, với 7 người trong số họ đã tử vong. Các triệu chứng bao gồm sốt, ho, mệt mỏi, nôn và suy giảm bạch cầu.
SFTS không phải virus mới vì một số ca nhiễm từng được phát hiện ở nhiều vùng nông thôn thuộc Hồ Bắc và Hà Nam từ năm 2009, và các nhà virus học Trung Quốc đã phân lập được mầm bệnh năm 2011.

Ấn Độ chuẩn bị giáng đòn mới vào Trung Quốc, nhằm vào Viện Khổng Tử?
(VTC News) – “Cuộc chiến” Ấn Độ-Trung Quốc đang lan sang địa hạt văn hóa-giáo dục, Ấn Độ đang chĩa mùi dùi vào các lớp tiếng Hoa và có thể cả các Viện Khổng Tử.
Đại dịch COVID-19 và vụ đụng độ biên giới chết người vào ngày 15/6/2020 đã làm xấu đi thái độ của người Ấn Độ đối với Trung Quốc, từ đó có thể làm ảnh hưởng đến cả trao đổi học thuật giữa 2 nước.
Gạt bỏ việc dạy tiếng Hoa ở trường phổ thông, cân nhắc “xử” cả Viện Khổng Tử
Bộ Giáo dục Ấn Độ đã bỏ các lớp học tiếng Hoa tại các trường trung học của Ấn Độ, xuất phát từ chính sách quốc gia của nước này trong lĩnh vực giáo dục. Bộ này cũng sẽ đánh giá các thỏa thuận giữa các trường đại học của nước này với các Viện Khổng Tử của Trung Quốc.
Năm 2019, tờ Nhân dân Nhật báo của Trung Quốc từng đăng một bài báo cổ xúy cho việc đẩy mạnh trao đổi giáo dục giữa Trung Quốc và Ấn Độ, trong có nói tới ích lợi của việc học tiếng Trung Quốc. Bài viết cũng được đăng trên website của Hanban – cơ quan thuộc Bộ Giáo dục Trung Quốc chuyên giám sát hoạt động của các Viện Khổng Tử (có nhiệm vụ quảng bá tiếng Hoa và văn hóa Trung Quốc ra toàn cầu).
Nhưng vào thời điểm này, bài báo đó đã được gỡ khỏi website Hanban trong bối cảnh thái độ của người Ấn Độ với Trung Quốc xấu đi.
Cho tới nay, Ấn Độ đã cấm hàng chục ứng dụng công nghệ thông tin của Trung Quốc. Căng thẳng Ấn-Trung giờ lan sang cả lĩnh vực hàn lâm.
Truyền thông Ấn Độ cho hay, tuần này bộ giáo dục của nước này sẽ xem xét lại các Viện Khổng Tử tại các trường đại học của Ấn Độ và các thỏa thuận hợp tác ký giữa các cơ sở này của Ấn Độ và Trung Quốc. Chính sách giáo dục quốc gia mới nhất của Ấn Độ cũng đã loại bỏ tiếng Hoa khỏi chương trình giảng dạy ngoại ngữ ở các trường trung học của nước này.
Giới phân tích cho hay, Ấn Độ quan ngại sâu sắc về việc bảo vệ an ninh của mình trước sự đối mặt ngày càng tăng với Trung Quốc.

Liên hiệp quốc cảnh báo tội phạm mạng gia tăng
SGGP “Những kẻ khủng bố đang khai thác sự gián đoạn đáng kể và khó khăn kinh tế do Covid-19 gây ra để gieo rắc nỗi sợ hãi và căm thù”, đây là lời cảnh báo của người đứng đầu Tổ chức chống khủng bố Liên hiệp quốc (LHQ), ông Vladimir Voronkov.
Theo LHQ, số trang web lừa đảo đã tăng 350% trong quý đầu năm nay, nhắm mục tiêu vào các bệnh viện và hệ thống chăm sóc sức khỏe gây cản trở công việc đối phó với đại dịch Covid-19.
Phát biểu trước HĐBA LHQ, ông Voronkov cho biết, LHQ và các chuyên gia toàn cầu chưa hiểu hết tác động và hậu quả của đại dịch đối với hòa bình và an ninh toàn cầu, cụ thể là đối với tội phạm có tổ chức và khủng bố. Theo ông, bên cạnh việc giải quyết tình trạng khẩn cấp về sức khỏe và khủng hoảng con người do Covid-19 gây ra, các nước đừng quên mối đe dọa khủng bố.

***   Bản tin COVID-19 thế giới ngày 9/8: Mỹ hơn 5 triệu ca, hàng trăm trẻ em vào viện
(VTC News) – Theo dữ liệu của Đại học John Hopkins, tổng số ca COVID-19 toàn cầu tính đến ngày 9/8 là 19.481.330 ca, trong đó 723.599 người chết, 11.901.847 người hồi phục.
Mỹ, Brazil, Ấn Độ, Nga, Nam Phi, Mexico đang là những nước có số ca mắc COVID-19 cao nhất trên toàn cầu.

Mỹ vượt 5 triệu ca, Brazil vượt 3 triệu ca
Mỹ tiếp tục báo cáo số ca mắc COVID-19 kỷ lục hôm 8/8, với tỷ lệ hiện tại là 1/66 người Mỹ mắc bệnh.
Trong khi đó, hơn 160.000 ca chết người được báo cáo tại Mỹ chiếm một phần tư tổng số ca chết người do COVID-19 trên thế giới.
Trong động thái mới nhất, Tổng thống Mỹ Donald Trump ký các lệnh hành pháp nhằm hỗ trợ kinh tế cho những người Mỹ bị ảnh hưởng bởi đại dịch. Bộ Lao động Hoa Kỳ báo cáo rằng tăng trưởng việc làm của nước này chậm lại đáng kể trong tháng 7.

Số ca COVID-19 tại Mỹ vượt cột mốc mới, 5 triệu ca ngày 8/8.
Tiến sĩ Anthony Fauci, người đứng đầu cơ quan bệnh truyền nhiễm Mỹ, cho biết có thể có ít nhất một loại vaccine COVID-19 vào cuối năm.
Hàng trăm trẻ em Mỹ nhập viện
Hàng trăm trẻ em Mỹ đang trải qua các triệu chứng viêm có liên quan đến COVID-19, hơn nữa phần lớn các ca đều nặng và phải vào phòng chăm sóc đặc biệt. Triệu chứng này khiến các bậc cha mẹ và quan chức giáo dục Mỹ lo lắng khi trường học trên khắp cả nước đang chuẩn bị mở cửa trở lại vào mùa thu.

Brazil có gần 50.000 ca bệnh mới và 905 ca chết người chỉ trong 24 giờ. Tổng số ca mắc COVID-19 của nước này đã vượt 3 triệu ca, với số ca chết người tăng lên 100.477.
Tòa án và Quốc hội Brazil tuyên bố 4 ngày quốc tang tưởng nhớ các nạn nhân của đại dịch. Hai Bộ trưởng Y tế Brazil từ chức vì những khác biệt trong cách ứng phó đại dịch với Tổng thống Brazil Bolsonaro.

Theo các nhà nghiên cứu, từ đầu tháng 3 đến cuối tháng 7, cơ quan kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ đã ghi nhận báo cáo 570 ca các bệnh nhân trẻ tuổi, từ sơ sinh đến 20 tuổi, gặp triệu chứng mới được gọi là Hội chứng viêm đa hệ ở trẻ em (MIS-C).

MIS-C được phát hiện lần đầu vào tháng 5, có liên quan đến COVID-19. Ở người trẻ, hội chứng này thường không phát triển thành các triệu chứng hô hấp song ở người trưởng thành đây là tiền đề để virus tấn công.

Anh thu hồi hàng trăm nghìn bộ xét nghiệm
Các nhà chức trách Anh đã phải thu hồi hàng trăm nghin bộ xét nghiệm COVID-19 vì những lo ngại về vấn đề an toàn. Cơ quan Thuốc và Quy định chăm sóc y tế kêu gọi các cá nhân và tổ chức dừng sử dụng các bộ xét nghiệm COVID-19 tại nhà của của nhà cung cấp Randox ngay lập tức. Nhà cung cấp này đã phân phối khoảng 1,3 triệu bộ xét nghiệm.
Trong khi đó, hàng trăm người tập trung ở trung tâm London để tuần hành đòi trả công công bằng cho các nhân viên Hệ thống y tế quốc gia (NHS) và công nhận những việc họ làm trong đại dịch.
Hơn 30 cuộc tuần hành khắp nước Anh được lên kế hoạch hôm 8/8 (giờ địa phương) và nhiều người thể hiện sự tức giận khi những gì nhân viên y tế nhận được không tương xứng với bề ngoài, như hoạt động vỗ tay động viên họ mỗi tuần.

***   Vụ máy bay Ấn Độ gãy đôi: Thiết kế “mặt bàn” của sân bay gây tranh cãi
Times of India ngày 9/8 đưa tin, số người tử vong trong vụ tai nạn máy bay của hãng hàng không giá rẻ Air India Express đã tăng lên con số 18.

Đức, Pháp rút khỏi đàm phán về WHO vì “khó chịu” với Mỹ
Đức và Pháp cho rằng việc Mỹ cố gắng dẫn dắt các cuộc đàm phán cải tổ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khi đã rút khỏi cơ quan này là vô lý, theo Reuters.

Hong Kong thề trả đũa các biện pháp trừng phạt “dã man” của Mỹ
Người đứng đầu cơ quan thương mại Hong Kong cho rằng các biện pháp trừng phạt của Mỹ nhằm vào quan chức đặc khu là “dã man”, đồng thời cảnh báo doanh nghiệp Mỹ sẽ hứng thiệt hại.

Nhật Bản cảnh báo Trung Quốc “trả giá” cho hành vi gây bất ổn ở Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Taro Kono cảnh báo Trung Quốc sẽ hứng những phản ứng nghiêm khắc từ cộng đồng quốc tế nếu cố gắng thay đổi hiện trạng trên Biển Đông.

Tổng thống Trump hứa có thỏa thuận với Triều Tiên và Iran nếu… thắng cử
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng nước này có thể đã vướng vào chiến tranh với Triều Tiên nếu ông không đắc cử năm 2016, đồng thời khẳng định sẽ đạt thỏa thuận với cả Triều Tiên và Iran nếu tái đắc cử.

Gần 20 triệu người nhiễm COVID-19 trên toàn cầu, Mỹ hơn 5 triệu
Hơn 7 tháng từ khi khởi phát ở Trung Quốc, đại dịch COVID-19 đã cướp đi sinh mạng của hơn 724.000 người trong tổng số hơn 19,5 triệu ca nhiễm, tương đương quy mô dân số của Chile.

Hé lộ nguyên nhân máy bay Ấn Độ gãy đôi làm 17 người chết
Chiếc Boeing 737-800 của Ấn Độ chở 184 công dân Ấn Độ sơ tán từ Dubai đã gãy làm đôi do chạy vượt đường băng khi hạ cánh trong thời tiết xấu, mưa lớn.

Việt Nam sẵn sàng hợp tác với các nước chống khủng bố
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ đã tham dự Phiên thảo luận mở trực tuyến của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) về chủ đề “Giải quyết mối liên hệ giữa khủng bố và tội phạm có tổ chức” do Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi chủ trì vào tối 6/8.

Thất vọng và giận dữ bao trùm Beirut sau thảm kịch nổ kho hoá chất
Thảm kịch nổ kho hoá chất ở Beirut như “giọt nước tràn ly” thổi bùng lên làn sóng thất vọng và giận dữ của người dân Lebanon với chính quyền, vốn đã âm ỉ từ nhiều tháng qua.

Mỹ trừng phạt trưởng đặc khu Hong Kong và loạt quan chức Trung Quốc
Mỹ chính thức áp lệnh trừng phạt trưởng đặc khu Hong Kong Carrie Lam cùng 10 quan chức khác của thành phố và Trung Quốc đại lục vì “làm suy yếu quyền tự trị” của Hong Kong.

Chính khách Israel úp mở đứng sau thảm kịch 5.000 người thương vong ở Beirut
Cựu thành viên quốc hội Israel Moshe Feiglin gọi thảm kịch nổ kho chất hoá học ở cảng Beirut của Lebanon khiến hơn 5.000 người thương vong là “màn trình diễn pháo hoa”, đồng thời hi vọng Israel sẽ nhận trách nhiệm về vụ việc.

Tổng thống Lebanon tiết lộ nghi án thảm kịch Beirut do tấn công tên lửa
Tổng thống Lebanon Michel Aoun nói giới chức điều tra nước này sẽ không loại trừ khả năng có can thiệp bên ngoài bằng bom và tên lửa xung quanh thảm kịch nổ kho hoá chất ở Beirut.

Kinh hoàng máy bay Ấn Độ trượt đường băng gãy đôi, hàng trăm người thương vong
Indian Times ngày 7/8  đưa tin, một chiếc máy bay của hãng Air India Express của Ấn Độ chở 191 người đã bị trượt đường băng ở bang Kerela trong khi hạ cánh, khiến hàng trăm người thương vong.

Vaccine COVID-19 đầu tiên trên thế giới được đăng ký vào tuần tới
TASS ngày 7/8 dẫn lời Thứ trưởng Bộ Y tế Nga Oleg Gridnev cho biết, Nga sẽ tiến hành thủ tục đăng ký loại vaccine phòng ngừa COVID-19 đầu tiên trên thế giới vào ngày 12/8 tới.

Khoảnh khắc cuối của 3 người lính cứu hoả dũng cảm trong thảm kịch Beirut
Những người lính cứu hoả Beirut cố gắng phá cửa nhà kho chứa khối ammonium nitrate khổng lồ đang bốc khói với hi vọng kịp ngăn thảm kịch, nhưng ngọn lửa đã bùng lên quá nhanh.

Lộ nghi án Nga đưa “rồng lửa” S-400 đến Libya tham chiến
Hình ảnh do truyền thông Trung Đông ghi lại cho thấy thành phần của hệ thống phòng không tầm xa S-400 hoặc S-300 của Nga có thể đã được triển khai trên thực địa ở Libya.
Tổng hợp-TT