Tăng cường hợp tác an ninh mạng Á – Âu; Mỹ – Trung “tung chiêu” trong cuộc chiến “giành trái tim” châu Âu; Xem Trung Quốc thần tốc dựng chung cư 10 tầng trong hơn một ngày; Số ca nhiễm COVID-19 trên thế giới vượt mốc 180 triệu…là những tin chính được cập nhật
Tăng cường hợp tác an ninh mạng Á – Âu
Ảnh minh họa.
SGGP Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cùng với Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) đã tổ chức Hội nghị Liên khu vực lần thứ 3 về an ninh mạng/công nghệ thông tin – truyền thông trong 2 ngày 22 và 23-6 theo hình thức trực tuyến.
Tăng cường hợp tác an ninh mạng Á – Âu
Khoảng 200 quan chức và chuyên gia từ các quốc gia thành viên OSCE và các đối tác hợp tác châu Á cũng như các học viện và doanh nghiệp đã tham gia hội nghị lần này. Các đại biểu thảo luận về các xu hướng toàn cầu trong lĩnh vực an ninh mạng/công nghệ thông tin – truyền thông; hợp tác bảo vệ an ninh mạng giữa các tổ chức khu vực; cách tiếp cận đa phương để tăng cường an ninh mạng quốc tế; phụ nữ trong chính sách an ninh mạng và tìm hiểu các cách thức hợp tác giữa châu Á và châu Âu trong các nội dung này.
Hàn Quốc đã duy trì quan hệ với OSCE với tư cách là đối tác hợp tác châu Á từ năm 1994 và đang nỗ lực dẫn dắt hợp tác liên khu vực trong lĩnh vực an ninh mạng cùng với OSCE thông qua việc đồng tổ chức các hội nghị, trong đó có Hội nghị Liên khu vực về an ninh mạng/công nghệ thông tin – truyền thông vào năm 2017 và 2019 tại Seoul.
Mỹ – Trung “tung chiêu” trong cuộc chiến “giành trái tim” châu Âu
VOV.VN – Mỹ và Trung Quốc tiến hành hàng loạt động thái “tấn công quyến rũ” châu Âu nhằm thực hiện những tính toán của mình và ngăn đối phương không có cơ hội “đi trước một bước” tại khu vực quan trọng này.
Trung Quốc lôi kéo các nhân tố trung lập
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã hối thúc Phần Lan cần đóng vai trò đặc biệt trong quan hệ giữa Bắc Kinh với Liên minh châu Âu sau chuyến công du của Tổng thống Biden nhằm tập hợp đồng minh đối phó với Trung Quốc.
“Một việc vô cùng quan trọng là Trung Quốc và châu Âu cần tăng cường đối thoại chung với hợp tác là xu hướng chủ đạo của quan hệ song phương và lợi ích chung là chủ đề chính của hợp tác song phương”, Chủ tịch Tập Cận Bình nhận định với người đồng cấp Phần Lan Sauli Niinisto trong một cuộc điện đàm ngày 21/6.
“Tôi hy vọng Phần Lan có thể đóng vai trò đặc biệt và tích cực trong việc thúc đẩy sự phát triển vững mạnh của quan hệ Trung Quốc – EU”.
Trước đó, Tổng thống Biden đã có chuyến công du 8 ngày tới châu Âu để gặp các nhà lãnh đạo của EU, G7 và NATO nhằm xây dựng liên minh xuyên Đại Tây Dương tập trung vào việc đối phó với Trung Quốc. Các nhà quan sát nhận định, vai trò “độc đáo” mà Chủ tịch Tập Cận Bình nhắc đến là thái độ trung lập truyền thống của Phần Lan, điều mà theo họ, có thể hỗ trợ cho các cuộc trao đổi giữa Trung Quốc và EU.
Ding Yifan, cựu giám đốc nghiên cứu làm việc trong Hội đồng Nhà nước của Trung Quốc cho biết, một quốc gia trung lập như Phần Lan đã duy trì quan hệ tốt đẹp với Trung Quốc từ Chiến tranh Lạnh, sẽ giữ lập trường vừa phải khi căng thẳng giữa Bắc Kinh và Washington leo thang.
“Với lập trường trung lập lâu dài này, Phần Lan sẽ không ủng hộ khi EU áp dụng các biện pháp cứng rắn với Trung Quốc mà sẽ thực hiện một chính sách công bằng. Vì thế, giữa bối cảnh Mỹ đang nỗ lực lôi kéo các nước châu Âu cùng đối đầu với Trung Quốc, khả năng Phần Lan tham gia cùng với Mỹ là khá mong manh”, chuyên gia này đánh giá.
Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Phần Lan tại châu Á trong 17 năm liên tiếp. Trao đổi thương mại giữa 2 nước đạt 7 tỷ USD năm 2020 bất chấp những tác động của dịch Covid-19.
“Trung Quốc sẵn sàng hợp tác với Phần Lan để phát triển tối đa lợi ích của hai quốc gia và mở rộng thương mại song phương. Chúng tôi hy vọng Phần Lan sẽ tiếp tục ủng hộ quan hệ song phương về thương mại và các lĩnh vực khác”, Chủ tịch Tập Cận Bình khẳng định.
“Có một tiềm năng lớn cho sự hợp tác song phương về công nghệ cao và kinh tế tuần hoàn. Phần Lan sẵn sàng đóng vai trò tích cực nhằm thúc đẩy đối thoại và hợp tác EU – Trung Quốc”, Tổng thống Phần Lan Niinisto nhận định.
Xem Trung Quốc thần tốc dựng chung cư 10 tầng trong hơn một ngày
Tập đoàn xây dựng Broad Group của Trung Quốc đã lập kỷ lục thế giới, khi họ dựng một tòa chung cư 10 tầng chỉ trong 28 giờ 45 phút.
Khi thiết kế những tòa chung cư cao tầng, các tập đoàn xây dựng phải lên kế hoạch chi tiết về nhiều bước tiến hành, cũng như xét tới các yếu tố như lực lượng lao động, tính an toàn, thời tiết… Quá trình xây dựng và hoàn thiện sẽ mất nhiều tháng trời.
Tuy nhiên, Tập đoàn xây dựng Broad Group trong một video công bố gần đây đã khiến chúng ta phải sững sờ, khi các công nhân của tập đoàn này dựng một tòa chung cư cao 10 tầng tại Hồ Nam, Trung Quốc chỉ trong 28 giờ 45 phút.
Tờ Hindustan Times dẫn lời ban lãnh đạo Broad Group cho biết, việc dựng tòa chung cư trên hoàn toàn dễ dàng, khi các khối cấu trúc chung cư thiết kế có hình dáng giống những chiếc công-ten-nơ được xe tải vận chuyển từ nhà máy tới địa điểm xây dựng.
Sau đó, các công nhân sẽ tiến hành việc ghép những khối cấu trúc lại với nhau, cũng như lắp đặt hệ thống điện, nước cho tòa nhà. Tất nhiên, quá trình dựng chung cư này cũng cần tới sự trợ giúp từ ba chiếc cần cẩu.
Theo ban lãnh đạo Broad Group, tòa chung cư này được thiết kế để chống lại các trận động đất, cũng như dễ dàng tháo ra để chuyển đến một địa điểm khác.
*** Số ca nhiễm COVID-19 trên thế giới vượt mốc 180 triệu (ĐCSVN) – Tính đến sáng 24/6, số ca nhiễm COVID-19 trên thế giới là 180.344.902 trường hợp, với 3.906.780 ca tử vong. Trong khi đó, biến thể Delta của virus SARS-CoV-2 lây lan mạnh tại nhiều khu vực đang đặt ra những thách thức mới cho cuộc chiến chống đại dịch. Còn về diễn biến theo từng khu vực, số liệu thống kê cụ thể trên worldometers.info vào sáng 24/6 cho thấy, hiện toàn thế giới có 165.071.206 ca nhiễm COVID-19 được công bố khỏi bệnh (chiếm 98% tổng số ca mắc). Trong số 11.366.916 ca bệnh đang điều trị thì có 11.285.394 ca ở thể nhẹ (chiếm 99,3%) và 81.522 ca (chiếm 0,7%) còn lại trong tình trạng nghiêm trọng. Dịch bệnh hiện đang tác động đến 220 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Mỹ, Ấn Độ, Brazil là 3 “vùng dịch” lớn nhất trên thế giới.
Xét theo quy mô toàn khu vực, số liệu mới cập nhật trên worldometers.info cho thấy tổng số ca nhiễm COVID-19 tại châu Âu là 47.596.824 trường hợp, trong đó có 1.095.398 ca tử vong và 45.109.912 ca được điều trị khỏi. Trong 24 giờ qua, cựu lục địa có thêm 49.366 ca nhiễm mới.
Hiện sự lây lan của biến thể Delta đang gây lo ngại tại nhiều nước châu Âu. Ngày 23/6, người phát ngôn Chính phủ Pháp Gabriel Attal cho biết biến thể Delta hiện đang chiếm đến 9-10% số các ca mắc mới bệnh COVID-19 tại nước này, tăng mạnh từ mức 2-4% của tuần trước. Cùng ngày, Thủ tướng Đức Angela Merkel cũng nhận định đại dịch COVID-19 vẫn chưa kết thúc vì các ca bệnh nhiễm biến thể Delta đang gia tăng. Do vậy, các chuyên gia nước này cần đánh giá chính xác và thận trọng tình hình để không mạo hiểm với những kết quả chống dịch đã đạt được.
Trong khi đó, Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh châu ÂU (ECDC), ngày 23/6 cũng đã cảnh báo biến thể Delta có thể chiếm tới 90% ca mắc COVID-19 mới tại Liên minh châu Âu (EU) vào cuối tháng 8/2021. Để khống chế dịch bệnh lây lan, ECDC khuyến cáo cần đạt được tiến bộ trong chương trình tiêm chủng với tốc độ rất nhanh. Ngoài ra, các nước cẩn trọng khi thực hiện nới lỏng các biện pháp phòng dịch để hạn chế dịch bệnh tái bùng phát và lây lan.
Hiện Bắc Mỹ có 40.416.045 ca nhiễm bệnh, trong đó có 913.782 ca tử vong vì COVID-19. Cho dù tình hình dịch bệnh đang dần được cải thiện do những tiến bộ trong chương trình tiêm chủng, song cho tới nay, Mỹ vẫn là nước bị tác động nặng nề nhất trong khu vực và trên thế giới, với tổng số 34.449.004 ca nhiễm và 618.293 ca tử vong vì COVID-19.
Trong bối cảnh trên, các chuyên gia y tế tiếp tục lo ngại sự lây lan của biến thể Delta sẽ xô đổ những thành tựu dập dịch của Mỹ. Tại cuộc họp báo ở Nhà Trắng, Tiến sỹ Anthony Fauci- chuyên gia dịch tễ học hàng đầu của Mỹ đã gọi biến chủng Delta là “mối đe dọa lớn nhất” trong cuộc chiến của Mỹ chống đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, đây là mối đe dọa có thể dự đoán được và hoàn toàn có thể tránh được bằng việc tiêm vaccine.
Tính đến sáng 24/6, Nam Mỹ có 32.061.374 ca nhiễm COVID-19, với 981.847 ca tử vong. Sau nhiều ngày dẫn đầu bảng thống kê, Brazil tiếp tục là nước bị tác động nặng nề nhất bởi dịch bệnh trong khu vực, tiếp theo sau là Argentina, Colombia, Peru… với lần lượt: 18.170.778; 4.326.101; 4.027.016; 2.033.606… ca nhiễm COVID-19 được ghi nhận tới thời điểm hiện tại.
Hiện tổng số ca nhiễm COVID-19 tại châu Á là 54.867.562 trường hợp, với 774.962 ca tử vong và 52.262.780 ca điều trị khỏi. Trong tổng số 1.829.820 ca bệnh đang điều trị thì có 26.620 ca trong tình trạng nghiêm trọng. Ấn Độ tiếp tục là nước “dẫn đầu” châu Á về số ca nhiễm, với 30.082.169 ca, trong đó có 392.014 ca tử vong.
Trong những ngày qua, biến thể Delta đã lây lan nhanh chóng ở Israel, nhất là ở các thành phố như Modi’in và Binyamina. Tuy Chính phủ Israel chưa coi đây là làn sóng lây lan dịch COVID-19 thứ 4, nhưng để đối phó kịp thời với đợt bùng phát này, chính quyền đã thành lập Ban chuyên trách chống dịch COVID-19 do Thủ tướng Naftali Bennett đứng đầu. Trước đó, vào chiều 23/6, Chính phủ Israel cũng đã quyết định lùi kế hoạch mở các cửa khẩu biên giới đón khách du lịch đã được tiêm đầy đủ vaccine ngừa COVID-19 đến ngày 1/8, thay vì 1/7 như kế hoạch trước đó.
Tính đến sáng 24/6, tổng số ca nhiễm COVID-19 tại châu Phi là 5.330.048 trường hợp, trong đó có 139.506 ca tử vong và 4.697.800 ca bình phục. Trong tổng số 492.742 ca đang điều trị thì có 4.478 ca trong tình trạng nguy kịch.
Sau nhiều ngày dẫn đầu bảng thống kê, Nam Phi tiếp tục là nước chịu tác động nặng nề nhất trong khu vực, với 1.861.065 ca nhiễm COVID-19 và 59.258 ca tử vong vì dịch bệnh.
Hiện châu Đại Dương có 72.328 trường hợp nhiễm COVID-19, với 1.270 ca tử vong. Australia vẫn là nước có số ca nhiễm cao nhất trong khu vực, với 30.380 ca, tiếp theo sau là French Polynesia với 18.991 ca./.
*** Thông tin diễn biến dịch COVID-19 ở Việt Nam
Sáng 24/6: Thêm 42 ca mắc COVID-19, Việt Nam có tổng số 13.989 bệnh nhân
Bản tin dịch COVID-19 sáng 24/6 của Bộ Y tế cho biết có thêm 42 ca mắc COVID-19, riêng TP.HCM đã 26 trường hợp. Đến nay, tổng cộng Việt Nam ghi nhận 13.989 bệnh nhân, thế giới vượt 180 triệu ca.
Tính đến 6h ngày 24/6
– Việt Nam có tổng cộng 12.264 ca ghi nhận trong nước và 1.725 ca nhập cảnh.
– Số lượng ca mắc mới tính từ ngày 27/4 đến nay: 10.694 ca, trong đó có 2.910 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
– Có 16 tỉnh (Yên Bái, Quảng Ngãi, Quảng Ninh, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, Tuyên Quang, Sơn La, Ninh Bình, Thanh Hóa, Thái Nguyên, Hải Phòng, Bạc Liêu, Điện Biên, Đắk Lắk, Đồng Tháp, Vĩnh Phúc) đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới trong cộng đồng.
– Số lượng xét nghiệm từ 29/4/2021 đến nay đã thực hiện 2.598.405 xét nghiệm cho 5.928.149 lượt người.
*** Mỹ, Israel đàm phán thiết lập “vùng cấm bay” đối phó với Iran
Mỹ và Israel đã tiến hành các cuộc đàm phán về các nỗ lực chung chống lại máy bay không người lái (UAV) của Iran vì nghi ngờ rằng Tehran đang trang bị vũ khí cho lực lượng dân quân Shia trong khu vực.
Mỹ thận trọng đối phó với Trung Quốc?
Trong lá thư đăng tải hôm 22/6 (giờ địa phương), Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ Thôi Thiên Khải đánh giá quan hệ Mỹ-Trung đang đứng trước ngã rẽ quan trọng: đối thoại hoặc đối đầu.
Tàu chiến Nga khai hỏa cảnh cáo tàu khu trục Anh trên Biển Đen
Bộ Quốc phòng Nga khẳng định việc nổ súng của tàu chiến Hải quân Nga là nhằm cảnh cáo một tàu khu trục của Anh vi phạm đường biên giới trên biển ở Biển Đen.
Belarus chỉ trích phương Tây “tuyên chiến kinh tế”
Bộ Ngoại giao Belarus ngày 23/6 tuyên bố sẽ đáp trả tương thích các lệnh trừng phạt mới của phương Tây nhằm vào nước này, bởi Minsk coi đó là lời “tuyên chiến về kinh tế”, ảnh hưởng tới lợi ích của người dân.
Trung Quốc tiếp tục hạn chế biên giới thêm ít nhất một năm
Trung Quốc có kế hoạch duy trì các biện pháp hạn chế tại biên giới trong ít nhất một năm nữa trong bối cảnh lo ngại về sự xuất hiện của các biến thể virus SARS-CoV-2 mới và các sự kiện nhạy cảm, Wall Street Journal đưa tin hôm 22/6.
Tổng thống Putin cáo buộc Mỹ đứng sau đảo chính Ukraine năm 2014
Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định cuộc chính biến lật đổ chính quyền Yanukovych năm 2014 ở Ukraine, kéo theo một loạt cuộc khủng hoảng sau này, là do Mỹ dàn dựng.
Vatican “tố” Italia vi phạm hiệp ước 90 năm liên quan đến giới tính
Nhật báo Corriere della Sera ngày 23/6 đưa tin, Toà thánh Vatican mới đây đã hối thúc Chính phủ Italia loại bỏ một dự luật về giới tính, mà Vatican cho rằng ảnh hưởng nghiêm trọng tới quyền tự do ngôn luận của Giáo hội Công giáo.
Nga chế tạo tàu ngầm hạt nhân siêu nhỏ
Nga đang phát triển một mẫu tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân cỡ nhỏ phục vụ mục tiêu do thám bí mật và tấn công khi cần thiết.
Nhật Bản vấp phản ứng khi hồi sinh lò phản ứng hạt nhân “quá đát”
Chuyên gia hạt nhân và cựu cố vấn cấp cao nội các Nhật Bản ngày 23/6 đã lên tiếng cảnh báo về kế hoạch khởi động lại một lò phản ứng 44 tuổi của nước này, dưa trên những bài học từ thảm họa Fukushima.
Mỹ “chiếm” hàng loạt trang tin của Iran
Bộ Tư pháp và Bộ Thương mại Mỹ đã “chiếm” khoảng 30 trang web của Iran mà theo phía Mỹ cho rằng có hoạt động thông tin sai lệch.
Dân chúng chần chừ tiêm vaccine, biến chủng Delta “náo loạn” nước Nga
Biến chủng Delta của virus SARS-CoV-2, lần đầu tiên được tìm thấy ở Ấn Độ, là nguyên nhân của hàng ngàn ca nhiễm mới mỗi ngày tại Nga, khiến nước này đau đầu tìm cách ứng phó.
Anh tăng tốc chiến lược xoay trục khỏi châu Âu hậu Brexit
Vương quốc Anh ngày 21/6 (giờ địa phương) bắt đầu đàm phán để tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), như một phần trong chiến lược xoay trục khỏi châu Âu hậu Brexit và hướng tới các nền kinh tế xa hơn về mặt địa lý nhưng có tốc độ phát triển nhanh hơn. Bên cạnh đó, việc trở thành thành viên của CPTPP cũng là cơ hội giúp xứ sở sương mù tiếp cận sâu hơn với các thị trường tiêu dùng rộng lớn ở châu Á – Thái Bình Dương.
Ai là hung thủ sát hại Tổng Biên tập Forbes ở Nga?
Vụ ám sát nhà báo điều tra dũng cảm Paul Klebnikov – vị Tổng biên tập Forbes ấn bản tiếng Nga – đã 17 năm nay chưa tìm ra hung thủ và kẻ chủ mưu…
Chiến dịch giăng bẫy khổng lồ của FBI
Ngày 8-6 vừa qua, chiến dịch “Lá chắn Trojan” do Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) triển khai trong vài năm gần đây đã được tiết lộ, hé mở bí mật của một trong những đợt truy quét tội phạm quốc tế trên quy mô lớn của cơ quan này qua mạng lưới điện thoại thông minh.
Philippines quay “xổ số gạo” khuyến khích người dân tiêm vaccine
Đối mặt với việc khó lòng thuyết phục người dân đi tiêm vaccine ngừa COVID-19, một địa phương tại Philippines đã nghĩ ra cách vận động mới – quay xổ số trúng thưởng gạo khi tiêm vaccine, nhằm đẩy nhanh tiến độ của chiến dịch này.
Nga, Mỹ bắt tay nhau “ổn định chiến lược”
Trang tin chính thức của Điện Kremlin tối 16-6 (giờ Moscow) đã đăng Tuyên bố chung của Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin và Tổng thống Mỹ Joe Biden về ổn định chiến lược sau cuộc gặp của 2 nhà lãnh đạo hàng đầu thế giới này. Cuộc gặp diễn ra tại biệt thự La Grange được xây dựng từ thế kỷ 18, nhìn ra hồ Geneva, Thụy Sĩ nhận được sự quan tâm đặc biệt của thế giới.
Triều Tiên cảnh báo Mỹ “càng kỳ vọng, càng thất vọng”
Em gái nhà lãnh đạo Triều Tiên, bà Kim Yo-jong, ngày 22/6 bất ngờ đưa ra bình luận về nhận định mới của Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan, gián tiếp bác bỏ triển vọng sớm nối lại đàm phán.