VINAROYAL GROUP

Tư vấn thiết kế - Đầu tư và kinh doanh bất động sản
Dây truyền tuyển - luyện xỉ Titan
Dự án khu liên doanh kinh tế biển Đông - Nam; Mỹ Thủy Seaport trong tương lai
Trang chủ Tin quốc tế

Tin vắn quốc tế ngày 16/4/2020.

 WHO: Nên đợi thêm ít nhất 2 tuần để nới lỏng biện pháp hạn chế; Người ốm đổ đến bệnh viện Vũ Hán hậu Covid-19; Số người chết do nCoV ở Pháp tăng kỷ lục; Nhật kêu gọi toàn dân ở nhà sau cảnh báo 400.000 người chết; Hơn 80 người Việt nhiễm COVID-19 ở Moscow…là những tin chính được cập nhật.

 WHO: Nên đợi thêm ít nhất 2 tuần để nới lỏng biện pháp hạn chế

  WHO Nên đợi thêm ít nhất 2 tuần để nới lỏng biện pháp hạn chế   WHO cho rằng các biện pháp nới lỏng hạn chế cần phải thực hiện từ từ. (Ảnh: AFP)

Thế giới vượt mốc 2 triệu ca nhiễm COVID-19, gần 135 nghìn ca tử vong
(ĐCSVN) – Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 15/4 cho biết, các quốc gia đang nới lỏng các biện pháp hạn chế nhằm ngăn chặn sự lây lan của đại dịch viêm đường hô hấp cấp (COVID-19) nên đợi thêm ít nhất 2 tuần để đánh giá tác động của những thay đổi này trước khi tiếp tục bước đi tiếp theo.
Trong Bản cập nhật Chiến lược mới nhất, WHO cho rằng thế giới đang đứng trước “bước ngoặt then chốt” trong đại dịch COVID-19, nhấn mạnh “tốc độ, quy mô và tính công bằng phải là những nguyên tắc chỉ đạo” khi quyết định biện pháp nào là cần thiết.
Theo WHO, mỗi quốc gia nên thực hiện các biện pháp y tế công khai toàn diện để duy trì ổn định số ca nhiễm ở mức thấp hoặc không có sự lây nhiễm nào, cũng như chuẩn bị khả năng sẵn sàng ứng phó nhanh chóng để kiểm soát dịch bệnh lây lan.
Một số quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do dịch COVID-19 đang cân nhắc dỡ bỏ các biện pháp phong tỏa và bắt đầu hướng tới khôi phục cuộc sống bình thường. Bản cập nhật của WHO cho rằng, bất cứ bước đi nào cũng cần được tiến hành từ từ, và có thời gian để đánh giá tác động của chúng trước khi tiến hành các bước đi tiếp theo.
“Để giảm nguy cơ các đợt dịch bệnh bùng phát trở lại, các giải pháp hạn chế nên được dỡ bỏ theo từng giai đoạn, dựa trên việc đánh giá các rủi ro dịch tễ và lợi ích kinh tế xã hội của việc dỡ bỏ này đối với các cơ sở làm việc khác nhau, các tổ chức giáo dục và các hoạt động xã hội”, WHO cho hay.
“Lý tưởng nhất sẽ là 2 tuần (tương ứng thời kỳ ủ bệnh COVID-19) giữa mỗi giai đoạn của quá trình chuyển đổi, qua đó cho phép có đủ thời gian để nắm được nguy cơ bùng phát các đợt dịch mới và để ứng phó phù hợp”, WHO cho biết và cảnh báo “nguy cơ tái phát và bùng phát dịch bệnh COVID-19 sẽ vẫn tiếp tục”.

Người ốm đổ đến bệnh viện Vũ Hán hậu Covid-19
Wang chờ cả năm để đưa người bố mắc bệnh thận mạn tính đến gặp bác sĩ, điều không thể làm được trong thời gian Vũ Hán bị phong tỏa.
Sau khi thủ phủ tỉnh Hồ Bắc nới lỏng các biện pháp hạn chế, Wang đã gọi xe cứu thương để đưa bố đến viện. Tuy nhiên, tình hình dường như quá muộn và sức khỏe của bố Wang xấu đi đáng kể do biến chứng nhiễm trùng khi chạy thận tại nhà.
“Ông ấy sẽ chết khi phải đợi quá lâu vì đại dịch. Nếu chúng tôi có thể gặp bác sĩ sớm hơn, sẽ không có vấn đề gì xảy ra”, Wang nói.
Những bệnh nhân như bố của Wang đang đổ dồn về các bệnh viện ở Vũ Hán, trong lúc Trung Quốc thông báo số ca nhiễm nCoV tại nước này đang giảm dần. Nhiều nhân viên y tế vội vã quay sang chăm sóc các bệnh nhân không nhiễm virus, nhiều người trong đó chuyển nặng do điều trị chậm trễ.
“Chúng tôi chịu nhiều áp lực hơn đợt cao điểm Covid-19 bởi có lượng khổng lồ bệnh nhân nguy kịch đổ về. Họ không hề được điều trị trong hơn hai tháng nên đang trong tình trạng tồi tệ”, một y tá chịu trách nhiệm chăm sóc bệnh nhân tim mạch cao tuổi nói.
Trung Quốc chưa thừa nhận tình trạng tử vong gián tiếp vì nCoV khi các bệnh viện thiếu năng lực chăm sóc vì quá tải trong đợt dịch và lệnh hạn chế đi lại được thi hành.

Số người chết do nCoV ở Pháp tăng kỷ lục
Pháp ghi nhận thêm 1.438 người chết do nCoV, cao nhất kể từ khi dịch xuất hiện, nâng tổng ca tử vong lên hơn 17.167 trong hơn 133.000 ca nhiễm.
Cơ quan Y tế Công cộng Pháp cho hay số ca nhiễm nCoV hôm 15/4 tăng 3.217, tương đương 2,5%, nâng tổng số ca nhiễm trên cả nước lên 133.470. Số ca tử vong cũng tăng 1.438, tương đương 9,1%, lên hơn 17.000.
Số người chết tại các bệnh viện tăng 514, lên 10.643, giảm nhẹ so với 541 ca một ngày trước đó, nhưng tổng số người chết được các viện dưỡng lão báo cáo tăng mạnh với 924 ca, tức 17%, lên tổng 6.524 ca, gần gấp ba lần so với 221 ca một ngày trước đó.
Đây là số ca tử vong mới cao nhất kể từ khi dịch bệnh xuất hiện ở nước này, song Giám đốc Cơ quan Y tế Công cộng Quốc gia Pháp Jerome Salomon giải thích sự tăng vọt này là do các viện dưỡng lão gộp thống kê người chết trong ba ngày nghỉ lễ trước.

Nhật kêu gọi toàn dân ở nhà sau cảnh báo 400.000 người chết
Nhật Bản kêu gọi người dân cả nước cách ly tại nhà sau khi một nghiên cứu cảnh báo 400.000 người có thể chết nếu buông lỏng nCoV.
Chính phủ Nhật Bản ngày 15/4 phát đi lời kêu gọi người dân trên toàn quốc ở yên trong nhà, thay vì chỉ áp dụng ở một số tỉnh thành như trước đây. Các biện pháp tăng cường nhằm ngăn Covid-19 lây lan được chính phủ Nhật triển khai gồm yêu cầu người dân tự cách ly tại nhà và các doanh nghiệp đóng cửa, song không đưa ra mức phạt hành chính hay các hình phạt cụ thể để bắt buộc tuân thủ.
Phát biểu tại họp giao ban chiều 15/4, Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga kêu gọi người dân làm mọi thứ trong khả năng để giúp chính phủ đạt được mục tiêu ngăn nCoV lây lan.
Thông báo được đưa ra sau khi truyền thông Nhật dẫn một nghiên cứu mật của Bộ Y tế nước này, dự đoán số người tử vong vì Covid-19 ở Nhật có thể chạm mốc 400.000 nếu không áp dụng các biện pháp ngăn chặn. Báo cáo cũng ước tính khoảng 850.000 người có thể cần tới máy thở.
Nhật chỉ tiến hành xét nghiệm những người có triệu chứng Covid-19. Nước này đã ghi nhận hơn 9.000 ca nhiễm, gồm cả du khách nhiễm nCoV trên tàu du lịch Diamond Princess, 200 người đã chết do dịch bệnh.
Số ca lây nhiễm có xu hướng gia tăng tại Nhật những tuần gần đây, đặc biệt là ở Tokyo. Chính phủ đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp tại thủ đô và 6 khu vực khác bao gồm Osaka, với mục tiêu cắt giảm 70% tương tác giữa người dân. Cả nước ghi nhận ít nhất 327 ca nhiễm mới hôm 15/4, trong đó Tokyo báo cáo 127 ca nhiễm mới.
Chủ tịch đảng Komeito Natsuo Yamaguchi tuyên bố đã “hối thúc Thủ tướng Abe đưa ra quyết định và gửi thông điệp đoàn kết mạnh mẽ tới người dân”. Toshihiro Nikai, một thành viên hàng đầu thuộc đảng Dân chủ Tự do cầm quyền của ông Abe, cũng kêu gọi hành động.
Thủ tướng Abe sẽ quyết định sớm nhất vào tuần tới về việc có nên gia hạn tình trạng khẩn cấp của chính phủ hay không, sau khi tham khảo ý kiến các chuyên gia y tế, theo hai nguồn thạo tin của Reuters.

***   Hơn 80 người Việt nhiễm COVID-19 ở Moscow
Đại sứ quán Việt Nam tại Liên bang Nga đã gửi công hàm tới các cơ quan chức năng Nga đề nghị hỗ trợ tối đa cho công dân Việt Nam trong việc khám, xét nghiệm và điều trị COVID-19.

Mỹ tố Nga thử nghiệm tên lửa chống vệ tinh nguy hiểm
Bộ Tư lệnh Không gian Mỹ ngày 15/4 đưa ra tuyên bố rằng họ có thông tin rằng Nga đã tiến hành thử nghiệm tên lửa chống vệ tinh trực tiếp (DA-ASAT).

Hơn 100 nước “xếp hàng” chờ IMF cho vay tiền ứng phó dịch COVID-19
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết hơn 100 quốc gia trên thế giới đã đề nghị được cứu trợ khẩn cấp do hứng chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19.

Iran điều 11 tàu tấn công bao vây chiến hạm Mỹ ở vùng Vịnh
Ít nhất 11 tàu chiến của Iran đã được triển khai tới vùng Vịnh rồi áp sát biên đội tàu hải quân Mỹ từ nhiều phía, song không xảy đụng độ trực tiếp.

“Đánh bại virus trước đã, rồi hẵng trách cứ sau”
Đặc phái viên Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về COVID-19, ông David Nabarro ngày 15/4 đã kêu gọi các bên gác lại bất kỳ lời trách cứ nào về tổ chức này cho đến khi virus SARS-CoV-2 bị đánh bại, theo Reuters.

Thủ tướng cùng các Bộ trưởng New Zealand tình nguyện giảm lương
Thủ tướng Jacinda Ardern nói rằng bà và các bộ trưởng khác tình nguyện giảm lương để chia sẻ với những người gặp khó khăn về tài chính.do ảnh hưởng của dịch COVID-19.

Ông Trump đang làm mọi chuyện tồi tệ hơn?
Các chuyên gia nhận định, việc ông Trump tuyên bố sẽ cắt giảm viện trợ đối với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) là một “thảm họa” trong bối cảnh đại dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp trên toàn thế giới.

Một năm sau vụ cháy Nhà thờ Đức Bà: Tiếng chuông sẽ vang từ tâm dịch
Một năm đã trôi qua kể từ khi Nhà thờ Đức Bà (Notre-Dame) oằn mình trong bão lửa trước sự sững sờ của cả thế giới. Tiếng chuông từ nhà thờ sẽ vang lên một lần nữa vào tối 15/4, như lời khẳng định cho sự kiên cường của “trái tim nước Pháp”.

Ca nhiễm COVID-19 tăng trở lại, Đức rậm rịch gia hạn phong tỏa
Chính phủ Đức ngày 15/4 tiến hành họp mở rộng về cuộc chiến chống COVID-19, với phương án gia hạn phong tỏa đất nước đến ít nhất ngày 3/5, nhật báo Handelsblatt đưa tin, trong bối cảnh các ca nhiễm COVID-19 đang có dấu hiệu tăng trở lại.

Số ca COVID-19 ở Nga tăng 10 lần sau hai tuần, tình hình Moscow rất căng
Số ca nhiễm COVID-19 mới của Nga tiếp tục đà tăng phá mọi kỷ lục trong nhiều tuần qua, nâng tổng ca nhiễm lên gần 24.500, gấp 10 lần con số thông báo hôm đầu tháng.

Valentina Tereshkova, nữ du hành đầu tiên bay vào vũ trụ
Nhân ngày Hàng không Vũ trụ thế giới 12/4, chúng tôi trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc về nữ du hành đầu tiên bay vào vũ trụ Valentina Tereshkova qua những tư liệu mới được đăng tải gần đây trên tờ “Sự thật Thanh niên” của Nga.

Ca tử vong đầu tiên nghi do nhiễm COVID-19 từ thi thể người bệnh
Các nhà khoa học Thái Lan tuyên bố đã xác định được trường hợp đầu tiên tử vong do lây nhiễm COVID-19 từ thi thể người bệnh. Đáng chú ý, trường hợp tử vong này chính một một nhân viên pháp y.

COVID-19 gây ra hậu quả “khủng” hơn cuộc Đại suy thoái những năm 1930
Đại dịch COVID-19 đang khiến nền kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái nặng nề nhất kể từ cuộc Đại khủng hoảng những năm 1930, các chính phủ và các quan chức y tế cần hợp tác để ngăn chặn kết cục thậm chí tồi tệ hơn.

Tỷ lệ người Nga yêu thích Putin thấp kỷ lục giữa dịch COVID-19
Chỉ còn khoảng 29% số người Nga được hỏi bày tỏ yêu thích Tổng thống Putin trong bối cảnh nước này đương đầu với tác động mạnh của dịch COVID-19 và giá dầu giảm.

Người Hàn Quốc đeo găng tay, bịt khẩu trang đi bỏ phiếu giữa đại dịch
Ngày 15/4, cử tri Hàn Quốc chính thức đi bỏ phiếu bầu 300 ghế Quốc hội nước này. Bên cạnh những hòm phiếu, khẩu trang, găng tay, xịt khử trùng là những thứ không thể thiếu trong cuộc bầu cử đầu tiên cấp quốc gia được tổ chức giữa đại dịch COVID-19.

Cảnh sát Ai Cập đấu súng, tiêu diệt 7 tên khủng bố ở Cairo
Một cảnh sát và 7 phần tử khủng bố đã thiệt mạng trong một cuộc đấu súng vào hôm 14/4, Bộ Nội vụ Ai Cập cho biết trong một tuyên bố cùng ngày.

Moscow có nguy cơ lặp lại kịch bản COVID-19 bi thương như New York
Chuyên gia Nga nhận định Moscow có nhiều điểm tương đồng với thành phố New York của Mỹ, dẫn tới nguy cơ dịch COVID-19 có thể diễn biến xấu đi nhanh chóng ở thủ đô Nga.
Tổng hợp-TT