Làn sóng Covid-19 thứ ba đang nổi lên ở châu Âu; Hơn 403.000 người trên thế giới mắc mới COVID-19 trong 24 giờ qua; Mỹ và hàng loạt nước trừng phạt Trung Quốc: Chiến lược của Biden đã thu về “quả ngọt”?; Tổng thống Biden ra tay cứng rắn cả với Nga và Trung Quốc?…là những tin chính được cập nhật.
Làn sóng Covid-19 thứ ba đang nổi lên ở châu Âu
Thủ đô Paris của Pháp, nơi phải phong tỏa từ ngày 20/3 để chống làn sóng Covid-19 mới – Ảnh: Getty/CNBC.
Một làn sóng Covid-19 mới đang nổi lên ở châu Âu, dẫn tới những cảnh báo về sự bùng nổ số ca nhiễm tại Đức và buộc Paris phong tỏa…
Một làn sóng Covid-19 mới đang nổi lên ở châu Âu, dẫn tới những cảnh báo về sự bùng nổ số ca nhiễm tại Đức và buộc thủ đô Paris của Pháp phải ban lệnh phong tỏa.
Theo tin từ CNBC, biến chủng phát hiện đầu tiên tại Anh được xem là nguyên nhân chính của làn sóng lây nhiễm mới này. Giới khoa học cho rằng biến chủng Anh có mức độ lây lan mạnh mẽ hơn nhiều so với các biến chủng trước đó.
Paris và một số vùng thuộc phía Bắc của nước Pháp đã phong tỏa từ hôm thứ Sáu, nhưng các trường học và cửa hiệu bán hàng hóa thiết yếu vẫn mở cửa. Trong tuần trước, số ca nhiễm Covid-19 mới bình quân mỗi ngày ở Pháp tăng vượt mức 25.000 ca lần đầu tiên kể từ tháng 11 năm ngoái.
Tại Đức, Thủ tướng Angela Merkel trước đây tuyên bố sẽ bắt đầu dỡ phong tỏa trong tháng 3. Nhưng đó là khi số ca nhiễm mới bình quân mỗi ngày trong 7 ngày là 65 ca trên 100.000 dân. Hiện nay, con số này là 96 và có một nỗi lo thực sự rằng số ca nhiễm mới trong dịp lễ Phục sinh sắp tới có thể vọt lên tương tự như ở lễ Giáng sinh năm ngoái.
“Số ca nhiễm mới gia tăng có thể cản trở những bước mở cửa tiếp theo trong mấy tuần tới đây”, Bộ trưởng Bộ Y tế Đức Jens Spahn phát biểu trong một cuộc họp báo vào hôm thứ Sáu tuần trước. “Thay vì mở cửa, chúng tôi thậm chí có thể phải có những bước lùi”.
Italy đã tạm dừng các kế hoạch cho lễ Phục sinh bằng cách tái áp lệnh phong tỏa toàn quốc do Thủ tướng Mario Draghi công bố. Nước này là quốc gia có số ca tử vong vì Covid-19 cao thứ 6 trên thế giới, đến nay đã lên tới ít nhất 103.855 ca, theo dữ liệu từ Đại học Johns Hopkins.
Ba Lan cũng đang đối mặt với số ca nhiễm Covid-19 mới tăng mạnh, trong đó khoảng 52% số ca nhiễm mới thuộc biến chủng Anh. Tổng số ca nhiễm ở nước này đã vượt ngưỡng 2 triệu ca vào hôm thứ Sáu tuần trước, với 25.995 ca được ghi nhận trong vòng chỉ 1 ngày.
Làn sóng Covid-19 mới nổi lên ở châu Âu trong bối cảnh các quốc gia trong khu vực đang cố gắng thúc đẩy chiến dịch tiêm chủng. Đến nay, chiến dịch tiêm phòng Covid của châu Âu diễn ra chậm chạp so với ở Mỹ và Anh.
Hơn 403.000 người trên thế giới mắc mới COVID-19 trong 24 giờ qua
Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm 403.270 ca nhiễm mới, trong đó Brazil có số ca nhiễm mới cao nhất, với 53.386 ca, tiếp sau là Mỹ 44.643 ca, Ấn Độ 40.611 ca, Thổ Nhĩ Kỳ 22.216 ca…
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 8 giờ sáng 23/3 (giờ Việt Nam), toàn thế giới ghi nhận 124,28 triệu ca nhiễm SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, trong đó có 2,73 triệu ca tử vong.
Số bệnh nhân phục hồi là 100,25 triệu người. Số ca mắc cần điều trị tích cực là 90.838 ca.
Mỹ hiện là quốc gia có số ca nhiễm cao nhất thế giới 30,57 triệu ca, tiếp sau là Brazil 12,05 triệu ca và Ấn Độ 11,68 triệu ca.
Tại châu Âu, trong 24 giờ qua, Pháp, Ba Lan và Italy là 3 nước có số nhiễm mới cao nhất châu lục, lần lượt ở mức 15.792 ca, 14.578 ca và 13.846 ca.
Tại khu vực Nam Mỹ, số ca nhiễm mới tại Brazil cao gấp 9-10 lần so với các nước trong khu vực.
Đáng lo ngại, Bộ Y tế Uruguay xác nhận tại nước này đã xuất hiện 2 biến thể của virus SARS-CoV-2 phát hiện đầu tiên tại Brazil, trong bối cảnh số ca nhiễm mới và tử vong có xu hướng tăng mạnh trong thời gian gần đây.
Bộ trưởng Y tế Urugay Daniel Salinas cho biết theo báo cáo của nhóm công tác đa ngành giám sát dịch COVID-19, các chuyên gia y tế nước này đã tiến hành phân tích 175 mẫu xét nghiệm được đưa về từ nhiều nơi trên cả nước và phát hiện trong 24 mẫu có biến thể P1 và 4 mẫu có biến thể P2 đều có nguồn gốc từ Brazil.
Việc phát hiện những biến thể mới được cho là có khả năng lây lan nguy hiểm hơn chủng virus gốc khiến Tổng thống Uruguay Luis Lacalle Pou phải triệu tập một cuộc họp khẩn cấp để thảo luận các phương án đối phó.
Các chuyên gia cho rằng việc các biến thể này xuất hiện trong cộng đồng khiến cho tình hình trở nên phức tạp hơn rất nhiều.
Uruguay là một trong số ít nước Mỹ Latinh kiểm soát khá tốt dịch COVID-19, theo đó đến nay nước này mới chỉ ghi nhận 81.537 ca mắc bệnh, trong đó 792 trường hợp tử vong. Tuy nhiên, trong những tuần qua số ca nhiễm mới tăng mạnh – chỉ trong hơn một tuần đã phát hiện hơn 13.000 trường hợp.
Mỹ và hàng loạt nước trừng phạt Trung Quốc: Chiến lược của Biden đã thu về “quả ngọt”?
VOV.VN – Việc hàng loạt quốc gia trong EU, Anh và Canada cùng Mỹ trừng phạt Trung Quốc mới đây phải chăng là dấu hiệu cho thấy chiến lược của Tổng thống Biden đã bước đầu thu được thành công?
Chiến lược của Biden đã thu về “quả ngọt”?
Chiến lược của chính quyền Tổng thống Biden nhằm xây dựng các liên minh đối phó với Trung Quốc đã thu được một vài thành công bước đầu khi Mỹ, Liên minh châu Âu (EU), Anh và Canada đều thông báo trừng phạt các cá nhân và thực thể Trung Quốc liên quan đến vấn đề Tân Cương.
EU đã thông qua lệnh trừng phạt 4 quan chức Trung Quốc và 1 thực thể của nước này liên quan đến vấn đề Tân Cương, trong khi Trung Quốc đáp trả bằng cách trừng phạt 10 nghị sĩ EU và 4 thực thể của châu Âu.
Đây là lần đầu tiên EU áp lệnh trừng phạt lên Trung Quốc trong vòng 3 thập kỷ và diễn ra ngay trước chuyến công du của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đến Brussels nhằm thúc đẩy quan hệ với các đồng minh truyền thống của Washington. Động thái này cũng được thực hiện giữa bối cảnh chính quyền Tổng thống Biden đang nỗ lực sửa chữa những rạn nứt từng xảy ra dưới thời cựu Tổng thống Trump khi áp dụng chính sách “Nước Mỹ trên hết” trong quan hệ quốc tế.
Cuộc họp trực tuyến của chính quyền Tổng thống Biden với các nhà lãnh đạo Australia, Nhật Bản và Ấn Độ hồi tuần trước, cùng với các cuộc gặp trực tiếp của Ngoại trưởng Blinken và Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin với những người đồng cấp ở Nhật Bản và Hàn Quốc được tiến hành nhằm củng cố các mối quan hệ của Mỹ ở châu Á – Thái Bình Dương.
Tổng thống Biden ra tay cứng rắn cả với Nga và Trung Quốc?
– Mối quan hệ giữa Mỹ với hai đối thủ địa chính trị lớn nhất là Nga và Trung Quốc đang đối mặt với những thử thách lớn khi Tổng thống Joe Biden tìm cách khẳng định vị trí của Mỹ trên thế giới và phân biệt ông với người tiền nhiệm Donald Trump.
Chính quyền Tổng thống Biden đã áp dụng một lập trường cực kỳ cứng rắn với Nga và Trung Quốc trong tuần qua. Các cuộc khẩu chiến công khai giữa Mỹ với hai nước Nga và Trung Quốc đã nổ ra khi Tổng thống Biden đưa ra những phát biểu không hay về Tổng thống Vladimir Putin trong khi các cố vấn an ninh quốc gia hàng đầu của ông Biden chỉ trích gắt gao Trung Quốc về một loạt vấn đề.
Moscow và Bắc Kinh đều đáp trả, mở ra một tương lai nhiều tháng, có thể là dài hơn nữa, căng thẳng leo thang giữa Mỹ với Trung Quốc cũng như giữa Mỹ với Nga. Các mối quan hệ đối đầu đó sẽ không thể được giải quyết nếu các bên không tăng cường đối thoại ở cấp lãnh đạo và có những bước nhượng bộ lớn.
*** Đằng sau lệnh trừng phạt của phương Tây với Trung Quốc
Mỹ, Liên minh châu Âu (EU), Anh và Canada ngày 22/3 đã áp đặt các lệnh trừng phạt đối với các quan chức Trung Quốc với cáo buộc vi phạm nhân quyền ở Tân Cương, một động thái phối hợp của phương Tây chống lại Bắc Kinh dưới thời tân Tổng thống Mỹ Joe Biden.
Đằng sau sự kiện doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc vỡ nợ
Trước thềm Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc năm 2022, ban lãnh đạo Trung Quốc đang đưa ra các điều chỉnh kinh tế để chứng minh khả năng quản lý khủng hoảng của mình và một trong số đó là đẩy nhanh quá trình phá sản của các công ty mắc nợ lớn.
Tiếp tục xả súng đẫm máu tại Mỹ
Nhiều người đã thiệt mạng trong đó có một sĩ quan cảnh sát trong một vụ xả súng xảy ra ngày 22/3 (giờ địa phương) tại một cửa hàng ở Boulder, Colorado, Mỹ.
Tổng thống Nga Putin tiêm vaccine COVID-19
Tổng thống Nga Vladimir Putin thông báo ông sẽ tiêm vaccine COVID-19 vào hôm nay, 23/3, song không rõ chủng loại.
Quan hệ Nga – Mỹ bên bờ vực khủng hoảng
Việc tân Tổng thống Mỹ Joe Biden thừa nhận câu trả lời phỏng vấn ác ý của một hãng truyền thông Mỹ về Tổng thống Nga Putin có nguy cơ chính thức khép lại khả năng phá băng quan hệ giữa Nga và Mỹ, vốn căng thẳng trong những năm gần đây. Trước mắt Nga đã phản ứng cứng rắn nhưng đang rất thận trọng trước nước cờ chính trị mới của Mỹ.
Mỹ khước từ đề nghị đàm phán từ Nga
Tuần trước, sau những chỉ trích của ông Joe Biden, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đề nghị đối thoại trực tiếp với người đồng cấp Mỹ về nhiều vấn đề song phương và toàn cầu.
Anchorage “2 + 2”: Tín hiệu dò đường cho tương lai?
Cuộc gặp cấp cao tại Anchorage lần này giữa hai phái đoàn cấp cao của Mỹ và Trung Quốc được cho là bước đi đầu tiên để giảm bớt sự thù địch và căng thẳng giai đoạn vừa qua. Tuy nhiên, Mỹ và Trung Quốc có cách định nghĩa khác nhau về cuộc gặp này.
Bầu cử Israel: Cuộc trưng cầu dân ý với thủ tướng kỳ cựu
Người dân Israel ngày 23/3 sẽ đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử quốc hội lần thứ tư chỉ trong vòng hai năm qua, đây không chỉ là cuộc đua giữa các đảng mà còn là cuộc trưng cầu dân ý đối với nhiệm kỳ của Thủ tướng Benjamin Netanyahu.
Hình ảnh mưa lũ “trăm năm một lần” hoành hành Australia
Chính phủ Australia đang lên kế hoạch sơ tán thêm hàng nghìn người dân trong ngày 22/3 khỏi các vùng ngoại ô bị ảnh hưởng bởi lũ lụt ở phía Tây Sydney, nơi trận lụt tồi tệ nhất trong sáu thập kỷ qua đang hoành hành, với lượng mưa dự kiến sẽ còn tiếp tục tăng lên.
Ông Trump sắp cho ra mắt mạng xã hội của riêng mình
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã bị nhiều mạng xã hội khóa tài khoản sau vụ bạo động tại Điện Capitol hôm 6/1/2021 với cáo buộc ông kích động biểu tình.
“Hộ chiếu vaccine” và những điều chưa ngã ngũ
Tại châu Âu, hiện vấn đề “hộ chiếu vaccine” đang trở thành một vấn đề bức thiết vì đây được coi là một công cụ tiềm năng cho phép người dân di chuyển tự do trong lãnh thổ của Liên minh châu Âu (EU). Tuy nhiên, hiện vẫn còn nhiều vấn đề chưa được ngã ngũ liên quan đến “tấm thẻ bài” này.
Bước đi kịp thời trước tình hình chính trị quốc tế có nhiều thay đổi
Trong hai ngày 22 và 23/3, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov sẽ có chuyến thăm và làm việc tại Trung Quốc. Chuyến công du này diễn ra trong bối cảnh quan hệ Mỹ – Trung – Nga bất ngờ nổi sóng trong tuần qua.
Thành phố biển của Mỹ áp lệnh giới nghiêm vì… quá tải
Thị trưởng Miami Beach, Dan Gelber, đã ban bố tình trạng khẩn cấp và ban hành lệnh giới nghiêm từ 20/3 (giờ địa phương), nhấn mạnh rằng dòng người đổ đến thành phố gần đây “nhiều hơn mức chính quyền có thể giải quyết”.
Philippines tiêu diệt một thủ lĩnh phiến quân Abu Sayyaf
Quân đội Philippines ngày 21/3 tuyên bố, đã tiêu diệt một thủ lĩnh của nhóm phiến quân Hồi giáo Abu Sayyaf và giải cứu bốn con tin Indonesia bị bắt giữ kể từ năm ngoái.
Mỹ – Trung bất ngờ hợp tác sau “khẩu chiến” Alaska?
Tân Hoa Xã ngày 21/3 đưa tin, Trung Quốc và Mỹ sẽ thành lập một nhóm làm việc chung về biến đổi khí hậu, trong một kết quả tích cực hiếm hoi hậu đối thoại 2+2 đầy khó khăn tại Alaska vừa qua.
Quan hệ Mỹ – Trung: Khó khăn và bất định chờ đón
Cuộc đối thoại cấp cao Mỹ – Trung diễn ra trong hai ngày 18 và 19/3 chủ yếu giữa giới chức ngoại giao và không bao gồm vấn đề quân sự, song sự tham gia của các quan chức ngoại giao chủ chốt của hai nước cho thấy Washington và Bắc Kinh rất coi trọng cuộc đối thoại lần này.
Tổng hợp-TT