VINAROYAL GROUP

Tư vấn thiết kế - Đầu tư và kinh doanh bất động sản
Dây truyền tuyển - luyện xỉ Titan
Dự án khu liên doanh kinh tế biển Đông - Nam; Mỹ Thủy Seaport trong tương lai
Trang chủ Tin quốc tế

Tin vắn quốc tế ngày 25/8/2019.

Thực hư chuyện Nhật Bản cấm sử dụng lò vi sóng từ năm 2020?; Trung Quốc tuyên bố “chơi tới cùng” với Mỹ; Kinh tế Trung Quốc suy giảm sẽ tác động toàn diện đến thế giới;  Chiến tranh thương mại và kinh tế phủ bóng G7…là những tin chính được cập nhật.

Thực hư chuyện Nhật Bản cấm sử dụng lò vi sóng từ năm 2020?

  Thực hư chuyện Nhật Bản cấm sử dụng lò vi sóng từ năm 2020?   Ảnh minh họa.

Thông tin liên quan đến những chiếc lò vi sóng tại Nhật Bản đang được người dùng Facebook tại Việt Nam chia sẻ nhiệt tình trong vài ngày trở lại đây.
Thời gian gần đây, người dùng Facebook tại Việt Nam liên tục chia sẻ một bài đăng với nội dung Nhật Bản đã cấm sử dụng lò vi sóng và sẽ hủy tất cả lò vi sóng “cho tới thời điểm cuối năm” để bảo vệ sức khỏe công dân làm dấy lên nhiều sự lo lắng. Dù vậy, theo nguồn tin uy tín AFP, đây là thông tin hoàn toàn sai lệch và chính phủ Nhật Bản cũng không đưa ra bất kì một tuyên bố nào có liên quan.
Trang AFP cho biết khi tìm kiếm từ khóa “microwave oven” (lò vi sóng) trên website của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản không trả về bất kì kết quả nào liên quan đến lệnh cấm. Điều tương tự cũng được thực hiện trên tài khoản Twitter sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh của chính phủ Nhật Bản nhưng không trả về kết quả. Thậm chí, khi tìm kiếm từ khóa “lò vi sóng” bằng tiếng Nhật trên website của chính phủ cũng không cho thấy kết quả nào.
Dù vậy, thông qua tìm kiếm từ khoá, AFP thấy một bài đăng về lò vi sóng bị cấm tại Nhật Bản từ một tài khoản Twitter tiếng Nga có tên Panorama.
Trang này cho biết Nhật Bản sẽ cấm lò vi sóng vào năm 2020 với cáo buộc sóng phóng xạ gây ra nhiều tổn hại đến sức khỏe hơn cả bom nguyên tử. Dòng tweet này được đăng cùng thời điểm với một bài viết trên website Panorama vào khoảng tháng 3 năm nay.
Bài viết này có tiêu đề tạm dịch là “Nhật Bản cuối cùng cũng từ bỏ lò vi sóng vào năm 2020.” Trên logo của website Panoramo, nó tự nhận mình là một “ấn phẩm châm biếm.” Kết quả điều tra tương tự từ website Snopes của Mỹ về tin đồn nói trên cũng cho kết quả tương tự với AFP, vì thế, bạn có thể yên tâm rằng chính phủ Nhật Bản chẳng hề cấm lò vi sóng, ít nhất là tới thời điểm hiện tại.

 Trung Quốc tuyên bố “chơi tới cùng” với Mỹ
(NLĐO) – Tờ Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc, hôm 24-8 cảnh báo nước này sẽ “chiến đấu với Mỹ tới cùng” sau khi hai bên leo thang căng thẳng thương mại.
Theo tờ báo, Trung Quốc sẽ bảo vệ lợi ích cốt lõi của đất nước trong khi lợi ích cơ bản của người dân sẽ không bị phá vỡ. Thêm vào đó, Bắc Kinh không sợ bất kỳ thách thức nào.
“Lịch sử sẽ chứng minh rằng phe ở trên con đường công bằng và công lý sẽ mỉm cười vào phút chót” – Nhân dân Nhật báo tuyên bố.
Tờ báo này mô tả quyết định áp thuế thêm 5% của Mỹ đối với 550 tỉ USD hàng hoá Trung Quốc là hành động “man rợ”, đồng thời nhấn mạnh Bắc Kinh sẽ chiến đấu với Washington đến khi phân rõ thắng bại.
“Mức thuế lên tới 10% mà Trung Quốc áp đặt lên 75 tỉ USD hàng hoá Mỹ, bao gồm sản phẩm năng lượng, xe hơi bên cạnh đậu nành là phản ứng trước sự leo thang đơn phương của Washington” – Nhân dân Nhật báo viết.
Theo Ủy ban Thuế quan Trung Quốc, tổng cộng 5.078 sản phẩm của Mỹ sẽ phải chịu mức thuế bổ sung 10% hoặc 5%, chia làm 2 đợt: ngày 1-9 và ngày 15-12. Bắc Kinh cũng sẽ tiếp tục áp thuế bổ sung 25% hoặc 5% đối với sản phẩm và phụ tùng ô tô do Mỹ sản xuất bắt đầu từ ngày 15-12.
Tài khoản liên kết với Nhật báo Kinh tế, Taoran Notes, bình luận các biện pháp đối phó của Trung Quốc nhằm vào các lĩnh vực như đậu nành, dầu thô và ô tô của Mỹ.
Cố vấn cấp cao tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS, trụ sở tại Washington), Bill Reinsch, dự đoán việc giảm leo thang trong cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc tạm thời không thể xảy ra vì hai bên đều không muốn nhượng bộ.
“Ông Trump muốn tiếp tục gây áp lực với Trung Quốc, còn Trung Quốc muốn nói với thế giới rằng họ là người tốt ở đây” – ông Reinsch cho hay.

Kinh tế Trung Quốc suy giảm sẽ tác động toàn diện đến thế giới
Trung Quốc giữ vị thế nhóm 3 nước mua nhiều hàng nhập khẩu nhất từ hơn 70 quốc gia trên thế giới. Trung Quốc là khách hàng quan trọng của hơn 1/3 trong 200 nền kinh tế thế giới
Có một nguyên nhân căn bản đằng sau những sự hỗn loạn đã tác động xấu đến thị trường toàn cầu kể từ đầu tháng này: Trung Quốc. Khi mà tăng trưởng của nền kinh tế lớn nhất châu Á chững lại, phần còn lại của thế giới nhận ra rằng họ cũng đang phải chịu tác động nghiêm trọng từ sự suy giảm của kinh tế Trung Quốc.
Giới đầu tư lo sợ rằng mọi chuyện rồi sẽ chỉ tồi tệ hơn bởi xét đến nhiều diễn biến xấu giữa căng thẳng thương mại Trung Quốc – Mỹ. Những diễn biến mới nhất bao gồm: Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo các biện pháp thuế trả đũa chống Trung Quốc vào tháng 9/2019, đồng nhân dân tệ được cho phép giảm giá sâu hơn xuống dưới ngưỡng 7 nhân dân tệ/USD và Washington gọi Trung Quốc là nước thao túng tiền tệ.
Tại Australia, tâm lý nhà đầu tư chịu ảnh hưởng nghiêm trọng bởi sự chững lại của kinh tế Trung Quốc. Trung Quốc vốn là nước mua nhiều hàng xuất khẩu của Australia nhất tính từ năm 2009, chiếm tổng số khoảng 30% tổng kim ngạch xuất khẩu của Australia. Nhờ vào Trung Quốc, Australia đã có tăng trưởng kinh tế không ngừng nghỉ trong suốt hơn 27 năm.
Thế nhưng từ đầu tháng 8/2019 cho đến tuần trước, thị trường chứng khoán Australia giảm 6%, đồng USD rớt xuống mức thấp chưa từng thấy trong một thập kỷ. Lãi suất dài hạn rớt xuống dưới mức 1% bởi thị trường dự báo nhiều hơn về khả năng kinh tế suy giảm.
Tính đến cuối năm 2018, Trung Quốc đóng góp khoảng 16% vào GDP toàn cầu, chỉ thấp hơn chút so với tỷ lệ 24% của của Mỹ. Nếu ai đó nghĩ rằng tác động từ việc kinh tế Trung Quốc suy giảm sẽ chỉ ở mức hạn chế, chắc chắn nhiều người sẽ không đồng ý.
Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) hẳn có chung quan điểm này. Theo tính toán của IMF, trong năm ngoái, Trung Quốc là nước mua lớn nhất hàng xuất khẩu của 34 nước. Năm 2007, trước khủng hoảng tài chính toàn cầu, Trung Quốc là nước mua hàng xuất khẩu lớn nhất của khoảng 13 nước.
Mỹ là nước mua hàng xuất khẩu lớn nhất của 36 nước ở thời điểm cuối năm ngoái. Sau khi kinh tế toàn cầu khó khăn vào năm 2008 và kinh tế Mỹ đi xuống, sức ảnh hưởng của Trung Quốc ngày một lớn dần. Trong giai đoạn trên, Trung Quốc đã thay Mỹ trở thành nước mua hàng đầu các loại hàng hóa xuất khẩu của Nhật, Brazil và Nam Phi.

 Chiến tranh thương mại và kinh tế phủ bóng G7
Lãnh đạo 7 nền kinh tế hàng đầu thế giới gặp nhau tại Pháp trong bối cảnh rủi ro suy thoái toàn cầu và quan hệ các nước rạn nứt.
Hội nghị thượng đỉnh diễn ra từ ngày 24-26/8. Quan chức Mỹ hôm qua kết tội Pháp – nước chủ nhà hội nghị G7 muốn “chia rẽ G7” khi tập trung vào “các vấn đề nhỏ nhặt” hơn là những mối quan tâm lớn trên toàn cầu. Pháp phủ nhận điều này, cho biết phiên đầu tiên của hôm nay bàn thảo vấn đề kinh tế, thương mại và an ninh. Đây là những lĩnh vực từng được các nước đồng thuận dễ dàng, nhưng hiện tại lại là nguồn cơn bất đồng.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đến Pháp chỉ vài giờ sau tuyên bố nâng thuế nhập khẩu với Trung Quốc. “Tôi rất lo ngại về chiều hướng của diễn biến này, về sự gia tăng của chủ nghĩa bảo hộ và thuế nhập khẩu”, Thủ tướng Anh Boris Johnson hôm qua cho biết, “Những người ủng hộ thuế nhập khẩu sẽ bị đổ lỗi là gây ra suy thoái kinh tế toàn cầu, dù đúng hay sai”.
Tổng thống Mỹ cũng dọa áp thuế nhập khẩu Pháp ở mức “chưa từng có”, trừ phi nước này bỏ thuế kỹ thuật số với các hãng công nghệ Mỹ. Đáp lại, Chủ tịch Hội đồng châu Âu (EC) Donald Tusk cảnh báo EU sẽ đáp trả “tương xứng” nếu Trump thực hiện điều này.
Năm ngoái, Trump rời G7 tại Canada sớm và rút Mỹ khỏi tuyên bố chung. Năm nay, Pháp giải quyết bằng cách bỏ qua truyền thống từ năm 1975 này.
Ngoài quan hệ với Mỹ, nội bộ châu Âu cũng đang chia rẽ sâu sắc. Thủ tướng Anh Johnson đang nỗ lực thuyết phục EU tái đàm phán việc Anh rời liên minh châu Âu. Ông và Tusk sẽ có cuộc gặp bên lề hôm nay. Trước đó, cả hai bất đồng về vấn đề ai sẽ chịu trách nhiệm nếu Anh rời EU ngày 31/10 mà không có thỏa thuận nào.
Tổng thống Pháp – Emmanuel Macron hôm thứ sáu cũng bất ngờ dọa chặn một thỏa thuận thương mại của EU với nhóm nước Nam Mỹ, do cách giải quyết của Brazil với vấn đề cháy rừng Amazon. Anh và Đức cũng bày tỏ lo ngại về nạn cháy rừng, nhưng không đồng ý với cách phản ứng của Pháp. Họ cho rằng hủy thỏa thuận thương mại Mercosur không thể giúp bảo vệ rừng Amazon.

***   Triều Tiên tuyên bố thử nghiệm thành công hệ thống tên lửa mới
Truyền thông Triều Tiên ngày 25-8 tuyên bố nước này đã thử nghiệm thành công một hệ thống tên lửa đa nòng siêu lớn mới dưới sự chỉ đạo của nhà lãnh đạo Kim Jong-un.

Brazil điều động 44 nghìn binh sĩ dập lửa cứu rừng Amazon
6 bang của Brazil nằm quanh khu vực rừng Amazon đã yêu cầu sự trợ giúp của quân đội hôm 24-8 (giờ địa phương) để chiến đấu chống lại tình trạng cháy rừng kỷ lục đang đe dọa rừng mưa lớn nhất thế giới.

Tổng thống Mỹ khen ngợi ông Kim bất chấp vụ thử tên lửa thứ 7
Tổng thống Mỹ khen ngợi Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un là người rất thẳng thắn, sau khi Bình Nhưỡng phóng thử tên lửa ra biển lần thứ 7 trong một tháng.

Ông Trump đổi giọng về Thủ tướng Đan Mạch giữa lùm xùm mua Greenland
Tổng thống Mỹ Donald Trump ca ngợi nữ Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen là một người rất tốt, không lâu sau khi ông lên án những phát ngôn của bà vì không chịu bán đảo Greenland.

Rừng Amazon – “Lá phổi xanh” của nhân loại đang khẩn thiết kêu cứu
Các đám cháy kỷ lục ở Amazon, cánh rừng nhiệt đới tạo ra gần 20% oxy trong khí quyển Trái đất, đang lan nhanh với tốc độ chóng mặt. Giới chuyên gia cảnh báo nếu tình trạng này không sớm được kiểm soát, nó sẽ trở thành thảm họa môi trường toàn cầu.

Dominic Cummings – cố vấn đặc biệt của Thủ tướng Anh
Ngay sau khi được bầu làm Thủ tướng Anh, ông Boris Johnson lập tức thay đổi bộ sậu tại số 10 phố Downing. Một trong số những gương mặt mới bước chân vào làm việc trong tòa nhà số 10 phố Downing là Dominic Cummings, gương mặt quen thuộc với giới chính trị London kể từ khi vấn đề Brexit nổi lên.

Tàu vũ trụ của Nga chưa thể hạ cánh xuống Trạm ISS
Mang theo người máy đầu tiên của Nga lên vũ trụ, con tàu vũ trụ không người lái Soyuz MS-14 đã không thể hạ cánh xuống Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) theo đúng kế hoạch…

Bóng ma xung đột vẫn bao trùm Kashmir
Đối với Pakistan, động thái mới nhất của Ấn Độ đã làm thay đổi quy tắc trò chơi truyền thống, ngày càng rời xa phương án giải quyết mà hai bên đều có thể chấp nhận. Thủ tướng Pakistan Imran Khan cảnh báo tình hình Kashmir hiện nay có thể diễn biến thành cuộc khủng hoảng khu vực.

Syria trong vòng xoáy tranh giành ảnh hưởng của Nga-Thổ Nhĩ Kỳ-Mỹ
Bất chấp cảnh báo từ Nga, Iran và các đồng minh khác ở Syria, Thổ Nhĩ Kỳ trong thời gian qua đang tìm cách thoả thuận với Mỹ và tiếp tục hỗ trợ lực lượng nổi dậy ở Syria chống lại quân đội chính phủ Syria tại tỉnh Idlib.

Nghệ sĩ rap tranh cử tổng thống Uganda
Ông Yoweri Museveni, Tổng thống Uganda đương nhiệm, vừa tổ chức cuộc họp với giới trẻ tại tư dinh của mình nhằm mục đích làm mất điểm đối thủ chính trị nặng ký của ông: Nghệ sĩ nhạc Rap – Robert Kyagulanyi, người nổi tiếng với nghệ danh Bobi Wine. Nhà lãnh đạo Uganda tròn 74 tuổi, tuyên bố chắc nịch: “Chính trị đâu dễ như ca hát”.

Nga âm thầm đưa thêm xe tăng đến Syria khi chảo lửa Idlib “cháy rực”
Một tàu đổ bộ cỡ lớn của Nga chở theo nhiều thiết giáp và xe tăng được nhìn thấy tiến thẳng đến Syria, trong bối cảnh cuộc chiến chống khủng bố ở Idlib đang “nóng rãy”.

Những người lính Đức trở thành anh hùng Liên Xô
Cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của nhân dân Liên Xô chống lại quân Đức Quốc xã trong Chiến tranh thế giới thứ hai có nhiều câu chuyện bí ẩn ít người biết đến. Trong đó có những câu chuyện về những người lính và các nhà khoa học của Đức được Liên Xô tôn vinh vì những đóng góp rất lớn cho thắng lợi của Hồng quân XôViết.

Pháp thắt chặt an ninh tối đa cho Hội nghị thượng đỉnh G7
Khu nghỉ mát Biarritz bên bờ biển của Pháp sẽ biến thành một pháo đài hơn là một thiên đường lướt sóng khi các nhà tổ chức Hội nghị thượng đỉnh G7 đưa ra những yêu cầu khắt khe về an ninh.

Những hình ảnh rợn người vụ cháy kỷ lục ở “lá phổi xanh” Amazon
Amazon, cánh rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới và tạo ra gần 20% lượng khí oxy trong khí quyển Trái Đất, đang bị tàn phá bởi hàng ngàn đám cháy nghiêm trọng do biến đổi khí hậu và nạn phá rừng.

Pháp doạ ngăn hiệp định thương mại EU-Brazil, đưa cháy rừng Amazon ra G7
Pháp sẽ không để Liên minh châu Âu (EU) kí thoả thuận thương mại với Brazil và các một số nước khác ở Nam Mỹ nếu các quốc gia này không ngăn được nạn phá rừng gây cháy ở Amazon.

Triều Tiên lại phóng tên lửa đạn đạo ra biển Nhật Bản
Triều Tiên đã phóng đi ít nhất hai vật thể bay, nghi là tên lửa đạn đạo, từ bờ biển phía Đông nước này ra biển Nhật Bản, đánh dấu lần phóng thứ 7 trong một tháng qua.

Tổng thống Putin lệnh quân đội đáp trả vụ thử tên lửa của Mỹ
Tổng thống Nga Vladimir Putin yêu cầu Bộ Quốc phòng và các cơ quan khác phân tích mối đe dọa từ vụ thử tên lửa tầm trung mới đây của Mỹ để có phương án trả đũa tương xứng.

Tổng hợp-TT