Băng tan, Nga phát hiện 5 hòn đảo ở Bắc cực; Mất kiên nhẫn với ông Kim Jong Un, Trump ra đòn trả đũa?; Trung Quốc khuấy đảo Biển Đông, các cường quốc đồng loạt lên tiếng…là những tin chính được cập nhật.
Băng tan, Nga phát hiện 5 hòn đảo ở Bắc cực
5 hòn đảo nhỏ này nằm trong vịnh Vize ngoài khơi phía Đông Bắc quần đảo Novaya Zemlya
(SGGPO) Một đoàn thám hiểm hải quân Nga đã phát hiện ra 5 hòn đảo ở Bắc cực khi biến đổi khí hậu làm tan chảy sông băng và làm lộ các hòn đảo trước đây ẩn giấu bên dưới sông băng Nansen, còn được gọi là Vylka, là một phần của tảng băng lớn nhất châu Âu bao phủ phần lớn hòn đảo phía Bắc thuộc quần đảo Novaya Zemlya.
Có kích thước từ 900m² đến 54.500m², 5 hòn đảo nhỏ này nằm trong vịnh Vize ngoài khơi phía Đông Bắc quần đảo Novaya Zemlya, phân chia 2 biển Barents và Kara ở Bắc Băng Dương. Bộ Quốc phòng Nga cho biết, thay vì cắm cờ trên cát, các thành viên của đoàn thám hiểm đã đắp một ụ đá hình tháp trên một trong những hòn đảo và gắn bảng ghi chú về khám phá của họ, một đĩa compact có những bức ảnh của họ và một lá cờ đuôi nheo để kỷ niệm 100 năm đơn vị thủy văn của hạm đội phương Bắc.
Thực ra, theo báo Telegraph, vào năm 2016, nữ sinh viên Marina Migunova đã lần đầu tiên phát hiện ra các hòn đảo trong khi phân tích hình ảnh vệ tinh cho khóa học cuối cùng của cô tại một trường đại học hải quân. Nhưng các điểm địa lý mới được thêm vào các bản đồ và các tài liệu hải hành khác sau khi các chuyên gia ghé thăm chúng và thực hiện cuộc khảo sát địa hình.
Hiện tượng băng Bắc cực giảm đi trong bối cảnh nhiệt độ không khí và nhiệt độ đại dương tăng cao đã làm lộ ra những địa hình lạ. Người ta dự đoán sẽ phát hiện thêm nhiều hòn đảo nữa. Xói mòn bờ biển cũng đang tăng tốc cùng với băng tan.
Tại một hội nghị về Bắc cực hồi tháng 4 năm nay, Tổng thống Nga Vladimir Putin công bố dữ liệu cho thấy, khu vực này đang nóng lên với tốc độ nhanh hơn bốn lần so với phần còn lại của thế giới.
Mất kiên nhẫn với ông Kim Jong Un, Trump ra đòn trả đũa?
– Mỹ vừa thông qua việc bán cho Nhật Bản đến 73 tên lửa SM-3 Block IIA – một loại tên lửa được bắn đi từ biển và có thể chặn các tên lửa đạn đạo đang bay tới. Động thái này được thực hiện sau khi Triều Tiên liên tục tiến hành các vụ phóng tên lửa.
Tokyo đang tìm cách để tăng cường hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo sau khi thể hiện lo ngại trước việc Bình Nhưỡng đang chế tạo ra những loại vũ khí “có đường bay lạ thường” có thể xuyên qua Nhật Bản.
Washington hôm 27/8 đã thông qua đề nghị bán các tên lửa chống đạn đạo trị giá 3,3 tỉ USD cho Nhật Bản. Bước đi này được thực hiện ngay sau khi Triều Tiên tiến hành một loạt vụ thử tên lửa đạn đạo, gây đe dọa cho đồng minh của Mỹ.
Nhật Bản sẽ mua đến 73 tên lửa SM-3 Block IIA do tập đoàn Raytheon sản xuất. Tên lửa SM-3 được thiết kế để bắn đi từ những hệ thống Aegis trên các tàu chiến với mục đích chặn các tên lửa đạn đạo đang bay tới, Lầu Năm Góc cho hay.
SM-3 Block IIA là phiên bản mới của tên lửa đánh chặn SM-3. Tên lửa đánh chặn SM-3 có thể được triển khai trên các chiến hạm trang bị hệ thống Aegis hoặc trên bộ. Hệ thống cảm biến cải tiến sẽ giúp cho tên lửa đánh chặn này tăng cường khả năng tìm diệt tên lửa đạn đạo. Khoang chứa nhiên liệu lớn hơn sẽ giúp tên lửa có tầm hoạt động lớn hơn.
Tên lửa SM-3 sẽ được trang bị cho các tàu của Hải quân Mỹ và Nhật Bản như một phần của hệ thống chiến đấu Aegis. Các tàu có Aegis sẽ đi tuần tra ở Thái Bình Dương, giúp tăng cường mạng lưới hệ thống tên lửa đánh chặn giai đoạn giữa được thiết lập trên mặt đất ở Alaska và California. Mạng lưới này giúp bảo vệ Mỹ khỏi các cuộc tấn công bằng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa.
Hệ thống chiến đấu Aegis của tập đoàn Lockheed Martin hiện tại đã được triển khai trên 36 tàu chiến của Hải quân Mỹ cũng như tại cơ sở tên lửa Thái Bình Dương của Mỹ ở Hawaii.
Mỹ đã quyết định cung cấp số lượng lớn tên lửa đánh chặn SM-3 cho đồng minh Nhật Bản trong bối cảnh Triều Tiên liên tiếp phát triển và mở rộng năng lực tấn công bằng tên lửa. Bình Nhưỡng cho thấy, trong hai năm qua năng lực về tên lửa đạn đạo tầm trung và tầm xa của họ đã phát triển mạnh mẽ. Những tên lửa này có thể mang theo đầu đạn hạt nhân và có thể tấn công cả Nhật Bản và Mỹ.
Riêng trong tháng này, Bình Nhưỡng đã thực hiện đến 7 vụ phóng tên lửa đạn đạo tầm ngắn, ít nhất một trong số đó đủ xa để có thể vươn tới Nhật Bản.
Trung Quốc khuấy đảo Biển Đông, các cường quốc đồng loạt lên tiếng
– Anh, Đức và Pháp hôm qua (29/8) cho biết, họ rất quan ngại về tình hình căng thẳng leo thang ở Biển Đông. Ba cường quốc này đã bày tỏ nỗi quan ngại của họ trong một tuyên bố chung được phát đi một ngày sau khi một tàu khu trục của Hải quân Mỹ áp sát các đảo mà Trung Quốc đang đòi chủ quyền một cách phi pháp ở Biển Đông.
Tình hình ở đó “có thể dẫn đến tình trạng thiếu an ninh và bất ổn trong khu vực”, ba nước Anh, Đức và Pháp cho biết trong tuyên bố chung được Bộ Ngoại giao Anh phát đi.
Việc cả ba cường quốc Anh, Đức và Pháp đồng loạt lên tiếng về tình hình Biển Đông cho thấy căng thẳng ở điểm nóng này đã leo thang đến mức đang báo động, khiến cộng đồng quốc tế không thể ngồi yên. Diễn biến đáng lo ngại ở Biển Đông xuất phát từ việc Trung Quốc gần đây liên tiếp có những động thái coi thường luật pháp quốc tế, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của nước khác và gây hấn với các nước có tranh chấp trong khu vực.
Lâu nay, Trung Quốc đã thường xuyên có những hành động gây sóng gió ở Biển Đông như cấp tập tiến hành các hoạt động bồi đắp, cải tạo và xây dựng một loạt đảo nhân tạo trái phép ở Biển Đông đồng thời tăng cường triển khai vũ khí và tiến hành tập trận ở khu vực. Tuy nhiên, những bước đi của Trung Quốc hiện nay đã leo thang đến mức các nước trong khu vực nói riêng và các nước bên ngoài đều hoặc đã phải hành động hoặc phải lên tiếng bày tỏ sự quan ngại.
Trung Quốc từ hồi tháng Sáu bắt đầu có những hành động gây hấn với các nước có tranh chấp ở Biển Đông và đi xa hơn nữa là xâm phạm hẳn vào các vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của các nước khác. Cụ thể, hồi tháng Sáu, ở Philippines đã nổi lên một làn sóng phẫn nộ khi tàu Trung Quốc đâm vào tàu cá của Philippines và bỏ mặc số phận của các ngư dân Philippines trên con tàu đang chìm dần.
*** Nga thả tự do 24 quân nhân Ukraine bị bắt gần Eo biển Kerch
Toàn bộ 24 thủy thủ Ukraine bị lực lượng chấp pháp Nga bắt giữ cuối năm ngoái vì xâm phạm lãnh thổ Nga trên Eo biển Kerch đã được thả tự do và lên máy bay về nước.
Người con trai cả của Chủ tịch Fidel Castro
Tháng 10 năm 1948, nhà lãnh đạo tương lai của cuộc cách mạng Cuba, Fidel Castro, 22 tuổi, đã kết hôn với cô gái tóc vàng xinh đẹp Mirta Diaz Ballart, con gái của Bộ trưởng trong Chính phủ Batista. Năm 1949, bà Mirta sinh cho Fidel một con trai, mà mọi người gọi là Fidelito.
Thú chơi kỳ quặc trên mạng xã hội
Dạo gần đây mạng chia sẻ hình ảnh trực tuyến Instagram đang lâm vào một vụ bê bối khi xảy ra một số người đăng những hình ảnh đầu lâu thật, chúng được trang trí công phu rồi rao bán cho những người đam mê những thứ rùng rợn.
Đình chỉ Quốc hội: Nội bộ nước Anh lại “căng như dây đàn” vì Brexit
Quyết định tạm dừng hoạt động của Quốc hội trong 5 tuần tới do tân Thủ tướng Anh Boris Johnson đưa ra ngày 28-8 (giờ địa phương) đã chính thức được Nữ hoàng Anh chấp nhận. Và kể từ đây, một cuộc chiến mới trong nội bộ Anh xoay quanh vấn đề Brexit lại bắt đầu.
EU ra tuyên bố quan ngại về các diễn biến mới trên Biển Đông
Trong tuyên bố đưa ra ngày 29-8 (giờ Việt Nam), Liên minh châu Âu (EU) đã bày tỏ quan ngại sâu sắc về các hành động đơn phương vừa qua trên Biển Đông, làm gia tăng căng thẳng và đe dọa sự phát triển kinh tế, hòa bình của khu vực.
Tổng thống Putin ủng hộ Pháp đứng ra cứu thỏa thuận hạt nhân Iran
Tổng thống Nga Vladimir Putin ủng hộ đề xuất của người đồng cấp Pháp Emmanuel Macron trong nỗ lực cứu vãn thỏa thuận hạt nhân Iran kí năm 2015.
Nhật Bản – Hàn Quốc lún sâu vào vòng xoáy căng thẳng
Nhật Bản ngày 28-8 chính thức bãi bỏ quy chế đối tác thương mại ưu đãi đối với Hàn Quốc, kéo theo những động thái đáp trả cứng rắn từ phía Seoul. Giới quan sát lo ngại các bước đi này có thể đẩy hai nước vào sâu trong vòng xoáy căng thẳng mới vì những mẫu thuẫn cũ.
Câu chuyện kiểm soát súng đạn ở Mỹ
Mặc dù tổng số người thiệt mạng vì các vụ xả súng ở Mỹ đã giảm trong thời gian qua, song các vụ xả súng quy mô lớn (ít nhất có 4 nạn nhân) lại trở nên kinh hoàng hơn và diễn ra thường xuyên hơn. Đặc biệt, một số vụ còn để lại hậu quả nặng nề về mặt tâm lý và tình cảm trong lòng xã hội.
Ném bom xăng phóng hoả quán bar làm 23 người thiệt mạng
Những kẻ tấn công ném bom xăng để phóng hoả một quán bar ở thành phố ven biển Coatzacoalcos của Mexico làm ít nhất 23 người thiệt mạng và 15 người khác bị thương.
Hứng mưa lũ lịch sử, Nhật Bản phải sơ tán gần 1 triệu người
Ít nhất hai người thiệt mạng và khoảng 850.000 người khác phải sơ tán khi các tỉnh Tây Nam Nhật Bản đối mặt nguy cơ lũ lụt và sạt lở đất vì mưa lớn nhiều ngày.
Đòn tổng lực của cuộc thương chiến Mỹ – Trung?
Cuộc đọ sức giữa Trung Quốc và Mỹ đã bước vào giai đoạn nguy hiểm sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump quyết định sẽ tung “đòn tổng lực” với mức áp thuế lên tới 550 tỷ USD nhằm vào hàng hóa Trung Quốc.
Philippines “không thể ngồi yên” sau vụ tàu Trung Quốc bí mật đi vào lãnh hải
Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana khẳng định, lực lượng hải quân nước này đang chuẩn bị một bộ quy tắc mới để xử lý các tàu nước ngoài đi vào vùng biển Philippines mà không được cho phép.
G7 – ít đồng thuận, nhiều chia rẽ
Mặc dù đã bị loại ra khỏi nhóm các nước công nghiệp phát triển nhất thế giới từ năm 2014, nay Nga lại trở thành chủ đề “gây chia rẽ” trong Hội nghị G7 diễn ra tại Pháp. Trong khi đó, Tổng thống Mỹ gần như “một mình chống lại” 6 nước trong nhiều chủ đề như khí hậu và cuộc chiến thương mại với Trung Quốc. Trang Sputnik của Nga còn gọi đây là thượng đỉnh G6+1.
Phiên xét xử lớn nhất đối với cựu Thủ tướng Malaysia chính thức bắt đầu
Cựu Thủ tướng Malaysia Najib Razak ngày 28-8 chính thức đối diện với phiên xét xử lớn nhất liên quan đến ông và vụ bê bối của Quỹ đầu tư Nhà nước 1Malaysia (1MDB).
Tổng hợp-TT