Những nền kinh tế kết nối mới tạo sự phát triển cho giao thông, y tế và truyền thông; NATO tự “vỡ trận”, Nga hưởng lợi lớn?; Năm sau, Mặt Trời nhân tạo của Trung Quốc đi vào hoạt động; Gần 16.000 người Nhật Bản bỗng dưng mất tích mỗi năm và chỉ một số ít quay về, rốt cuộc họ đã đi đâu?…là những tin chính được cập nhật.
Những nền kinh tế kết nối mới tạo sự phát triển cho giao thông, y tế và truyền thông
Ảnh minh họa.
– Toàn cầu hóa đã tạo ra một kỷ nguyên mới của sự tăng trưởng và liên kết giữa các nền kinh tế, thúc đẩy sự phát triển trong các lĩnh vực như giao thông, y tế và truyền thông trên khắp thế giới.
Trong kỷ nguyên mới của sự tăng trưởng và liên kết giữa các nền kinh tế, các quốc gia cần những mối quan hệ hợp tác kiểu mới để tạo ra sự tăng trưởng mang lại lợi ích cho tất cả. Theo bài viết của bà Rachel Duan, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành các thị trường toàn cầu của GE về xu hướng hợp tác trong bối cảnh thế giới mới, được đăng trong Diễn đàn Kinh tế mới Bloomberg (Bloomberg New Economy Forum), toàn cầu hóa đã tạo ra một kỷ nguyên mới của sự tăng trưởng và liên kết giữa các nền kinh tế, thúc đẩy sự phát triển trong các lĩnh vực như giao thông, y tế và truyền thông trên khắp thế giới. Khi thế giới dần trở nên “nhỏ” hơn, các mối quan hệ hợp tác mới đã được hình thành, những của cải mới được tạo ra và những cơ hội mới nổi lên cho cả các quốc gia phát triển và đang phát triển.
Tuy nhiên, trong những mối hợp tác như vậy, sự tăng trưởng không phải lúc nào cũng tương đương. Một số nước được hưởng lợi nhiều hơn, và nhìn chung, đó là các nước phát triển nhờ có thị trường trong nước lớn mạnh, có chuỗi cung ứng vững chắc và lực lượng lao động lành nghề. Đòn bẩy trong bối cảnh các nền kinh tế kết nối hiện đã thay đổi.
Các quốc gia trước đây được biết đến là “đang phát triển” hiện đã thiết lập được tài lực vững chắc hơn và dần đóng vai trò quan trọng hơn trong chuỗi cung ứng toàn cầu. “Tôi tin rằng lợi ích cho các quốc gia cả phát triển và đang phát triển nằm ở các cam kết dài hạn. Các quốc gia phát triển nên đảm nhận vai trò đối tác cho các thị trường mới nổi, trong đó lấy tăng trưởng đảm bảo lợi ích cho cả hai bên làm trọng tâm” – bà Rachel Duan nói.
NATO tự “vỡ trận”, Nga hưởng lợi lớn?
– Ankara sẽ chống lại mọi nỗ lực của các nước thành viên NATO trong việc thuyết phục nước này ủng hộ một kế hoạch phòng thủ cho các nước Baltic và Ba Lan cho đến khi yêu cầu về một kế hoạch bảo vệ Thổ Nhĩ Kỳ được đáp ứng, một nguồn tin ngoại giao từ Thổ Nhĩ Kỳ hôm qua (27/11) cho biết. Thông tin này sẽ khiến Nga không khỏi mừng thầm khi mà Nga đang đối đầu gay gắt với NATO và hơn nữa kế hoạch phòng thủ cho các nước Baltic cũng như Ba Lan chắc chắn có ảnh hưởng đến Nga bởi đây là những nước láng giềng xung quanh Nga.
(VnMedia) – Ankara sẽ chống lại mọi nỗ lực của các nước thành viên NATO trong việc thuyết phục nước này ủng hộ một kế hoạch phòng thủ cho các nước Baltic và Ba Lan cho đến khi yêu cầu về một kế hoạch bảo vệ Thổ Nhĩ Kỳ được đáp ứng
Ankara sẽ chống lại mọi nỗ lực của các nước thành viên NATO trong việc thuyết phục nước này ủng hộ một kế hoạch phòng thủ cho các nước Baltic và Ba Lan cho đến khi yêu cầu về một kế hoạch bảo vệ Thổ Nhĩ Kỳ được đáp ứng
Theo các nguồn tin báo chí, Thổ Nhĩ Kỳ đang kiên quyết từ chối không ủng hộ kế hoạch phòng thủ cho các nước Baltic và Ba Lan trừ khi nước này nhận được sự ủng hộ nhiều hơn về mặt chính trị cho cuộc chiến chống lại lực lượng người Kurd – YPG ở chiến trường Syria.
Thổ Nhĩ Kỳ muốn NATO chính thức thừa nhận lực lượng chiến binh YPG – đội quân đóng vai trò chủ chốt trong Lực lượng Dân chủ Syria (SDF), là một nhóm khủng bố. SDF vốn là một một đồng minh then chốt của Mỹ trong cuộc chiến chống lại tổ chức khủng bố khét tiếng Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) ở chiến trường Syria. Ankara vô cùng tức giận khi đồng minh Mỹ của họ lại ủng hộ lực lượng YPG.
Nguồn tin từ Thổ Nhĩ Kỳ tiết lộ, NATO trong năm nay đã đồng ý ủng hộ kế hoạch của liên minh về việc bảo vệ Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có kế hoạch phòng thủ trong trường hợp xảy ra một cuộc tấn công từ phía nam – nơi giáp ranh với Syria. Kế hoạch này cũng bao gồm việc NATO thừa nhận YPG là một mối đe dọa khủng bố đối với Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, Washington sau đó đã rút lại sự ủng hộ của nước này cho kế hoạch nói trên và các nước khác sau đó cũng theo chân Mỹ phản đối kế hoạch bảo vệ Thổ Nhĩ Kỳ, nguồn tin cho biết thêm.
“Vì thế, chúng tôi sẽ tuyên bố rằng nếu kế hoạch phòng thủ của chúng tôi không được thông qua thì chúng tôi cũng sẽ không cho phép kế hoạch khác (kế hoạch phòng thủ cho các nước Baltics và Ba Lan) được phê chuẩn”, nguồn tin từ Thổ Nhĩ Kỳ khẳng định. “Những nước muốn chúng tôi đồng ý với kế hoạch cho các nước Baltics và Ba Lan thì chính họ cũng phải thể hiện sự nhận thức tương tự đối với kế hoạch dành cho chúng tôi.”
Năm sau, Mặt Trời nhân tạo của Trung Quốc đi vào hoạt động
Bằng cách tạo ra phản ứng nhiệt hạch giống như trong phần lõi của Mặt Trời, các thiết bị do Trung Quốc sản xuất có thể đạt tới nhiệt độ hàng trăm triệu độ C.
Những nhà khoa học Trung Quốc đã tìm cách “tái tạo” Mặt Trời bằng một thiết bị phản ứng hạt nhân, có thể coi như Mặt Trời nhân tạo. Theo Tân Hoa Xã, thiết bị này hiện đã hoàn thành và sẽ đi vào hoạt động từ năm 2020.
Thiết bị có tên gọi HL-2M được đặt tại thành phố Lạc Sơn, tỉnh Tứ Xuyên, là kết quả nghiên cứu của Công ty nguyên tử quốc gia Trung Quốc và Viện Vật lý Tây Nam. Mặc dù là Mặt Trời nhân tạo, thiết bị này có thể đạt đến nhiệt độ lên tới 200 triệu độ C, tức là nóng hơn khoảng 13 lần so với nhiệt độ lõi Mặt Trời.
Các lò phản ứng hạt nhân hiện hành sử dụng phản ứng phân hạch – một chuỗi phản ứng tách nguyên tử uranium ra để giải phóng năng lượng. Trong khi đó, phản ứng nhiệt hạch thực hiện quá trình ngược lại là tổng hợp các nguyên tử với nhau.
Khi 2 hạt nhân hydro hợp nhất với nhau để trở thành heli, chúng tạo ra một nguồn năng lượng khổng lồ. Quá trình này được gọi là phản ứng hợp hạch hay nhiệt hạch. Trước đây người ta cho rằng phản ứng nhiệt hạch chỉ có thể xảy ra trong lõi Mặt Trời.
Nếu biết cách kiểm soát phản ứng nhiệt hạch, con người có thể tạo ra nguồn năng lượng vô tận và siêu sạch. Những nhà khoa học nguyên tử trên khắp thế giới vẫn đang tìm cách để kiểm soát phản ứng nhiệt hạch bên trong các thiết bị mà họ tạo ra.
“Không có gì đảm bảo mọi vấn đề đều đã được kiểm soát. Tuy nhiên nếu chúng tôi không thử nghiệm, chắc chắn là sẽ chẳng giải quyết được vấn đề gì”, giáo sư Gao Zhe của đại học Thanh Hoa nói với South China Morning Post.
Đây là sự hợp tác giữa Trung Quốc và một dự án thử nghiệm năng lượng nguyên tử quốc tế (ITER) có trụ sở tại Pháp. Dự án này bao gồm các thử nghiệm ở 35 quốc gia và dự tính hoàn thành năm 2025.
Ngoài HL-2M, Trung Quốc còn một dự án nhiệt hạch khác tại thành phố Hợp Phì, tỉnh An Huy. Lò phản ứng siêu dẫn tiên tiến EAST tại đây đã đạt đến nhiệt độ 100 triệu độ C.
Gần 16.000 người Nhật Bản bỗng dưng mất tích mỗi năm và chỉ một số ít quay về, rốt cuộc họ đã đi đâu?
Nhiều năm gần đây, người Nhật Bản đã phải sống cùng một cơn ác mộng: Chồng hoặc vợ đã chung sống vài chục năm bỗng biến mất không để lại bất kỳ dấu tích nào cả.
Theo các báo cáo của Nhật Bản, những sự việc tương tự liên tục xảy ra trong vài năm gần đây. Cơ quan Cảnh sát Quốc gia Nhật Bản đã thống kê, trong năm 2018, số người mất tích liên quan đến các bệnh về nhận thức được ghi nhận là 16.927 người, nhiều hơn 1.064 người so với năm trước đó, và gấp 1,7 lần so với năm 2012. Số người mất tích tăng liên tục trong 6 năm qua. Thống kê theo nhóm tuổi, số người mất tích trên 80 tuổi là 8.857 người, chiếm 52% tổng số. Có 6.577 người mất tích ở độ tuổi 70 và 1353 người mất tích ở độ tuổi 60.
Theo dự đoán, bước sang năm 2025, khoảng 7 triệu người dân Nhật Bản sẽ mắc các vấn đề liên quan suy giảm nhận thức, và cứ 5 người trên 65 tuổi sẽ có một người mắc phải các vấn đề này.
Người mất tích do mắc bệnh nhận thức thường được tìm thấy trong vòng vài ngày sau khi mất tích. Theo thống kê năm 2018, số trường hợp mất tích đã chết là 508 người, năm 2017 là 470 người và năm 2016 là 471 người. Với những người mất tích được xác nhận đã chết này, nguyên nhân chủ yếu là do tai nạn giao thông hoặc ngã xuống sông rồi đuối nước. Bởi vì hầu như những người mất tích này đã lớn tuổi, thể chất và khả năng phán đoán của họ thấp, sau khi mất tích họ đã đi rất xa gây khó khăn cho việc phát hiện kịp thời. Quan trọng hơn là, nhiều người mất tích không hề thích nghi được với cuộc sống thời bình, dẫn đến việc tìm kiếm gặp khó khăn.
Để sớm tìm được những người mất tích do bệnh lý nhận thức, mỗi bệnh nhân nên được trang bị các thiết bị hoặc điện thoại di động có GPS. Kết quả khảo sát do Khoa Lão học, trường Đại học J. F. Oberlin, Nhật Bản cho thấy tỷ lệ sống sót của những người mất tích liên quan bệnh nhận thức sẽ giảm đến 0% khi họ mất tích quá 5 ngày.
Theo nghiên cứu, “quá trình” mất tích của những người mắc bệnh suy giảm nhận thức hoàn toàn giống với người bình thường: Lạc đường, muốn về nhà, quên mất nguyên nhân tại sao lại xuất hiện tại đây, những thói quen trong quá khứ được tái hiện lại, tìm nơi trú chân để chờ đợi.
*** Cháy nhà máy hóa dầu ở Mỹ, 60 ngàn người phải di tản
Đám cháy lớn tại một nhà máy hóa dầu ở Texas đã bước sang ngày thứ hai, khiến hơn 60 ngàn người buộc phải sơ tán và chưa rõ liệu có thể trở về nhà nhân dịp lễ Tạ ơn hay không.
Trung Quốc trong toan tính của ông Macron
Năm 2019 được đánh giá là một năm thành công của quan hệ Pháp – Trung Quốc khi Tổng thống Emmanuel Macron và Chủ tịch Tập Cận Bình đều dành cho nhau sự quan tâm khá đặc biệt.
Trực thăng phát nổ trên không, 14 binh sĩ thoát chết thần kỳ
Một trực thăng vận tải của Israel phát nổ động cơ khi đang bay nhưng phi công đã kịp hạ cánh khẩn, giúp toàn bộ 14 người trên máy bay sơ tán kịp thời.
Vì sao ông Franklin D. Roosevelt tại vị 4 nhiệm kỳ Tổng thống?
Trước khi có Tu chính án Hiến pháp Hoa Kỳ thứ 22, các tổng thống Mỹ có thể tại nhiệm hơn 2 nhiệm kỳ. Thế nhưng, chỉ có Franklin D. Roosevelt có thể chiến thắng hơn 2 cuộc bầu cử liên tiếp.
Triệt phá băng nhóm buôn bán và đào trộm cổ vật Hy Lạp quy mô lớn
Trong 50 năm qua, Bộ Tư lệnh Bảo vệ di sản văn hóa Italia đã lần theo dấu vết của những bức tranh và các bức tượng bị đánh cắp ở đất nước có số vụ trộm tác phẩm nghệ thuật nhiều nhất trên thế giới.
NATO đối mặt với nhiều thách thức lớn
Chỉ còn một tuần nữa, Hội nghị thượng đỉnh các nước Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) sẽ diễn ra tại London, Anh, trong bối cảnh khối này đang phải đối mặt với nhiều thách thức từ chính nội bộ của mình trước thềm kỷ niệm 70 năm.
Tổng thống Trump ký luật về Hong Kong, bất chấp Bắc Kinh phản đối
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 27-11 đã ký một luật ủng hộ người biểu tình ở Hong Kong, bất chấp sự phản đối mãnh liệt từ Bắc Kinh, vào đúng thời điểm mà ông đang tiến đến một thỏa thuận nhằm chấm dứt cuộc chiến thương mại giữa hai nước.
Kinh tế Hong Kong điêu đứng
Các cuộc biểu tình biến thành bạo động đã khiến nền kinh tế Hong Kong dường như rơi vào suy thoái. Ga tàu điện ngầm đóng cửa sớm. Nhà hàng, cửa hiệu bị cản đường kinh doanh vào buổi tối, đường sá bị phong tỏa, các hộ bán lẻ lo sợ kinh doanh thua lỗ, các chủ nhà hàng lo ngại việc giao hàng bị chậm trễ do tắc nghẽn giao thông sẽ phải đền tiền và họ buộc phải thay đổi phương thức kinh doanh…
Ông Netanyahu bị truy tố, chính trường Israel hỗn loạn
Gần 2 tháng sau cuộc bầu cử thứ hai trong năm (tháng 9-2019), các chính khách hàng đầu Israel vẫn chưa lập được chính phủ. Trong khi đó, tình hình chính trị còn có thể rối ren thêm sau khi Thủ tướng Benjamin Netanyahu bị truy tố hình sự và có khả năng phải ngồi tù.
Phá vỡ bế tắc Brexit bằng bầu cử sớm
Nhằm phá vỡ mọi bế tắc về Brexit, Thủ tướng Anh Boris Johnson đã đề xuất tổ chức bầu cử nghị viện trước thời hạn. Nếu thắng, ông sẽ đưa nước Anh ra khỏi Liên minh châu Âu trong “tích tắc” nhưng nếu thua, chiếc ghế thủ tướng của ông sẽ khó mà giữ được và “cơn đau đẻ” mang tên Brexit của nước Anh không biết chừng nào mới dứt.
“Kịch bản nói dối” đang lặp lại với Iran
Dường như đang có một chiến dịch quy mô của phương Tây nhằm vào Iran. Cách thức cũng giống như kịch bản trước kia tấn công Iraq. Họ cần tạo ra một cái cớ để tấn công Iraq, rằng Iraq là mối nguy của thế giới.
Bangladesh tuyên án tử 7 thủ phạm vụ khủng bố đẫm máu
Tòa án thủ đô Dhaka, Bangladesh ngày 27-11 đã tuyên án tử hình đối với 7/8 thành viên của một nhóm phiến quân Hồi giáo thực hiện vụ tấn công đẫm máu vào năm 2016, Reuters đưa tin.
Lửa cháy đến bao giờ?
Bằng việc công bố đảo ngược chính sách của mình đối với các khu định cư Do Thái mà Israel xây dựng ở Bờ Tây, nước Mỹ của đương kim Tổng thống Donald Trump đã và đang bảo đảm rằng những ước vọng hòa bình ở Trung Đông sẽ ngày càng trở nên mờ mịt, khi chính những đồng minh truyền thống cũng không thể tán đồng với họ được nữa.
NATO thành lập hội đồng “thông thái” trước nguy cơ “chết não”
NATO dự kiến sẽ đề nghị một nhóm “những người thông thái” giúp đỡ trong việc cải tổ lại liên minh sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump nghi ngại về về sự liên quan của tổ chức này cũng như Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho rằng NATO đang “chết não”.
Không cần Google, Huawei vẫn sẽ đứng ở Top1
Đó là lời tuyên bố hùng hồn mà CEO Huawei vừa đưa ra mới đây bất chấp những khó khăn mà lệnh trừng phạt do Mỹ áp đặt vẫn chưa dừng lại.
Đang chuẩn bị khởi hành, 2 máy bay bị xe bồn đâm toạc cánh
Một chiếc xe bồn chở nhiên liệu đã đâm vào hai chiếc máy bay phản lực đang chuẩn bị khởi hành khiến cả 2 chuyến bay bị hủy bỏ trong khi máy bay được đưa đi sửa chữa…
Làm quan phải đoan chính
Thời gian gần đây, trên mạng loan truyền hình ảnh người đàn ông quyền lực nhất đất nước Phần Lan, Tổng thống ngồi bệt trên bậc cầu thang để lắng nghe bài phát biểu trong một hội chợ sách đã gây ấn tượng trong dân chúng.
Tổng hợp-TT