Hốt bạc nhờ dịch vụ đưa người say về nhà; Nguy hiểm cận kề, Mỹ khẩn cấp điều hàng nghìn quân đến Trung Đông; Đĩa băng hiếm gặp phủ đầy mặt sông…là những tin chính được cập nhật.
Hốt bạc nhờ dịch vụ đưa người say về nhà
Ảnh minh họa
Dịch vụ đưa người say về nhà hốt bạc như thế nào?
Trong tiếng Hàn, cụm từ “Daeri unjeon” chỉ nghề lái xe thuê, trong đó hầu hết khách hàng là những người say xỉn không thể tự lái xe về nhà sau tiệc đám cưới, cuối năm, liên hoan công ty…
“Daeri unjeon” có giá cao hơn so với taxi song lại tiện lợi khi có thể xuất hiện mọi lúc, mọi nơi và khách hàng không cần quay trở lại lấy xe vào ngày hôm sau. Theo Hiệp hội dịch vụ tài xế Hàn Quốc, từ năm 2007 đã có hơn 100.000 “Daeri unjeon” phục vụ 700.000 khách hàng mỗi ngày trên cả nước.
Không chỉ phát triển tại Hàn Quốc, dịch vụ cho thuê tài xế còn nở rộ tại nhiều nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore, Australia. Năm 2015, công ty Didi Kuaidi – đối thủ cạnh tranh của Uber tại đất nước tỷ dân – cho ra mắt ứng dụng thuê tài xế Didi Chauffeur. Chỉ cần những thao tác tương tự việc đặt taxi trên các ứng dụng gọi xe, chủ sở hữu xe có thể tìm thấy tài xế đưa mình về nhà trên chính chiếc xe của họ sau những buổi nhậu nhẹt.
Do phải chở khách về trên chính xe ôtô của khách hàng nên phương tiện hành nghề của các tài xế cũng khá đơn giản. Đó chỉ là chiếc xe điện dễ dàng gấp gọn để bỏ vào cốp xe của khách và chiếc điện thoại luôn có sóng để nhận biết khách ở địa điểm gần nhất. Thời gian hoạt động cao điểm các tài xế tất nhiên là khung giờ cao điểm sau các bữa nhậu, từ 9h tối đến 1-2h sáng.
Không chỉ được tổ chức bài bản, dịch vụ cho thuê lái xe chở người say về nhà cũng ngày càng ăn nên làm ra vì giá cả dịch vụ không quá cao. Thông thường, giá lái xe thuê chỉ đắt hơn giá cước taxi từ 1,5-2 lần. Càng về khuya, giá càng đắt hơn. Chỉ riêng hãng chuyên cung cấp dịch vụ cho thuê tài xế lớn như eDaijia, 1 năm phục vụ cho trên 250 triệu lượt đặt xe ở khắp Trung Quốc.
Các công ty cung cấp dịch vụ cho thuê tài xế chở người say về nhà phát triển theo cấp số nhân. Theo số liệu chưa đầy đủ, hiện TP Bắc Kinh có trên 500 công ty lớn nhỏ hoạt động trong tình trạng luôn quá tải vào dịp lễ tết, cuối tuần.
Không chỉ là màu hồng
Tuy thu bộn tiền từ dịch vụ này nhưng rất nhiều người vẫn quyết từ bỏ do không chịu được cái nhìn ác cảm từ dư luận. Công việc của họ bị xem là tầm thường và có lúc bị khách hàng đối xử thô lỗ. Thêm vào đó, các tài xế còn phải chấp nhận giờ giấc làm việc khác thường, gây xáo trộn cuộc sống.
Ông Hur Rak (một tài xế người Hàn Quốc hành nghề đưa người say về nhà) chia sẻ: “Con trai tôi có lần bảo tôi đừng cho bạn bè nó biết công việc của mình”.
Dù vậy, theo ông Hur Rak, vấn đề phổ biến nhất là gặp phải những khách hàng không thể phân biệt được phương hướng ngay cả khi ở gần nhà họ. Rồi có một số người không chịu tỉnh dậy, buộc tài xế phải lục ví họ để tìm địa chỉ hay kiểm tra điện thoại di động để biết số điện thoại ở nhà.
Nguy hiểm cận kề, Mỹ khẩn cấp điều hàng nghìn quân đến Trung Đông
– Trong bối cảnh người dân Iran đang sôi sục tức giận tiến hành những cuộc biểu tình rầm rộ và giới lãnh đạo Iran tung ra hàng loạt cảnh báo về những đòn trả thù khốc liệt sau vụ Tướng Qassem Soleimani bị giết hại, Mỹ đã phải khẩn cấp điều động hàng nghìn quân đến Trung Đông.
Mỹ sẽ điều thêm gần 3.000 binh sĩ đến Trung Đông từ Sư đoàn Không quân số 82. Đây là một biện pháp đề phòng trong bối cảnh mối đe dọa với các lực lượng Mỹ trong khu vực đang gia tăng, Lầu Năm Góc hôm qua (3/1) cho biết.
Một quan chức cấp cao giấu tên của Mỹ tiết lộ, Mỹ cũng đang cân nhắc triển khai thêm lực lượng đến khu vực, có thể là Sư đoàn Không quân số 173 đang đóng ở Châu Âu để làm các nhiệm vụ như bảo vệ Đại sứ quán Mỹ ở Li-băng.
Trước mắt, Lầu Năm Góc cho hay, Lực lượng Phản ứng Nhanh (IRF) thuộc Sư đoàn Không quân số 82 của Mỹ đã đang được khẩn cấp điều đến Trung Đông. “Lực lượng này sẽ được triển khai đến Kuwait như là một hành động đề phòng nhằm đối phó với các mối đe dọa đang gia tăng nhằm vào các binh sĩ và cơ sở của Mỹ trong khu vực”, Lầu Năm Góc cho biết trong một tuyên bố.
Lực lượng được điều động mới sẽ gia nhập vào khoảng 750 binh sĩ cũng vừa được Mỹ điều động đến khu vực hồi đầu tuần này.
Tình hình Trung Đông đang như “chảo lửa” sau khi xảy ra một vụ tấn công vào Đại sứ quán Mỹ ở Iraq hồi đầu tuần này. Hàng chục chiến binh Iraq người Shiite cùng với lực lượng ủng hộ họ đã đột nhập vào khuôn viên Đại sứ quán Mỹ tại thủ đô Baghdad, đập vỡ cửa chính và châm lửa đốt ở khu vực tiếp tân, khiến Mỹ phải bắn hơi cay và nổ súng để đáp trả. Vụ đột nhập chưa từng có này là một trong những vụ tấn công tồi tệ nhất vào một Đại sứ quán mà người ta còn nhớ. Nó diễn ra sau khi Mỹ hồi cuối tuần trước tiến hành các cuộc không kích khiến 25 chiến binh Iraq được Iran hậu thuẫn thiệt mạng. Quân đội Mỹ tuyên bố, cuộc không kích của họ là nhằm để trà đũa cho vụ một nhà thầu Mỹ bị giết hại hồi tuần trước trong một vụ tấn công bằng rocket nhằm vào một căn cứ quân sự của Iraq. Cuộc tấn công này được cho là do lực lượng chiến binh người Shiite gây ra. Mỹ đổ lỗi cho Iran đứng đằng sau cuộc tấn công vào Đại sứ quán của họ.
Đĩa băng hiếm gặp phủ đầy mặt sông
Cán bộ bảo vệ rừng Peter McKinney bắt gặp những đĩa băng to bằng chiếc bánh pizza bao phủ kín mặt sông chảy qua đồi Dunearn thuộc hạt Nairnshire.
Những đĩa băng trên phụ lưu sông Findhorn. Ảnh: Sun.
McKinney đếm được khoảng 30 đĩa băng trôi nổi trên phụ lưu sông Findhorn. “Những đĩa băng này rất lớn, to ngang bánh pizza cỡ đại. Hiện tượng này rất ít gặp trong tự nhiên. Tôi đã làm việc trong vùng 35 năm và đây là lần đầu tiên trông thấy chúng”, McKinney chia sẻ.
Hiện tượng đĩa băng thường xảy ra ở Bắc Cực, Scandinavia và bắc Canada, nhưng rất hiếm gặp ở nơi khác. Theo các nhà vật lý ở Đại học Liege, Bỉ, nguyên nhân gây ra hiện tượng là nhiệt độ trong nước tăng và nước trở nên đặc hơn. Khi nước quanh mép băng bắt đầu tan chảy, nó xoay tròn tạo thành một dòng xoáy thẳng đứng, tương tự quá trình tạo thành lỗ khoan. Sau đó, mảng băng va vào lớp băng xung quanh dẫn tới hình dạng tròn.
Đĩa băng thường có đường kính khoảng 20-200 cm. Đĩa băng khổng lồ xuất hiện khi gặp điều kiện thuận lợi. Hồi tháng 1/2019, một đĩa băng rộng 90m xoay ngược chiều kim đồng hồ trên mặt sông Presumpscot, phía đông bắc nước Mỹ, thu hút nhiều sự chú ý.
*** Ông Trump nói tiêu diệt tướng Iran để “ngăn chiến tranh”
Tổng thống Mỹ Donald Trump chiều 3-1 (giờ địa phương) nói cuộc không kích giết chết tướng Qassem Soleimani, chỉ huy lực lượng đặc nhiệm Quds thuộc IRGC, vị tư lệnh quyền lực của Iran, là nhằm “ngăn một cuộc chiến tranh”.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cảnh báo làn sóng di cư khổng lồ
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan ngày 2-1 cho biết có đến 250.000 người di cư đang chạy trốn về phía nước này từ Syria.
Iran tuyên bố không “ngán” chiến tranh với Mỹ
Chỉ huy hàng đầu của lực lượng vệ binh Iran ngày 2-1 cho biết nước này không hề muốn chiến tranh nhưng không “ngại” bất kỳ cuộc xung đột nào.
Người đứng đầu lực lượng vũ trang Đài Loan thiệt mạng trong vụ rơi trực thăng
Quan chức quân sự hàng đầu của Đài Loan (Trung Quốc) đã thiệt mạng trong một vụ rơi máy bay ngày 2-1.
“Giật mình” với tỷ lệ tai nạn hàng không trong năm 2019
Vụ tai nạn thảm khốc với mẫu Boeing 737 MAX ở Ethiopia hồi đầu năm khiến thế giới lo ngại về tai nạn hàng không, song tỷ lệ này trên thực tế lại giảm hơn 50% so với năm trước đó.
Thế giới 2019 – nhiều xáo trộn và toan tính lớn
Nhìn lại thế giới trong năm 2019, nhiều chuyên gia, các nhà nghiên cứu trên khắp các lĩnh vực đều có chung nhận định: 2019 là năm nhiều xáo trộn nhất, bất ổn nhất và ít hy vọng nhất trong lịch sử tính từ thời điểm Bức tường Berlin sụp đổ năm 1989. Vì thế, năm 2020 được dự báo sẽ là năm tình hình thế giới diễn biến mau lẹ, khó lường…
Sứ quán Mỹ bị người biểu tình Iraq thiêu trụi
Nhiều hạng mục cơ sở vật chất trong khu Đại sứ quán Mỹ tại thủ đô Baghdad của Iraq bị người biểu tình thiêu trụi, buộc Washington phải triển khai hàng trăm lính tới bảo vệ.
Nga – Mỹ giằng co “mối lợi” châu Âu
Không dừng lại ở việc ban bố lệnh trừng phạt các công ty tham gia xây dựng dự án đường ống Dòng chảy phương Bắc 2 dẫn khí đốt của Nga bán cho châu Âu, Mỹ tiếp tục đe dọa tăng cường biện pháp mạnh. Tuy nhiên, Nga không dễ dàng để Mỹ giành mất thị trường châu Âu.
Thực hư về cuộc chạy đua vũ trang ở Đông Bắc Á
Cuộc chạy đua vũ trang trên vùng biển ở khu vực Đông Bắc Á, đặc biệt là giữa Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản đang ở mức độ nghiêm trọng. 4 cường quốc láng giềng, đặc biệt là Mỹ, đã “góp phần” rất lớn vào cuộc chạy đua quân sự này.
Ngoại trưởng Mỹ hủy thăm Ukraine vào phút chót vì căng thẳng ở Iraq
Chuyến đi đến Ukraine của Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo bị hủy trước khi xuất phát chưa đầy 24 tiếng do các cuộc biểu tình ở Đại sứ quán Mỹ ở Baghdad.
Ẩu đả trong tù tại Mexico, 20 người thương vong
Ít nhất 16 tù nhân đã thiệt mạng và 5 người khác bị thương trong một trận ẩu đả trong tù ở bang Zacatecas, miền Bắc Mexico ngày đầu năm mới 2020.
Mỹ – Trung ký thỏa thuận thương mại giai đoạn một vào ngày 15-1 tới
Tuyên bố trên được Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa ra trên trang cá nhân Twitter hôm 31-12 (giờ địa phương), theo AFP.
Iran bác bỏ thông tin đứng sau vụ biểu tình ở Đại sứ quán Mỹ
Tuyên bố được đưa ra sau khi Tổng thống Trump cáo buộc Iran xâm phạm tổ hợp của đại sứ quán Mỹ ở Baghdad.
Facebook sụt giảm cổ phiếu, Mark Zuckerberg gia tăng tài sản khủng
Mạng xã hội lớn nhất thế đã trải qua một năm 2019 đen tối với vô số những án phạt ập lên đầu, tuy nhiên dường như những bê bối ấy lại giúp cho vị CEO Facebook bỏ túi thêm hàng chục tỷ USD.
Máy bay rơi ngay khi vừa cất cánh, ít nhất 2 người thiệt mạng
Chiếc máy bay cỡ nhỏ một động cơ đã gặp sự cố ngay khi vừa cất cánh và rơi xuống một cánh đồng…
Xe buýt va chạm xe tải, nhiều khách du lịch người Indonesia bị thương
Chiếc xe buýt chở theo 30 khách du lịch người Indonesia đã va chạm với một chiếc xe tải tại KM230 trên tuyến cao tốc Bắc – Nam (North-South Expressway – NSE), thuộc địa phận thành phố Ipoh, bang Perak của Malaysia, khiến 7 người bị thương, vào sáng sớm ngày hôm nay, 1-1-2020.
Triều Tiên dọa trình diễn “vũ khí chiến lược mới” trong tương lai gần
Ông Kim Jong-un ngày 1-1 cho biết, Triều Tiên sẽ tiếp tục phát triển các chương trình hạt nhân và giới thiệu một vũ khí chiến lược mới trong tương lai gần, sau khi Mỹ bỏ lỡ hạn chót để nối lại đàm phán hạt nhân với Bình Nhưỡng.
Tổng hợp-TT