VINAROYAL GROUP

Tư vấn thiết kế - Đầu tư và kinh doanh bất động sản
Dây truyền tuyển - luyện xỉ Titan
Dự án khu liên doanh kinh tế biển Đông - Nam; Mỹ Thủy Seaport trong tương lai
Trang chủ Tin quốc tế

Tin vắn quốc tế ngày 6/2/2020.

Thêm 73 người nhiễm vi rút Corona tử vong, con số kỷ lục trong 1 ngày;  7-10 ngày tới là đỉnh dịch ở Trung Quốc, không phải ở Việt Nam; Số người chết vì virus corona tăng lên 565; Toàn bộ 63 tỉnh/thành phố cho học sinh nghỉ học phòng dịch bệnh do virus Corona; Có thể cho học sinh nghỉ thêm 1-2 tuần tránh dịch…là những tin chính được cập nhật.

Thêm 73 người nhiễm vi rút Corona tử vong, con số kỷ lục trong 1 ngày

  Thêm 73 người nhiễm vi rút Corona tử vong, con số kỷ lục trong 1 ngày  - ảnh 1   Một trung tâm hội nghị ở Vũ Hán được huy động làm bệnh viện dã chiến chữa bệnh nhân viêm phổi Trung Quốc

Tổng số ca tử vong do nhiễm vi rút Corona mới (2019-nCoV) gây viêm phổi Vũ Hán riêng ở Trung Quốc đã tăng lên ít nhất 563 người, cùng 2 trường hợp tử vong ở Philippines và Hồng Kông..
Số người tử vong vì vi rút Corona mới (2019-nCoV) gây viêm phổi Vũ Hán trên toàn Trung Quốc lại tăng lên mức kỷ lục mới khi có thêm 73 người, nâng tổng số ca tử vong vì viêm phổi Vũ Hán tại nước này lên ít nhất 563 người.
Theo Reuters dẫn nguồn từ Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc (NHC) ngày 6.2, số ca nhiễm mới tại Trung Quốc đại lục tăng thêm 3.694 ca trong ngày 5.2, nâng tổng số người nhiễm bệnh do vi rút Corona mới lên 28.018, hầu hết đều xảy ra ở tỉnh Hồ Bắc – tâm dịch viêm phổi Vũ Hán.
So với số ca nhiễm mới 3.887 tại Trung Quốc một ngày trước đó, con số ca nhiễm ngày 5.2 đã giảm.
Giới chức y tế Hồ Bắc cũng xác nhận địa phương có thêm 70 ca tử vong mới trong ngày 5.2, số người tử vong cao nhất trong 1 ngày kể từ khi dịch bệnh bắt đầu lây nhiễm và số ca nhiễm mới tại Hồ Bắc là 2.987 ca (bao gồm 1.766 ca nhiễm mới ở Vũ Hán).
Theo giới chức y tế Hồ Bắc, tổng số ca tử vong tại tỉnh này vì viêm phổi Vũ Hán tính đến ngày 6.2 là 549 người và 19.665 ca nhiễm vi rút Corona mới.
Giới chức Hồ Bắc từng thông báo 65 ca tử vong và 3.156 ca nhiễm mới vì viêm phổi Vũ Hán trong ngày 5.2.
Một trung tâm hội nghị ở Vũ Hán được huy động làm bệnh viện dã chiến chữa bệnh nhân viêm phổi Trung Quốc
Cả thế giới hiện có ít nhất 565 ca tử vong và 28.261 ca nhiễm vi rút Corona mới (2019-nCoV) gây viêm phổi Vũ Hán. Tuy nhiên, trên thế giới cũng đã có 911 người phục hồi sau khi nhiễm vi rút Corona.

 7-10 ngày tới là đỉnh dịch ở Trung Quốc, không phải ở Việt Nam
(ĐCSVN) – GS.TS Nguyễn Thanh Long, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết: 7-10 ngày tới là đỉnh dịch ở Trung Quốc chứ không phải ở Việt Nam. Hiện còn quá sớm để nhận định tình hình dịch ở Việt Nam. Với các biện pháp quyết liệt, chúng ta có thể tương đối yên tâm trước dịch.
Chiều ngày 5/2 tại Hà Nội, Bộ Y tế tổ chức họp báo cung cấp thông tin về dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona (nCoV) gây ra. Đây là cuộc họp báo thứ 2 của Bộ này sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán.
Trước câu hỏi tại cuộc họp với Thủ tướng chiều 4/2, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long có phát biểu đỉnh điểm 7-10 ngày tới, đại diện ngành Y tế cho biết có sự hiểu chưa đúng về vấn đề này. “Chúng tôi muốn nói về nhận định của chuyên gia thế giới đánh giá tình hình dịch Trung Quốc, cho rằng đỉnh dịch Trung Quốc có thể trong 7-10 ngày tới không phải đỉnh dịch Việt Nam. Đối với Việt Nam, quá sớm để có thể nhận định. Nếu triển khai quyết liệt và đồng bộ có thể kiểm soát tốt hơn”, ông nói.
Về câu hỏi, xét nghiệm mất bao nhiêu thời gian để biết một người nhiễm virus Corona? GS.TS Nguyễn Thanh Long cho biết, phương pháp xét nghiệm xác định người nhiễm virus Corona hiện nay được toàn thế giới áp dụng là Real-time PCR (RT-PCR). Phương pháp này có độ nhạy và đặc hiệu cao. Toàn bộ quy trình ít mất  tối thiểu nhất là 5,5 – 8,9 giờ, gồm thời gian phá mẫu, chuẩn bị mẫu hay ủ mẫu.

 Số người chết vì virus corona tăng lên 565
Thêm 73 người tử vong vì dịch viêm phổi cấp do virus corona, tăng 14,8% so với hôm qua, nâng tổng số người chết lên 565, số ca nhiễm tăng lên 28.276.
Ủy ban Y tế tỉnh Hồ Bắc hôm nay xác nhận thêm 70 trường hợp tử vong riêng tại địa phương, nâng số người chết trong dịch viêm phổi cấp do chủng virus corona mới (nCoV) ở tỉnh này lên 549. Hồ Bắc phát hiện thêm 2.987 ca nhiễm mới, giảm so với mức 3.156 ca hôm qua. Tổng số người nhiễm tại tỉnh là 19.665.
14.314 người Hồ Bắc được điều trị tính đến ngày 5/2, với 2.328 người trong tình trạng nghiêm trọng, ủy ban cho biết.
Uỷ ban Y tế Quốc gia Trung Quốc hôm nay công bố số ca nhiễm trên toàn Trung Quốc đại lục tăng thêm 3.694, nâng tổng số lên 28.018. Ngoài 70 người tử vong ở Hồ Bắc, có thêm ba trường hợp thiệt mạng ở các tỉnh thành khác của Trung Quốc. Trên thế giới, những ca nhiễm mới được ghi nhận tại Nhật, Singapore, Hàn Quốc, Australia, Mỹ và Malaysia. 1.170 bệnh nhân đã bình phục.
Dịch viêm phổi cấp do nCoV khởi phát tại thành phố Vũ Hán, thủ phủ tỉnh Hồ Bắc, từ tháng 12/2019, lan ra 31 tỉnh thành Trung Quốc và 26 quốc gia, vùng lãnh thổ. Hai trường hợp tử vong ngoài Trung Quốc đại lục là một người đàn ông Vũ Hán tại Philippines và một người đàn ông tại Hong Kong.
Nhiều nước, trong đó có Mỹ, Anh, Pháp, Australia, Nhật Bản và Hàn Quốc, đã sơ tán công dân khỏi Vũ Hán, hạn chế nhập cảnh với khách Trung Quốc hoặc người từng đến Trung Quốc đại lục gần đây. Hong Kong từ ngày 8/2 cách ly tất cả khách đến từ Trung Quốc đại lục trong 14 ngày.

Toàn bộ 63 tỉnh/thành phố cho học sinh nghỉ học phòng dịch bệnh do virus Corona
(SGGPO) Tính đến hết ngày 5-2, toàn bộ 63 tỉnh/thành phố đã cho học sinh nghỉ học để tránh dịch Corona.
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ cho biết, Bộ GD-ĐT quan điểm ngay từ đầu là đặt mục tiêu sức khỏe của người học lên trên hết. Theo tinh thần của Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm, quan điểm của Bộ là xuất phát từ tình hình dịch và đề xuất của các Sở GD-ĐT, Sở Y tế để quyết định cho học sinh nghỉ học nhằm bảo đảm sức khỏe.
“63/63 tỉnh, thành phố quyết định cho học sinh nghỉ học, quan trọng nhất là nhận thức của giáo viên trong toàn ngành về phòng dịch. Bên cạnh đó, trong thời gian này, các cơ sở giáo dục sẽ có điều kiện vệ sinh sạch sẽ trường lớp, tăng cường các thiết bị y tế, sẵn sàng đón học sinh trở lại trường”, ông Nguyễn Hữu Độ nói.
Bộ GD-ĐT cũng khẳng định, các cơ sở giáo dục cũng sẽ có điều kiện xây dựng các phương án phòng chống dịch trực tiếp tại trường như phải rửa tay trước khi vào lớp, học sinh đeo khẩu trang trước khi đến trường…
Liệu việc nghỉ học có ảnh hưởng đến kết hoạch giáo dục? Bộ GD-ĐT cho hay, trong kế hoạch năm học, Bộ GD-ĐT cũng đã dự kiến có 1 tuần lễ trong 1 học kỳ có thể cho học sinh nghỉ học trong trường hợp cần thiết. Học sinh có thể học bù vào buổi sáng nếu học sinh học buổi chiều hoặc học vào thứ bảy, chủ nhật.
Trong trường hợp phải nghỉ học kéo dài, Bộ GD-ĐT sẽ điều chỉnh khung thời gian năm học, cụ thể là thời gian quy định kết thúc năm học là 31-5 thì có thể kết thúc năm học muộn hơn và có thể điều chỉnh thời gian tổ chức thi THPT Quốc gia, thường là cuối tháng 6. Tinh thần chung là học sinh nghỉ học nhưng vẫn đảm bảo chương trình giáo dục đào tạo, đảm bảo chất lượng và đặc biệt là đảm bảo an toàn sức khỏe cho học sinh.

Có thể cho học sinh nghỉ thêm 1-2 tuần tránh dịch
– Để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho học sinh khi đến đỉnh dịch viêm phổi do nCoV, các tỉnh có thể cho học sinh nghỉ thêm 1-2 tuần nếu dịch bệnh diễn biến xấu hơn. – Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết như trên tại cuộc họp báo chiều 5/2.
Theo  ông Mai Tiến Dũng, việc các địa phương cho học sinh nghỉ học những ngày qua rất cần thiết, giúp nhà trường có thời gian để vệ sinh, tẩy trùng trường lớp. Bộ Giáo dục phải tính toán việc bù đắp chương trình học. Chủ tịch tỉnh có thể cho học sinh nghỉ thêm 1-2 tuần nếu dịch diễn biến xấu hơn.
Làm rõ vấn đề này, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ nhấn mạnh, “quan điểm của Bộ GD&ĐT rất rõ ràng, đầu tiên là đặt mục tiêu sức khoẻ của người học lên trên hết.”
“Theo tinh thần của Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm, quan điểm của Bộ là xuất phát từ tình hình dịch và đề xuất của các Sở GD&ĐT, Sở Y tế để quyết định cho học sinh nghỉ học nhằm bảo đảm sức khoẻ” – ông Độ nói.
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng cho biết, về việc này, 63/63 tỉnh, thành phố quyết định cho học sinh nghỉ học. Quan trọng nhất là nhận thức của giáo viên trong toàn ngành về phòng dịch.
Bên cạnh đó, trong thời gian này, các cơ sở giáo dục sẽ có điều kiện vệ sinh sạch sẽ trường, lớp, tăng cường các thiết bị y tế, sẵn sàng đón học sinh trở lại trường.
Các cơ sở giáo dục cũng sẽ có điều kiện xây dựng các phương án phòng chống dịch trực tiếp tại trường như phải rửa tay trước khi vào lớp, học sinh đeo khẩu trang trước khi đến trường…
Về kế hoạch nghỉ học, trong kế hoạch năm học Bộ GD&ĐT cũng đã dự kiến có 1 tuần lễ trong 1 học kỳ có thể cho học sinh nghỉ học trong trường hợp cần thiết. Học sinh có thể học bù vào buổi sáng nếu học sinh học buổi chiều hoặc học vào thứ bảy, chủ nhật.
“Trong trường hợp phải nghỉ học kéo dài, Bộ có thể điều chỉnh khung thời gian năm học, cụ thể là thời gian quy định kết thúc năm học là 31/5 thì có thể kết thúc năm học muộn hơn và có thể điều chỉnh thời gian tổ chức thi THPT Quốc gia, thường là cuối tháng 6.  Tinh thần học sinh nghỉ học nhưng vẫn đảm bảo chương trình giáo dục đào tạo, đảm bảo chất lượng và đặc biệt là đảm bảo an toàn sức khoẻ cho học sinh” – Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo nói.

Bộ Tài chính: Trình Thủ tướng quyết định miễn thuế khẩu trang y tế nhập khẩu
Kinhtedothi – Bộ Tài chính phối hợp các bộ trình phương án miễn thuế khẩu trang y tế nhập khẩu phòng chống dịch.
Tin liên quan
Chiều tối 5/2, tại Họp báo thường kỳ Chính phủ, phóng viên nêu câu hỏi cho biết, Chính phủ đã miễn thuế nguyên liệu sản xuất khẩu trang y tế, các vật phẩm phòng bệnh, đề nghị Bộ Tài chính cho biết sẽ cụ thể miễn hàng nào, triển khai như thế nào?
Trả lời câu hỏi, Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai cho hay, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, “chống dịch như chống giặc”, với khẩu trang y tế, nguyên liệu sản xuất khẩu trang, nước khử trùng tương đối thiếu và khan hiếm. Bộ Tài chính dự kiến và đã có văn bản báo cáo Thủ tướng trong Công văn số 92 ngày 4/2/2020, Chính phủ đã yêu cầu Bộ Tài chính phối hợp các bộ trình phương án miễn thuế khẩu trang y tế nhập khẩu phòng chống dịch.
Bộ Tài chính trao đổi với bộ chuyên ngành có mã cụ thể khi thông quan tạo thuận lợi cho doanh nghiệp; thứ hai là miễn thuế nhập khẩu nguyên liệu sản xuất khẩu trang, các mã sẽ cụ thể hoá trong quyết định miễn thuế; thứ ba, miễn thuế nhập khẩu các loại nước khử trùng trong chống dịch, chúng tôi cũng đang cụ thể các mã trong quyết định.
“Hiện Bộ Tài chính đang phối hợp các đơn vị như Bộ Công Thương cụ thể hoá các mã hàng. Trong sáng mai chúng tôi cũng xin ý kiến Bộ Công Thương, Bộ Tư pháp, Bộ Y tế, sau đó khẩn trương trình Thủ tướng Chính phủ có quyết định sớm”, Thứ trưởng nói.

Hà Nội: Dừng đón khách tham quan, hoạt động văn hoá tại di tích, danh lam thắng cảnh
Kinhtedothi – Ngày 4/2, Sở VH&TT Hà Nội có Công văn hoả tốc số 269/SVHTT-NSVH gửi UBND các quận, huyện, thị xã; các phòng, đơn vị thuộc Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội về việc triển khai thực hiện phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp trong hoạt động lễ hội năm 2020.
Nội dung Công văn của Sở VH&TT Hà Nội nêu rõ: “Dừng tổ chức tất cả các lễ hội. Dừng đón khách tham quan và tổ chức các hoạt động văn hoá tại các di tích lịch sử – văn hoá, danh lam thắng cảnh (trừ trường hợp theo nhiệm vụ phân công) để tránh tâp trung đông người. Tuyên truyền, giải thích cho Nhân dân và du khách biết, thực hiện.
Người dân đi Hội Gióng ngày 6 tháng Giêng. Ảnh: Lại Tấn.
Chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ VHTT&DL, UBND TP về phòng, chống dịch bệnh; đẩy mạnh tuyên truyền các bệnh pháp phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút corona gây ra (nCoV) đồng thời thực hiện nghiêm chế độ báo cáo hàng ngày qua đường dây nóng của TP theo số điện thoại 086.9295538; báo cáo bằng văn bản về Sở VH&TT Hà Nội trước 15h hàng ngày thứ ba và thứ sáu hằng tuần.
Công văn trên nhằm thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của T.Ư, TP về phòng, chống dịch bệnh trong các hoạt động lễ hội, di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh. Cùng ngày, Thanh tra Sở VH&TT Hà Nội cũng đã lên kế hoạch kiểm tra công tác thực hiện việc dừng tổ chức lễ hội, các hoạt động văn hoá tại di tích, danh lam thắng cảnh để phòng, chống dịch, bệnh.
Tổng hợp-TT