VINAROYAL GROUP

Tư vấn thiết kế - Đầu tư và kinh doanh bất động sản
Dây truyền tuyển - luyện xỉ Titan
Dự án khu liên doanh kinh tế biển Đông - Nam; Mỹ Thủy Seaport trong tương lai
Trang chủ Tin quốc tế

Tin vắn quốc tế ngày 16/3/2021.

      Nhiều tín hiệu kinh tế phục hồi, S&P 500 và Dow Jones liên tục phá đỉnh; Các mục tiêu của Tổng thống Biden hội tụ ở châu Á; WHO: Không nên quá hoảng sợ khi nhiều nước dừng sử dụng vaccine AstraZeneca; COVID-19: Ukraine ghi nhận chủng virus SARS-CoV-2 mới nguy hiểm hơn; Số ca tử vong do Covid-19 giảm mạnh, WHO trấn an về vắc-xin AstraZeneca; Tình hình dịch Covid-19 trên thế giới…là những tin chính được cập nhật.
Nhiều tín hiệu kinh tế phục hồi, S&P 500 và Dow Jones liên tục phá đỉnh
     Các nhà giao dịch cổ phiếu trên sàn NYSE ở New York, Mỹ – Ảnh: Reuters.
Đây là phiên lập kỷ lục đóng cửa thứ 6 liên tiếp của Dow Jones – xu hướng tăng được thúc đẩy bởi vaccine và kích cầu…
Hai chỉ số S&P 500 và Dow Jones của thị trường chứng khoán Mỹ đóng cửa ở mức cao kỷ lục mới trong phiên giao dịch ngày thứ Hai (15/3), khi nhà đầu tư lạc quan về triển vọng phục hồi kinh tế sau đại dịch và đợi cuộc họp chính sách của Cục Dự trữ Liên bang (Fed) trong bối cảnh thận trọng về xu hướng tăng của lãi suất đi vay.
Trong một dấu hiệu cho thấy ảnh hưởng tồi tệ nhất của Covid-19 đối với ngành hàng không có thể đã qua đi, ba hãng bay Delta Air Lines, Southwest Airlines, và JetBlue Airways cho biết lượng du khách đặt vé đi nghỉ dưỡng đang tăng lên.
Đà tăng của các chỉ số được đẩy nhanh vào cuối phiên giao dịch, hãng tin Reuters cho hay.
Nhóm cổ phiếu hàng không thuộc S&P 500 tăng hơn 4%, đạt mức cao nhất 1 năm. Những cổ phiếu liên quan đến du lịch, đi lại như Carnival Corp.,Wynn Resorts, và MGM Resorts, tăng từ 2-5% mỗi cổ phiếu.
Trong số 11 nhóm cổ phiếu ngành chính của S&P 500, có 9 nhóm tăng phiên này, dẫn đầu là hai nhóm dịch vụ tiện ích và bất động sản, với mức tăng hơn 1% mỗi nhóm.
Đây là phiên lập kỷ lục đóng cửa thứ 6 liên tiếp của Dow Jones – xu hướng tăng được thúc đẩy bởi chiến dịch tiêm chủng ngừa Covid được đẩy mạnh và việc Quốc hội Mỹ phê chuẩn gói kích cầu 1,9 nghìn tỷ USD.
Kỳ vọng phục hồi kinh tế khuyến khích nhà đầu tư gom mua những cổ phiếu được cho là sẽ tăng vượt trội khi nền kinh tế mở cửa trở lại, như ngân hàng, năng lượng và nguyên vật liệu. Song song với đó, họ bán những cổ phiếu công nghệ lớn – nhóm đã tăng trưởng mạnh trong thời gian đại dịch nhờ sự gia tăng của các hoạt động “tại gia”.
“Với những thông tin khả quan về tiêm chủng và kích cầu, chúng tôi cho rằng sự dịch chuyển khỏi những cổ phiếu ‘tại gia’ sẽ còn tiếp diễn”, CEO Greg Bassuk của AXS Investments phát biểu. “Chúng tôi lạc quan về cổ phiếu dịch vụ tài chính và năng lượng”.
Từ đầu năm đến nay, S&P 500 đã tăng khoảng 6%, trong khi Dow Jones tăng gần 8%.
Các mục tiêu của Tổng thống Biden hội tụ ở châu Á
Hai tham vọng nằm ở trung tâm nghị trình chính sách đối ngoại của Tổng thống Joe Biden, là xây dựng lại quan hệ với các đồng minh và tập hợp một mặt trận đoàn kết trước Trung Quốc.
Trong tuần này, Tổng thống Biden nỗ lực thực hiện cả hai mục tiêu nói trên khi cử hai đặc phái viên cao cấp đến Nhật Bản và Hàn Quốc, theo báo New York Times.
Những sự kiện này diễn ra ngay trước cuộc gặp trực tiếp đầu tiên của chính quyền Tổng thống Biden với Bắc Kinh. Một trong hai đặc phái viên, Ngoại trưởng Antony J. Blinken, sẽ đến Alaska và cùng Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan để gặp gỡ hai nhà ngoại giao hàng đầu của Trung Quốc.
Chính quyền Biden coi sự kiện này là cơ hội để thiết lập các quy tắc cơ bản và đặt ra các lằn ranh đỏ cho một mối quan hệ mà ông Blinken đánh giá là “phép thử địa chính trị lớn nhất trong thế kỷ 21”. Giới chức Mỹ mô tả, đây là “một phiên họp một lần” để xác định các vấn đề mà Washington có thể làm việc với Bắc Kinh, rồi tiếp đó “nêu ra nhiều mối quan tâm của chúng ta”, theo lời ông Biden phát biểu trước Quốc hội Mỹ tuần trước.
Sự bùng nổ ngoại giao – bắt đầu vào thứ Sáu tuần trước (13/3) bằng một hội nghị thượng đỉnh trực tuyến với các đồng minh của Mỹ trong “Bộ Tứ” gồm Australia, Ấn Độ và Nhật Bản – xác lập châu Á-Thái Bình Dương là ưu tiên hàng đầu của chính quyền ông Biden sau khi trục xoay sang châu Á của ông Barack Obama tạm dừng và cách tiếp cận kiểu giao dịch thẳng thừng của ông Donald Trump với các liên minh trong khu vực.
Đối thoại với các đồng minh chưa đầy 2 tháng sau khi chính quyền mới nhậm chức càng chứng tỏ mục tiêu của Tổng thống Biden, là đẩy mạnh các mối quan hệ đối tác quốc tế để đương đầu với các đối thủ, đồng thời tăng cường hơn nữa lợi ích của Mỹ.
WHO: Không nên quá hoảng sợ khi nhiều nước dừng sử dụng vaccine AstraZeneca
VOV.VN – Tổ chức Y tế Thế giới hôm 15/3 hối thúc các nước không nên quá hoảng sợ khi thêm nhiều nước dừng sử dụng vaccine ngừa Covid-19 của AstraZeneca.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tiếp tục kêu gọi các nước không dừng chương trình tiêm chủng của mình. Phát biểu tại cuộc họp, Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới Tedros Adhanom Ghebreyeus khẳng định: “Kể từ cuộc họp báo của WHO vào cuối tuần trước, đã có thêm nhiều quốc gia dừng việc sử dụng vaccine AstraZeneca như một biện pháp phòng ngừa sau khi có báo cáo về chứng huyết khối tĩnh mạch ở những người đã tiêm vaccine trong 2 lô sản xuất tại châu Âu.
Điều này không có nghĩa là những sự cố này liên quan đến vaccine và theo thông lệ chúng ta cần phải đánh giá. Ủy ban cố vấn về an toàn vaccine của Tổ chức Y tế Thế giới đang xem xét lại các dữ liệu và sẽ sớm thảo luận với cơ quan Dược phẩm châu Âu”.
Một loạt nước đã quyết định dừng sử dụng vaccine của AstraZeneca do lo ngại về khả năng xảy ra tác dụng phụ, trong khi Tổ chức Y tế Thế giới vẫn khẳng định chưa có bằng chứng liên quan giữa các sự cố y tế này với vaccine.
Cơ quan dược phẩm châu Âu cho biết sẽ có cuộc họp vào ngày 18/3 tới để phân tích tình hình và tái khẳng định lại quan điểm về vaccine. Dự kiến Ủy ban cố vấn của Tổ chức Y tế Thế giới về vaccine AstraZeneca sẽ nhóm họp hôm nay./.
COVID-19: Ukraine ghi nhận chủng virus SARS-CoV-2 mới nguy hiểm hơn
Chủng virus SARS-CoV-2 mới được phát hiện tại Ukraine có dấu hiệu của chủng virus tại Anh nhưng mang đặc điểm nguy hiểm với tính hung hăng, khả năng lây lan nhanh chóng.
Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, người đứng đầu chi nhánh Kyiv của Cục Nhà nước về An toàn thực phẩm và Bảo vệ người tiêu dùng Ukraine (SSUFCP), ông Oleg Ruban, ngày 15/3 cho biết nước này đã phát hiện một chủng virus SARS-CoV-2 mới, có dấu hiện của một số loại virus đã được biết đến.
Theo ông Ruban, chủng virus mới trên được phát hiện tại tỉnh Ivano-Frankivsk. Các cơ quan có thẩm quyền đã chuyển tất cả thông tin hiện có cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
‘Cuồng phong’ mạnh nhất thập kỷ đổ bộ, cả Bắc Kinh chìm trong màu nâu nhạt
Hiện tượng thiên nhiên nguy hiểm đã khiến chất lượng không khí ở Bắc Kinh giảm sút nghiêm trọng.
Ngày 15/3, Thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc bị bao phủ bởi lớp bụi dày màu nâu do gió lớn thổi vào từ sa mạc Gobi và các khu vực phía tây bắc Trung Quốc. Cơ quan thiên văn học thành phố đã gọi đây là trận bão cát lớn nhất trong một thập kỷ qua.
Cơ quan Khí tượng Trung Quốc đã công bố báo động vàng vào sáng ngày 15/3, cho biết bão cát đã lan từ vùng Nội Mông vào các tỉnh Cam Túc, Sơn Tây và Hà Bắc ở quanh Bắc Kinh.
Nước láng giềng Mông Cổ cũng bị ảnh hưởng bởi bão cát lớn. Ít nhất 341 người được báo cáo mất tích – theo hãng thông tấn nhà nước Trung Quốc Tân Hoa xã. Các chuyến bay phải hạ cánh ngoài thủ phủ Hohhot của vùng Nội Mông.
Chỉ số chất lượng không khí của Bắc Kinh đạt mức báo động với các hạt bụi mịn PM10 tăng vượt quá 8.000 microgam/mét khối ở một số quận – theo trung tâm giám sát môi trường của thành phố. Trong khi đó, Tổ chức Y tế Thế giới khuyến nghị nồng độ PM10 trung bình hàng ngày trong không khí không vượt quá 50 microgam/mét khối.
Chỉ số PM2.5, các hạt bụi mịn kích thước nhỏ hơn có thể xâm nhập vào phổi, cũng đạt mức trên 300 microgam/mét khối, cao hơn nhiều so với tiêu chuẩn 35 microgam của Trung Quốc.
Bắc Kinh thường xuyên phải đối mặt với những trận bão cát vào tháng 3 và tháng 4 do nằm gần sa mạc Gobi rộng lớn. Nạn phá rừng và xói mòn đất trên khắp miền bắc Trung Quốc cũng góp phần khiến tình trạng xấu hơn.
Trung Quốc đang cố gắng trồng lại rừng và phục hồi hệ sinh thái của khu vực nhằm hạn chế lượng cát được gió cuốn tới thủ đô.
Số ca tử vong do Covid-19 giảm mạnh, WHO trấn an về vắc-xin AstraZeneca
Đức, Pháp và Italia hôm 15/3 cho biết sẽ ngưng sử dụng vắc-xin ngừa Covid-19 do AstraZeneca sản xuất, sau khi một số quốc gia khác ghi nhận những biến chứng nghiêm trọng.
Hãng thông tấn Reuters, dẫn thông báo của Bộ trưởng Y tế Đức Jens Spahn, cho biết dù nguy cơ hình thành máu đông từ vắc-xin của AstraZeneca là rất thấp, nhưng không vì thế mà điều này có thể bị loại trừ.
“Đây là một quyết định chuyên nghiệp và không mang tính chính trị”, Bộ trưởng Jens Spahn cho biết về việc hoãn dùng vắc-xin AstraZeneca của nước này, và nói thêm rằng ông đang làm theo khuyến nghị của Viện Paul Ehrlich, cơ quan quản lý vắc-xin của Đức.
Cùng ngày, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cũng thông báo nước này sẽ ngưng sử dụng vắc-xin Covid-19 của AstraZeneca để chờ đánh giá từ Cơ quan Dược phẩm châu Âu (EMA), dự kiến được công bố trong ngày 16/3. “Quyết định này chỉ mang tính đề phòng, với hy vọng chúng tôi có thể nhanh chóng nối lại việc tiêm chủng nếu được EMA bật đèn xanh”, ông Macron nói.
Cơ quan quản lý dược phẩm Italia (AIFA) cũng ra lệnh ngưng tiêm vắc-xin AstraZeneca trên cả nước. Cơ quan này cho biết đây chỉ là biện pháp “tạm thời và mang tính đề phòng”, trong lúc chờ báo cáo của EMA.
Trước đó, 15 quốc gia châu Âu đã đỉnh chỉ toàn bộ hoặc một phần việc tiêm chủng vắc-xin của AstraZeneca, do lo ngại về tình trạng máu đông từng được ghi nhận tại Đan Mạch và Na Uy. Ở Đông Nam Á, Indonesia cũng ngưng kế hoạch triển khai loại vắc-xin này. Trong khi đó, Thái Lan dù đã đình chỉ tiêm chủng vắc-xin AstraZeneca từ tuần trước, song dự kiến sẽ nối lại từ 16/3.
Về phần mình, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), sau khi xem xét các báo cáo của AstraZeneca, cho biết họ không thấy có bằng chứng nào thể hiện các liều tiêm vắc-xin của hãng này có thể gây ra những vấn đề sức khỏe.
“Ngay khi có được sự hiểu biết đầy đủ, những phát hiện và bất kỳ thay đổi nào có thể xảy ra đối với các khuyến nghị hiện tại, WHO sẽ thông báo tới công chúng”, người phát ngôn của WHO Christian Lindmeier, cho biết với Reuters.
“Cho đến nay, không có bằng chứng nào cho thấy các sự cố là do vắc-xin gây ra. Điều quan trọng là các chiến dịch tiêm chủng vẫn cần phải tiếp tục để chúng ta có thể cứu sống và ngăn chặn những ca nhiễm virus corona ở mức độ nặng”, ông Lindmeier nói thêm.
Mỹ nhờ giám sát viên độc lập đánh giá vắc-xin AstraZeneca
Một quan chức y tế hàng đầu của Mỹ cho biết, kết quả thử nghiệm vắc-xin của AstraZeneca đối với 30.000 tình nguyện viên của nước này hiện đang được các giám sát viên độc lập xem xét để xác định liệu chúng có an toàn và hiệu quả hay không.
Theo Tiến sĩ Francis Collins, Giám đốc Viện Y tế Quốc gia Mỹ, nếu dữ liệu khả quan và mọi việc diễn ra suôn sẻ, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) có thể hoàn tất các đánh giá và cấp phép sử dụng khẩn cấp loại vắc-xin này sớm nhất vào tháng 4 tới.
Vắc-xin AstraZeneca hiện mới chỉ được cấp phép sử dụng ở Liên minh Châu Âu và nhiều nước khác, nhưng chưa được các cơ quan quản lý của Mỹ phê duyệt. Tuy nhiên, nhiều nước châu Âu gần đây đã tạm đình chỉ việc phân phối loại vắc-xin này, do lo ngại biến chứng mà nó gây ra.
Khi được hỏi về những vấn đề trên, Tiến sĩ Collins cho biết dù chưa xem xét dữ liệu từ châu Âu, song ông “khá yên tâm” với tuyên bố của các cơ quan quản lý của EU, rằng những vấn đề này chỉ xảy ra một cách tình cờ và không liên quan gì đến vắc-xin của AstraZeneca.
Moderna bắt đầu thử nghiệm vắc-xin thế hệ mới
Moderna hôm 15/3 thông báo đã tiêm chủng cho người tham gia đầu tiên trong quá trình nghiên cứu giai đoạn đầu về loại vắc xin Covid-19 mới, có khả năng được lưu trữ và vận chuyển trong tủ lạnh thông thường thay vì tủ đông chuyên dụng.
Công ty cũng cho biết, loại vắc-xin mới này có thể giúp việc phân phối trở nên dễ dàng hơn, đặc biệt là ở các nước đang phát triển, nơi vấn đề về chuỗi cung ứng có thể cản trở tiêm chủng.
Nghiên cứu giai đoạn đầu sẽ đánh giá tính an toàn và khả năng sản sinh miễn dịch của vắc-xin thế hệ tiếp theo, có tên gọi là mRNA-1283, ở 3 mức liều lượng. Vắc-xin này sẽ được tiêm chủng cho người lớn khỏe mạnh với 1 liều duy nhất hoặc 2 liều trong thời gian cách nhau 28 ngày.
Tuần trước, Moderna cũng đã bắt đầu tiêm chủng cho những người tham gia đầu tiên vào quá trình thử nghiệm loại vắc-xin phòng chống biến thể virus corona ở Nam Phi của hãng.
*** Tình hình dịch Covid-19 trên thế giới
Theo trang thống kê Worldometers, tính đến sáng 16/3 (giờ Việt Nam), thế giới đã ghi nhận khoảng 120.741,878 ca nhiễm Covid-19. Số ca tử vong vẫn ở mức 2.671.105, song số ca bình phục đã lên tới 97.342.621.
Mỹ vẫn là nước dẫn đầu về số ca nhiễm và tử vong bởi Covid-19, Tuy nhiên, số ca tử vong mới tại nước này được ghi nhận đã giảm tới 22% vào tuần trước, trong khi tốc độ tiêm chủng đã đạt mức kỷ lục 2,4 triệu liều mỗi ngày.
Theo số liệu của Reuters và Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ, nước này hiện đang lưu trữ khoảng 109.081.860 liều vắc xin Covid-19, và đã phân phối khoảng 135.847.835 liều, tính đến ngày 15/3. Tổng thống Joe Biden dự báo toàn bộ người dân Mỹ sẽ nhận đủ 100 triệu liều vắc-xin trong vòng 10 ngày tới.
*** Chuyến thăm châu Á đầy tham vọng của hai bộ trưởng Mỹ
Chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của hai bộ trưởng quốc phòng và ngoại giao của Mỹ đến Nhật Bản và Hàn Quốc dự kiến sẽ tập trung vào việc giải quyết vấn đề liên quan đến một Trung Quốc đang lớn mạnh và một Triều Tiên có khả năng có vũ khí hạt nhân…
Myanmar đối diện “khủng hoảng sâu sắc” sau chính biến
Ít nhất 39 người đã thiệt mạng trong các cuộc biểu tình hàng loạt tại Myanmar hôm 14/3, đánh dấu một trong những ngày biểu tình “đau thương nhất” tại nước này kể từ sau chính biến hôm 1/2.
Ấn Độ đề xuất cấm tiền ảo, sàn giao dịch vẫn đông như thường
Ấn Độ được cho là sẽ đề xuất luật cấm tiền điện tử, theo đó, phạt nặng đối với bất kỳ ai có hoạt động giao dịch trong nước hoặc nắm giữ các tài sản kỹ thuật số.
Phi hành gia Nga sắp lên không gian bằng phi thuyền SpaceX
Phi hành gia vũ trụ Sergei Korsakov dự kiến trở thành phi hành gia Nga đầu tiên lên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) bằng tàu Crew Dragon của hãng SpaceX.
Quốc tế đau lòng trước thực trạng bạo lực tại Myanmar
Việc chính quyền quân sự Myanmar tuyên bố thiết quân luật tại một số khu vực ở Yangon sau “ngày đẫm máu” dường như không thể khiến phong trào biểu tình tại quốc gia này lắng xuống, trong bối cảnh quốc tế liên tiếp đưa ra phản ứng trước tình trạng bạo lực tại đây.
Mỹ – Trung bất đồng về bản chất cuộc gặp song phương quan trọng
Chỉ còn chưa đầy 1 tuần nữa sẽ diễn ra, nhưng cho tới nay, Mỹ và Trung Quốc vẫn chưa thể thống nhất bản chất của cuộc gặp quan trọng đầu tiên dưới thời Tổng thống Joe Biden có phải là “đối thoại chiến lược” hay không.
Mỹ làm gì để “tái hòa nhập” nhóm G7 thời Joe Biden?
Hội nghị Thượng đỉnh Nhóm 7 cường quốc công nghiệp phát triển (G7 – gồm Mỹ, Pháp, Đức, Anh, Italy, Canada và Nhật Bản) vừa qua đánh dấu hoạt động đa phương lớn đầu tiên của ông Joe Biden kể từ khi nhậm chức Tổng thống Mỹ.
Ông Trump được tôn vinh là một trong những Tổng thống Mỹ vĩ đại nhất
Ông Donald Trump được đảng Cộng hoà ở bang Alabama tôn vinh là một trong những vị Tổng thống Mỹ vĩ đại nhất lịch sử, một phần nhờ chiến dịch chế tạo vaccine COVID-19 thần tốc.
Giải mật kế hoạch đánh cắp dữ liệu tên lửa Liên Xô của CIA
Vào thập niên 1960, Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) lên kế hoạch và chuẩn bị cho nhiệm vụ hy vọng thu thập dữ liệu tên lửa Liên Xô mà không máy bay có người lái nào có được.
Kẻ sát nhân khoác áo Cảnh sát
Những kẻ sát nhân này trước khi phạm tội đều từng là Cảnh sát, nhưng vì mục đích cá nhân mà kẻ thì thuê sát thủ giết người, kẻ thì trực tiếp ra tay sát hại đồng nghiệp một cách tàn khốc.
Phát hiện biến chủng COVID-19 lây lan nhanh, “né” vaccine ở Philippines
Giới chức y tế Philippines phát hiện một biến chủng mới của virus SARS-CoV-2 có đặc điểm tương đồng với biến chủng COVID-19 nguy hiểm ở Brazil.
Tổng thống Biden sắp đón lãnh đạo nước ngoài đầu tiên ở Nhà Trắng
Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide nhiều khả năng trở thành nhà lãnh đạo nước ngoài đầu tiên có cuộc gặp với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại Nhà Trắng vào tháng 4/2021 tới.
Nga sẽ phát triển tổ hợp UAV đa năng phản lực
Nhằm phục vụ cho lợi ích của Lực lượng Không quân – Vũ trụ, ở Nga đang phát triển tổ hợp phương tiện bay không người lái (UAV) đa năng phản lực “Molniya”, sẽ được phóng từ máy bay như là cả một đàn UAV.
Vợ Hoàng tử Anh Meghan gây bão sau màn phỏng vấn
Sau màn phỏng vấn đầy tranh cãi về Hoàng gia Anh, cô Meghan Markle đang cân nhắc theo đuổi con đường chính trị, thậm chí ra tranh cử Tổng thống Mỹ, truyền thông Anh loan báo.
Trung Quốc đặt lịch tiêm vaccine COVID-19 cho một tỷ người
Trung Quốc lên kế hoạch tiêm chủng vaccine COVID-19 cho 70-80% dân số đến giữa năm 2022, với kì vọng dẫn đầu thế giới trong việc đạt trạng thái miễn dịch cộng đồng.
Lời cam kết mạnh mẽ từ nhóm “bộ tứ kim cương”
Tổng thống Mỹ Joe Biden cùng Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Thủ tướng Australia Scott Morrison cam kết thúc đẩy một trật tự tự do, rộng mở và dựa trên luật lệ.

Tổng hợp-TT