VINAROYAL GROUP

Tư vấn thiết kế - Đầu tư và kinh doanh bất động sản
Dây truyền tuyển - luyện xỉ Titan
Dự án khu liên doanh kinh tế biển Đông - Nam; Mỹ Thủy Seaport trong tương lai
Trang chủ Tin quốc tế

Tin vắn quốc tế ngày 10/6/2020.

Kinh tế toàn cầu suy giảm kỷ lục;  Ngành hàng không hướng tới “sân bay không chạm” hậu Covid-19; Quyết định ‘gây chấn động’ của Kim Jong Un; Tin đại dịch Covid-19…là những tin chính được cập nhật.

Kinh tế toàn cầu suy giảm kỷ lục

  Một nhà máy sản xuất ô tô tại Đức   Một nhà máy sản xuất ô tô tại Đức

SGGP Theo báo cáo triển vọng kinh tế toàn cầu tháng 6-2020 của Ngân hàng Thế giới (WB), nền kinh tế toàn cầu sẽ suy giảm nghiêm trọng ở mức 5,2% trong năm nay do cú sốc của đại dịch Covid-19, đặc biệt là ảnh hưởng từ các biện pháp đóng cửa nền kinh tế nhằm ngăn chặn sự lây lan của đại dịch.
Tác động nặng nề
Dự báo này đồng nghĩa cho thấy đây sẽ là cuộc suy thoái kinh tế tồi tệ nhất kể từ Thế chiến II. Báo cáo của WB cũng dự báo hoạt động kinh tế của các nền kinh tế phát triển sẽ giảm 7% vào năm 2020 do cung cầu, thương mại và tài chính trong nước đã bị gián đoạn nghiêm trọng. Các nền kinh tế đang phát triển và thị trường mới nổi (EMDE) dự kiến giảm 2,5% trong năm nay, sự sụt giảm lần đầu tiên của nhóm này trong vòng ít nhất 60 năm qua.
Thu nhập bình quân đầu người dự kiến sẽ giảm 3,6% và điều này sẽ khiến hàng triệu người rơi vào tình trạng nghèo đói cùng cực trong năm nay. Các quốc gia có đại dịch xảy ra nghiêm trọng nhất và những nước phụ thuộc nhiều vào thương mại toàn cầu, du lịch, xuất khẩu hàng hóa và tài chính bên ngoài sẽ bị tác động nặng nề nhất. Mặc dù mức độ gián đoạn sẽ khác nhau theo từng khu vực, tuy nhiên tất cả EMDE đều bị tổn thương và tổn thương này sẽ còn nghiêm trọng hơn do các cú sốc từ bên ngoài.
Theo dự báo, khi đại dịch bị đẩy lùi và các biện pháp hạn chế trong nước được dỡ bỏ ở các nền kinh tế phát triển và sau đó ở toàn bộ EMDE, tác động tiêu cực toàn cầu sẽ giảm và sự hỗn loạn trong thị trường tài chính không kéo dài, tăng trưởng toàn cầu được dự báo sẽ tăng trở lại mức 4,2% vào năm 2021 khi các nền kinh tế phát triển tăng 3,9% và EMDE tăng trở lại 4,6%. Tuy nhiên, triển vọng trên rất không chắc chắn bởi có nhiều rủi ro, trong đó có khả năng đại dịch kéo dài hơn, biến động tài chính và sự tê liệt các mối liên kết thương mại và cung ứng toàn cầu. Kịch bản ngược lại này có thể dẫn tới nền kinh tế toàn cầu giảm tới 8% trong năm nay cùng với sản lượng của EMDE giảm gần 5%, sau đó là sự phục hồi chậm chạp 1% vào năm 2021.
Điểm sáng châu Á
Báo cáo của WB là một bằng chứng cho thấy, kinh tế thế giới vẫn đang đứng trước những thách thức lớn ngay cả khi các nước bắt đầu nối lại một phần hoạt động kinh tế sau nhiều tháng đóng cửa vì dịch bệnh. Tại Mỹ, tâm dịch Covid-19 của thế giới, nền kinh tế được dự báo suy giảm 6,1% trong năm nay. Theo Văn phòng Nghiên cứu kinh tế quốc gia Mỹ (NBER), những chỉ dấu tiêu cực của nền kinh tế Mỹ đã chấm dứt giai đoạn tăng trưởng dài nhất trong lịch sử nước này kể từ năm 1854. Trong khi đó, tăng trưởng của khu vực đồng tiền chung châu Âu (eurozone) dự báo giảm 9,1%.

 Ngành hàng không hướng tới “sân bay không chạm” hậu Covid-19
VOV Ngành hàng không đang hướng tới quá trình tự động hóa, tạo nên một quy trình “không tiếp xúc” cho cả hành khách lẫn hành lý hậu Covid-19.
Mở cửa trở lại, các sân bay quốc tế đang ráo riết xây dựng quy trình công nghệ mới như: công nghệ nhận dạng khuôn mặt (Face ID), trí tuệ nhân tạo (AI), tự động hóa và máy quét sinh trắc học để hình thành một quy trình “không tiếp xúc” cho cả hành khách lẫn hành lý của họ.
Trải nghiệm “không chạm”
Sân bay Changi của Singapore vừa lắp đặt các máy đo thân nhiệt để nhận biết nhiệt độ của mọi nhân viên và khách du lịch ngay tại các khu vực chuyển khẩu. Sân bay quốc tế Hong Kong (Trung Quốc) cũng đang sử dụng các robot tiệt trùng thông minh để lau dọn các khu vực công cộng.
Còn tại Abu Dhabi (Arab Saudi), hãng hàng không Etihad công bố thử nghiệm các ki-ốt tự phục vụ có thể giám sát thân nhiệt, nhịp tim và nhịp thở của hành khách rồi chỉ ra những người cần chăm sóc y tế. Mặc dù không được thiết kế để chẩn đoán bất kỳ bệnh lý y khoa nào, thiết bị này có thể xử lý một lượng lớn dữ liệu sinh trắc học từ hành khách.
Ngành hàng không hướng tới “sân bay không chạm” hậu Covid-19 – Ảnh 2
Etihad đang hợp tác với Elenium Automatic để kiểm tra ki-ốt sàng lọc sức khỏe không tiếp xúc. (Ảnh: Etihad Airways)
Việc áp dụng AI tại các sân bay còn giúp thu thập nhiều dữ liệu về sức khỏe từ các ki-ốt kiểm soát để xác định những hành khách nào cần kiểm tra thêm. Ngoài ra, các máy quét có hỗ trợ AI cũng có thể cải thiện hơn nữa hiệu quả của các điểm quét kiểm tra hành lý, qua đó giảm bớt sự ứ đọng hành khách.

Quyết định ‘gây chấn động’ của Kim Jong Un
Ban lãnh đạo Triều Tiên tuyên bố sẽ coi Hàn Quốc như “kẻ thù” – tín hiệu mới nhất cho thấy mối quan hệ hai nước lại trở nên băng giá.
Triều Tiên, hôm 9/6, thông báo sẽ cắt đứt mọi đường dây liên lạc với Hàn Quốc, trong đó có các đường dây nóng quân sự, và bắt đầu đối xử với quốc gia phía nam như “kẻ thù”.
Theo hãng thông tấn Triều Tiên KCNA, quyết định trên được Bình Nhưỡng đưa ra sau khi các quan chức cấp cao phụ trách quan hệ với Hàn Quốc, gồm cả Kim Yo Jong – người em quyền lực của Chủ tịch Kim Jong Un – nhóm họp ngày 8/6.
KCNA dẫn lời các quan chức này “nhấn mạnh rằng công việc đối với Hàn Quốc sẽ hoàn toàn trở thành nhiệm vụ chống lại kẻ thù”. “Chúng tôi đã đi đến kết luận không cần phải ngồi mặt đối mặt với giới chức Hàn Quốc, và chẳng có gì để thảo luận với họ, vì họ chỉ làm mất tinh thần của chúng tôi”.
Ngay sau thông báo, Triều Tiên đã từ chối nghe điện thoại vào sáng 9/6, khi Hàn Quốc thực hiện cuộc gọi thường ngày qua các đường dây nóng quân sự giữa hai nước.

***   Tin đại dịch Covid-19
Trang Worldometers thống kê, tính đến sáng sớm ngày 10/6 (theo giờ Việt Nam), hơn 7,3 triệu người trên toàn cầu đã nhiễm virus corona chủng mới với ít nhất 412.714 trường hợp trong số đó đã tử vong. Tuy nhiên, thế giới cũng chứng kiến gần 3,6 triệu bệnh nhân Covid-19, tức xấp xỉ gần 1/2 số ca bệnh hồi phục sau điều trị.

Hàn Quốc đối mặt nguy cơ dịch tái bùng phát mạnh
Các chuyên gia y tế Hàn Quốc ngày 9/6 cảnh báo, nước này đang có xu hướng mất đà trong cuộc chiến chống Covid-19, khi các ổ dịch mới bùng phát ở thủ đô Seoul có thể thúc đẩy sự gia tăng lây nhiễm virus trong cộng đồng, trong bối cảnh nhà chức trách cho nới lỏng giãn cách xã hội.
Yonhap trích dẫn thống kê của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh dịch Hàn Quốc (KCDC) cho hay, chỉ trong vòng 24 giờ qua, nước này có thêm 38 ca dương tính với virus corona chủng mới, trong đó tới 35 trường hợp lây nhiễm trong cộng đồng, nâng tổng số ca bệnh trên toàn quốc lên 11.852 người.
Đáng nói, tới 33/35 ca nhiễm mới Covid-19 trong cộng đồng hôm 9/6 là ở Seoul. Theo KCDC, thủ đô chiếm tới gần 97% tổng số trường hợp lây nhiễm virus trong cộng đồng trên toàn quốc, tính từ ngày 1/6.
Sau gần 6 tuần thực hiện giãn cách xã hội nghiêm ngặt, xứ sở kim chi đã bắt đầu chuyển sang phương án “kiểm dịch cuộc sống hàng ngày” từ ngày 6/5 để cho phép người dân khôi phục các hoạt động kinh tế, xã hội trong khi vẫn tuân thủ các quy định phòng chống dịch. Song, nước này đang phải đối mặt sự gia tăng các ca nhiễm mới Covid-19 sau khi nới lỏng giãn cách.
Thực tế buộc Chính phủ Hàn Quốc phải quyết định tăng cường các biện pháp kiểm dịch tại khu vực Seoul, đóng cửa các nơi công cộng và hạn chế các tụ điểm vui chơi giải trí trong thành phố đến ngày 14/6.

Indonesia ghi nhận kỷ lục về số ca nhiễm mới trong ngày
Bộ Y tế Indonesia thông báo, chỉ trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận thêm 1.043 ca nhiễm mới Covid-19, mức tăng cao nhất trong ngày từ trước tới nay, nâng tổng số ca bệnh trên toàn quốc lên hơn 33.000 người. Tổng số ca tử vong vì dịch tại xứ sở vạn đảo tính đến sáng sớm 10/6 là 1.923 người, tăng 40 trường hợp so với một ngày trước đó.
Theo nhà chức trách, Indonesia hiện đã thực hiện gần 282.000 xét nghiệm Covid-19.
Hôm 9/6, Bộ Giao thông vận tải Indonesia đã ban hành quy định sửa đổi về kiểm soát hoạt động vận tải hành khách công bố hồi tháng 4 nhằm ngăn chặn sự lây lan của virus corona chủng mới. Theo đó, tất cả các phương tiện vận tải hành khách đường bộ, đường biển, đường không và đường sắt sẽ không còn bị giới hạn khai thác tối đa 50% công suất để phù hợp với việc khôi phục một số hoạt động kinh tế trên toàn quốc.

Mỹ tăng dự báo về số ca tử vong
Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Washington ngày 9/6 cho biết, tính đến tháng 8 năm nay, khoảng 145.728 người ở Mỹ có thể thiệt mạng vì virus corona chủng mới. Tuy nhiên, các chuyên gia không giải thích lí do họ đột ngột tăng dự báo về số ca tử vong vì Covid-19 thêm hơn 5.000 trường hợp, từ mức 140.496 người đưa ra cuối tuần trước, chỉ trong vòng vài ngày như vậy.
Con số dự báo mới được công bố cùng ngày bang Texas ghi nhận số ca nhập viện vì Covid-19 cao nhất kể từ khi dịch bùng phát tại Mỹ. Theo thống kê của Đại học Johns Hopkins, 22 bang của Mỹ đang chứng kiến số ca nhiễm mới Covid-19 tăng lên trong bối cảnh các địa phương mở cửa trở lại và biểu tình phản đối phân biệt chủng tộc sau cái chết của công dân gốc Phi George Floyd trong tay cảnh sát thành phố Minneapolis, bang Minnesota lan rộng khắp toàn quốc.
Đến sáng sớm 10/6, Mỹ vẫn là nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất vì dịch Covid-19 với tổng số ca mắc (hơn 2 triệu người) và tử vong (114.065 người) đều cao nhất thế giới.

WHO thừa nhận bất ngờ về ca nhiễm không triệu chứng
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 9/6 bất ngờ thừa nhận “chưa biết nhiều” về các trường hợp nhiễm Covid-19 không bộc lộ triệu chứng. Động thái nhằm làm rõ những thắc mắc liên quan đến phát biểu gây tranh cãi một ngày trước đó của Maria Van Kerkhove, quan chức phụ trách kỹ thuật cho cuộc chiến chống Covid-19 của WHO.
Hôm 8/6, bà Van Kerkhove nói “dường như rất hiếm xảy ra trường hợp người mang virus corona chủng mới không bộc lộ triệu chứng thực sự lây truyền mầm bệnh cho người khác”.
Song, trong phiên hỏi – đáp về bệnh một ngày sau, bà Van Kerkhove đính chính rằng, đó không phải tuyên bố chính sách của WHO và bà chỉ muốn nhấn mạnh đến thực tế rằng, do chẳng có mấy nghiên cứu về các ca bệnh không bộc lộ triệu chứng, nên một số nhóm chuyên gia mới chỉ cố gắng phỏng đoán về cách những trường hợp này có thể lây truyền virus corona chủng mới cho người khác như thế nào.
Theo tiến sĩ Mike Ryan, giám đốc điều hành Chương trình các tình huống khẩn cấp y tế của WHO, hiện vẫn còn quá nhiều điều phải tìm hiểu về vấn đề trên.

***   Iran tử hình gián điệp CIA dính líu vụ sát hại Tướng Qassem Soleimani
Iran ra phán quyết tử hình Mahmoud Mousavi-Majd, người mang quốc tịch Iran nhưng bị kết tội cung cấp thông tin về hành tung của tướng Qassem Soleimani cho Cơ quan tình báo trung ương Mỹ (CIA).

Khi nhà báo trở thành nạn nhân của COVID-19
Trong một báo cáo nhân ngày Tự do báo chí hồi đầu tháng 5, PEC đã lên án hiện tượng các biện pháp bảo vệ cho phóng viên, biên tập viên và nhân viên truyền thông khi tác nghiệp để đưa tin về dịch COVID-19 là không đủ.

Quân đội Nga nã pháo chống tăng vào giếng dầu ở Siberia để dập lửa
Binh sĩ Nga đã bắn đạn pháo chống tăng phá hủy miệng một giếng dầu ở vùng Siberia để dập tắt đám cháy kéo dài hơn một tuần.

Số ca nhiễm COVID-19 gần nửa triệu, Nga dỡ phong tỏa Moscow
Thủ đô Moscow của Nga sẽ sớm mở cửa trở lại các dịch vụ công cộng và trường học, trong bối cảnh số ca nhiễm mới COVID-19 đã giảm đáng kể.

Mỹ chế tạo siêu bom tấn công CLEAVER có cơ chế hoạt động “lạ”
Mỹ thông báo thử nghiệm thành công bom thế hệ mới CLEAVER có thể triển khai từ máy bay vận tải thay vì oanh tạc cơ thông thường, được đánh giá là bước ngoặt trong chế tạo vũ khí tấn công cho máy bay.

Triều Tiên tuyên bố cắt đứt đường dây nóng với Hàn Quốc
Triều Tiên hôm 9/6 tuyên bố sẽ cắt đứt đường dây nóng với Hàn Quốc như bước đi đầu tiên hướng tới việc ngừng mọi liên lạc với Seoul, hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) đưa tin.

Ca nhiễm mới tăng không ngừng, kho thuốc COVID-19 của Mỹ cạn kiệt
Trong khi nhiều bang tại Mỹ bắt đầu dỡ bỏ lệnh hạn chế và ngày càng nhiều người Mỹ ra ngoài để tiếp xúc với người khác hay để biểu tình, gần một nửa số bang của nước này đang chứng kiến số ca nhiễm COVID-19 mới gia tăng.

Mỹ tiếp tục “nuôi mộng” kéo Trung Quốc vào thỏa thuận hạt nhân cùng Nga
Các quan chức Mỹ và Nga sẽ có cuộc gặp vào cuối tháng này để đàm phán về vấn đề vũ khí hạt nhân.

Đi dự đám tang bằng máy bay, gia đình 4 người đều thiệt mạng
Sử dụng đường hàng không để đi dự tang lễ ở bang Indiana, 4 người trong cùng một gia đình ở bang Florida (Mỹ) đã thiệt mạng khi chiếc máy bay cỡ nhỏ không may gặp nạn…

COVID-19 đang “giành phần thắng” ở phần lớn Mỹ Latin
Số ca nhiễm và tử vong liên quan đến COVID-19 trên toàn khu vực Mỹ Latin đang tăng nhanh hơn bất cứ nơi nào trên thế giới và không hề có dấu hiệu chậm lại tại các quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Khu vực này đã ghi nhận gần 1,2 triệu ca nhiễm và hơn 60.000 ca tử vong.

Nga đòi Mỹ trả trụ sở ngoại giao
Mỹ phớt lờ yêu cầu của phía Nga về việc trao trả khu nhà ngoại giao của Moscow ở thành phố New York, vốn bị chính quyền Washington phong tỏa khi căng thẳng nổ ra năm 2017.

Iran muốn trao đổi tù binh với Mỹ
Bộ Ngoại giao Iran khẳng định nước này sẵn sàng tiến hành thêm các vụ trao đổi tù binh với phía Mỹ, bất chấp những bất đồng trong quan hệ song phương.

Biểu tình chống kỳ thị chủng tộc lan rộng ở châu Âu và Bắc Phi
Nước Mỹ vẫn đang tiếp tục đối mặt với làn sóng biểu tình phản đối tình trạng phân biệt đối xử diễn ra tại hơn 650 thành phố, thị trấn, trải khắp 50 tiểu bang, sau cái chết của người đàn ông da màu Geroge Floyd tại thành phố Minneapolis, bang Minnesota, hồi tuần trước. Không những vậy, làn sóng này còn đang lan rộng tới nhiều thành phố ở châu Âu và Bắc Phi.

Dọn dẹp đường phố sau biểu tình, bạn trẻ Mỹ được tặng ô tô thể thao
Khi Antonio Gwynn Jr. chứng kiến những thiệt hại từ các cuộc biểu tình ở quê nhà Buffalo, New York, cậu cầm một cây chổi, mua một số túi rác và tự mình dọn dẹp đường phố.

Minneapolis muốn giải tán Sở cảnh sát sau vụ ghì gối giết chết người da màu
Minneapolis là nơi khởi nguồn của các cuộc biểu tình trên toàn nước Mỹ sau vụ người đàn ông gốc Phi George Floyd bị sĩ quan cảnh sát da trắng Derek Chauvin ghì gối trên cổ trong gần 9 phút sau đó tử vong tại bệnh viện.

Mỹ chìm trong biểu tình, Nga đương đầu thảm hoạ môi trường
Các cuộc biểu tình phản đối nạn phân biệt chủng tộc lan rộng khắp nước Mỹ, Nga ban bố tình trạng khẩn cấp vì thảm hoạ tràn dầu và diễn biến của COVID-19… là những vấn đề đáng chú ý tuần qua.

Ông Trump tính điều 10.000 binh sĩ quân đội dẹp loạn biểu tình
Một quan chức quốc phòng cấp cao Mỹ tiết lộ Nhà Trắng từng muốn triển khai 10.000 binh sĩ quân đội tới ứng phó tình trạng biểu tình bạo lực, song bị can ngăn.

Tổng hơp-TT