VINAROYAL GROUP

Tư vấn thiết kế - Đầu tư và kinh doanh bất động sản
Dây truyền tuyển - luyện xỉ Titan
Dự án khu liên doanh kinh tế biển Đông - Nam; Mỹ Thủy Seaport trong tương lai
Trang chủ Tin quốc tế

Tin vắn quốc tế ngày 25/10/2020.

      Nâng cao vai trò của Liên hợp quốc trong thời kỳ mới; Nhiều nơi ở Tây Ban Nha muốn áp đặt tình trạng khẩn cấp; Thủ đô Bỉ ngấp nghé ‘phong tỏa hoàn toàn’; Thế giới tăng gần nửa triệu ca nCoV một ngày; Số ca nhiễm Covid-19 tại châu Á vượt quá 10 triệu…là những tin chính được cập nhật.
Nâng cao vai trò của Liên hợp quốc trong thời kỳ mới
khoa-74-dai-hoi-dong-lhq-hanh-dong-da-phuong-huong-toi-con-nguoi    Liên hợp quốc là diễn đàn để các nước thành viên thể hiện quan điểm tại Đại hội đồng, Hội đồng Kinh tế – Xã hội, và các cơ quan và ủy ban trực thuộc khác. (Nguồn: QT)
Sự ra đời của Liên hợp quốc năm 1945 phản ánh khát vọng chung của nhân dân các nước về một thế giới hòa bình, an ninh và phát triển sau những nỗi kinh hoàng của Chiến tranh thế giới thứ II. Đến nay, Liên hợp quốc đã trải qua 75 năm phát triển (24/10/1945-24/10/2020), trở thành tổ chức toàn cầu rộng rãi nhất với sự tham gia của hầu như toàn bộ các quốc gia độc lập trên hành tinh.
Những nỗ lực chung vì hòa bình, an ninh và phát triển
Từ 51 quốc gia thành viênkhi được thành lập, Liên hợp quốc hiện có 193 quốc gia thành viên và trở thành một hệ thống toàn diện gồm 6 cơ quan chính, nhiều cơ quan phụ trợ, 20 tổ chức chuyên môn và 5 Ủy ban kinh tế – xã hội đặt ở các khu vực, hàng chục quỹ và chương trình, hoạt động trên tất cả các lĩnh vực, từ giải quyết, ngăn ngừa xung đột, giải trừ quân bị, không phổ biến, chống khủng bố, bảo vệ người tỵ nạn, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững, thúc đẩy dân chủ, nhân quyền, bình đẳng giới, phát triển kinh tế và xã hội…
Đối tác tin cậy vì hòa bình bền vững
Ngày 20/9/1977, Việt Nam chính thức gia nhập Liên hợp quốc. Quan hệ hợp tác Việt Nam – Liên hợp quốc trong hơn 40 năm qua đã góp phần bảo vệ, thúc đẩy lợi ích quốc gia-dân tộc, nhất là duy trì, củng cố môi trường hòa bình, an ninh, thuận lợi cho phát triển đất nước, thúc đẩy hội nhập quốc tế sâu rộng hơn.
Thực hiện chính sách đối ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế, làm bạn với tất cả các nước, Việt Nam đã tranh thủ diễn đàn Liên hợp quốc làm cơ sở để tăng cường quan hệ với các tổ chức trong hệ thống Liên hợp quốc, mở rộng quan hệ song phương và đa phương với các nước và tổ chức quốc tế. Hoạt động nổi bật nhất trong giai đoạn này là Việt Nam đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ làm Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2008-2009. Đây là lần đầu tiên Việt Nam tham gia vào cơ quan quan trọng nhất của Liên hợp quốc về hòa bình, an ninh quốc tế.
Thế giới tăng gần nửa triệu ca nCoV một ngày
Hơn 473.000 ca nCoV mới được ghi nhận trên thế giới trong 24 giờ qua, nâng tổng ca nhiễm lên gần 43 triệu, trong đó hơn 1,1 triệu người đã chết.
Đại dịch Covid-19 vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp trên toàn cầu, khi mùa đông đang tới. Thế giới ghi nhận số ca nhiễm mới tăng cao chưa từng có, với 473.278 người nhiễm nCoV được báo cáo trong 24 giờ qua, theo thống kê của trang cập nhật dữ liệu thời gian thực Worldometers.
Thêm 5.786 ca tử vong vì Covid-19 được báo cáo, nâng tổng số người chết trong đại dịch lên 1.154.278, trong tổng số 42.912.914 người đã nhiễm virus. Gần 31, 7 triệu người đã bình phục sau khi nhiễm nCoV.
Mỹ, vùng dịch lớn nhất thế giới, ghi nhận 8.823.429 ca nhiễm và 230.043 người chết, tăng lần lượt 76.146 và 759 ca so với một ngày trước đó.
6 bang ghi nhận ca nhiễm mới cao kỷ lục trong tuần này gồm Wisconsin, Kentucky, Nam Dakota, Oklahoma, Kansas và Wyoming. Hơn 2/3 tổng số bang Mỹ, được xác định là vùng nguy hiểm với hơn 100 ca nhiễm mới trên 100.000 cư dân trong tuần qua. Số lượng người nhập viện do nhiễm nCoV tăng 40% trong tuần qua.
Trong khi Tổng thống Donald Trump khẳng định đang kiểm soát tốt đại dịch, tiến sĩ Anthony S. Fauci, chuyên gia hàng đầu về bệnh truyền nhiễm của nước này, ngày 23/10 cho rằng Mỹ nên xem xét lần đầu tiên áp đặt lệnh đeo khẩu trang bắt buộc trên toàn quốc, giúp kiểm soát làn sóng lây nhiễm đang gia tăng khắp cả nước.
Ấn Độ, vùng dịch lớn thứ hai thế giới, báo cáo thêm 50.224 ca nhiễm và 575 ca tử vong, nâng tổng số người nhiễm và chết vì Covid-19 lên lần lượt 7.863.892 và 118.567. Giới chuyên gia dự đoán Ấn Độ có thể vượt Mỹ về mức độ nghiêm trọng của đại dịch.
Trong bài phát biểu trên truyền hình ngày 20/10, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi thông báo chính phủ đang nỗ lực để đảm bảo cung cấp vaccine Covid-19 cho mọi người khi sẵn sàng. Modi kêu gọi người dân tiếp tục đeo khẩu trang và tuân thủ cách biệt cộng đồng nhằm ngăn chặn virus lây lan mạnh hơn trong mùa lễ hội sắp tới.
Giới chức cho biết ngày 23/10 rằng Ấn Độ đang khẩn trương chuẩn bị một cơ sở dữ liệu tất cả các nhân viên y tế để nhanh chóng tiêm chủng cho họ ngay khi vaccine sẵn sàng.
Brazil, vùng dịch lớn thứ ba thế giới, ghi nhận thêm 398 người chết vì nCoV, nâng tổng số ca tử vong lên 156.926. Số người nhiễm nCoV tăng 25.574 trong 24 giờ qua, lên 5.381.224.
Thống kê cho thấy số liệu về nCoV của Brazil đang trên đà giảm sau khi tăng vọt hồi giữa năm. Dù vậy, quá trình giảm này diễn ra chậm hơn so với các nước châu Âu và châu Á, đồng nghĩa với việc Brazil có thể chưa vượt qua đợt bùng phát Covid-19 đầu tiên.
Cơ quan quản lý y tế Brazil Anvisa ngày 23/10 cho phép Viện Butantan của Sao Paulo nhập khẩu 6 triệu liều vaccine của công ty Trung Quốc Sinovac, mặc dù Tổng thống Bolsonaro hồi giữa tuần nói rằng Brazil sẽ không mua vaccine Trung Quốc. Vaccine của Sinovac đang thử nghiệm giai đoạn ba. Butantan sẽ sản xuất vaccine này nếu nó được chứng minh là có hiệu quả.
Nga ghi nhận thêm 296 ca tử vong, nâng tổng số người chết lên 25.821, trong khi số ca nhiễm tăng 16.521, lên 1.497.167. Giống nhiều quốc gia ở châu Âu, Nga đang chứng kiến ca nhiễm tăng khi thời tiết lạnh trở lại.
Dù tình hình dịch bệnh có chiều hướng phức tạp, giới chức Nga vẫn loại bỏ khả năng tái áp đặt các biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt như hồi đầu năm. Các chuyên gia y tế cấp cao Nga cảnh báo số ca nhiễm nCoV mới hàng ngày của nước này sẽ chạm ngưỡng 20.000 trước khi ổn định trở lại và giảm xuống trong hai tuần tới.
Tổng ca nhiễm mới ở châu Âu tăng gấp hai lần trong 10 ngày qua, vượt mức 200.000 ca nhiễm mới một ngày hôm 22/10. Các bệnh viện trên khắp châu Âu đang trong tình trạng căng thẳng. Mặc dù vẫn ở mức thấp hơn nhiều so với đỉnh điểm 6 tháng trước, tỷ lệ người nhiễm nCoV phải nhập viện đang tăng trở lại.
Pháp ghi nhận thêm 45.422 ca nhiễm nCoV, nâng tổng số lên 1.086.497 ca, trong đó 34.645 người chết, tăng 137. Đây là nước thứ hai trong EU và là nước thứ bảy trên thế giới báo cáo ca nhiễm vượt một triệu.
Tổng thống Emmanuel Macron ban bố lệnh giới nghiêm ở Paris và 8 thành phố lớn khác trong 6 tuần, bắt đầu từ 17/10. Lệnh giới nghiêm được áp dụng từ 21h đến 6h sáng hôm sau. Dân chúng được phép đi lại vì mục đích thiết yếu vào khung giờ này. Người vi phạm lệnh giới nghiêm sẽ bị phạt 135 EUR (gần 160 USD). Thủ tướng Jean Castex ngày 22/10 tuyên bố mở rộng lệnh giới nghiêm ra với hơn 2/3 dân số Pháp.
Anh ghi nhận 854.010 ca nhiễm và 44.745 ca tử vong, tăng lần lượt 23.012 và 174 trường hợp. Anh là nước ghi nhận số người chết vì nCoV nhiều nhất châu Âu. Hàng triệu người ở Anh đang phải đối mặt với những hạn chế chặt chẽ hơn.
Khoảng 3,1 triệu người ở xứ Wales phải ở nhà từ 18h trong 17 ngày, bắt đầu từ 23/10. Các cửa hàng bán lẻ không bán thực phẩm, quán cà phê, nhà hàng, quán rượu và khách sạn phải đóng cửa.
Thủ tướng Anh Boris Johnson tuần trước cho biết một đợt phong tỏa toàn quốc mới sẽ là “thảm họa”, song không loại bỏ khả năng này khi tình hình dịch diễn biến ngày càng phức tạp.
Nam Phi, vùng dịch lớn thứ 12 thế giới và là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch tại châu Phi, ghi nhận 714.246 ca nhiễm và 18.944 ca tử vong, tăng lần lượt 1.834 và 53 ca. Số ca nhiễm tại nước này chiếm gần một nửa tổng số ca nhiễm ở châu Phi.
Chính phủ Nam Phi quyết định mở biên với hầu hết quốc gia từ ngày 1/10, đồng thời dần nới lỏng các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt hàng đầu thế giới, trong nỗ lực phục hồi nền kinh tế. Hành khách đến Nam Phi cần xuất trình kết quả âm tính nCoV được thực hiện trong vòng 72 giờ trước khi khởi hành, hoặc chịu cách ly bắt buộc và tự trả phí.
Số ca nhiễm tăng mạnh ở tỉnh Tây Cape trong hai tuần qua. Bộ Y tế nước này có thể báo cáo tình hình lên Hội đồng Covid-19 Quốc gia để đưa ra biện pháp kiềm chế dịch.
Iran, vùng dịch lớn nhất Trung Đông, báo cáo 32.320 người chết, tăng 335, trong khi tổng số ca nhiễm là 562.705, tăng 5.814. Số ca nhiễm và tử vong vì nCoV ở Iran có xu hướng tăng mạnh kể từ đầu tháng 9, với xu hướng gia tăng được báo cáo tại gần như toàn bộ 31 tỉnh.
Iran đang lên kế hoạch áp hạn chế mới dư kiến kéo dài một tháng, bao gồm cho công chức làm việc ngày chẵn ngày lẻ ở thủ đô Tehran và đặt thời gian làm việc khác nhau cho các ngành nghề để giảm tình trạng đông người lưu thông trên đường.
Tại Đông Nam Á, Indonesia là vùng dịch lớn nhất khu vực với 385.980 ca nhiễm, tăng 4.070 so với hôm trước, trong đó 13.205 người chết, tăng 128 ca.
Jakarta bắt đầu áp đặt hạn chế nhằm ngăn nCoV từ hồi đầu tháng 4 rồi dần nới lỏng vào tháng 6. Tuy nhiên, số ca nhiễm mới ở thủ đô vài tuần sau tăng vọt. Hàng nghìn binh sĩ và cảnh sát đã được triển khai để thực thi các biện pháp hạn chế từng thường xuyên bị phớt lờ, nhưng việc buộc người dân tuân thủ vẫn gặp nhiều khó khăn do nền kinh tế lao dốc.
Philippines báo cáo 367.819 ca nhiễm và 6.934 ca tử vong, tăng lần lượt 2.057 và 19 ca. Các biện pháp hạn chế tại thủ đô Manila và khu vực xung quanh sẽ kéo dài đến ngày 31/10. Nhóm chuyên trách Covid-19 của chính phủ Philippines cho biết họ không thể lơ là, dù muốn thúc đẩy nền kinh tế. Philippines dỡ bỏ lệnh cấm người du lịch nước ngoài từ 21/10.
Hầu hết doanh nghiệp được tái mở cửa từ khi Manila kết thúc phong tỏa hôm 19/8. Tuy nhiên, người dân vẫn phải đeo khẩu trang, duy trì khoảng cách an toàn, trong khi trẻ em, người già và phụ nữ mang thai được khuyến cáo ở nhà. Chính phủ đặt mục tiêu xét nghiệm 10 triệu người, tương đương 1/10 dân số, vào quý II năm sau.
*** Số ca nhiễm Covid-19 tại châu Á vượt quá 10 triệu
Châu Á đã trở thành khu vực thứ hai trên thế giới có số ca nhiễm Covid-19 vượt quá 10 triệu người, chỉ xếp sau vùng Mỹ Latin.
Số liệu trên dựa theo kết quả khảo sát được hãng tin Reuters thực hiện. Tuy nhiên, một số chuyên gia y tế cho rằng số ca nhiễm và tử vong tại châu Á có thể cao hơn rất nhiều. Bởi việc thiếu sót trong công tác xét nghiệm, cũng như nhiều ca nhiễm có thể không được đưa vào trong các báo cáo ở một số quốc gia.
Theo số liệu khảo sát nói trên, Nam Á là nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất châu lục, với hơn 21% số ca nhiễm Covid-19 được phát hiện trên toàn cầu, cũng như chiếm khoảng 15% số ca tử vong được ghi nhận.
Nhiều nơi ở Tây Ban Nha muốn áp đặt tình trạng khẩn cấp
Theo Reuters, chính quyền 10 vùng ở Tây Ban Nha đã yêu cầu chính phủ trung ương ban bố tình trạng khẩn cấp, nhằm hạn chế người dân đi lại để giảm thiểu nguy cơ lây bệnh.
Tại vùng Valencia, chính quyền địa phương này đã tự ban bố lệnh giới nghiêm, dự kiến bắt đầu có hiệu lực từ tối 24/10 (giờ Tây Ban Nha) cho tới ngày 9/12 tới. Trong khi đó, chính quyền vùng Catalonia cho biết họ sẽ áp đặt lệnh giới nghiêm trên khắp địa phương này, trong đó bao gồm cả thành phố Barcelona.
“Chúng ta cần ban bố tình trạng khẩn cấp ‘phi tập trung’, tức chính quyền Catalan sẽ tự duy trì và quản lý các lệnh giới nghiêm”, Reuters dẫn lời quan chức vùng Catalan, ông Pere Aragones phát biểu trong cuộc họp báo tối hôm 23/10 vừa qua.
Số liệu do Reuters công bố cho thấy, Tây Ban Nha đang là quốc gia châu Âu chịu thiệt hại nặng nề nhất do Covid-19, với hơn 1,1 triệu ca nhiễm và khoảng 34.700 trường hợp tử vong được ghi nhận kể từ khi dịch bệnh bùng phát ở nước này.
Thủ đô Bỉ ngấp nghé ‘phong tỏa hoàn toàn’
Thị trưởng thành phố Brussels Rudi Vervoort nói trong cuộc họp báo ngày 24/10 cho biết, các tụ điểm văn hóa và thể thao tại đây sẽ phải đóng cửa từ ngày 26/10 tới, do tình hình dịch bệnh ở Bỉ diễn ra hết sức phức tạp. Ngoài ra, lệnh giới nghiêm từ 22h đêm-6h sáng cũng sẽ được áp dụng cho đến ngày 19/11.
“Tình hình dịch bệnh đang hết sức nghiêm trọng, dịch bệnh không thể tiếp tục hoành hành như vậy được”, Reuters dẫn lời ông Vervoort nói ngày 24/10.
Số liệu từ Worldometers tính tới hết ngày 24/10 cho thấy, Bỉ đã ghi nhận 287.700 ca nhiễm kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát, trong đó hơn 10.658 người đã tử vong.
*** Xả súng man rợ tại trường học, ít nhất 6 trẻ em thiệt mạng
Một nhóm các tay súng đã xông vào một trường học ở Cameroon hôm 25/10 và xả súng vào các học sinh khiến ít nhất 6 trẻ em thiệt mạng và nhiều người khác bị thương.
Tháp 470: Nơi nghiên cứu vi khuẩn bệnh than đầu tiên
Tòa nhà 470 còn có các tên gọi khác là “Nhà máy thí điểm”, “Tòa Tháp” hoặc “Tháp Bệnh Than” là ám chỉ đến một cấu trúc bằng gạch và sắt thép cao 7 tầng được xây dựng ở Fort Detrick (Frederick, tiểu bang Maryland, Mỹ), đây là nơi sản xuất theo kiểu quy mô nhỏ cho các tác nhân chiến tranh sinh học(BW).
Tổng thống Ba Lan nhiễm COVID-19
Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda đã nhiễm COVID-19 và phải cách ly, dù vậy, ông đang cảm thấy tốt, Bộ trưởng phụ trách đại diện cho Tổng thống, Blazej Spychalsk, thông báo trên Twitter ngày 24/10.
Các nhà Lãnh đạo Liên Xô được bảo vệ như thế nào?
Mùa xuân năm 1881, những kẻ khủng bố đã trà trộn trong nhân dân, dùng bom tự chế làm trọng thương Hoàng đế Alexander II. Sau thảm kịch này, ngày 16 tháng 9 năm 1881, lần đầu tiên trong lịch sử nước Nga, một Cơ quan đặc biệt được thành lập để bảo vệ những người đứng đầu Nhà nước. Đó là Tiền thân của Cục Cảnh vệ Liên bang (FSO) ngày nay.
Ông Tập nói gì sau cuộc tranh luận tổng thống Mỹ
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có bài phát biểu tại một sự kiện ngày 23/10, cùng lúc ở bên kia bán cầu, hai ứng viên Tổng thống Mỹ tranh luận về nhiều vấn đề, trong đó có việc ai sẽ xử lý căng thẳng với Trung Quốc tốt hơn.
Đợt tranh luận cuối cùng giữ hai ứng viên Tổng thống Mỹ: Ôn hòa hơn, rõ ràng hơn
Sáng 23/10 (giờ Việt Nam), Tổng thống Mỹ Donald Trump và ứng viên đảng Dân chủ Joe Biden đã hoàn thành buổi tranh luận cuối cùng trong không khí ôn hòa hơn, có trật tự hơn so với cuộc tranh luận đầu tiên, mặc dù cuộc tranh luận vẫn thể hiện quan điểm cá nhân rõ rệt. Sự kiện này diễn ra tại Đại học Belmont, thành phố Nashville, bang Tennessee.
Rơi máy bay Hải quân Mỹ, phi công thiệt mạng
Một máy bay của Hải quân Mỹ đã rơi tại Mobile, Alabama, khiến ít nhất hai người thiệt mạng, giới chức địa phương cho biết ngày 23/10.
Palestine tố thỏa thuận hòa bình Israel-Sudan là nhát dao đâm sau lưng
Sudan đã trở thành quốc gia Arab thứ ba đồng ý bình thường hóa quan hệ với Israel, động thái diễn ra ngay trước cuộc bầu cử tại Mỹ.
Australia triệt phá đường dây phát tán nội dung lạm dụng trẻ em
Cảnh sát liên bang Australia (AFP) ngày 23/10 đã buộc tội 44 người đàn ông vì các hành vi sở hữu và sản xuất nội dung lạm dụng trẻ em và chia sẻ, phát tán các nội dung này trên nền tảng trực tuyến.
Anh, Nhật ký kết thỏa thuận quan trọng đầu tiên hậu Brexit
Anh và Nhật Bản ngày 23/10 đã chính thức ký kết thỏa thuận thương mại tự do, đánh dấu thỏa thuận thương mại đầu tiên Anh ký kết với một nền kinh tế lớn sau khi rời Liên minh châu Âu.
Tổng thống Putin: “New START sụp đổ không ảnh hưởng đến Nga”
Tổng thống Vladimir Putin khẳng định việc Hiệp ước Cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược mới (New START) không được gia hạn sẽ không gây phương hại cho an ninh quốc gia Nga.
Khác biệt giữa hai ứng viên tổng thống sau cuộc tranh luận cuối cùng
Tổng thống Mỹ Donald Trump và ứng viên đảng Dân chủ Joe Biden một lần nữa thể hiện sự khác biệt rõ rệt về vấn đề đại dịch COVID-19 trong cuộc tranh luận ngày 22/10, cố gắng thuyết phục những cử tri còn do dự.
Giao tranh ở Nagorno-Karabakh khiến 5 nghìn người thiệt mạng
Tổng thống Nga Vladimir Putin nói rằng khoảng 5.000 người đã thiệt mạng từ khi đợt giao tranh mới nhất giữa Armenia và Azerbaijan nổ ra ở Nagorno-Karabakh.
Màn đối đầu lần cuối trước cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ
Cuộc tranh luận cuối cùng giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và đối thủ Joe Biden ngày 22/10 (giờ Mỹ) diễn ra trong bối cảnh chưa đầy hai tuần nữa, cuộc bầu cử Mỹ sẽ chính thức bắt đầu.

Tổng hợp-TT