VINAROYAL GROUP

Tư vấn thiết kế - Đầu tư và kinh doanh bất động sản
Dây truyền tuyển - luyện xỉ Titan
Dự án khu liên doanh kinh tế biển Đông - Nam; Mỹ Thủy Seaport trong tương lai
Trang chủ Tin quốc tế

Tin vắn quốc tế ngày 14/6/2018.

Chính phủ Mỹ thâm hụt ngân sách 147 tỷ USD một tháng;  Ông Trump được đề cử giải Nobel hòa bình sau thượng đỉnh Mỹ-Triều;  Mỹ muốn Triều Tiên giải trừ hạt nhân trong hơn 2 năm;  Trung Quốc “thở phào” sau Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều; Thủ tướng Nhật có thể đến Bình Nhưỡng gặp Kim Jong-un…là những tin chính được cập nhật.

Chính phủ Mỹ thâm hụt ngân sách 147 tỷ USD một tháng

    Tòa nhà Quốc hội Mỹ trên Đồi Capitol ở thủ đô Washington DC – Ảnh: Reuters.

Chính sách cắt giảm thuế kết hợp tăng chi tiêu của chính quyền Tổng thống Trump đẩy thâm hụt ngân sách tăng mạnh…
Ngân sách của Chính phủ Mỹ thâm hụt 147 tỷ USD trong tháng 5, tăng 66% so với cùng kỳ năm ngoái, do nguồn thu giảm mà chi tiêu lại tăng – tờ Wall Street Journal dẫn dữ liệu do Bộ Tài chính Mỹ công bố ngày 12/6 cho biết.
Tháng 5/2017, thâm hụt ngân sách của Chính phủ Mỹ là 88 tỷ USD. Mức thâm hụt 147 tỷ USD cũng cao hơn mức dự báo thâm hụt 144 tỷ USD mà giới phân tích đưa ra trước đó.
Các chuyên gia kinh tế đã cảnh báo rằng việc chính quyền Tổng thống Donald Trump cắt giảm thuế thu nhập cá nhân và doanh nghiệp song song với tăng chi tiêu công sẽ đẩy thâm hụt ngân sách tăng mạnh, cho dù nền kinh tế Mỹ tăng trưởng vững vàng và tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống mức thấp nhất 18 năm.
Mức thâm hụt ngân sách của tài khóa bắt đầu vào tháng 10/2017 hiện đã lên tới 532 tỷ USD, tăng 23% so với mức 433 tỷ USD cùng kỳ tài khóa trước.
Báo cáo công bố ngày thứ Ba cho thấy thu ngân sách của Chính phủ Mỹ giảm 10% trong tháng 5 trong khi chi tăng 11%.
Từ tháng 10/2017-5/2018, nguồn thu là thuế thu nhập doanh nghiệp giảm 25% so với cùng kỳ tài khóa trước. Trong tháng 5, nguồn thu là thuế thu nhập cá nhân giảm còn 92,5 tỷ USD, so với 104 tỷ USD cùng kỳ năm ngoái.

 Ông Trump được đề cử giải Nobel hòa bình sau thượng đỉnh Mỹ-Triều
Dân trí Ngày càng nhiều người trên thế giới ủng hộ đề cử giải Nobel hòa bình cho Tổng thống Mỹ Donald Trump sau hội nghị thượng đỉnh lịch sử Mỹ-Triều diễn ra hồi đầu tuần.
Hai chính trị gia Na Uy mới đây đã đề cử giải Nobel hòa bình cho Tổng thống Mỹ Donald Trump sau hội nghị lịch sử với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un để thảo luận giải trừ hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên.
Willy Amundsen, nghị sĩ Đảng Tiến Bộ, đảng chính trị lớn thứ 3 của Na Uy, nói: “Những gì đang diễn ra mang tính lịch sử. Những bước tiến lớn sắp diễn ra để đảm bảo hòa bình thế giới trong tương lai”.
Trước đó, nhóm nghị sĩ Đảng Cộng hòa Mỹ cũng đã gửi thư tới Ủy ban trao giải Nobel để chính thức đề cử giải Nobel hòa bình cho Tổng thống Donald Trump vì những cống hiến cho hòa bình trên bán đảo Triều Tiên.
Tuy nhiên, đề cử này đã lỡ hạn chót đề cử trong năm nay, vì vậy, những đề cử giải Nobel hòa bình cho ông Trump, nếu có, chỉ có giá trị vào năm sau. Năm nay hiện đã có kỷ lục 330 người được đề cử cho giải Nobel hòa bình.

 Mỹ muốn Triều Tiên giải trừ hạt nhân trong hơn 2 năm
Dân trí Mỹ muốn Triều Tiên đạt được kết quả đáng kể về giải trừ hạt nhân trong vòng 2 năm rưỡi tới trước khi Tổng thống Donald Trump kết thúc nhiệm kỳ đầu tiên.
Phát biểu hôm qua 13/6, một ngày sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Kim Jong-un đạt được thỏa thuận về giải trừ hạt nhân, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết, Mỹ hy vọng Triều Tiên sẽ giải trừ hạt nhân trong vòng 2 năm rưỡi tới, nghĩa là trước khi nhiệm kỳ của Tổng thống Trump kết thúc vào ngày 20/1/2021.
“Tôi tin rằng họ (Triều Tiên) hiểu rằng sẽ có các biện pháp kiểm chứng kỹ lưỡng”, Ngoại trưởng Pompeo nói và cho biết thêm thỏa thuận ban đầu giữa hai nhà lãnh đạo không bao gồm tất cả các điều khoản mà giới chức hai bên đã nhất trí trước đó.
“Vẫn còn nhiều việc phải làm vượt ra ngoài những gì nêu trong văn bản cuối cùng. Chúng tôi sẽ tiếp tục bàn về chúng khi trở lại đối thoại”, ông Pompeo nói.

 Trung Quốc “thở phào” sau Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều
VOV.VN – Trung Quốc đã thấy những đề xuất của nước này được nêu ra và vai trò của Bắc Kinh được cả 2 lãnh đạo Mỹ và Triều Tiên đề cao.
Khi ông Kim Jong-un đến Singapore để dự hội nghị Thượng đỉnh lịch sử với Tổng thống Mỹ Donald Trump, nhà lãnh đạo Triều Tiên đã đi bằng máy bay của Air China. Trang nhất của tờ Rodong Sinmum đã đăng hình ảnh nhà lãnh đạo Kim Jong-un bước ra khỏi chiếc máy bay sơn cờ Trung Quốc hiện rõ sau lưng ông. Điều đó như một lời nhắc nhở rằng, dù không có quan chức Trung Quốc nào tham gia vào cuộc gặp Thượng đỉnh này, Bắc Kinh vẫn như một cái bóng rất lớn đằng sau Triều Tiên.
Khi ông Trump lần đầu tiên đồng ý gặp ông Kim Jong-un hồi tháng 3 khiến cả thế giới bất ngờ, Trung Quốc dường như cũng “sốc” vì bị “gạt ra rìa”. Thế nhưng sau đó, ông Kim Jong-un đã 2 lần thăm Trung Quốc để gặp Chủ tịch Tập Cận Bình và 2 nước đã có hàng loạt cuộc trao đổi giữa các quan chức cấp cao. Nhờ đó, dù Trung Quốc có lo ngại điều gì đi chăng nữa thì dường như điều đó cũng đã được giải tỏa.

Thủ tướng Nhật có thể đến Bình Nhưỡng gặp Kim Jong-un
Nhật Bản dường như đang chuẩn bị cho cuộc gặp giữa Thủ tướng Abe và lãnh đạo Kim Jong-un vào tháng 8 tại thủ đô của Triều Tiên.
Báo Yomiuri của Nhật hôm nay dẫn nguồn tin chính phủ cho biết các quan chức nước này đã liên lạc nhiều lần trong những tháng qua để sắp xếp một cuộc họp thượng đỉnh giữa Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Thủ tướng Abe có thể tới thăm thủ đô Bình Nhưỡng của Triều Tiên vào tháng 8 năm nay.
Hai bên dự kiến bàn bạc công tác tổ chức sự kiện này tại hội nghị quốc tế về an ninh Đông Bắc Á, khai mạc hôm nay tại Ulaanbaatar, Mông Cổ.
Nếu hội nghị thượng đỉnh không thể diễn ra ở Bình Nhưỡng, hai lãnh đạo có thể gặp nhau bên lề Diễn đàn kinh tế Phương Đông vào tháng 9 ở Vladivostok, Nga. Tuy nhiên, chưa chắc liệu Thủ tướng Nhật có tham gia sự kiện hay không, do lúc đó ông phải chuẩn bị cho cuộc chạy đua vào chức lãnh đạo đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền của Nhật.
Tokyo có thể góp ngân sách hỗ trợ Bình Nhưỡng phi hạt nhân hóa, nhưng chỉ sau khi Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) tiến hành thanh sát nước này. Thủ tướng Abe cũng đề cập tới vấn đề người Nhật Bản bị Triều Tiên bắt cóc, tuyên bố sẽ không hỗ trợ kinh tế cho Bình Nhưỡng trước khi giải quyết được việc này.

***   Hai nghị sĩ Na Uy để cử Trump cho giải Nobel Hòa bình
Christian Tybring-Gjedde và Per-Willy Amundsen, hai nghị sĩ thuộc đảng Tiến bộ của Na Uy hôm qua nói rằng Trump “đã thực hiện một bước rất lớn và quan trọng để tiến đến giải trừ vũ khí, hòa bình và hòa giải giữa Triều Tiên và Hàn Quốc”. Hai người đã đề cử Trump cho giải Nobel Hòa bình.
Một nhóm các nghị sĩ Mỹ cũng đề cử Trump cho giải Nobel Hòa bình năm 2019. Quá trình xem xét các ứng viên và trao giải Nobel Hòa bình được thực hiện ở Na Uy. Các đề cử phải được gửi đến Uỷ ban Nobel Na Uy trước ngày 1/2/2019. Ủy ban không công khai bình luận về người được đề cử.

Nga nói Liên Hợp Quốc nên cân nhắc dỡ bỏ lệnh trừng phạt với Triều Tiên
Đại sứ Nga tại Liên Hợp Quốc (LHQ) Vassily Nebenzia nói rằng hội đồng Bảo an LHQ nên xem xét các bước tiến tới việc dỡ bỏ lệnh trừng phạt đối với Triều Tiên.
Hội đồng năm ngoái đã thông qua ba vòng xử phạt kinh tế gắt gao đối với Triều Tiên, cấm hầu hết xuất khẩu hàng hóa thô và hạn chế nguồn cung dầu. Sau cuộc họp Trump – Kim ngày 12/6, Mỹ khẳng định các lệnh trừng phạt với Triều Tiên vẫn được duy trì.

Truyền thông Triều Tiên đưa tin Kim Jong-un về nước sau hội nghị với Trump
Truyền thông nhà nước Triều Tiên hôm nay đưa tin Kim Jong-un đã hạ cánh tại Bình Nhưỡng vào sáng 13/6, sau khi rời Singapore vào tối 12/6. Trước đó, có một số đồn đoán rằng trên đường về nước, Kim Jong-un dừng lại ở Bắc Kinh để thông báo với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình về kết quả của hội nghị thượng đỉnh Mỹ – Triều nhưng thông tin này không được xác nhận.

Hơn một nửa người Mỹ ủng hộ cách Trump xử lý vấn đề Triều Tiên
Trong cuộc thăm dò ý kiến của Reuters/Ipsos được công bố hôm 13/6, hơn một nửa số người Mỹ được hỏi tán thành cách Trump xử lý vấn đề Triều Tiên, nhưng chỉ 1/4 nghĩ rằng hội nghị thượng đỉnh Mỹ – Triều sẽ dẫn đến việc phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.
26% số người được hỏi nói rằng họ tin Washington và Bình Nhưỡng sẽ thực hiện các cam kết được đưa ra trong hội nghị trong khi 34% không chắc liệu họ có tuân thủ hay không. 39% tin rằng hội nghị thượng đỉnh đã làm giảm nguy cơ chiến tranh hạt nhân giữa Mỹ và Triều Tiên trong khi 37% cho rằng cuộc họp không thay đổi bất cứ điều gì.

Tổ chức quốc tế nói chất độc thần kinh được sử dụng ở Syria năm ngoái
Tổ chức Cấm vũ khí Hóa học (OPCW) cho biết trong một tuyên bố rằng sarin được sử dụng ở phía nam thành phố Ltamenah ở Hama vào ngày 24/3/2017. Nó cũng “kết luận rằng chlorine nhiều khả năng được sử dụng như vũ khí hóa học tại bệnh viện Ltamenah và khu vực xung quanh vào ngày 25/3/2017.
Các thanh sát viên của OPCW không có nhiệm vụ chỉ ra bên nào đã tấn công hóa học. Tổ chức này cho biết những phát hiện của họ đựa dựa trên lời kể của nhân chứng và phân tích các mẫu vật thu thập được.

Cố vấn kinh tế của Trump xuất viện sau khi bị đau tim
Nhà Trắng thông báo cố vấn kinh tế trưởng của Tổng thống Mỹ, Larry Kudlow, hôm qua được xuất viện và sức khỏe đang tiến triển rất tốt.
Ngay trước khi họp thượng đỉnh với lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tại Singapore ngày 12/6, Trump đã thông báo việc phụ tá bị đau tim trên Twitter. Nhà Trắng sau đó mô tả bệnh của Kudlow “rất nhẹ”.

Anh rể của vua Tây Ban Nha lĩnh án tù 5 năm
Tòa án Tối cao Tây Ban Nha ra phán quyết Inaki Urdangarin phải ngồi tù 5 năm và 10 tháng vì gian lận thuế và tham ô. Ngày 13/6, tòa cho ông này 5 ngày để đến trình diện nhà tù nhằm bắt đầu bản án.
Urdangarin là chồng của Công chúa Cristina, chị của Vua Felipe VI. Ông là thành viên đầu tiên trong hoàng gia Tây Ban Nha phải đi tù.

Thủ tướng Nhật có thể sắp thăm Triều Tiên
Tờ Yomiuri dẫn các nguồn tin chính phủ nói rằng Nhật đang làm việc để sắp xếp một cuộc họp giữa Thủ tướng Shinzo Abe và lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Có khả năng Abe sẽ đến Bình Nhưỡng vào tháng 8.

Đảng cầm quyền Hàn Quốc thắng lớn ở bầu cử địa phương
Đảng Dân chủ của Tổng thống Hàn Moon Jae-in đã thắng 13 trong số 17 ghế thị trưởng và lãnh đạo địa phương trong cuộc bầu cử ngày 14/6. Việc hội nghị thượng đỉnh liên Triều và Mỹ – Triều diễn ra suôn sẻ được cho là làm tăng uy tín của ông Moon, người đã nỗ lực đưa Washington và Bình Nhưỡng xích lại gần nhau.

Liên Hợp Quốc lên án việc Israel dùng vũ lực với người Palestine
Đại hội đồng LHQ lên án Israel về việc sử dụng vũ lực quá mức chống lại dân thường Palestine. Hơn 120 người Palestine đã bị giết bởi lực lượng Israel tại Dải Gaza trong các cuộc biểu tình kể từ ngày 30/3.

Italy triệu phái viên Pháp vì căng thẳng về vấn đề di dân
Một ngày sau khi Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nói Italy đã hành động với “vô trách nhiệm” khi đóng cửa cảng với một tàu chở di dân, Bộ trưởng Kinh tế Italy hủy một cuộc họp với người đồng nhiệm Pháp ở Paris. Italy sau đó triệu phái viên Pháp để phản đối bình luận của Macron.

***   Triều Tiên ‘mở hội’ đón Kim Jong Un trở về
Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un đã trở về Bình Nhưỡng vào sáng 13/6 sau khi có cuộc gặp lịch sử với Tổng thống Mỹ Donald Trump ở Singapore một ngày trước đó.
Đài truyền hình trung ương Triều Tiên và Đài phát thanh Bình Nhưỡng (PBS) đưa tin, chiếc máy bay Trung Quốc chở Chủ tịch Kim Jong Un đã đáp xuống sân bay quốc tế Bình Nhưỡng lúc 7h sáng (giờ địa phương). Một số quan chức cấp cao của Triều Tiên đã đón mừng ông một cách “nhiệt tình và hăng hái”.
Truyền thông Triều Tiên ca ngợi Chủ tịch Kim “đã lèo lái tình hình địa chính trị quanh bán đảo Triều Tiên và mở ra một chương mới trong quan hệ Mỹ – Triều bằng các hoạt động đối ngoại tràn đầy năng lượng”.
“Trong khi cả thế giới tràn ngập niềm vui và sự phấn khích về cuộc gặp thượng đỉnh lịch sử chưa từng có tiền lệ, ông Kim Jong Un đã rời khách sạn tối 12/6 để trở về nước sau khi kết thúc thành công cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều ở Singapore”, Đài truyền hình trung ương Triều Tiên mô tả.
Theo Đài này, nhiều quan chức Singapore, trong đó có Ngoại trưởng Vivian Balakrishnan và Bộ trưởng Giáo dục Ong Ye Kung, đã ra sân bay Changi để tiễn nhà lãnh đạo Triều Tiên về nước.

– Ít nhất 13 người chết khi một thuyền chở khách trong dịp lễ Eid Al-Fitr bị lật ở ngoài khơi đảo Sulawesi của Indonesia do thời tiết xấu. Khả năng nhiều người vẫn mất tích trong khi có tới 24 nạn nhân phải nhập viện.

– Nội các Thái Lan đã thông qua đề xuất xây dựng tuyến đường sắt từ tỉnh Tak đến tỉnh Nakhon Phanom. Đây là một trong những dự án phát triển cơ sở hạ tầng giao thông thuộc Hành lang kinh tế Đông Tây.

– Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves le Drian chỉ trích Tổng thống Mỹ Donald Trump gây mất ổn định chính sách đối ngoại sau khi nhà lãnh đạo Mỹ bất hòa với các đồng minh lâu đời của Washington rồi lại “ôm” nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un ít ngày sau đó. Ông Le Drian thừa nhận cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ – Triều ngày 12/6 là “một bước tiến rõ ràng” song ông bày tỏ quan ngại về cách hành xử ngoại giao của ông Trump.

– Bộ trưởng Nội vụ Italia Matteo Salvini tuyên bố nếu Pháp không xin lỗi thì cuộc gặp giữa Thủ tướng Italy Giuseppe Conte và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron dự kiến vào ngày 15/6 sẽ bị hủy bỏ. Tuyên bố này được đưa ra sau khi ông Macron cáo buộc Italia “coi thường và vô trách nhiệm” vì từ chối nhận hơn 600 người di cư, trong đó có nhiều phụ nữ và trẻ em, bị mắc kẹt trên tàu cứu hộ Aquarius ở Địa Trung Hải.

– Kết quả điều tra dư luận cuộc bầu cử Quốc hội Hàn Quốc bổ sung được tiến hành tại 12 khu vực trên toàn quốc cho thấy đảng cầm quyền Dân chủ (DP) giành ưu thế tại 10 khu vực, còn đảng đối lập Hàn Quốc tự do giành ưu thế tại 1 khu vực. Hiện DP đang có 119 ghế tại Quốc hội nên nếu chiến thắng tại 11 khu vực bầu cử lần này thì họ sẽ vẫn chiếm ưu thế lớn nhất tại Quốc hội với 130 ghế.

– Thủ tướng Anh Theresa May tuyên bố sẽ thúc đẩy gia tăng cơ chế trừng phạt nhằm vào Nga tại hội nghị thượng đỉnh EU cuối tháng này.

– Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết, Tổng thống Nga Vladimir Putin có kế hoạch gặp Thái tử Ảrập Xêút Mohammed bin Salman khi ông tới Nga để dự lễ khai mạc World Cup 2018. Hai bên sẽ thảo luận về thỏa thuận cắt giảm sản lượng dầu mỏ toàn cầu.

***   Thế giới bừng sáng hy vọng hòa bình sau thượng đỉnh Mỹ – Triều
Để hòa bình thực sự bao trùm Bán đảo Triều Tiên cần rất nhiều nỗ lực khác trong tương lai, song, dù thế nào, 5 lần bắt tay, 4 cam kết lớn trong cuộc gặp lịch sử giữa lãnh đạo Mỹ-Triều ngày 12-6 tại Singapore vẫn khiến cả thế giới sống dậy niềm tin về việc mọi mâu thuẫn trên thế giới đều có thể hóa giải bằng đối thoại.

Tổng thống Mỹ: Mối đe dọa hạt nhân từ Triều Tiên đã không còn
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 13-6 đã thông báo trên Twitter cá nhân rằng mối đe dọa hạt nhân từ Triều Tiên đã không còn, một ngày sau khi ông tiến hành thượng đỉnh với lãnh đạo Triều Tiên tại Singapore.

Thông điệp từ bộ trang phục của ông Kim Jong-un tại thượng đỉnh Mỹ-Triều
Từ chiếc kính cho tới đôi giày, những sự lựa chọn về trang phục của nhà lãnh đạo Kim Jong-un trong cuộc gặp thượng đỉnh với Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 12-6 tại Singapore đã được giới phân tích lý giải cặn kẽ với những ý nghĩa riêng.

Hội nghị thượng đỉnh G7: Rời rạc vì khác biệt lợi ích
Rạng sáng 10-6 (giờ Hà Nội), Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) tại Canada đã bế mạc và ra tuyên bố chung, trong đó đề cập hàng loạt vấn đề cấp bách của thế giới như chủ nghĩa bảo hộ thương mại, thỏa thuận hạt nhân Iran, biến đổi khí hậu và quan hệ giữa phương Tây với Nga.

Sẵn sàng cho những thay đổi lớn
Sau nhiều thập niên chờ đợi, sau nhiều động thái bất ngờ tưởng như phá vỡ kế hoạch tổ chức cuộc gặp thượng đỉnh mang tính lịch sử giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, cuối cùng thì sự kiện này – vốn không chỉ được người dân 2 miền trên Bán đảo Triều Tiên, mà còn cả thế giới mong đợi – đã diễn ra theo kế hoạch.

Tổng thống Trump: 25h giờ chưa ngủ vì chờ gặp ông Kim Jong-un
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông đã không hề chợp mắt trong suốt 25 giờ để chuẩn bị cho cuộc gặp thượng đỉnh với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.

Ngày làm việc “đi vào lịch sử” của lãnh đạo Mỹ – Triều2
Cuộc gặp thượng đỉnh giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã đi vào lịch sử khi kết thúc tốt đẹp bằng một văn bản phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên “quan trọng” và “toàn diện”.

Thảm họa hạt nhân từ một thiết bị y học bị đánh cắp
Ngày 13-9-1987, hai người đàn ông là Roberto dos Santos Alves và Wagner Mota Pereira đã lẻn vào Bệnh viện Gioano, bang Goiás, Brazil, lấy cắp một viên nang chứa 93 gam chất phóng xạ Cesium clorua, nằm trong một chiếc hộp làm bằng chì và thép vì họ nghĩ rằng nó là kim loại quý.

Nga nói gì sau thượng đỉnh lịch sử Mỹ – Triều?
Nga khẳng định những kết quả tốt đẹp từ cuộc gặp thượng đỉnh lịch sử giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã mở ra cơ hội cho hòa bình đối với tình hình trên Bán đảo Triều Tiên.

Khủng hoảng thuốc giảm đau gây nghiện khắp Tây Phi
Thời gian gần đây, hoạt dộng sản xuất thuốc ho dạng siro chứa codeine bị cấm ở Nigeria. Song, codeine không chỉ là loại chất gây nghiện duy nhất hoành hành khắp khu vực Tây Phi mà còn loại thuốc giảm đau khác gọi là Tramadol.

Tổng thống Mỹ: Chiến tranh Triều Tiên sẽ “sớm chấm dứt”
Phát biểu tại cuộc họp báo sau khi tiến hành thượng đỉnh với lãnh đạo Triều Tiên, Tổng thống Mỹ cho biết, có thể sẽ ngừng các cuộc tập trận chung giữa Mỹ và Hàn Quốc.

El Salvador – Nơi nguy hiểm đối với phụ nữ
Với tỉ lệ sát hại phụ nữ đang đà tăng cao, El Salvador đã trở thành một trong những nơi nguy hiểm nhất hành tinh đối với phụ nữ.

Trung Quốc đánh giá cao cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã lên tiếng đánh giá cao cuộc gặp lịch sử giữa hai lãnh đạo Mỹ – Triều Tiên, theo thông cáo của Bộ Ngoại giao nước này.

Bất ngờ về chiếc bàn “lạ”, nơi ông Trump và ông Kim kí văn kiện lịch sử
Tổng thống Donald Trump và nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã vừa đặt bút kí vào một văn kiện mà nhà lãnh đạo Mỹ mô tả là “rất quan trọng, khá toàn diện” trên một chiếc bàn cực kỳ đặc biệt.

Du thuyền đâm vào tàu hàng trên sông Volga, 9 người mất mạng
Một vụ tai nạn đường thủy nghiêm trọng đã xảy ra trên sông Volga của Nga khi một du thuyền va chạm với một tàu chở hàng khiến ít nhất 9 người thiệt mạng.

Tổng hợp-TT