VINAROYAL GROUP

Tư vấn thiết kế - Đầu tư và kinh doanh bất động sản
Dây truyền tuyển - luyện xỉ Titan
Dự án khu liên doanh kinh tế biển Đông - Nam; Mỹ Thủy Seaport trong tương lai
Trang chủ Tin quốc tế

Tin vắn quốc tế ngày 23/3/2020.

Chuyên gia TQ cảnh báo thời gian Covid-19 ‘hoành hành’ châu Âu; Việt Nam có số ca nghi nhiễm kỷ lục, cách ly và theo dõi hơn 52.000 người; Mỹ lao đao vì Covid-19, châu Âu ‘căng như dây đàn’;  40% dân số thế giới thiếu ‘vũ khí’ chống Covid-19…là những tin chính được cập nhật.

Chuyên gia TQ cảnh báo thời gian Covid-19 ‘hoành hành’ châu Âu

  Chuyên gia TQ cảnh báo thời gian Covid-19 'hoành hành' châu Âu   Chuyên gia Zhang Wenhong. Ảnh: THX

       Chuyên gia y tế Trung Quốc cảnh báo các nước châu Âu cần bỏ ý nghĩ đại địch Covid-19 sẽ sớm kết thúc.
Chuyên gia Zhang Wenhong, người đứng đầu nhóm chuyên gia lâm sàng về Covid-19 tại Thương Hải đã đưa ra nhận định trên trong bối cảnh các quốc gia châu Âu như Italia, Tây Ban Nha và Đức có số ca nhiễm bệnh và tử vong vì Covid-19 tăng mạnh.
“Sẽ hoàn toàn bình thường nếu virus Covid-19 đến và đi, và dịch bệnh này có thể sẽ kéo dài trong một hoặc hai năm. Hiện tại tôi có thể nói rằng, hãy quên ngay ý nghĩ đại dịch này sẽ kết thúc ở châu Âu trong tương lai gần”, ông Zhang phát biểu tại một hội nghị thông qua video do lãnh sự quán Trung Quốc ở thành phố Düsseldorf, Đức tổ chức.
Ông Zhang, đồng thời cũng là người đứng đầu khoa bệnh truyền nhiễm tại bệnh viện Hoa Sơn thuộc Thượng Hải, trước đây từng đưa ra dự đoán về tình hình dịch Covid-19 tại Trung Quốc sẽ đạt đỉnh điểm trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 6 tới trước khi số ca nhiễm giảm vào mùa hè, thỉnh thoảng có ca nhiễm mới trong thời gian mùa thu và đông, trước khi bùng phát trở lại với quy mô nhỏ hơn vào mùa xuân năm sau.
Tuy nhiên khi Covid-19 đã trở thành đại dịch toàn cầu, thì sẽ không thể tránh khỏi việc Covid-19 sẽ kéo dài trong một khoảng thời gian nữa. Và cụ thể khi nào thì dịch bệnh được kiểm soát, trong hè nay hoặc năm sau, sẽ còn tùy thuộc vào nỗ lực của toàn cầu trong việc kiềm chế dịch.
“Để giải quyết đại dịch Covid-19 trong thời gian ngắn, các biện pháp đưa ra cần thực hiện cực kỳ triệt để”, ông Zhang nói. Đồng thời ông này cho biết, Trung Quốc có thể áp dụng lệnh phong tỏa toàn bộ thành phố trên diện rộng là do dịch bệnh đã bùng phát trong dịp Tết Nguyên đán, khi nhiều trường học và doanh nghiệp đã nghỉ.
Tại một số nơi chịu thiệt hại nặng do Covid-19 ở châu Âu, như miền bắc Italia, các biện pháp nghiêm ngặt như phong tỏa, lệnh giới nghiêm và đóng cửa các trường học đã được đưa ra. Nhưng nếu không có các hành động phối hợp trên toàn thế giới, thì những quốc gia đang áp đặt lệnh kiểm soát dịch bệnh vẫn sẽ phải đối mặt với nguy cơ từ các ca nhiễm bệnh nhập khẩu như Trung Quốc đã phát hiện.
“Tôi thấy một xu hướng tích cực rằng, chính phủ nhiều nước đã trở nên chủ động hơn. Chừng nào chiến lược phòng dịch của tất cả các quốc gia trở nên mạnh mẽ hơn, thì việc kiểm soát hiệu quả dịch bệnh Covid-19 sẽ chỉ còn là vấn đề thời gian”, ông Zhang kết luận.

Việt Nam có số ca nghi nhiễm kỷ lục, cách ly và theo dõi hơn 52.000 người
– So với cách đây 2 ngày, số ca nghi nhiễm Covid-19 tại Việt Nam tăng thêm 448 trường hợp, cao nhất từ trước đến nay.
Dịch Covid-19 trên toàn thế giới đang diễn biến vô cùng phức tạp khi lan tới 188 quốc gia và vùng lãnh thổ với gần 320.000 ca mắc, số tử vong đã vượt qua 13.600 người.
Trong đó châu Âu đang là điểm nóng của dịch, khi số ca mắc tăng chóng mặt từng ngày. Tại Italy, số ca mắc đã vượt qua 53.000 người, nhiều thứ 2 thế giới, vị trí thứ 3 là Tây Ban Nha với hơn 28.000 ca mắc, thứ 4 là Mỹ, hơn 27.000 trường hợp…
Tại Việt Nam, 1 tuần trở lại đây, số ca mắc mới cũng liên tục tăng, riêng ngày 22/3 có thêm 19 ca mắc mới nâng tổng số ca mắc Covid-19 tại Việt Nam lên 113 trường hợp, chưa có trường hợp nào tử vong.
Cũng trong ngày 22/3, số ca nghi ngờ nhiễm Covid-19 đang được cách ly tại các bệnh viện lên tới 645 trường hợp (số mới trong ngày: 586, số cũ đang theo dõi: 59), trong khi cách đây 2 ngày, con số này chỉ là 196 trường hợp.
Như vậy, kể từ đầu mùa dịch Covid-19 tại Việt Nam đến nay, đây là lần đầu tiên Việt Nam số ca nghi ngờ mắc cao kỷ lục như vậy. Trước đó, ngày cao điểm nhất Việt Nam chỉ ghi nhận 268 ca nghi nhiễm.
Theo báo cáo của Bộ Y tế, hiện cả nước đang cách ly, theo dõi sức khoẻ 52.790 (số liệu cách đây 2 ngày hơn 36.000 người). Trong đó cách ly tại bệnh viện là 1.376 người,  cách ly tập trung tại cơ sở khác là 21.119 trường hợp. Hơn 30.000 người còn lại đang cách ly tại nhà và nơi lưu trú.

Mỹ lao đao vì Covid-19, châu Âu ‘căng như dây đàn’
Đến sáng 23/3, trên toàn thế giới đã có hơn 14.600 người tử vong do căn bệnh Covid-19, trên tổng số trên 330.000 ca nhiễm. Đại dịch vẫn đang diễn biến phức tạp tại nhiều nơi, đặc biệt là Mỹ và châu Âu.
Mỹ kích hoạt Vệ Binh Quốc gia tại 3 bang ‘tâm dịch’
Mỹ hiện ghi nhận hơn 33.000 ca nhiễm và ít nhất 400 trường hợp tử vong, trải dài trên khắp các bang và vùng lãnh thổ của nước này. Hiện tại, đã có ít nhất 8 bang của Mỹ ban bố lệnh yêu cầu người dân ở trong nhà, ngoại trừ các trường hợp cần thiết.
Hôm 23/3, Tổng thống Donald Trump cho biết ông đã kích hoạt lực lượng Vệ binh Quốc gia tại các bang New York, California và Washington, các bang bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch Covid-19. Ngoài ra, ông cũng đã thông qua việc ban bố tình trạng thảm hoạ ở New York và Washington, và cho biết lệnh tương tự ở California cũng sẽ sớm được thông qua.

Tây Ban Nha gia hạn tình trạng khẩn cấp
Tây Ban Nha vừa thông báo sẽ kéo dài tình trạng khẩn cấp ở nước này thêm 15 ngày, Thủ tướng Pedro Sanchez thông báo khi số người tử vong tăng cao. Hôm 22/3, nước này ghi nhận thêm 394 trường hợp tử vong do virus chỉ trong vòng 24 giờ, đưa tổng số người chết lên 1.756.
Ngoài ra, Thủ tướng Sanchez cũng thông báo lệnh cấm bay kéo dài 30 ngày đối với tất cả các chuyến bay thuộc dạng không cấp thiết xuất phát từ Tây Ban Nha, bắt đầu từ 12h đêm ngày 22/3.

Thủ tướng Đức tự cách ly, cấm tụ tập trên 2 người
Thủ tướng Đức Angela Merkel sẽ ngay lập tức tự cách ly tại nhà, sau khi một bác sĩ tiêm vắc-xin cho bà hôm 20/3 được chẩn đoán dương tính với virus Sars-CoV-2. Phát ngôn viên của Thủ tướng, ông Steffen Seibert cho biết bà sẽ liên tục được xét nghiệm thử virus, vì kết quả xét nghiệm trong giai đoạn đầu này sẽ không cho kết quả chính xác.
Trong nỗ lực đối phó với đại dịch ở Đức, nước này đã áp dụng luật “cấm tiếp xúc” thay vì phong toả toàn bộ đất nước – bà Merkel cho biết. Theo đó, Đức sẽ cấm mọi sự gặp gỡ, họp mặt với nhiều hơn 2 người và luật “khoảng cách tối thiểu” từ 1,5 đến 2 mét sẽ được áp dụng. Các cuộc họp nhóm giờ đây sẽ là phạm pháp và những người vi phạm sẽ bị xử phạt. Ngoài ra, các nhà hàng, tiệm cắt tóc và tiệm xăm cũng sẽ bị đóng cửa.
Hiện Đức ghi nhận 24.873 ca dương tính với Covid-19, trong đó có 94 người tử vong.

Số người tử vong ở Pháp tiếp tục tăng
Đã có thêm 112 người tử vong do virus corona chủng mới hôm 22/3 tại Pháp, đưa tổng số người chết tại nước này lên 674, trong số 16.044 ca nhiễm – Bộ trưởng Y tế Pháp thông báo. Đây là con số giống với mức tăng trước đó hôm 21/3, con số đã đánh dấu mức tăng cao nhất kể từ khi dịch bùng phát ở nước này. Tối hôm 22/3, Quốc hội Pháp đã thông qua luật tình trạng khẩn cấp, qua đó cung cấp cơ sở pháp lý cho các biện pháp hiện đã được chính phủ Pháp áp dụng để hạn chế sự lây lan của virus Sars-CoV-2.

Thêm 651 người tử vong ở Italia
Số người chết do virus corona chủng mới đã tăng 651 người trong vòng 24 giờ qua tại Italia, lên con số 5.476 – theo cơ quan bảo vệ dân sự Italia. Đây là mức tăng thấp hơn so với 24 giờ trước đó, nhưng vẫn nhiều hơn 13,5% so với hôm 21/3. Tổng số ca nhiễm tại nước này đã tăng 5.560 ca lên 59.138, cũng là mức tăng thấp hơn so với ngày trước đó. Hôm 22/3, Viện Y tế Quốc gia Italia cũng cho biết có tới 4.826 ca nhiễm ở nước này là các nhân viên y tế, và liệt kê danh sách 18 bác sĩ đã tử vong. Như vậy, các nhân viên y tế chiếm khoảng 9% các trường hợp nhiễm bệnh tại Italia.
Anh áp dụng “biện pháp che chắn” cho người có rủi ro cao
1,5 triệu người thuộc diện có rủi ro cao về mặt sức khoẻ đã được lệnh ở trong nhà trong vòng 12 tuần tới để giúp bảo vệ họ khỏi virus Sars-CoV-2. Bộ trưởng Cộng đồng Robert Jenrick cho biết chính quyền sẽ viết thư cho những người được xác định thuộc diện này để đề nghị giúp đỡ họ trong việc giữ khoảng cách với xã hội, bao gồm việc cung cấp thực phẩm để họ không phải ra khỏi nhà.

 Thủ tướng Anh Boris Johnson trong cuộc họp báo hôm 22/3
Hiện nước Anh ghi nhận 5.741 ca nhiễm với 281 người tử vong. Hôm 22/3, Thủ tướng Boris Johnson nhận định rằng tình hình ở Anh “chỉ còn đi sau Italia 2 hoặc 3 tuần”.

Hy Lạp ban bố lệnh cấm di chuyển
Hy Lạp là quốc gia châu Âu mới nhất ban bố lệnh cấm đi lại với những mục đích không cấp thiết, áp dụng trên toàn đất nước bắt đầu từ 6h sáng ngày 23/3 (giờ địa phương). Lệnh này cũng gần như tương đương với lệnh phong toả ở Italia và Pháp, khi người dân chỉ được phép ra ngoài để đi làm, đến siêu thị, bệnh viện hoặc đi khám, Thủ tướng Kyriakos Mitsotakis cho biết. Trước đó hôm 22/3, Bộ Y tế nước này thông báo về 94 ca nhiễm Covid-19 mới, đưa tổng số ca dương tính ở nước này lên 624, với 15 trường hợp tử vong.

 40% dân số thế giới thiếu ‘vũ khí’ chống Covid-19
Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) ước tính 40% dân số thế giới đang đối mặt nguy cơ thiếu nước, xà phòng, “vũ khí” cơ bản nhất phòng Covid-19.
Trong bối cảnh nhiều quốc gia áp dụng phong tỏa, hạn chế đi lại, áp đặt kiểm dịch, đóng cửa trường học, châu Âu trở thành trung tâm đối phó dịch Covid-19 của thế giới, các chuyên gia ngày càng lo ngại với công tác phòng chống dịch của các nước đang phát triển – nơi hệ thống chăm sóc sức khỏe còn yếu kém.
Khi nhiều nước châu Âu săn lùng máy thở thì ở châu Phi, hành động rửa tay, một trong những việc làm cơ bản nhất mỗi cá nhân có thể áp dụng để bảo vệ bản thân phòng nCoV, là việc làm khó thực hiện với hàng triệu người.
Sam Godfrey, Giám đốc về Nước và Vệ sinh tại Đông, Nam Phi, cho biết nhiều cộng đồng gặp khó khăn trong tiếp cận nguồn nước sinh hoạt, không mua được xà phòng, hoặc không nhận ra tầm quan trọng của việc rửa tay để ngăn ngừa dịch bệnh.
“Hiểu biết về tầm quan trọng của việc rửa tay là thách thức, ngay cả với các nhân viên tuyến đầu, nhân viên y tế”, Sam Godfrey nói. “Những bệnh nhân Covid-19 đầu tiên tại Đông và Nam Phi đều từ nước ngoài về. Dịch Covid-19 ở châu Phi do đó gần giống một ‘căn bệnh của người giàu’, tất nhiên cuối cùng những người nghèo sẽ gánh hậu quả nhiều nhất”…

***   Tướng Ai Cập tử vong vì COVID-19
Ai Cập cho biết một sĩ quan cao cấp thuộc quân đội nước này đã tử vong vào hôm nay (23/3) do nhiễm COVID-19, theo AP.

Quân đội Nga lên đường sang Italia chống COVID-19 theo lệnh Putin
Tổng thống Putin yêu cầu quân đội Nga triển khai 100 chuyên gia hàng đầu về virus học và bệnh truyền nhiễm cùng nhiều tấn hàng viện trợ tới giúp Italia chống dịch COVID-19.

Cấm tụ tập trên 2 người, cách ly Thủ tướng- Chống COVID-19 kiểu Đức
Dù số ca nhiễm COVID-19 tại Đức vẫn tăng cao, song tỉ lệ tử vong tại quốc gia này đang ở mức cực thấp so với các ổ dịch khác tại châu Âu. Một loạt biện pháp phòng chống lạ và quyết liệt được cho là sẽ phát huy tác dụng đẩy lùi COVID-19 tại đây.

Phương Tây vô tình giúp Nga trụ vững giữa thời COVID-19 thế nào?
Các lệnh trừng phạt kinh tế khốc liệt do phương Tây áp đặt chống Nga từ năm 2014 giúp nước này ít bị ảnh hưởng bởi tình hình kinh tế gián đoạn vì dịch COVID-19.

Số ca tử vong vì COVID-19 tại Italia vượt xa Trung Quốc
Chỉ trong vòng 24h qua, Italia ghi nhận thêm tới 651 ca tử vong mới vì COVID-19. Đáng chú ý, số ca tử vong vì đại dịch nguy hiểm này tại Italia đã lên tới 5.476 người, cao gần gấp đôi so với Trung Quốc – nơi dịch bệnh bùng phát – với 3.270 ca.

Phòng, chống dịch bệnh COVID-19: Italy “căng mình”, Trung Quốc tạm lắng
Với 4.825 ca tử vong, tương đương 38,3% tổng số ca tử vong trên toàn thế giới, được xác nhận vào sáng 22/3, Italy đã chính thức trở thành quốc gia đứng đầu “danh sách tử thần” về số người thiệt mạng vì COVID-19. Bên cạnh đó, số ca nhiễm tính tới sáng cùng ngày là 53.578.

Kinh tế châu Âu suy giảm vì dịch COVID-19
Đại dịch COVID-19 là một cú sốc lớn đối với nền kinh tế toàn cầu và châu Âu. Các chính phủ châu Âu đã áp đặt nhiều biện pháp hạn chế chưa từng có trong thời bình. Những biện pháp như vậy được đánh giá là gây ra hậu quả kinh tế rất lớn, và được cảm nhận thông qua cả hai kênh cung và cầu. Bên cạnh đó, nó cũng khiến châu Âu đối mặt với một cuộc khủng hoảng y tế.

Bác sĩ “vô trách nhiệm” người Nga đối mặt án tù 5 năm vì COVID-19
Một nữ bác sĩ người Nga đối mặt với án tù 5 năm do không tuân thủ quy định tự cách ly sau khi trở về từ vùng dịch và vẫn đi làm bình thường, khiến nhiều người có nguy cơ lây nhiễm.

Hơn 32.000 người nhiễm COVID-19, Mỹ điều Vệ binh Quốc gia đến các bang trọng điểm
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 23/3 cho biết các hỗ trợ đang được gửi đến New York, Washington và California, ba điểm nóng dịch COVID-19 tại Mỹ.

Hàng triệu người dân Ấn Độ vỗ tay cổ vũ nhân viên y tế
Người dân Ấn Độ ngày 22/3 đã đồng loạt ra ban công hoặc đứng gần cửa sổ nơi mình sinh sống, cùng nhau vỗ tay, tạo tiếng động với kim loại hay rung chuông để cổ vũ những nhân viên ứng phó khẩn cấp với dịch COVID-19.

Qua mặt Mỹ, Tây Ban Nha trở thành ổ dịch COVID-19 lớn thứ ba thế giới
Bộ Y tế Tây Ban Nha ngày 22/3 thông báo đã xác nhận thêm 3.076 ca nhiễm virus Corona và 394 ca tử vong.

Thủ tướng Đức đi siêu thị khích lệ người dân trong bối cảnh COVID-19 lan mạnh
Số ca mắc nhiễm virus Corona ở Đức đã tăng 1.948 trong 24 giờ qua lên 18.610, theo Viện Robert Koch, cơ quan kiểm soát dịch bệnh của nước này.

Nhân viên Điện Buckingham nhiễm COVID-19, Nữ hoàng Anh chuyển sang cung điện khác
Một nhân viên trong Điện Buckingham được cho là đã nhiễm virus Corona trong khi Nữ hoàng Anh Elizabeth vẫn đang ở tại cung điện này.

Lệnh giới nghiêm quy mô lớn nhất thế giới vì dịch COVID-19
Ấn Độ bắt đầu thực hiện quá trình “cách ly xã hội” quy mô lớn nhất thế giới, tuy nhiên, chỉ kéo dài trong 14 tiếng.

Cuba gửi hàng chục bác sĩ đến tâm dịch mới của thế giới
Cuba cho biết đã gửi một đoàn bác sĩ và y tá đến Italia lần đầu tiên vào cuối tuần này để giúp đỡ đất nước Địa Trung Hải chống chọi lại dịch COVID-19 theo yêu cầu của chính quyền Lombardy vùng bị ảnh hưởng nặng nề nhất tại Italia.

Lắp bồn rửa tay miễn phí cho người vô gia cư chống COVID-19
Terence Lester, một người đàn ông ở Atlanta, Mỹ, đang cố gắng lắp đặt bồn rửa tay với xà phòng và nước xung quanh thành phố để phục vụ những người vô gia cư.