CẬP NHẬT dịch nCoV và ứng phó: 6 người điều trị khỏi; Ca mắc virus Corona thứ 15 ở Việt Nam là trẻ mới 3 tháng tuổi; Ông Tập tự tin Trung Quốc sẽ chiến thắng virus corona; Thời gian ủ bệnh của nCoV có thể lên tới 24 ngày…là những tin chính được cập nhật.
CẬP NHẬT dịch nCoV và ứng phó: 6 người điều trị khỏi
(Chinhphu.vn) – Báo điện tử Chính phủ cập nhật các thông tin mới nhất về tình hình, công tác phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (nCoV) và các chỉ đạo ứng phó của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) được phát hiện lần đầu tiên tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc vào tháng 12/2019.
Cập nhật lúc 8h30 ngày 11/2:
Thế giới: 43.102 người mắc, 1.018 người tử vong, trong đó:
– Lục địa Trung Quốc: 1.016 người tử vong;
– Phillippines: 01 người tử vong;
– Hồng Kông (Trung Quốc): 01 người tử vong.
Việt Nam: 15 người dương tính với nCoV, gồm:
– 02 cha con người Trung Quốc (01 người đã khỏi và xuất viện);
– 06 người Việt Nam đều trở về từ Vũ Hán, Trung Quốc (04 người đã khỏi và xuất viện);
– 05 người Việt Nam có tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với nCoV (01 người đã khỏi và xuất viện);
– 01 người Mỹ đến Việt Nam, trước đó có quá cảnh tại Vũ Hán, Trung Quốc.
– 01 bệnh nhi 3 tháng tuổi, có tiếp xúc gần với bệnh nhân nCoV.
Các tỉnh có người mắc nCoV: Vĩnh Phúc (10); TP.HCM (03); Khánh Hòa (01); Thanh Hóa (01).
Số ca xét nghiệm nCoV âm tính: 789 trường hợp.
Điều trị khỏi: 06 người đã được xuất viện.
Ông Tập tự tin Trung Quốc sẽ chiến thắng virus corona
Ông Tập, trong lần xuất hiện đầu tiên từ khi dịch bùng phát, khẳng định Trung Quốc sẽ áp dụng nhiều biện pháp để đánh bại virus corona.
“Chúng ta cần tự tin rằng mình sẽ giành thắng lợi trong cuộc chiến với dịch bệnh này”, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm qua nói với các y bác sĩ trong chuyến thị sát một bệnh viện đang điều trị bệnh nhân mắc dịch viêm phổi do virus corona mới (nCoV) ở quận Triều Dương, thủ đô Bắc Kinh.
Đây là lần đầu tiên ông Tập xuất hiện trước công chúng kể từ khi dịch viêm phổi do nCoV bùng phát ở thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc từ tháng 12/2019 và lan sang các tỉnh thành của Trung Quốc.
Hình ảnh trên truyền thông nhà nước Trung Quốc cho thấy ông Tập đeo khẩu trang y tế màu xanh tới quan sát quá trình điều trị bệnh nhân ở bệnh viện Triều Dương và trò chuyện qua video với các bác sĩ ở Vũ Hán.
Ông sau đó được đo nhiệt độ cơ thể và trò chuyện với các nhân viên cộng đồng, vẫy tay chào những cư dân đang nhoài người ra khỏi cửa sổ căn hộ.
Phát biểu tại bệnh viện quận Triều Dương, ông Tập khẳng định chính phủ Trung Quốc sẽ áp dụng thêm nhiều biện pháp kiên quyết để ngăn chặn virus lây lan tại thành phố Vũ Hán và tỉnh Hồ Bắc, đồng thời cho rằng nước này sẽ tìm cách đạt mục tiêu kinh tế xã hội trong năm nay và hạn chế tối đa ảnh hưởng của dịch viêm phổi.
“Dịch virus corona là phép thử lớn với các trung tâm kiểm soát và phòng chống dịch bệnh khắp cả nước. Nó cho thấy cả điểm mạnh và điểm yếu của hệ thống”, ông Tập nói.
Thời gian ủ bệnh của nCoV có thể lên tới 24 ngày
Trung QuốcNghiên cứu mới trên 1.099 bệnh nhân nCoV tại 552 bệnh viện, phát hiện thời gian ủ bệnh của nCoV kéo dài hơn khuyến cáo trước đây là hai tuần.
Một nhóm nhà khoa học Trung Quốc công bố phát hiện mới về thời gian ủ bệnh của nCoV hôm 9/2 trên trang medRxiv. Báo cáo được viết bởi 37 nhà nghiên cứu, bao gồm tiến sĩ Zhong Nanshan, trưởng nhóm chuyên gia do Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc chỉ định xử lý nCoV. Nhóm nghiên cứu thu thập dữ liệu từ 1.099 bệnh nhân nCoV tại 552 bệnh viện ở 31 tỉnh thành của Trung Quốc.
Kết quả phân tích cho thấy thời gian ủ bệnh trung bình là 3 ngày, ngắn hơn 5,2 ngày so với nghiên cứu trước đó. Nhưng khoảng thời gian ủ bệnh có thể kéo dài từ 0 tới 24 ngày thay vì 14 ngày như nhận định cũ và chỉ gần một nửa số bệnh nhân có triệu chứng sốt khi khám bác sĩ lần đầu tiên.
Về mặt lâm sàng, sốt (87,9%) và ho (67,7%) là hai triệu chứng phổ biến nhất, nhưng chỉ 43,8% bệnh nhân có những triệu chứng trên trước khi nhập viện. Tiêu chảy (3,7%) và nôn mửa (5%) rất hiếm gặp. Chỉ khoảng 25,2% bệnh nhân có ít nhất một bệnh nền như huyết áp cao hoặc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
Tỷ lệ không xuất hiện triệu chứng sốt ở các ca nhiễm nCoV cao hơn do với dịch SARS và MERS. Những bệnh nhân như vậy có thể bị bỏ sót nếu việc theo dõi phụ thuộc nhiều vào sàng lọc triệu chứng này.
Trước khi bệnh nhân trải qua xét nghiệm axit nucleic (NAT) để xác nhận tình trạng mắc bệnh, bản chụp cắt lớp của họ ít có dấu hiệu nhiễm virus thường thấy như tổn thương kính mờ và vùng tối không đều màu ở hai bên phổi. Nhưng trong số 840 bệnh nhân chụp cắt lớp trong nghiên cứu, chỉ một nửa có tổn thương kính mờ và 46% có vùng tối không đều màu. Điều này có nghĩa chỉ dựa vào phim chụp cắt lớp có thể bỏ sót lượng lớn bệnh nhân nhiễm nCoV.
“Phát hiện thời gian ủ bệnh có thể kéo dài tới 24 ngày rõ ràng rất đáng lo ngại, đặc biệt đối với những người đang cách ly. Tuy nhiên, thời gian ủ bệnh trung bình rất ngắn, chỉ khoảng 3 ngày. Điều này có nghĩa một nửa số ca mắc bệnh sẽ bộc lộ triệu chứng trong vòng ba ngày sau khi tiếp xúc mầm bệnh và tỷ lệ người có thời gian ủ bệnh dài rất nhỏ”, Paul Hunter, giáo sư y khoa ở Đại học East Anglia, nhận xét.
Nghiên cứu mới được cấp kinh phí bởi 4 cơ quan của Trung Quốc là Bộ Khoa học và Công nghệ, Ủy ban Y tế Quốc gia, Hiệp hội Khoa học Tự nhiên Quốc gia và Cơ quan Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Đông. Nhóm tác giả nhấn mạnh nghiên cứu chưa có đánh giá của các chuyên gia trong ngành. WHO cho biết tổ chức này sẽ không thay đổi khuyến cáo về thời gian cách ly là hai tuần.
Ca mắc virus Corona thứ 15 ở Việt Nam là trẻ mới 3 tháng tuổi
Bệnh nhân N. G. L là cháu ngoại của bệnh nhân P. T. B, bệnh nhân có liên quan đến bệnh nhân N. T. D – 1 trong 8 người đi từ Vũ Hán về đã được báo cáo trước đây.
Sáng 11/2, Bộ Y tế thông báo ghi nhận thêm 1 trường hợp mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp có kết quả xét nghiệm dương tính với chủng mới của virus Corona (2019-nCoV).
Bệnh nhân N. G. L, nữ, 3 tháng tuổi (sinh ngày 05/11/2019), địa chỉ ở xã Quất Lưu, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc.
Bé N. G. L là cháu ngoại của bệnh nhân P. T. B (có liên quan đến bệnh nhân N. T. D – 1 trong 8 người đi từ Vũ Hán về đã được báo cáo trước đây, được điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương và được ra viện ngày 10/2/2020).
Ngày 28/01/2020, bệnh nhân N. G. L được mẹ đưa đến nhà bà P. T. B (bà ngoại) chơi và hai mẹ con ở tại đây trong 04 ngày (tại thôn xã Sơn Lôi, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc).
Sau khi xác định bệnh nhân P. T. B (bà ngoại) bị mắc bệnh, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Vĩnh Phúc đã tiến hành điều tra lập danh sách người tiếp xúc gần trong đó có mẹ con cháu N. G. L.
Trong quá trình theo dõi người tiếp xúc gần hàng ngày theo quy định, y tế cơ sở phát hiện ngày 6/2/2020, cháu N. G. L có biểu hiện ho và chảy nước mũi, không rõ sốt. Ngay sau đó, Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Vĩnh Phúc đã tiến hành lấy mẫu bệnh phẩm và gửi Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương để xét nghiệm.
Hiện tại, bệnh nhân N. G. L và mẹ đang được cách ly cùng nhau (vì bệnh nhân còn nhỏ) tại phòng khám đa khoa Quang Hà, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc và đang trong tình trạng ổn định.
Mẹ bệnh nhân hiện vẫn khoẻ mạnh, đang được theo dõi chặt chẽ, được lấy mẫu xét nghiệm và đang chờ kết quả.
Kết quả xét nghiệm cho thấy mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân dương tính với vi rút nCoV bằng kỹ thuật Realtime RT – PCR.
Nơi thực hiện xét nghiệm là Khoa Virus, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương.
Như vậy tính đến thời điểm này, Việt Nam đã có 15 người bị bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút corona, riêng tỉnh Vĩnh Phúc có 10 trường hợp.
Tại các địa bàn phát hiện các ca bệnh, chính quyền địa phương và tiến hành theo dõi, giám sát chặt chẽ những người có tiếp xúc gần với những bệnh nhân này. Một số người nghi mắc bệnh tiến hành cách ly, lấy mẫu xét nghiệm./.
Bão mạnh khắp nơi
(SGGP) Các quốc gia trên khắp châu Âu đang bị một cơn bão mạnh tấn công. Giao thông vận tải rơi vào hỗn loạn, các trường học đóng cửa, nhiều người bị thương… Australia cũng đang hứng chịu cơn bão lớn nhất trong vòng 20 năm qua.
Châu Âu gồng mình chống bão
Đức đã ban hành mức cảnh báo bão cao thứ hai ở một khu vực rộng lớn của nước này. Dự báo thời tiết cho biết bang Bavaria là một trong những nơi gánh chịu hậu quả lớn của cơn bão này.
Sáng sớm ngày 10-2, đã có 2 người bị thiệt mạng do cây đổ ở thành phố Saarbrücken, bang Saarland. Tốc độ gió 120km/giờ, có lúc lên 150km/giờ khiến nhiều khu vực bị mất điện.
Đến giữa trưa 10-2, sân bay Düsseldorf báo cáo đã hủy hoặc chuyển hướng 111 chuyến bay. Sân bay Cologne và Bonn cũng báo cáo hủy một số chuyến bay. Khoảng 180 chuyến bay khởi hành và đến – chiếm khoảng 15% các chuyến bay theo lịch trình – đã bị hủy tại sân bay Frankfurt. Nhà điều hành đường sắt quốc gia Deutsche Bahn (DB) cho biết họ sẽ hủy các chuyến tàu đường dài trên toàn quốc do bão.
Tại Anh, đã có hơn 200 cảnh báo lũ lụt sau khi mưa lớn khiến một số dòng sông vỡ bờ. Lượng mưa hơn 150mm trút xuống trong khoảng 24 giờ tại công viên quốc gia Lake District phía Tây Bắc nước Anh đã nhấn chìm một khu vực rộng lớn.
Bão Sabine, hay còn gọi là Ciara đến nay đã làm hơn 30.000 ngôi nhà ở Anh và khoảng 10.000 ở Ireland mất điện. Tốc độ gió mạnh nhất được ghi nhận là 150km/giờ tại Bologaron, phía Bắc xứ Wales. Hàng chục chuyến bay đã bị hủy và các công ty đường sắt giảm thời gian hoạt động. Công ty đường sắt quốc gia đã khuyến cáo hành khách không nên đi du lịch bằng tàu hỏa trong thời gian này.
Tại Scotland, 3 người đã bị thương khi một mái nhà quán rượu bị sập.
Tại Pháp, nhà chức trách cảnh báo lũ lụt và thiệt hại do bão ở Tây Bắc nước Pháp. Ở vùng núi Vosges, tốc độ gió lên tới 140km/giờ. Cảng Calais đã bị đóng cửa do nước dâng nguy hiểm.
Tại Hà Lan, người dân địa phương đã được yêu cầu ở nhà, trong khi Hiệp hội Bóng đá quốc gia đã hủy bỏ tất cả các giải đấu chuyên nghiệp. Hãng hàng không KLM hủy hàng chục chuyến bay châu Âu đến và đi từ sân bay Amsterdam.
Viện Khí tượng của Na Uy đã đưa ra một cảnh báo màu vàng cho các vùng phía Nam và phía Đông của nước này. Một số dịch vụ phà từ Na Uy đến Thụy Điển và Đan Mạch đã dừng khai thác và một số con đường bộ đã bị đóng cửa.
Australia: chưa hết cháy rừng lại đến bão lũ
Autsralia ngày 10-2 tuyên bố thảm họa liên quan đến thời tiết do bão và lũ lụt dọc theo bờ biển phía Đông. Đây là thảm họa thứ sáu được tuyên bố trong vòng 5 tháng, qua những trận cháy rừng dữ dội.
Kể từ ngày 5-2, bão đã tràn vào phía Đông Nam bang Queensland, các vùng ven biển của bang New South Wales (NSW) và gây thiệt hại sâu hàng trăm km trong đất liền. Các khu vực ở NSW đang hứng chịu trận lụt tồi tệ nhất trong nhiều năm qua sau mưa bão. Bờ biển phía Đông Australia vào cuối tuần qua đã mang theo mưa lớn và gió mạnh đến lưu vực Sydney, nơi có lượng mưa lớn nhất trong vòng 2 thập niên qua. 20.000 cuộc gọi – số lượng kỷ lục – gọi đến Cơ quan Khẩn cấp bang NSW và Sở Cứu hỏa và cứu hộ của bang này.
Nhà cung cấp điện Ausgrid cho biết đây là “một trong những cơn bão phá hỏng lưới điện tồi tệ nhất trong 20 năm qua”, khi mất điện ảnh hưởng đến hơn 200.000 ngôi nhà chỉ riêng ở NSW.
Đến 7 giờ sáng 10-2, các công ty bảo hiểm Australia đã nhận được 10.000 yêu cầu bồi thường trị giá 45 triệu AUD. Dự báo khi điện và viễn thông được khôi phục sẽ có thêm nhiều cuộc gọi yêu cầu bảo hiểm đền bù. Hầu hết các khiếu nại đã đến từ bang Queensland và vùng ven biển bang NSW do thiệt hại tài sản từ bão, lũ lụt, gió mạnh và mưa lớn. Mùa bão ở Autralia kéo dài từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau, nhưng bão có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
*** Virus Corona có khả năng “quét” 5% GDP toàn cầu
Gần hai thập kỷ trôi qua kể từ khi dịch viêm đường hô hấp cấp SARS hoành hành tại Trung Quốc, cướp đi sinh mạng của hàng trăm người và gây ra sự hoảng loạn khiến nền kinh tế toàn cầu đi xuống. Loại virus Corona mới đang tràn lan có thể sẽ gây thiệt hại lớn hơn.
Dân Mỹ và Pháp ngày càng không thích NATO
Theo một khảo sát mới đây của Trung tâm nghiên cứu Pew, hình ảnh của NATO tại Mỹ và Pháp đã xấu đi rất nhiều trong năm qua, sau khi Tổng thống hai nước này đặt ra quan ngại về giá trị của liên minh.
Số ca nhiễm virus Corona tăng lên 130: Du thuyền Nhật đưa ra cam kết mới
Công ty Princess Cruises tuyên bố sẽ hoàn tiền cho du khách trên du thuyền Diamond Princess, trong bối cảnh đã có thêm 60 trường hợp dương tính với chủng virus Corona mới (2019-nCoV) trên du thuyền đang neo đậu tại Nhật Bản này.
Chiến trường Idlib thách thức Ankara
Những vụ đụng độ giữa quân đội chính phủ Syria với quân Thổ Nhĩ Kỳ khi truy quét tàn quân đối lập tại tỉnh Idlib thuộc miền Bắc Syria đang làm dấy lên lo ngại xung đột giữa hai nước láng giềng. Vai trò của nước Nga tại Syria cũng đang bị thách thức bởi tham vọng của Ankara.
Phương trình chính trị của ông Putin
Sau khi ông Putin được bầu làm Tổng thống lần thứ 4 vào tháng 3-2018, “thời kỳ hậu Putin” đã trở thành một thuật ngữ thường xuyên được dư luận quốc tế bàn luận. Trên thực tế, thuật ngữ này đặt ra vấn đề quan trọng hơn – “thách thức 2024”, tức là sau khi nhiệm kỳ tổng thống thứ 4 của ông Putin kết thúc, quyền lực tối cao của nước Nga sẽ được chuyển giao như thế nào?
Chính trường Mỹ chia rẽ sâu sắc
Thông điệp Liên bang 2020 của Tổng thống Donald Trump đã phản ánh cuộc đấu sát ván giữa đảng Dân chủ và Cộng hòa trước cuộc bầu cử tổng thống tháng 11 tới. Sự căng thẳng giữa hai chính đảng ở Mỹ là kết quả nhiều tháng xung đột về cuộc điều tra xem xét bãi nhiệm Tổng thống Donald Trump.
Hong Kong: 9 người trong gia đình nhiễm virus Corona sau khi ăn lẩu
9 thành viên trong cùng một gia đình ở Hong Kong đã bị nhiễm virus Corona sau bữa ăn lẩu và thịt nướng cùng nhau.
Đại sứ Mỹ cảnh báo Israel không “hành động đơn phương”
Đại sứ Mỹ tại Israel David Friedman cho biết, hành động đơn phương của Israel nhằm sáp nhập đất ở Bờ Tây sẽ gây nguy hiểm cho sự hỗ trợ của Mỹ đối với kế hoạch chi tiết được đề xuất cho khu vực.
Phái đoàn y tế do WHO dẫn đầu tới Trung Quốc
Một nhóm các chuyên gia quốc tế do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) dẫn đầu vừa lên đường tới Bắc Kinh để hỗ trợ Trung Quốc trong bối cảnh dịch viêm phổi do virus Corona bùng phát.
Dự án đào tạo luật sư cho nữ nạn nhân bị hiếp dâm ở Ấn Độ
Ấn Độ đang triển khai một dự án đào tạo những người sống sót sau khi bị hãm hiếp hoặc bị ép làm nghề mại dâm trở thành luật sư. Nhiều người cho rằng, dự án này sẽ tạo ra “cuộc cách mạng” trong cuộc chiến chống nạn khai thác tình dục ở Ấn Độ.
ASEAN năm 2020: Bài toán và lời giải cho kinh tế nội khối
“Thúc đẩy thương mại – đầu tư nội khối vì một ASEAN gắn kết và chủ động thích ứng” là một trong những nội dung được nhiều quan chức, nhà nghiên cứu, nhà hoạch định chính sách ASEAN bàn thảo để cùng nhau tìm ra những khó khăn, thách thức của việc tăng cường thúc đẩy kinh tế nội khối ASEAN, từ đó đề xuất những phương hướng tháo gỡ.
Năm 2020 – Kỳ vọng có bước ngoặt về Hiệp ước New START
Hiệp ước cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược mới (New START), hiệp ước lớn cuối cùng nhằm cắt giảm kho vũ khí hạt nhân của Mỹ và Nga, sẽ hết hạn vào đầu năm 2021. Vì vậy, năm 2020 sẽ là năm đóng vai trò quan trọng đối với các cuộc đàm phán kiểm soát vũ khí giữa Washington và Moscow.
Brexit thành công, người Anh mừng hay lo?
Ngày 31/1 vừa qua, Anh đã chính thức rời khỏi EU (Brexit), đánh dấu lần đầu tiên trong lịch sử khối này có một nước rời khỏi sân chơi chung. Tờ Economist của Anh nhận định bước đi này sẽ mang lại những điều lợi lẫn hại.
Máy bay Nga chở 100 người “mài đuôi” xuống đường băng khi hạ cánh
Một chiếc Boeing 737 đã tiếp đất bằng đuôi ở sân bay thuộc vùng Siberia của Nga, song may mắn không ai bị thương sau vụ việc.
Thủ tướng Thái Lan hé lộ nguyên nhân đằng sau vụ binh sĩ xả súng
Thủ tướng Thái Lan gọi vụ xả súng do binh sĩ Jakrapanth Thomma thực hiện là thảm kịch tồi tệ chưa từng có và cho biết nguyên nhân do mẫu thuẫn cá nhân chuyện bán nhà.
Cạn nguồn cung, Trung Quốc kêu gọi sử dụng tiết kiệm đồ bảo hộ chống nCoV
Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc kêu gọi mọi người sử dụng đồ bảo hộ một cách hợp lý, tránh lãng phí, trong bối cảnh nguồn cung chưa đáp ứng kịp nhu cầu.
Tổng hợp-TT