Chủ tịch WB David Malpass bi quan về tăng trưởng kinh tế toàn cầu; Mỹ thề không bật đèn xanh cho Thổ Nhĩ Kỳ chiếm Syria; Đòn phản công quyết liệt của Trump với phe Dân chủ; Liên hợp quốc cảnh báo khủng bố ở châu Phi là mối đe dọa đối với thế giới…là những tin chính được cập nhật.
Chủ tịch WB David Malpass bi quan về tăng trưởng kinh tế toàn cầu
Ảnh minh họa.
(ĐCSVN) – Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) David Malpass tỏ ra bi quan về tình hình tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong bối cảnh căng thẳng thương mại kéo dài, sự giảm tốc mạnh mẽ của các nền kinh tế châu Âu (EU) và việc Anh rời liên minh EU.
“Nền kinh tế toàn cầu đang chậm lại. Tháng 6 vừa qua, WB dự báo kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng ở mức 2,6% trong năm 2019, mức tăng trưởng chậm nhất trong vòng 3 năm. Thậm chí, chúng tôi còn dự báo tăng trưởng sẽ còn yếu hơn nữa do ảnh hưởng của Brexit gây ra, sự suy thoái của các nền kinh tế châu Âu và căng thẳng thương mại kéo dài”, Chủ tịch David Malpass phát biểu trước thềm Hội nghị thường niên của WB và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
Lời cảnh báo về tăng trưởng kinh tế toàn cầu được ông Malpass một lần nữa đưa ra trước khi phái đoàn Trung Quốc chuẩn bị đến Washington để tiến hành vòng đàm phán thương mại lần thứ 13 với Mỹ. Dự kiến, các quan chức Mỹ và Trung Quốc sẽ nhóm họp trong hai ngày 10 – 11/10 trong nỗ lực hướng đến một thỏa thuận thương mại nhằm giải quyết căng thẳng kéo dài. Tổng thống Donald Trump dự định sẽ tăng mức áp thuế đối với 250 tỷ hàng hóa nhập khẩu của Trung Quốc từ 25% lên 30% vào 15/10.
Thủ tướng Anh Boris Johnson đã cam kết đưa nước này ra khỏi EU vào ngày 31/10 ngay cả khi không đạt một thỏa thuận nào.
Trong khi đó, các chỉ số kinh tế chính của châu Âu đều phản ánh nguy cơ suy thoái rõ rệt, đặc biệt là sự sụt giảm của ngành sản xuất khu vực ảnh hưởng ngày càng lớn đến nhu cầu tiêu dùng.
Trước đó, WB cũng dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2020 ở mức 2,7%, thậm chí có thể xuống 1,7% nếu căng thẳng thương mại tiếp tục leo thang. Tổ chức này cảnh báo kinh tế toàn cầu đối mặt với nhiều rủi ro do căng thẳng thương mại Mỹ – Trung Quốc, biến động tài chính tại các thị trường mới nổi và tăng trưởng yếu hơn dự báo tại các nước phát triển, đặc biệt là châu Âu
“Niềm tin kinh doanh và thương mại toàn cầu giảm mạnh, cộng với sự đầu tư e dè vào các nền kinh tế mới nổi, điều này thật đáng lo ngại vì khi đó sẽ làm suy yếu nền tảng tăng trưởng bền vững”, ông David Malpass nhận định.
Các chuyên gia của WB đưa ra dự báo tăng trưởng của các nền kinh tế phát triển, bao gồm khu vực đồng tiền chung châu Âu sẽ chậm lại do xuất khẩu và đầu tư bị thu hẹp. Họ cũng đưa ra dự báo tăng trưởng kinh tế của Mỹ sẽ giảm từ mức tăng trưởng 2,9% trong năm 2018 xuống còn 2,5% năm 2019 và chỉ còn 1,7% vào năm 2020.
Trong khi đó, ngày 23/7 vừa qua, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cũng hạ mức dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2019. Theo đó, tăng trưởng kinh tế toàn cầu được điều chỉnh từ 3,2% trong năm 2019 và 3,5% trong năm 2020.
Mỹ thề không bật đèn xanh cho Thổ Nhĩ Kỳ chiếm Syria
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo khẳng định, Mỹ không bật đèn xanh cho Thổ Nhĩ Kỳ chiếm Syria và tấn công lực lượng người Kurd.
Trả lời phỏng vấn hãng PBS hôm 9/10, người đứng đầu Bộ Ngoại giao Mỹ còn cho biết thêm, Thổ Nhĩ Kỳ có “những lo ngại an ninh hợp pháp”. Và rằng, Washington đã ủng hộ Ankara ngăn chặn bạo lực tràn vào nước này.
Theo Politico, ông Pompeo cũng tuyên bố rõ rằng, ưu tiên hàng đầu của ông là bảo vệ Mỹ khỏi bọn khủng bố, dù điều đó có thể dẫn tới việc không thể bảo vệ người Kurd – vốn đang dẫn dắt Lực lượng Dân chủ Syria và là đồng minh trung thành với Mỹ trong cuộc chiến chống nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng.
Khi nhận được câu hỏi, liệu Mỹ có nên nhận trách nhiệm về các vụ tấn công của Thổ Nhĩ Kỳ hay không, gồm cả việc nếu dân thường bị giết hại và IS tái trỗi dậy, ông Pompeo trả lời: “Chúng tôi sẽ làm những việc để đảm bảo rằng IS không có vương quốc Hồi giáo mở rộng ở Syria và Iraq…”.
Ngoại trưởng Mỹ cũng khẳng định, Mỹ đã hoàn thành sứ mệnh đánh bại IS và hiện quân đội Mỹ đang gặp nguy hiểm ở đông bắc Syria. Quan chức này nói thêm, ông tin rằng Tổng thống Donald Trump hiểu rõ mối đe doạ đó.
Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ cũng bác bỏ những lo ngại liên quan tới thông tin khoảng 12.000 tên khủng bố IS bị người Kurd giam giữ ở Syria sẽ được tự do để khôi phục phong trào sau khi Thổ Nhĩ Kỳ tấn công Syria.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan hôm 9/10 tuyên bố mở một chiến dịch tấn công chống các nhóm người Kurd ở Syria sau khi Tổng thống Mỹ bất ngờ rút toàn bộ lính Mỹ khỏi khu vực này.
Đòn phản công quyết liệt của Trump với phe Dân chủ
Trump đã đưa đảng Dân chủ tới điểm mấu chốt đầu tiên trong cuộc chiến luận tội khi tuyên bố không hợp tác với phía điều tra.
Trong cuộc phản công quyết liệt sau nhiều ngày thất bại với mục tiêu ngăn những thông tin gây hại bị tiết lộ, Nhà Trắng hôm 8/10 gọi cuộc điều tra luận tội là nỗ lực bất hợp pháp nhằm lật ngược cuộc bầu cử năm 2016, đồng thời chặn một nhà ngoại giao hàng đầu cung cấp lời khai trước hạ viện.
“Cách hạ viện sắp đặt và tiến hành cuộc điều tra vi phạm sự công bằng cơ bản và quy trình theo yêu cầu của hiến pháp”, luật sư Nhà Trắng Pat Cipollone viết trong lá thư gửi các lãnh đạo Dân chủ tại hạ viện.
Bức thư được nhìn nhận là lời tuyên bố chiến tranh chính trị toàn diện, như một phần trong chiến lược của chính quyền nhằm khước từ cung cấp mọi lời khai và bằng chứng, qua đó gây khó khăn cho cuộc điều tra giúp trả lời câu hỏi liệu Trump có lạm dụng quyền lực khi thúc ép Ukraine điều tra cựu tổng thống Mỹ Joe Biden, đối thủ tiềm năng của ông trong cuộc đua vào Nhà Trắng năm 2020, hay không.
Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi khẳng định không có điều kiện hiến pháp nào hỗ trợ cho yêu cầu của Trump rằng hạ viện phải tổ chức một cuộc bỏ phiếu toàn diện để khởi động quá trình luận tội. Nhưng hành động của Trump đã đẩy Pelosi vào thế phải đưa ra những quyết định chiến lược mang tính sống còn về việc cần làm gì tiếp theo trong cuộc chiến luận tội.
Thách thức vị thế của Trump tại tòa án có thể làm hỏng động lực luận tội bởi các quy trình pháp lý sẽ kéo dài nhiều tháng. Nhanh chóng đưa hành động Trump cản trở công lý thành điểm luận tội có thể củng cố cho tuyên bố của Tổng thống Mỹ rằng Pelosi đang vận động một “phiên tòa trá hình”, bỏ qua các tiêu chuẩn được luật pháp thừa nhận, nhằm vào ông.
Phe Dân chủ trong khi đó lập luận rằng bản thân việc Tổng thống Trump từ chối hợp tác với cuộc điều tra chính là sự thừa nhận rằng ông đã làm sai. “Tôi đoán họ chưa đọc hiến pháp”, hạ nghị sĩ Dân chủ bảng New Jersey Tom Malinowski, thành viên Ủy ban Đối ngoại Hạ viện, nói trong cuộc phỏng vấn với CNN. “Nếu họ không tự biện hộ chống lại những bằng chứng phong phú mà chúng tôi đang có thì tôi nghĩ điều đó chỉ gây bất lợi cho họ. Đây không phải cuộc điều tra chúng tôi bắt đầu mà không có gì trong tay. Chúng tôi bắt đầu với mọi thứ trong tay”.
Cuộc khủng hoảng chính trị nghiêm trọng nhất nước Mỹ trong hàng thập kỷ nổ ra khi nhiều chi tiết gây bất ngờ xuất hiện liên quan đến nỗ lực của Tổng thống Trump nhằm gây áp lực lên Ukraine.
Theo người tố giác, một quan chức Nhà Trắng đã mô tả cuộc điện đàm ngày 25/7 giữa Tổng thống Trump và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky là “điên rồ” và “đáng sợ”.
Liên hợp quốc cảnh báo khủng bố ở châu Phi là mối đe dọa đối với thế giới
(ĐCSVN) – Tổng thư ký Liên hợp quốc António Guterres nhấn mạnh khủng bố là mối đe dọa ngày càng tăng đối với cả lục địa châu Phi và kéo theo những hệ lụy nghiêm trọng đối với hòa bình và an ninh thế giới.
Phát biểu tại một hội nghị của Hội đồng Bảo an bàn về hòa bình và an ninh tại châu Phi, ngày 7/10, ông António Guterres tuyên bố nêu rõ: “Tại Sahel, các nhóm khủng bố thường xuyên tấn công lực lượng an ninh địa phương và quốc tế, trong đó có cả những người lính gìn giữ hòa bình của UNMISMA (Phái bộ Liên hợp quốc ở Mali)”.
Ngày 6/10, phái bộ của Liên hợp quốc tại Mali đã phải hứng chịu hai cuộc tấn công. Một lính mũ nồi xanh người Tchad đã bị giết hại và một người bảo vệ hòa bình Togo khác bị thương nặng.
Tổng thư ký Liên hợp quốc nhấn mạnh rằng bạo lực đang lan rộng đến các quốc gia ven biển của Vịnh Guinea. “Tại Nigeria, Boko Haram và các phe phái bất đồng chính kiến đang khủng bố các cộng đồng địa phương và tấn công lực lượng an ninh, bất chấp những nỗ lực của Lực lượng liên quân đa quốc gia” – ông nói. “Chúng tôi thấy các mạng lưới khủng bố lan rộng khắp Libya và Bắc Phi, lan rộng khắp Sahel đến khu vực Hồ TChad và xuất hiện ở Cộng hòa Dân chủ Congo và Mozambique. Đó là một trận chiến mà chúng ta đang không chiến thắng” – ông Guterres cảnh báo, đồng thời nhấn mạnh rằng khủng bố không chỉ là vấn đề khu vực, mà là “mối nguy hiểm rõ ràng và ngay lập tức đối với hòa bình và an ninh trên thế giới”.
*** Nhà Trắng thách thức cuộc điều tra luận tội Tổng thống Trump
Nhà Trắng chính thức từ chối hợp tác với cuộc điều tra luận tội Tổng thống Donald Trump do đảng Dân chủ kiểm soát Hạ viện Mỹ tiến hành, gọi đây là cuộc điều tra “vi hiến”, “mang tính đảng phái” và nhằm đảo ngược kết quả cuộc bầu cử Tổng thống vào năm sau.
Gần 1 triệu ngôi nhà ở California bị cắt điện do nghi ngại cháy rừng
Hàng trăm ngôi nhà và doanh nghiệp ở California, Mỹ, đã bị mất điện từ ngày 9-10, một trong những nỗ lực của hãng Khí và Điện Pacific (PG&E) nhằm ngăn chặn các vụ cháy rừng tại bang này.
Ai là cha đẻ của mafia Mỹ?
Hoặc đúng hơn và dài dòng hơn, câu hỏi phải là: “Ai là cha đẻ của tội phạm có tổ chức ở Mỹ?”. Song, cho dù là cách hỏi nào, có lẽ cái tên Charles “Lucky” Luciano cũng sẽ được rất nhiều người nhắc đến, như ứng viên số 1.
Chiến dịch Thập Vạn Đại Sơn góp phần giải phóng Trung Quốc (1949)
Đánh thắng quân Tưởng Giới Thạch trong Chiến dịch Thập Vạn Đại Sơn, góp phần vào việc thành lập nước CHND Trung Hoa (1-10-1949), Quân tình nguyện Việt Nam đã nêu tấm gương trong sáng về tinh thần quốc tế vô sản cao cả, được nhân dân Trung Quốc quý mến.
Đâm phải cáp treo, máy bay mắc kẹt trên không
Đâm phải cáp treo tại một khu nghỉ dưỡng trượt tuyết, chiếc máy bay hạng nhẹ bị lật úp, mắc kẹt lơ lửng trong không trung trong khi phi công bị hất văng lên cánh…
Ecuador rời thủ đô, giới nghiêm toàn quốc vì biểu tình bạo lực leo thang
Các cuộc biểu tình phản đối chính sách “thắt lưng, buộc bụng” leo thang thành bạo lực ở Ecuador buộc Tổng thống nước này Lenin Moreno ban hành lệnh giới nghiêm toàn quốc và tạm rời thủ đô.
Nga lo Trung Đông “đại loạn” sau quyết định bỏ rơi người Kurd của Mỹ
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cảnh báo nguy cơ hỗn loạn bùng phát khắp Trung Đông sau khi Mỹ phát đi những tín hiệu lẫn lộn về việc rút quân khỏi miền Bắc Syria.
Cháy lớn tại trung tâm y tế làm 5 người thiệt mạng
Ít nhất 5 thi thể được tìm thấy tại hiện trường vụ hỏa hoạn nghiêm trọng xảy ra tại một trung tâm y tế cấp huyện thuộc tỉnh An Huy, miền Đông Trung Quốc sáng 9-10.
Giặc lửa hoành hành tại Australia, thiêu rụi hàng chục ngôi nhà
Reuters dẫn nguồn tin giới chức Australia ngày 9-10 cho biết, tình trạng cháy rừng tại Australia tiếp tục diễn biến phức tạp, phá hủy hoàn toàn hơn 20 ngôi nhà, gây ảnh hưởng tiêu cực tới người dân, nhất là tại khu vực New South Wales.
Vấn nạn sản xuất ma túy ở Hà Lan
Gilze và Rijen thực sự là hai thị trấn cách nhau bởi đường ray xe lửa, đường cao tốc và sân bay. Ở Hà Lan, Gilze-Rijen có vẻ là một đô thị bình thường. Những ngôi nhà ở đó xếp thành hàng gọn gàng trên đường phố. Các khu dân cư yên tĩnh vào các ngày trong tuần: một vài cư dân cao tuổi dắt chó đi dạo, đường phố vắng tanh.
Một loạt bộ trưởng Anh lại đòi từ chức nhằm thách thức ông Johnson?
The Times ngày 9-10 tiết lộ, ít nhất 5 bộ trưởng trong nội các của Thủ tướng Anh Boris Johnson đang nung nấu ý định từ chức, đẩy ông Johnson vào một cuộc khủng hoảng mới trong bối cảnh thời hạn rời EU đã rất gần kề.
Người Kurd Syria cầu cứu Nga sau động thái gây “sốc” của ông Trump
Dân quân người Kurd muốn tìm giải pháp hòa giải với Chính phủ Syria thông qua Nga, sau động thái “bật đèn xanh” cho Thổ Nhĩ Kỳ tấn công miền Bắc Syria của Tổng thống Mỹ.
Nga nói gì sau tin Mỹ bất ngờ rút sạch quân khỏi Syria?
Nga tỏ ra thận trọng với thông báo rút toàn bộ lực lượng khỏi Syria của Mỹ, đồng thời khẳng định sẽ theo dõi sát tình hình để có phản ứng phù hợp.
Nhà Trắng từ chối cộng tác với cuộc điều tra luận tội Tổng thống
Nhà Trắng ngày 8-10 từ chối đề xuất giao các tài liệu nội bộ liên quan đến Ukraine từ phía các nghị sĩ Dân chủ tại Hạ viện Mỹ trong bối cảnh chính quyền Trump đang nỗ lực chống lại cuộc điều tra luận tội do Hạ viện khởi xướng.
Thổ Nhĩ Kỳ muốn “vẽ lại” bản đồ xung đột Syria?
Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ ngày 8-10 tuyên bố đã hoàn tất mọi công tác chuẩn bị cho một chiến dịch quân sự chống lại người Kurd ở Đông Bắc Syria sau khi Mỹ bắt đầu rút quân khỏi đây. Truyền thông Trung Đông ngay lập tức cho rằng, với động thái trên, Ankara dường như muốn vẽ lại bản đồ cuộc xung đột tại Syria một lần nữa.
Mafia Mexico quyền lực như một… “chính phủ”
Mafia Mexico dường như là băng đảng nhà tù quyền lực nhất ở California, Mỹ. Nó có ảnh hưởng đáng kể đối với nhiều băng đảng đường phố thành viên gốc Tây Ban Nha ở Nam California. Một trong những bản cáo trạng đã mô tả hoạt động của băng đảng như là “một chính phủ bất hợp pháp” bên trong hệ thống nhà tù lớn nhất nước này.
Vụ án viên kim cương xanh bí ẩn
Vụ đánh cắp đồ trang sức quý giá từ một cung điện Arab Saudi năm 1989 đã gây ra một chuỗi sự việc nghiêm trọng và một cuộc khủng hoảng ngoại giao giữa Thái Lan và Arab Saudi tiếp diễn dai dẳng nhiều năm liền. Bây giờ, trong một cuộc phỏng vấn hiếm hoi, người đàn ông đằng sau vụ trộm kể câu chuyện của mình. Những vụ án mạng vẫn chưa được sáng tỏ cho đến ngày nay.
Tổng hợp-TT