Xác minh việc Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 982 tới Biển Đông; Việt Nam là một trong những nước bị tấn công mạng nhiều nhất Đông Nam Á; Mỹ: 200.000 nhân viên ngân hàng sắp thất nghiệp; Thiếu thịt lợn, người tiêu dùng Trung Quốc bắt đầu ăn thịt giả…là những tin chính được cập nhật.
Xác minh việc Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 982 tới Biển Đông
Giàn khoan dầu Hải Dương 982 tại Biển Đông. Ảnh: Weibo
(VNN) Bộ Ngoại giao thông tin Việt Nam đang xác minh thông tin Trung Quốc đưa giàn khoan nước sâu Hải Dương 982 tới Biển Đông.
Tại cuộc họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao chiều nay, trả lời câu hỏi đề nghị cho biết thông tin Trung Quốc triển khai dàn khoan dầu mới Hải Dương 982 từ ngày 21/9 ở vùng biển sâu 3.000m ở Biển Đông, người phát ngôn Bộ Ngoại giao khẳng định các cơ quan chức năng đang theo dõi và xác minh thông tin.
Bà Lê Thị Thu Hằng nói: “Mọi hoạt động trên Biển Đông cần tuân thủ các quy định của Công ước Liên Hợp Quốc về luật Biển 1982 trong đó có việc tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia ven biển, đóng góp thiết thực vào duy trì hòa bình, ổn định ở khu vực”.
Giàn khoan dầu Hải Dương 982 (Haiyang Shiyou 982) bắt đầu hoạt động từ hôm 21/9 tại vùng biển sâu đến 3.000m, theo một bài viết trên Trường An Kiếm (Chang An Jian), tài khoản mạng của Ủy ban Chính pháp Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc.
Bài viết đăng hôm 25/9 cũng nói đây là giàn khoan lớn nhất và hiện đại nhất trong các giàn khoan cùng loại tại Trung Quốc, có thể khoan dầu ở độ sâu đến 5.000m dưới mực nước biển.
Phản đối nhóm tàu Trung Quốc hoạt động dọc biển miền Trung
Về thông tin nhóm tàu Hải Dương 8 của Trung Quốc thời gian gần đây tiếp tục di chuyển dọc biển miền Trung, cách bờ biển khoảng 130-140km, bà Hằng nói: “Các cơ quan chức năng của Việt Nam cho biết, nhóm tàu Hải Dương 8 lại tiếp tục mở rộng hoạt động tại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam được xác định phù hợp với các quy định của công ước LHQ về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) mà Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên.
Việt Nam kiên quyết phản đối hành động này và đã có giao thiệp với Trung Quốc”.
“Một lần nữa, Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay vi phạm, rút toàn bộ nhóm tàu trên ra khỏi vùng biển Việt Nam và không để tái diễn các vi phạm tương tự. Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền, các quyền lợi hợp pháp của Việt Nam tại Biển Đông bằng các biện pháp mà luật pháp quốc tế cho phép”, người phát ngôn khẳng định.
Việt Nam là một trong những nước bị tấn công mạng nhiều nhất Đông Nam Á
– Theo một thống kê gần đây của Trend Micro – công ty công nghệ đến từ Nhật Bản, Việt Nam là một trong những quốc gia bị tấn công mạng nhiều nhất Đông Nam Á. Hiện tại, mức độ quan tâm và đầu tư cho vấn đề bảo mật thông tin số cũng đã và đang được các doanh nghiệp tại Việt Nam chú trọng hơn.
Cũng theo số liệu của Trend Micro, các mối đe dọa tấn công bảo mật nguy hiểm nhất tại Việt Nam bao gồm mã độc tống tiền (ransomware), mã độc ngân hàng (banking malware), mã độc macro (macro malware) và mã độc qua email. Trong đó, khối Ngân hàng là mục tiêu bị tội phạm công nghệ tấn công nhiều nhất. Năm 2018, Việt Nam nằm trong Top 3 quốc gia bị tấn công mạng nhiều nhất toàn cầu.
Giữa bối cảnh các hình thức tấn công bảo mật ngày càng phức tạp hơn, đa dạng hơn, nguy hiểm hơn thì không còn cách nào khác, chính bản thân các đơn vị, tổ chức, công ty hay thậm chí cá nhân… phải tự ý thức và bảo vệ thông tin bằng các giải pháp bảo mật hiện đại và phù hợp với từng hoàn cảnh nhất.
Là nhà cung cấp giải pháp an ninh mạng hàng đầu thế giới, với hơn 30 năm kinh nghiệm đảm bảo an toàn cho các hệ thống phức tạp nhất như Amazon Web Services, Microsoft Azure, VMware, Google Cloud Platform, Microsoft Office 365, Dropbox… Trend Micro thấu hiểu sâu sắc về hậu quả nguy hiểm của các cuộc tấn công mạng. “Để đối phó với các nguy cơ về bảo mật thông tin, không chỉ đơn giản là tìm các giải pháp hóa giải chiêu thức tấn công của tội phạm mạng, mà chúng ta phải luôn đi trước tin tặc, dự đoán và nghiên cứu các giải pháp linh hoạt nhất để chặn đứng bất cứ cuộc tấn công nào”, bà Jaruwan Roekphichayayothin – Tổng giám đốc Trend Micro Việt Nam chia sẻ.
Với mục tiêu cung cấp cho các doanh nghiệp các giải pháp toàn diện nhất nhằm ngăn chặn các mối đe dọa, tấn công an ninh mạng trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin hiện nay, Trend Micro liên tục đầu tư vào nghiên cứu và sáng tạo các giải pháp công nghệ, sản phẩm, dịch vụ cốt lõi… để đảm bảo cho các khách hàng dù sử dụng nền tảng nào cũng luôn có được chức năng bảo vệ tốt nhất. Nhìn vào mức độ đầu tư phát triển của Trend Micro tại thị trường nào, dễ dàng đoán được rằng quốc gia đó đang chú trọng về vấn đề bảo mật an toàn thông tin số đến đâu.
Mỹ: 200.000 nhân viên ngân hàng sắp thất nghiệp
Đây là đợt cắt giảm lớn nhất lịch sử. Dự kiến 200.000 nhân viên sẽ mất việc trong thời gian tới.
Đó là kết quả nghiên cứu của Mike Mayo – nhà phân tích cấp cao tại Wells Fargo Securities.
Theo nghiên cứu này, hàng năm, các công ty tài chính Mỹ chi 150 tỷ USD cho công nghệ – nhiều hơn bất kỳ ngành nào khác. Việc này sẽ giúp chi phí vận hành của ngành ngân hàng ở Mỹ giảm xuống. Hiện tại, lương cho nhân viên đang chiếm tới một nửa trong tổng chi phí của các ngân hàng.
Việc áp dụng công nghệ khiến cho các nhân sự khối hỗ trợ nghiệp vụ, chi nhánh ngân hàng, tổng đài và khối khách hàng doanh nghiệp sẽ bị cắt giảm tới 1/3 lao động. Trong khi đó, các công việc liên quan đến công nghệ, như bán hàng và tư vấn, sẽ ít chịu ảnh hưởng bởi đợt cắt giảm này hơn.
“Đây sẽ là một sự thay đổi lớn đối với các tổng đài và cả với khách hàng bên ngoài. Nhiều người thậm chí còn không biết rằng họ đang nói chuyện với trí tuệ nhân tạo (AI), vì chúng vẫn trả lời câu hỏi bình thường”, Michael Tang – tư vấn viên tại Deloitte – cho biết trong báo cáo của Wells Fargo.
Trước đó, nhiều lãnh đạo ngân hàng, công ty tư vấn và chuyên gia phân tích khác đã dự báo nhân lực ngành ngân hàng sẽ sụt giảm mạnh do quá trình tự động hóa.
Hồi tháng 5 vừa qua, McKinsey & Co đưa ra nhận định rằng số lượng nhân sự trực tiếp tiếp xúc với khách hàng trong ngành ngân hàng sẽ bị giảm xuống khoảng 1/3 do sự phát triển của robot.
Thiếu thịt lợn, người tiêu dùng Trung Quốc bắt đầu ăn thịt giả
(Theo Zing) Nhu cầu tiêu thụ “thịt giả” tại Trung Quốc đang tăng nhanh trong thời điểm nguồn cung thịt lợn nước này sụt giảm vì dịch tả lợn châu Phi.
Dịch tả lợn châu Phi hoành hành tại Trung Quốc đã dẫn tới cuộc khủng hoảng nguồn cung nghiêm trọng ở nền kinh tế 1,4 tỷ dân. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), nhà chức trách Trung Quốc đã tiêu hủy ít nhất 1,17 triệu con lợn để ngăn chặn dịch lây lan.
Hãng nghiên cứu Fitch Solutions cho biết do nguồn cung thịt lợn thiếu hụt, Trung Quốc buộc phải bù đắp bằng nguồn hàng nhập khẩu. Ngoài ra, người tiêu dùng nước này bắt đầu quan tâm tới “thịt giả” có nguồn gốc thực vật.
Thống kê của Viện Thực phẩm sạch Mỹ cho thấy vào năm 2018, ngành công nghiệp thịt có nguồn gốc thực vật của Trung Quốc đạt quy mô 910 triệu USD, tăng 14,2% so với năm 2017.
Trong khi đó, quy mô của thị trường Mỹ chỉ đạt 684 triệu USD trong cùng năm đó, tăng 23% so với năm 2017.
CNBC dẫn lời nhà phân tích Simon Powell thuộc Jefferies nhận định dịch tả lợn châu Phi quét sạch 20 triệu tấn thịt lợn khỏi thị trường Trung Quốc. Do đó, người tiêu dùng Trung Quốc tìm đến thịt giả có nguồn gốc thực vật để thay thế.
Ngoài ra, các mối lo ngại về sức khỏe và môi trường cũng là yếu tố thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ thịt có nguồn gốc thực vật tại Trung Quốc. Thịt giả được làm từ đậu phụ hay lúa mì, các loại thực phẩm quen thuộc với người Trung Quốc.
Xu hướng ăn chay để bảo vệ sức khỏe và giảm tác động tới môi trường cũng đang dần phổ biến ở Trung Quốc. Dù vậy, nhà phân tích Powell cho rằng tiêu thụ thịt giả khó có thể trở thành một xu hướng thực sự phổ biến ở Trung Quốc.
Một phần nguyên nhân là thịt lợn đóng vai trò rất quan trọng trong chế độ ăn uống hàng ngày của người Trung Quốc. Theo OECD, thị trường Trung Quốc năm 2018 chiếm khoảng 46% tổng lượng thịt lợn được tiêu thụ trên toàn thế giới.
*** Iran tuyên bố Israel ám sát bất thành tướng chỉ huy đặc nhiệm
Iran tuyên bố chặn đứng một âm mưu ám sát nhằm vào tư lệnh đặc nhiệm Quds thuộc lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo (IRGC), đồng thời bắt giữ 3 phần tử khủng bố có liên hệ với Israel.
Liều mạng khám phá “vùng đất chết” sau thảm họa hạt nhân
Đã hơn 33 năm đã trôi qua kể từ ngày xảy ra vụ tai nạn hạt nhân trầm trọng nhất trong lịch sử năng lượng hạt nhân – vụ nổ nhà máy điện nguyên tử Chernobyl ở Pripyat, Ukraina vào ngày 26-4-1986, giờ đây du khách có thể khám phá nơi nguy hiểm nhất tại đây…
Cuộc khủng hoảng Venezuela và sự thách thức giới hạn đỏ của Mỹ
Hôm 11-9, Mỹ và các nước đồng minh Mỹ Latin đã kích hoạt lại hiệp ước phòng thủ chung khu vực, nhằm ủng hộ Colombia trong bối cảnh căng thẳng leo thang với Venezuela. Liệu Mỹ có sẵn sàng vượt qua “giới hạn đỏ” của mình trong vấn đề này?
Bộ trưởng Năng lượng Mỹ sắp từ chức
Bộ trưởng Năng lượng Mỹ Rick Perry dự kiến sẽ tuyên bố từ chức vào tháng 11 này.
Hai bờ Đại Tây Dương đối diện cuộc thương chiến mới
Ngay sau khi được Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) “bật đèn xanh”, ngày 2-10 (giờ địa phương), chính quyền Mỹ đã tuyên bố áp dụng thuế 10% đối với các máy bay Airbus do Liên minh châu Âu (EU) sản xuất và 25% đối với nhiều mặt hàng của khối này, một động thái được cho là sẽ châm ngòi cuộc thương chiến mới giữa hai bên.
JP Morgan thao túng giá kim loại: Những “con sâu” trong ngân hàng
Đầu tuần qua, ngân hàng JPMorgan (Mỹ) vướng phải rắc rối liên quan đến giao dịch trong một giai đoạn kéo dài gần 10 năm.
Anh công bố kế hoạch Brexit “mang tính quyết định”
London đề nghị thiết lập vùng quản lý đồng bộ với cả Bắc Ireland và EU để tránh việc thiết lập các điểm kiểm tra hải quan với hàng hóa trao đổi giữa hai bên thời hậu Brexit.
Triển vọng cho thỏa thuận thương mại Mỹ – Trung
Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa tuyên bố một cách lạc quan rằng thỏa thuận nhằm chấm dứt căng thẳng thương mại kéo dài gần 15 tháng với Trung Quốc có thể đạt được sớm hơn so với dự tính.
Sự trở lại ngoạn mục của cựu Thủ tướng Áo
Trong cuộc bầu cử trước thời hạn ngày 29-9 vừa qua, đảng Nhân dân Áo (OVP) theo đường lối bảo thủ của ứng cử viên hàng đầu, cựu Thủ tướng Áo Sebastian Kurz đã dẫn đầu và cầm chắc khả năng đứng ra thành lập chính phủ mới.
Brexit: Thủ tướng Boris Johnson tuyên bố không từ chức
Thủ tướng Anh Boris Johnson tuyên bố sẽ không từ chức để tránh phải tuyên bố trì hoãn việc Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), còn gọi là Brexit, dự kiến vào ngày 31-10 tới. Trong bối cảnh đảng Bảo thủ cầm quyền và đất nước ở vào thời điểm khó khăn, ông khẳng định sẽ tiếp tục thực hiện công việc với niềm tin đó là trách nhiệm.
Ai tiếp tay cho biểu tình tại Ai Cập?
Các cuộc biểu tình chống chính phủ xảy ra vừa qua ở Ai Cập nhằm gây sức ép đòi Tổng thống Abdel Fattah al-Sisi phải từ chức là minh chứng khiến người ta nhớ lại về cuộc nổi dậy “Mùa xuân Arab”.
Thoát cảnh nô lệ tình dục của IS, nhiều phụ nữ lại sập bẫy buôn người
Các đường dây buôn người bám vào các ổ mại dâm ngầm đang mọc như nấm sau mưa hoạt động khắp Iraq, gần các trại tị nạn sau nội chiến.
Iran trước nguy cơ trả đũa của Arab Saudi
Bầu không khí giữa Iran và Arab Saudi đang bị đốt nóng, 15 ngày sau vụ 2 cơ sở lọc dầu của Saudi Aramco bị nghi ngờ do Iran tấn công. Ngoài việc Mỹ chuyển từ lời nói sang hành động chuyển quân tới Arab Saudi, chính quyền Riyadh gần đây liên tục đưa ra những tuyên bố “dọn đường” cho một cuộc phản công nhằm vào Iran.
Các cuộc tấn công bài ngoại gia tăng ở Nam Phi
Nỗi sợ hãi đang gia tăng về sự việc “bạo lực xã hội đen” đang bén rễ ở các vùng của Nam Phi.
Nhiều người ngã xuống trong cuộc chiến kịch tích chống lại “voi tặc”
3 năm qua, 13 kiểm lâm tại Garamba của Cộng hòa Dân chủ Congo đã mất mạng trong 56 vụ chạm súng với bọn săn trộm. Cùng trong quãng thời gian đó, có 256 con voi bị giết…
Trên những triền cát cháy
Mỹ – Iran và một bầu không khí sặc mùi thuốc súng, cả thế giới đang chú mục vào họ. Song, có lẽ sẽ là đơn giản hóa vấn đề nếu chỉ tiếp cận “điểm nóng” ấy như một xung đột song phương giữa hai quốc gia đơn lẻ.
Phải duy trì tự do hàng hải trên Biển Đông
Hôm 30-9, Mỹ tuyên bố không chấp nhận bất kỳ một tuyên bố chủ quyền phi lý nào trên Biển Đông. Trong khi đó, cộng đồng quốc tế ngày càng lên án những hành động đơn phương, vi phạm luật pháp quốc tế của Trung Quốc tại Biển Đông và nhấn mạnh rằng, phải sớm kiềm chế những hành động này để tránh leo thang căng thẳng.
Tổng hợp-TT