VINAROYAL GROUP

Tư vấn thiết kế - Đầu tư và kinh doanh bất động sản
Dây truyền tuyển - luyện xỉ Titan
Dự án khu liên doanh kinh tế biển Đông - Nam; Mỹ Thủy Seaport trong tương lai
Trang chủ Tin trong nước

Hà Nội dành hơn 832 tỷ đồng hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa

     – Dự kiến, Hà Nội dành hơn 832 tỷ đồng từ ngân sách thành phố để thực hiện Đề án hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2021-2025.

Ảnh minh hoạ    Ảnh minh hoạ

Sáng 9/12, 100% các đại biểu HĐND đã thông qua Nghị quyết về chủ trương ban hành Đề án hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa giai trên địa bàn Thành phố, đoạn 2021-2025 và Quy định một số chính sách, nội dung, mức chi hỗ trợ doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Theo đó, HĐND TP thông qua chủ trương ban hành Đề án hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hà Nội, giai đoạn 2021-2025, với các mục tiêu như sau: Triển khai đồng bộ, hiệu quả các chính sách, chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa của Trung ương và Thành phố nhằm đẩy nhanh tốc độ phát triển, tạo môi trường đầu tư và kinh doanh thuận lợi, bình đẳng, ổn định để các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hà Nội phát triển;
Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính và ứng dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4. Phấn đấu đến năm 2025, đạt 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp gia nhập thị trường, góp phần cải thiện chỉ số PCI của Thành phố;
Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhỏ và vừa, phấn đấu tốc độ phát triển doanh nghiệp mới bình quân khoảng 10%/năm (bình quân khoảng 30.000 doanh nghiệp mới/năm), phấn đấu trong giai đoạn 2021-2025 Thành phố có thêm 150.000 doanh nghiệp thành lập mới.
Giai đoạn 2021-2025, doanh nghiệp nhỏ và vừa phấn đấu đạt được các chỉ tiêu: Tạo thêm khoảng 1,5 triệu việc làm mới cho người lao động; Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm trên 25% tổng kim ngạch xuất khẩu của Thủ đô;
Đóng góp trên 40% GRDP và trên 30% ngân sách Thành phố; Củng cố, nâng cấp các mô hình sản xuất tập trung, liên kết sản xuất hiện có để phát triển hình thành khoảng 10 cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị thuộc 5 ngành tiềm năng gồm: Công nghệ thông tin; Công nghiệp điện tử; Cơ khí chế tạo; Nông nghiệp công nghệ cao; Bảo quản và chế biến nông sản, thực phẩm.
Cũng trong giai đoạn 2021-2025, thành phố đặt mục tiêu hỗ trợ ít nhất 500 doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực sản xuất, chế biến thuộc các ngành: Công nghệ thông tin; Công nghiệp điện tử; Cơ khí chế tạo; Nông nghiệp công nghệ cao; Bảo quản và chế biến nông sản, thực phẩm tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị thành công.
Về Quy định một số chính sách, nội dung, mức chi hỗ trợ doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội, đối tượng áp dụng bao gồm: Doanh nghiệp thành lập mới, doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trên địa bàn thành phố Hà Nội; Các doanh nghiệp thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội; Các hộ kinh doanh đăng ký hoạt động trên địa bàn thành phố Hà Nội; Các cơ quan, đơn vị và cá nhân liên quan đến hỗ trợ doanh nghiệp.
Các chính sách hỗ trợ cụ thể bao gồm 8 nội dung: Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị; Hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện thủ tục hành chính về đăng ký doanh nghiệp; Hỗ trợ thúc đẩy chuyển đổi số trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa; Hỗ trợ tư vấn chuyên sâu cho doanh nghiệp nhỏ và vừa; Hỗ trợ chuyên gia tư vấn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa; Hỗ trợ thúc đẩy hộ kinh doanh chuyển đổi thành doanh nghiệp; Chi nghiên cứu xây dựng sách trắng về doanh nghiệp Hà Nội thường niên.
Dự kiến, kinh phí thực hiện Đề án là hơn 832 tỷ đồng từ ngân sách thành phố và hơn 125 tỷ đồng từ kinh phí đối ứng của các tổ chức, cá nhân tham gia.
Đề án được thực hiện từ năm 2021 đến hết năm 2025.
Nguồn VnMedia-TT