“Đổ dầu vào lửa”, Mỹ dọa áp thuế thêm 4 tỷ USD hàng hóa châu Âu; Trung Quốc “điếng người” trước nước cờ cao tay của Mỹ; Tính toán của Trump khi sang lãnh thổ Triều Tiên gặp Kim Jong-un…là những tin chính được cập nhật.
“Đổ dầu vào lửa”, Mỹ dọa áp thuế thêm 4 tỷ USD hàng hóa châu Âu
Từ trái qua: Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Thủ tướng Đức Angela Merkel, và Tổng thống Mỹ Donald Trump – Ảnh: Getty/Politico.
Động thái này “đổ dầu vào lửa” mối quan hệ thương mại vốn dĩ đã không mấy êm đẹp giữa Mỹ và EU…
Mỹ ngày 1/7 công bố danh sách bổ sung các mặt hàng nhập khẩu từ Liên minh châu Âu (EU) có thể bị áp thuế trừng phạt trong vụ mâu thuẫn về trợ cấp nhà nước cho hai hãng sản xuất máy bay Boeing và Airbus.
Theo tin từ Bloomberg, Văn phòng Đại diện thương mại Mỹ (USTR) đưa ra danh sách hàng hóa có trị giá nhập khẩu 4 tỷ USD từ EU vào Mỹ mỗi năm, cảnh báo rằng danh sách này sẽ bị áp thuế quan để trả đũa việc châu ÂU trợ cấp cho Airbus. Bản danh sách bao gồm nhiều sản phẩm từ quả anh đào tới thịt, phô mai, quả olive, mỳ Ý, một số loại rượu whiskey, ống sắt…
Danh sách mới này bổ sung vào một danh sách hàng hóa EU bị cảnh báo áp thuế mà USTR đưa ra hồi tháng 4. Bản danh sách được công bố trước bao gồm các mặt hàng với tổng kim ngạch 21 tỷ USD nhập khẩu từ EU vào Mỹ mỗi năm.
Hồi tháng 5, USTR đã tổ chức một cuộc điều trần kéo dài 2 ngày để các bên liên quan bày tỏ ý kiến về biện pháp tự vệ thương mại của Mỹ đối với bản danh sách 21 tỷ USD. Theo dự kiến, cuộc điều trần về danh sách 4 tỷ USD sẽ diễn ra vào ngày 5/8.
USTR ước tính rằng trợ cấp của EU đối với Airbus có thể gây thiệt hại kinh tế lên đến 11 tỷ USD đối với Mỹ hàng năm. Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã kết luận rằng hoạt động trợ cấp của EU đối với Airbus vi phạm nguyên tắc thươ g mại quốc tế. Theo dự kiến, trong mùa hè năm nay, WTO sẽ quyết định Mỹ có thể áp dụng biện pháp tự vệ thương mại nào đối với EU để chống lại việc EU trợ cấp cho Airbus.
“Bản danh sách cuối cùng sẽ tính đến báo cáo của trọng tài WTO về mức độ tự vệ mà WTO cho phép”, USTR tuyên bố.
Giới chức EU gần như đã tin rằng Mỹ sẽ triển khai biện pháp trả đũa ngay sau khi có sự cho phép của WTO. Tuy nhiên, việc Mỹ áp thuế lên hàng hóa EU có nguy cơ làm gia tăng căng thẳng vốn có trong mối quan hệ giữa hai bên, trong lúc Washington và Brussels cố gắng đàm phán một thỏa thuận thương mại.
Trung Quốc “điếng người” trước nước cờ cao tay của Mỹ
– Nhà lãnh đạo Đài Loan Tsai Ing-wen sẽ dành 4 đêm ở Mỹ vào tháng Bảy tới trong khi đến thăm các đồng minh ngoại giao Caribbean, chính quyền của bà Tsai hôm qua (1/7) cho biết. Thông tin này chắc chắc sẽ khiến Trung Quốc tức giận cao độ bởi nước này liên tục kêu gọi Washington không cho phép nữ lãnh đạo Đài Loan đến thăm Mỹ.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Vùng lãnh thổ (VLT) Đài Loan Miguel Tsao tiết lộ, Nhà lãnh đạo Tsai sẽ dành 2 ngày để đến thăm đến St Vincent và Grenadines; St Lucia; St Kitts và Nevis, và Haiti. Chi tiết chuyến thăm Mỹ của bà Tsai vẫn đang được sắp xếp, ông Miguel Tsao cho biết thêm.
Hãng thông tấn chính thức của VLT Đài Loan đưa tin, bà Tsai được cho là sẽ quá cảnh ở New York và Denver.
Thời gian bà Tsai ở Mỹ lâu một cách bất thường bởi trước đó bà chỉ dành một đêm ở những địa điểm quá cảnh. Tuy nhiên, một nữ phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Mỹ khẳng định, không có bất kỳ sự thay đổi nào trong chính sách “Một Trung Quốc” mà theo đó Washington chính thức công nhận Bắc Kinh chứ không phải Taipei.
“Mỹ thỉnh thoảng tạo điều kiện cho các đại diện của chính quyền Đài Loan quá cảnh ở Mỹ”, nữ phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết. Bà này cũng nói thêm rằng: “Những chuyến đi như vậy được chúng tôi xem xét trên yếu tố an toàn, sự thoải mái, thuận tiện, chức vị của hành khách và tuân thủ chính sách Một Trung Quốc của chúng tôi”.
Trung Quốc nói rằng, hòn đảo Đài Loan tự trị chỉ là một tỉnh của Trung Quốc và không có quyền thực hiện mối quan hệ giữa các nhà nước với nhau. Trung Quốc miêu tả Đài Loan là vấn đề quan trọng nhất và nhạy cảm nhất trong quan hệ với Mỹ. Mỹ không có mối quan hệ chính thức với Taipei nhưng lại là nước hậu thuẫn về ngoại giao chính cũng như là nhà cung cấp vũ khí chính cho hòn đảo Đài Loan.
Tính toán của Trump khi sang lãnh thổ Triều Tiên gặp Kim Jong-un
Trump có thể cho rằng việc ông vào lãnh thổ Triều Tiên sẽ giúp ích cho chiến dịch tranh cử và là cử chỉ biểu tượng Triều Tiên cần để trở lại đàm phán.
Khi Donald Trump trở thành tổng thống Mỹ đương nhiệm đầu tiên vào lãnh thổ Triều Tiên ngày 30/6, lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tươi cười ca ngợi đó là cử chỉ thể hiện thiện chí của Trump trong việc “xoá bỏ tất cả quá khứ bất hạnh và mở ra tương lai mới”. Không có gì ngạc nhiên khi Kim Jong-un hoan nghênh quyết định đó: Trump đã trao cho lãnh đạo Triều Tiên “món quà” mà cả ông nội và bố ông Kim không có được.
Triều Tiên từ lâu đã muốn được đối xử ngang hàng với Mỹ và họ từng tìm cách mời Bill Clinton thăm Bình Nhưỡng trước khi ông kết thúc nhiệm kỳ. Việc Trump bước qua ranh giới có thể được coi là sự công nhận vị thế quốc tế của Triều Tiên. Một số nghị sĩ Dân chủ chỉ trích hành động của Trump là “trao quá nhiều lợi ích” cho Bình Nhưỡng.
“Ông Kim chẳng cần mất chút công sức nào để đưa Trump qua Khu Phi quân sự (DMZ)”, mặc dù Triều Tiên vẫn chưa có động thái thực chất trong phi hạt nhân hóa, tiếp tục phát triển khả năng hạt nhân, thử vũ khí và lách lệnh trừng phạt, cựu chuyên gia CIA Soo Kim nói.
Câu hỏi được đặt ra là vì sao Trump lại làm vậy. Trong hội nghị thượng đỉnh hồi tháng hai ở Hà Nội, Trump đã bỏ về sớm sau khi hai bên bất đồng về quy mô phi hạt nhân hóa và lệnh trừng phạt. Phái đoàn Triều Tiên cố gắng giữ ông nán lại bàn đàm phán nhưng bất thành. Hội nghị kết thúc mà không có kết quả.
*** Ông Trump hé lộ thêm về 20 bước chân trên đất Triều Tiên
Tổng thống Mỹ Donald Trump nói với binh sĩ Mỹ rằng ông “đã thực sự đặt chân lên Triều Tiên” và nhận được những tiếng reo hò phấn khích từ đám đông.
Ông Trump muốn duyệt binh giống Nga để mừng Quốc khánh Mỹ
Tổng thống Mỹ Donald Trump nói rằng ông muốn tiêm kích bay qua đầu và xe tăng đi trước mặt để phô diễn sức mạnh quân sự trong lễ mừng Quốc khánh Mỹ tại thủ đô Washington.
Chuyện về chức Phó Tổng thống Hoa Kỳ
“Chức vụ phó tổng thống chỉ cách chức vụ tổng thống một nhịp tim đập mà tôi lại không cần phải có một tờ phiếu bầu nào”. Trong bộ phim truyền hình “Ngôi nhà giấy”, người đóng vai Phó tổng thống Mỹ Frank Underwood đã tự hào nói ra lời độc thoại từ nội tâm của mình.
Đánh bom làm rung chuyển thủ đô Afghanistan, 34 người thiệt mạng
Ít nhất 34 người thiệt mạng và 68 người khác bị thương trong vụ đánh bom kinh hoàng xảy ra ngay gần Bộ Quốc phòng Afghanistan, giữa thủ đô Kabul.
Thổ Nhĩ Kỳ nói nhận S-400 trong 10 ngày, không lo bị Mỹ trừng phạt
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan nói rằng ông Trump chưa từng tuyên bố trừng phạt Ankara vì thương vụ S-400, đồng thời tiết lộ hệ thống S-400 đầu tiên sẽ cập bến trong 10 ngày.
G20 và hi vọng chấm dứt thương chiến hai bờ đại dương
Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố có thể đạt thỏa thuận thương mại với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bên lề Hội nghị Thượng đỉnh Nhóm Các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) diễn ra tại Osaka, Nhật Bản.
Bước giật lùi của ông Erdogan
Cuộc bỏ phiếu lại tại thành phố Istanbul hôm 23-6 trong cuộc bầu cử chính quyền địa phương năm 2019 ở Thổ Nhĩ Kỳ đã cho kết quả không như mong muốn của Tổng thống Recep Tayyip Erdogan, bởi giành chiến thắng cuối cùng không phải là đảng AKP của ông mà là người của đảng đối lập CHP.
Những đứa trẻ lớn lên sau song sắt nhà tù ở Thổ Nhĩ Kỳ
Hàng trăm trẻ em sống trong các nhà tù ở Thổ Nhĩ Kỳ cùng với mẹ. Các nhà chức trách cho biết, họ muốn tạo ra cuộc sống gia đình thân thiện ngay trong các nhà tù tuy nhiên, nhiều nhà hoạt động nhân quyền không đồng tình với quan điểm này.
Mỹ – Iran: Mềm nắn, rắn buông?
Cuộc khủng hoảng Mỹ-Iran hiện đang phơi bày hai quan điểm đan xen lẫn nhau ở cả hai nước. Phe “diều hâu” ở Mỹ cũng như phe cứng rắn ở Iran đều muốn “hạ đo ván” đối phương trong khi các thành phần ôn hòa ở cả hai nước lại muốn một “kết cục có hậu”.
EU họp bất thường, đau đầu tìm kiếm người kế nhiệm ông Juncker
Các nguyên thủ của 28 nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã tổ chức họp bất thường vào tối 30-6 (giờ địa phương) tại Brussels, nhằm tìm ra người kế nhiệm chức Chủ tịch Ủy ban châu Âu trong 5 năm tới. Tuy nhiên, quá trình này vẫn chưa đạt kết quả.
Mỹ-Triều bí mật đàm phán trong đêm trước cuộc gặp lịch sử ở DMZ
Các quan chức cấp cao Mỹ đã tới tới Khu Phi quân sự (DMZ) ở đường biên giới liên Triều và có cuộc gặp bí mật với giới chức Triều Tiên để chuẩn bị cho cuộc gặp lịch sử giữa Tổng thống Trump và Chủ tịch Kim.
Truyền thông Triều Tiên hết lời ca ngợi cuộc gặp Mỹ-Triều tại DMZ
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và Tổng thống Mỹ Donald Trump có “cuộc gặp lịch sử” tại Khu phi quân sự (DMZ) giữa hai miền Triều Tiên và nhất trí nối lại các cuộc đối thoại về phi hạt nhân hóa, Hãng Thông tấn Trung ương Triều Tiên KCNA ngày 1-7 khẳng định.
Israel không kích sân bay, căn cứ Syria gần thủ đô Damascus trong đêm
Ít nhất 4 người đã thiệt mạng, 21 người khác bị thương khi các chiến đấu cơ Israel dội bom vào mục tiêu gần thủ đô của Syria từ không phận Liban.
Bão ma túy “càn quét” thiên đường du lịch ở khu vực Thái Bình Dương
Đó là con đường vận chuyển ma túy trị giá hàng tỷ USD mà bạn chưa từng nghe đến: cocaine và methamphetamines được đóng gói, vân chuyển bẳng thuyền từ Mỹ và Mỹ Latinh đến Australia qua các đảo ở Nam Thái Bình Dương – những nơi thường được biết đến là thiên đường du lịch nghỉ dưỡng.
Cuộc gặp lịch sử và hy vọng mới trên bán đảo Triều Tiên
Ngày 30-6, sau cuộc gặp lịch sử tại khu phi quân sự trên biên giới Triều Tiên – Hàn Quốc giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch CHDCND Triều Tiên Kim Jong-un, Mỹ và Triều Tiên đã nhất trí nối lại các cuộc đàm phán phi hạt nhân hóa.
Hai ứng viên Thủ tướng Anh “ra chiêu” trong phiên đối đầu
Hai ứng viên sáng giá nhất kế nhiệm Thủ tướng Anh, Boris Johnson và Jeremy Hunt, ngày 30-6 tuyên bố sẽ chi hàng tỷ bảng Anh cho các dịch vụ công, cơ sở hạ tầng và cắt giảm thuế.
Tổng hợp-TT