Thủ tướng Campuchia chỉ trích phát biểu của Thủ tướng Singapore về Việt Nam và Campuchia; Kịch bản xấu từ Donald Trump, Singapore gặp khó Việt Nam thận trọng; Trung Quốc lùi bước, Donald Trump thế thượng phong, toàn cầu sôi sục; Nga – Trung nhất trí nâng tầm quan hệ hợp tác trong kỷ nguyên mới…là những tin chính được cập nhật.
Thủ tướng Campuchia chỉ trích phát biểu của Thủ tướng Singapore về Việt Nam và Campuchia
Thủ tướng Campuchia Hun Sen. Ảnh: THX/TTXVN
Tối 6/6, Thủ tướng Campuchia Samdech Hun Sen đã gửi một thông điệp qua Facebook tới Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long, chỉ trích nặng nề các phát biểu của Thủ tướng Singapore về Việt Nam và Campuchia.
Đồng thời Thủ tướng Campuchia cho rằng, các nhà lãnh đạo nước này đã góp phần đáng kể vào việc giết hại nhân dân Campuchia, ủng hộ chế độ diệt chủng và mong muốn chế độ ấy quay trở lại Phnom Penh.
Những lời chỉ trích nặng nề của Thủ tướng Hun Sen được đưa ra sau khi Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long có phát biểu sai trái tại Hội nghị thượng đỉnh An ninh châu Á và đăng trên Facebook cá nhân hồi tuần trước rằng sự can thiệp quân sự của quân đội Việt Nam vào Campuchia năm 1979 là “một cuộc xâm lược”.
Trên mạng xã hội Facebook, ông Hun Sen viết: “Tôi rất lấy làm tiếc rằng ngài Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đã đăng trên Facebook vào hôm 31/5 rằng khi Tướng Prem là Thủ tướng (Thái Lan), đã cùng các thành viên ASEAN (khi đó có 5 quốc gia) chống lại việc Việt Nam xâm lược Campuchia và chống lại việc Chính phủ Campuchia mới thay thế Khmer Đỏ. Lập luận này cho thấy Singapore ủng hộ chế độ diệt chủng và muốn chế độ diệt chủng quay trở lại tại Campuchia. Singapore là nước chủ nhà tổ chức một cuộc họp dẫn đến việc thành lập chính phủ hỗn hợp ba phái Campuchia dân chủ và đã kéo dài cuộc chiến tại Campuchia, cũng như sự đau khổ của nhân dân Campuchia hơn 10 năm, đồng nghĩa với việc chống lại sự hồi sinh của nhân dân Campuchia”.
Thủ tướng Hun Sen khẳng định: “Nhận định này là một sự xúc phạm đối với sự hy sinh trong sáng của Quân tình nguyện Việt Nam đã giúp giải phóng Campuchia thoát khỏi chế độ diệt chủng. Những bình luận của ngài Lý Hiển Long cũng đã cho nhân dân Singapore và thế giới thấy rằng, các nhà lãnh đạo Singapore lúc đó thực sự đã đóng góp rất đáng kể vào việc giết hại nhân dân Campuchia”.
Kết thúc thông điệp, Thủ tướng Hun Sen đặt câu hỏi: “Vậy cuối cùng, tôi muốn hỏi ngài Thủ tướng Lý Hiển Long rằng, liệu ông ấy có xem phiên tòa xét xử các nhà lãnh đạo Khmer Đỏ là đúng đắn hay không?”.
Kịch bản xấu từ Donald Trump, Singapore gặp khó Việt Nam thận trọng
Singapore có thể suy thoái vì cuộc chiến Mỹ – Trung, trong khi nền kinh tế Việt Nam có độ mở rất lớn nhưng chịu thiệt hại thấp nhất. Singapore lo xa về vị thế trung tâm kinh tế, còn nguy cơ của Việt Nam nằm ở khía cạnh khác.
Viện Kế toán Công chứng Anh và Xứ Wales (ICAEW) có văn phòng tại Việt Nam vừa đưa ra một Báo cáo về tác động xung đột thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc. Theo đó, nền kinh tế khu vực Đông Nam Á chịu ảnh hưởng lớn trong bối cảnh thương mại toàn cầu đang chậm lại và căng thẳng thương mại Mỹ – Trung leo thang.
Dự kiến tăng trưởng GDP của khu vực Đông Nam Á – ASEAN (ĐNA) sẽ giảm từ mức 5,3% trong năm 2018 xuống còn 4,8% trong năm nay và xuống 4,7% vào năm 2020 do tăng trưởng xuất khẩu đang ở trong tình trạng âm, sự gia tăng bảo hộ thương mại và nhu cầu nhập khẩu của Trung Quốc suy yếu. Tăng trưởng kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ giảm xuống 6,7% trong năm 2019 nhưng vẫn cao nhất ở khu vực.
Theo số liệu của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), quy mô GDP của các nước ASEAN năm 2018 là gần 3 ngàn tỷ USD, trong đó Indonesia chiếm 1.075 tỷ USD, Thái Lan hơn 480 tỷ USD, Việt Nam đứng thứ 6 với hơn 240 tỷ USD.
Tăng trưởng GDP quý 1/2019 của khu vực ĐNA đã chậm lại, chỉ ở mức 4,6% và đà suy giảm xuất khẩu trên toàn khu vực sẽ tiếp tục diễn ra trong quý 2 do nhu cầu nhập khẩu của Trung Quốc suy yếu. Tăng trưởng GDP quý 1 của Singapore xuống mức thấp nhất 10 năm và chỉ đạt 1,2%.
Trung Quốc lùi bước, Donald Trump thế thượng phong, toàn cầu sôi sục
Thị trường tài chính toàn cầu biến động mạnh sau khi tổng thống Mỹ Donald Trump giành ưu thế trong cuộc chiến thương mại. Chứng khoán và vàng tăng mạnh trở lại trong khi đồng USD lao dốc.
Thị trường chứng khoán (TTCK) Mỹ tiếp tục tăng mạnh phiên thứ 2 liên tiếp sau khi có thông tin nước Mỹ bắt đầu đưa ra các giải pháp để đối phó với những tác động tiêu cực đến từ một cuộc chiến thương mại có thể kéo dài nhiều năm.
Chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng gần 210 điểm lên 25,540 điểm. Chỉ số tầm rộng S&P 500 tăng 0,8% lên 2.826,15 điểm, trong khi chỉ số công nghệ Nasdaq Composite cũng tăng ấn tượng lên gần 7.580 điểm.
Trên TTCK châu Á, giới đầu tư cũng đã ngừng bán tháo chứng khoán. Chứng khoán Nhật, Hong Kong, Hàn Quốc, Úc,… đều tăng điểm trở lại.
Trong phiên liền trước, chứng khoán Mỹ đã có một phiên đảo chiều ấn tượng, tăng hơn 500 điểm sau khi chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (Fed) Jerome Powell phát tín hiệu đầu tiên về khả năng có thể giảm lãi suất.
Theo đó, ông Jerome Powell cho biết ngân hàng trung ương Mỹ sẽ theo dõi tốc độ tăng trưởng hiện tại của nền kinh tế số 1 thế giới và sẽ có “hành động phù hợp để duy trì đà tăng trưởng”. Ông Powell nói rằng Fed đang theo dõi chặt chẽ ảnh hưởng của những diễn biến này với triển vọng kinh tế Mỹ.
Chủ tịch Fed cũng cho hay chưa biết “khi nào hay bằng cách nào” các vấn đề thương mại toàn cầu sẽ được giải quyết. Nó cho thấy, đại diện của cơ quan tạo lập chính sách tiền tệ của Mỹ đã đặc biệt lưu tâm đến ảnh hưởng của một cuộc chiến thương mại có thể kéo dài.
Dự báo của FedWatch cho thấy, có khoảng 90% cơ hội Fed sẽ hạ lãi suất trong tháng 9 và hơn 80% cơ hội cơ quan này sẽ hạ lãi suất lần 2 vào tháng 12.
Chứng khoán Mỹ còn tăng giá do Trung Quốc đã bắt đầu có những động thái xuống nước, thay vì căng như dây đàn trong những ngày trước đó.
Nga – Trung nhất trí nâng tầm quan hệ hợp tác trong kỷ nguyên mới
(ĐCSVN) – Trong cuộc gặp tại thủ đô Moscow ngày 5/6, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nhất trí nâng tầm các mối quan hệ song phương lên hàng đối tác chiến lược toàn diện của sự hợp tác trong kỷ nguyên mới.
Hai nhà lãnh đạo đề cao sự phát triển của các mối quan hệ giữa Nga và Trung Quốc trong vòng 70 năm qua, nhất trí cùng đưa mối quan hệ song phương lên một tầm cao mới, góp phần mang lại nhiều hơn nữa lợi ích cho nhân dân hai nước và thế giới…
Ông Tập Cận Bình nhấn mạnh đây là lần đầu tiên ông thực hiện chuyến thăm cấp Nhà nước tới Nga, sau khi được tái bầu làm Chủ tịch Trung Quốc vào năm ngoái, song lại là lần thứ 8 ông sang thăm “xứ sở Bạch Dương” kể từ năm 2013. Nhà lãnh đạo này khẳng định, mối quan hệ giữa Trung Quốc và Nga đang được duy trì ở trạng thái tốt nhất. Nga và Trung Quốc cùng đóng vai trò tích cực trong các vấn đề quốc tế và có đóng góp quan trọng trong việc duy trì hòa bình, ổn định, cũng như duy trì sự công bằng và công lý trên thế giới…
Tại buổi gặp, Tổng thống Putin nhiệt liệt hoan nghênh Chủ tịch Tập Cận Bình sang thăm Nga, đồng thời tin tưởng rằng cùng với những nỗ lực chung mà hai nước đã theo đuổi kể từ khi thiết lập các mối quan hệ ngoại giao từ 70 năm trước, mối quan hệ Nga-Trung Quốc đã được đẩy lên mức cao chưa từng có tiền lệ. Các hoạt động trao đổi và hợp tác toàn diện giữa hai nước đã đạt được nhiều thành tựu…
Tổng thống Putin cho rằng, mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện của sự hợp tác giữa Nga và Trung Quốc không chỉ mang lại lợi ích cho người dân hai nước, mà còn trở thành một nhân tố quan trọng bảo đảm an ninh và sự ổn định chiến lược trên thế giới. Chuyến thăm Nga của Chủ tịch Tập Cận Bình là một sự kiện có ý nghĩa to lớn trong bối cảnh tình hình quốc tế đang diễn biến phức tạp và nhiều biến động, sẽ góp phần thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của mối quan hệ Nga-Trung Quốc trong kỷ nguyên mới.
Ông Putin cho rằng, Nga và Trung Quốc cần tiếp tục tăng cường hợp tác trong nhiều vấn đề lớn ở phạm vi khu vực và thế giới, cùng đối phó với những thách thức của chủ nghĩa đơn phương và chủ nghĩa bảo hộ, đồng thời duy trì sự ổn định, hòa bình trên thế giới. Nga cam kết tiếp tục tăng cường hợp tác với Trung Quốc trong các lĩnh vực: Kinh tế, thương mại, văn hóa, tài chính, khoa học và công nghệ, bảo vệ môi trường, viễn thông và xây dựng cơ sở hạ tầng. Nga sẵn sàng thúc đẩy các hình thức tiếp xúc mang tính tương tác ở cấp địa phương, tăng cường trao đổi giáo dục, văn hóa và du lịch với Trung Quốc.
*** Ông Tập gặp Tổng thống Putin giữa căng thẳng với Mỹ
Chuyến thăm Nga kéo dài ba ngày của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình diễn ra đúng dịp hai nước kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và trong bối cảnh cuộc chiến thương mại với Mỹ chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.
Việt Nam – Đối tác vì một nền hoà bình
Thông điệp “Việt Nam: đối tác cho một nền hoà bình bền vững” với hình ảnh chú bồ câu ngậm cành ô liu tràn ngập phố phường Hà Nội những ngày diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều Tiên tháng 2-2019 cũng chính là nội dung thông điệp cho lần tranh cử vào ghế Uỷ viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (LHQ) lần này của nước ta.
Lần đầu tiên công bố sức mạnh thực sự đứng sau sự kiện lịch sử D-Day
Là cố vấn chủ chốt của Tổng thống Franklin D.Roosevelt, đô đốc William D. Leahy giúp kết hợp các đồng minh lại với nhau nhằm chống lại cuộc xâm lược của Đức Quốc xã chiếm đóng châu Âu.
Số phận của 300 tỷ USD hàng Trung Quốc sẽ được định đoạt sau G20
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 6-6 cho biết ông sẽ đưa ra quyết định về việc liệu có hiện thực lời đe dọa áp thuế đối với 300 tỷ USD hàng nhập khẩu của Trung Quốc hay không sau cuộc gặp với lãnh đạo các nền kinh tế lớn nhất thế giới vào cuối tháng này.
Tình báo Iraq tiết lộ nơi ẩn náu của Thủ lĩnh IS Al-Baghdadi
Egypt Today ngày 6-6 đưa tin, Cơ quan Tình báo Quân đội Iraq đã tiết lộ những khu vực mà Thủ lĩnh tối cao của Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng có khả năng đang ẩn náu.
Vì sao ông Netanyahu không lập được chính phủ?
Ngày 30-5, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã tuyên bố giải tán Quốc hội để tổ chức bầu cử lại. Thời gian diễn ra cuộc bầu cử được ấn định là 17-9 tới. Đây là động thái ông Netanyahu bắt buộc phải thực hiện nếu không muốn quyền lực rơi vào tay đối thủ Benny Gantz sau khi ông đã không lập được liên minh đa số theo luật định.
“Cải cách quốc phòng 2.0” – Tham vọng của Tổng thống Moon Jae-in
“Cải cách quốc phòng 2.0”, được Bộ Quốc phòng Hàn Quốc (MND) công bố vào tháng 7-2018, thể hiện sự quyết tâm của Tổng thống Moon Jae-in nhằm thực thi một sáng kiến đầy tham vọng là tái cấu trúc và hiện đại hóa quân đội. Theo kế hoạch, cải cách quốc phòng này sẽ được thực hiện trong vòng 5 năm, tạo cơ sở cho một quân đội Hàn Quốc chính quy và hiện đại trong tương lai.
19 người mất tích trong vụ chìm tàu tại Indonesia
Một vụ chìm tàu chở hàng trong khu vực Banggai Laut, ngoài khơi phía Đông của tỉnh Trung Sulawesi ngày 4-6 vừa qua đã khiến 19 người mất tích.
Vì sao Iran từ chối đàm phán lại với Mỹ?
Dù có điều kiện tiên quyết hay không, Iran nhất quyết không đàm phán lại thỏa thuận hạt nhân đã ký với Mỹ và các cường quốc khác năm 2015. Với Tehran, nếu đàm phán với chính quyền Mỹ hiện nay thì chính quyền kế tiếp sẽ tìm cách hủy bỏ.
ASEAN quyết vượt “xoáy”
Được coi là vấn đề quyết định của thế kỷ 21, cạnh tranh quyền lực nước lớn ở châu Á-Thái Bình Dương đã thực sự chi phối nội dung Đối thoại Shangri-La ở Singapore, nơi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc và bộ trưởng quốc phòng của nhiều quốc gia khác cũng có mặt.
Kế hoạch Citadel và bí mật điệp viên Wether
Chiến thắng của Hồng quân đã được bảo đảm từ ngày 12-4-1943 trước đó, khi tình báo Xôviết đặt trên bàn của Stalin kế hoạch của chiến dịch “Citadel” về âm mưu phản công của quân Đức tại Kursk, trên đó có chữ ký của những tướng lĩnh hàng đầu của quân phát xít.
Australia: Nặng nề hậu quả thử bom hạt nhân của Anh
Phải mất gần ba thập niên cho đến khi nguyên nhân của sương mù đen được công nhận là vụ thử bom hạt nhân Totem I. đó là một trong những cuộc thử nghiệm hạt nhân được thực hiện trong hai thập niên 1950 và 1960 – không phải bởi chính phủ Australia, mà bởi nước Anh.
Triều Tiên kêu gọi Mỹ nên thay đổi những toan tính hiện tại
Yonhap ngày 5-6 đưa tin, Triều Tiên đã lên tiếng kêu gọi Mỹ từ bỏ “sự tính toán hiện tại” và đưa ra một đề xuất mới để nối lại các cuộc đàm phán phi hạt nhân hóa trước khi phía Bình Nhưỡng “mất kiên nhẫn”.
Bi kịch của người khuyết tật trong hành trình đến miền đất hứa
Emina Cerimovic, một trong những nhà nghiên cứu về khuyết tật của Tổ chức giám sát nhân quyền (HRW) cho biết, cô đã thấy những khó khăn mà người khuyết tật di cư từ Syria, Afghanistan và những nơi khác tìm kiếm cuộc sống mới ở châu Âu phải đối mặt.
Tổng hợp-TT