VINAROYAL GROUP

Tư vấn thiết kế - Đầu tư và kinh doanh bất động sản
Dây truyền tuyển - luyện xỉ Titan
Dự án khu liên doanh kinh tế biển Đông - Nam; Mỹ Thủy Seaport trong tương lai
Trang chủ Tin quốc tế

Tin vắn quốc tế ngày 10/1/2020.

Dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu tăng, nhưng rủi ro vẫn tồn tại; NÓNG: Hạ viện Mỹ thông qua nghị quyết hạn chế quyền lực chiến tranh của TT Trump đối với Iran; Truyền thông Mỹ: Iran ‘vô tình bắn hạ máy bay Ukraine’; Xây thành phố tương lai gần núi Phú Sĩ…là  những tin chính được cập nhật.

Dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu tăng, nhưng rủi ro vẫn tồn tại

Ảnh minh họa.
– Tăng trưởng kinh tế toàn cầu được dự báo sẽ tăng nhẹ lên 2,5% trong năm 2020 do đầu tư và thương mại dần khôi phục sau một năm ảm đạm, nhưng rủi ro suy giảm vẫn tồn tại, theo Ngân hàng Thế giới tại báo cáo Viễn cảnh Kinh tế Toàn cầu tháng 1 năm 2020.
Theo Ngân hàng Thế giới, tăng trưởng tại nhóm các nền kinh tế hiện đại được dự báo sẽ giảm xuống 1,4% trong năm 2020, một phần do sản xuất chế tạo và chế biến tiếp tục chững lại. Tăng trưởng ở các nền kinh tế đang phát triển và thị trường mới nổi dự kiến sẽ tăng lên 4,1% trong năm nay. Tuy nhiên, quá trình phục hồi diễn ra không đồng đều, với giả định rằng kinh tế sẽ cải thiện ở một nhóm nhỏ các nền kinh tế lớn, trong đó có một số quốc gia phục hồi sau một giai đoạn suy yếu đáng kể. Tăng trưởng sẽ giảm tốc ở khoảng một phần ba các nền kinh tế đang phát triển và thị trường mới nổi trong năm nay do đầu tư và xuất khẩu yếu hơn so với dự kiến.
Tăng trưởng của Mỹ theo dự báo sẽ chững lại ở mức 1,8% cho năm nay, do tác động tiêu cực của các động thái tăng thuế quan trước đó và tình trạng bất định gia tăng. Tăng trưởng ở khu vực đồng Euro theo dự báo sẽ trượt dốc xuống mức thấp hơn là 1% vào năm 2020 do các hoạt động công nghiệp yếu đi.
Theo báo cáo Viễn cảnh Kinh tế Toàn cầu tháng 1 năm 2020, triển vọng toàn cầu vẫn bị chi phối bởi rủi ro suy giảm. Nếu những rủi ro đó bị hiện thực hóa, chúng sẽ kéo tăng trưởng thấp hơn đáng kể. Đó là những rủi ro về căng thẳng thương mại tái leo thang cùng bất định về chính sách thương mại, suy giảm mạnh hơn dự kiến ở các nền kinh tế lớn và biến động tài chính ở các nền kinh tế đang phát triển và thị trường mới nổi. Thậm chí khi tăng trưởng ở các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi được hồi phục theo dự kiến, tăng trưởng theo đầu người vẫn thấp hơn so với mức bình quân trong dài hạn và thấp hơn nhiều so với mức cần thiết để hoàn thành các mục tiêu về xóa nghèo.

NÓNG: Hạ viện Mỹ thông qua nghị quyết hạn chế quyền lực chiến tranh của TT Trump đối với Iran
Trước đó, Tổng thống Donald Trump tuyên bố ông không bắt buộc phải thông báo cho quốc hội Mỹ về việc tấn công Iran.
Ngày 9/1 (giờ địa phương), Hạ viện Mỹ do đảng Dân chủ kiểm soát đã thông qua Nghị quyết quyền lực chiến tranh nhằm giới hạn hành động quân sự của Tổng thống Donald Trump đối với Iran.
Vụ bỏ phiếu diễn ra một ngày sau khi lực lượng Vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran phóng loạt tên lửa vào hai căn cứ quân đội Mỹ tại Iraq để trả đũa vụ Mỹ không kích sân bay Baghdad, khiến Thiếu tướng Iran Qassem Soleimani thiệt mạng. Vụ tấn công này do Tổng thống Trump chỉ đạo.
Đảng Dân chủ đã chỉ trích gay gắt chính quyền ông Trump vì không hỏi ý kiến Quốc hội khi tiến hành cuộc ám sát Soleimani và cáo buộc ông liều lĩnh trong việc ra quyết định đối với Iran.
“Rõ ràng, Tổng thống cho thấy ông ấy không có chiến lược minh bạch để đảm bảo an toàn cho người dân Mỹ, làm dịu căng thẳng với Iran và đảm bảo sự ổn định trong khu vực”, Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi nói ngày 8/1.
Tuy nhiên, theo Reuters, số phận của bản nghị quyết rất khó xác định ở Thượng viện – nơi đảng Cộng hòa đang chiếm ưu thế nhưng dù nếu được Hạ viện và Thượng viện thông qua, Tổng thống Trump vẫn có phể phủ quyết văn bản này.
“Nghị quyết này là sai lầm và việc Quốc hội thông qua nó có thể làm suy yếu khả năng của Mỹ trong việc bảo vệ các công dân Mỹ mà Iran nhắm tới”, Nhà Trắng tuyên bố.

Truyền thông Mỹ: Iran ‘vô tình bắn hạ máy bay Ukraine’
Iran đã vô tình bắn hạ chiếc máy bay Ukraie chở 176 người rơi ở Iran, truyền thông Mỹ đưa tin hôm 9/1.
NYT: Video máy bay trúng tên lửa trên bầu trời Iran.
Theo CBS News, giới chức Mỹ nói họ tin rằng chiếc máy bay Boeing 737-800 của hãng hàng không quốc tế Ukraine đã trúng tên lửa.
Vô tình trúng tên lửa đất đối không
Trong khi đó, các nguồn tin tình báo nói với Guardian rằng các đánh giá dường như cho thấy hai tên lửa đất đối không nhắm trúng chiếc máy bay Boeing 737-800 của Ukraine – đã rơi ở Iran hôm 8/1 khiến toàn bộ 176 người trên khoang thiệt mạng.
Phía Ukraine trước đó cho biết họ đang kiểm tra xem liệu có phải tên lửa đã gây ra vụ rơi máy bay hay không nhưng Iran loại trừ khả năng này.
Vụ rơi máy bay thảm khốc xảy ra chỉ vài giờ sau khi Iran tiến hành vụ tấn công tên lửa vào hai căn cứ không quân có lực lượng Mỹ đồn trú ở Iraq hôm 8/1.
Hãng CBS News dẫn lời các nguồn tin tình báo nói rằng một vệ tinh đã phát hiện những đốm sáng lóe lên của hai đợt phóng tên lửa, theo sau đó là đốm sáng khác của một vụ nổ. Reuters cũng dẫn các nguồn tin nói rằng các vệ tinh Mỹ phát hiện hai tên lửa được phóng ngay trước khi máy bay Ukraine rơi và sau đó có một vụ nổ. Theo đó, tình báo Mỹ có “niềm tin lớn” rằng Iran đã bắn nhầm tên lửa phòng không vào máy bay.
Trong khi đó, trang Newsweek dẫn lời quan chức Lầu Năm Góc và giới chức tình báo cấp cao của Mỹ, cùng một quan chức tình báo Iraq, nói họ cho rằng máy bay Ukraine bị một tên lửa đất đối không Tor M-1, vốn còn được biết đến với tên gọi theo NATO là Gauntlet, bắn trúng.
Những thông tin đáng chú ý trên nổi lên giữa lúc Tổng thống Trump ngày 8/1 chia sẻ rằng ông có những ngờ vực về chiếc máy bay. Ông chủ Nhà Trắng cho rằng “ai đó có thể đã phạm sai lầm”.
Iran cho biết nước này sẽ không giao nộp hộp đen của chiếc máy bay PS752 gặp cho nhà sản xuất Boeing của Mỹ.
Những tiết lộ về việc chiếc máy bay của hãng hàng không quốc tế Ukraine có thể đã bị bắn hạ nhiều khả năng sẽ thúc đẩy một sự đánh giá lại những hậu quả của quyết định của Tổng thống Trump đã mở chiến dịch ám sát tướng Qassem Suleimani hồi tuần trước. Quyết định được cho là leo thang thù địch này đã đẩy khu vực tới bờ vực của một cuộc xung đột nguy hiểm.

Xây thành phố tương lai gần núi Phú Sĩ
(SGGP) Tại Triển lãm thương mại điện tử tiêu dùng thế giới CES (Los Angeles, Mỹ từ ngày 7 đến 10-1), tập đoàn ô tô Toyota đã giới thiệu kế hoạch xây dựng một thành phố tương lai gần chân núi Phú Sĩ (Nhật Bản).
Thành phố này sẽ được cung cấp năng lượng từ pin nhiên liệu hydro cùng với xe tự lái, nhà thông minh, trí tuệ nhân tạo và các công nghệ khác của cách mạng công nghiệp 4.0.
Kế hoạch táo bạo này của Toyota có tên gọi Thành phố dệt, liên quan đến nguồn gốc của vùng đất này vốn từng là nơi sản xuất máy dệt. Ý tưởng về Thành phố dệt được thảo luận trong một năm, nhằm mục đích tạo ra các thành phố an toàn hơn, sạch hơn, vui vẻ hơn và là hình mẫu có thể được áp dụng trên toàn thế giới.
Địa điểm xây dựng Thành phố dệt hiện đang là nhà máy sản xuất ô tô ở tỉnh Shizuoka, sẽ đóng cửa vào cuối năm nay (ảnh). Các công trình xây dựng dự kiến sẽ bắt đầu vào năm 2021. Thành phố dệt sẽ có khoảng 2.000 cư dân trong vài năm đầu tiên, và cũng là nơi thu hút các nhà nghiên cứu.
Như nhiều thành phố tương lai khác, Thành phố dệt được thiết kế để cắt giảm khí thải gây biến đổi khí hậu từ các phương tiện, các tòa nhà, giảm tắc nghẽn giao thông và áp dụng công nghệ Internet vào cuộc sống hàng ngày.
Toyota còn có tham vọng biến những con đường chính của thành phố này chỉ dành cho các loại xe không có khí thải. Cư dân sẽ có robot trong nhà để hỗ trợ cuộc sống hàng ngày và các hệ thống AI dựa trên cảm biến theo dõi sức khỏe của họ.
Toyota cho biết, họ đã ủy quyền cho kiến trúc sư Đan Mạch Bjarke Ingels thiết kế thành phố. Công ty của ông Ingels đã thiết kế 2 tòa nhà Trung tâm Thương mại Thế giới ở New York (khánh thành năm 2013) và các văn phòng Google tại Thung lũng Silicon và London.

***   Thương mại Mỹ – Trung chưa thể khỏa lấp những căng thẳng sâu sắc
Theo thông báo ngày 9-1 của Bộ Thương mại Trung Quốc, Phó Thủ tướng nước này Lưu Hạc sẽ thực hiện chuyến thăm Washington từ ngày 13 – 15-1 để ký kết thỏa thuận thương mại “giai đoạn một” với Mỹ.

Iran cố tình tránh thương vong cho quân Mỹ?
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã không đưa ra đòn quân sự đáp trả lại vụ tấn công của Iran nhằm vào lực lượng Mỹ ở Iraq, tuy nhiên, ông cũng khẳng định sẽ tiếp tục thắt chặt gọng kìm trừng phạt Iran.

Ấn Độ mua S-400 của Nga, Mỹ cảnh báo lấy Thổ Nhĩ Kỳ làm gương
Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 9-1 đưa ra một cảnh báo với Ấn Độ, thúc giục nước này cân nhắc lại việc mua hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 của Nga hoặc sẽ phải đối mặt với cơn thịnh nộ từ các lệnh trừng phạt của Mỹ.

Máy bay Ukraine gặp nạn tại Iran bốc cháy trước khi rơi
Theo báo cáo sơ bộ của điều tra viên Iran, chiếc máy bay của hãng Ukraine International Airlines đã bốc cháy trước khi rơi tại phía Nam Tehran, khiến toàn bộ 176 người trên máy bay thiệt mạng.

Vợ chồng Hoàng tử Harry tuyên bố rút khỏi hoàng gia Anh
Cặp đôi vàng của gia đình hoàng gia Anh, Harry và Meghan, ngày 8-1 (giờ địa phương) tuyên bố sẽ rút khỏi vai trò “thành viên cấp cao” của hoàng gia và sẽ nỗ lực làm việc để tự chủ về tài chính, The Guardian đưa tin.

Tên lửa rơi ngay sát Đại sứ quán Mỹ tại Baghdad
Hai vụ nổ đã xảy ra tại Baghdad, Iraq, tối muộn 8-1, cùng với đó là loạt xe cứu hộ khẩn cấp được huy động.

Châu Âu và thử thách của năm 2020
Do quá trình Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) – Brexit có quá nhiều điều cần phải xem xét nên nhiều người đã gần như quên mất rằng năm 2019 là kỷ niệm 20 năm của Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone).

Ấn tượng thế giới 2019
Thế giới trải qua năm 2019 với nhiều diễn biến không thuận khi những điểm nóng xung đột, đối đầu không những không thuyên giảm mà còn có dấu hiệu phức tạp thêm. Thế giới cũng ngày càng phát sinh nhiều mối nguy về an ninh, đáng chú ý nhất là an ninh hàng hải và an ninh mạng.

Vẻ đẹp vùng Mekong trong con mắt Đại sứ Thụy Điển
“Thật tuyệt vời khi chiêm ngưỡng cảnh đẹp ở Việt Nam. Chúng tôi đã trở về trên một chiếc tàu cao tốc trên sông Mekong khi đi từ Phnom Penh đến Châu Đốc. Một cách thư giãn và yên bình để du lịch”, Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam Ann Måwe đã viết như vậy khi kể về chuyến du lịch của cả nhà trong những ngày đầu năm 2020.

2019: Năm của “ngoại giao Twitter”
“Ngoại giao Twitter” không còn là một khái niệm xa lạ. Dùng Twitter để truyền đi thông điệp đối ngoại đang trở thành xu hướng của nhiều nhà đối ngoại.

Động đất mạnh gần nhà máy hạt nhân Iran
Hai trận động đất đã xảy ra tại khu vực gần một nhà máy điện hạt nhân ở phía Tây Nam Iran ngày 8-1, chỉ hơn một tuần sau khi một trận động đất xảy ra tại khu vực này.

Ông Trump nói “không có thương vong”, tuyên bố áp trừng phạt bổ sung với Iran
Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa có bài phát biểu tại Nhà Trắng lúc 11h (23h giờ Hà Nội) ngày 8-1 về căng thẳng nổ ra với phía Iran trong những ngày vừa qua, mới nhất là vụ tập kích tên lửa của Iran vào hai căn cứ có lính Mỹ đồn trú ở Iraq rạng sáng cùng ngày.

Iran không giao hộp đen máy bay Ukraina rơi cho Mỹ
Iran cho biết họ sẽ không chuyển hộp đen của máy bay Boeing 737-800 rơi tại gần thủ đô Tehran hôm nay (8-1) cho nhà sản xuất Boeing và phía Mỹ.

Iran đã “đánh tiếng” với Iraq trước vụ tấn công căn cứ Mỹ
Trước khi nã hàng chục tên lửa vào hai căn cứ quân sự của Mỹ, Iran đã thông báo trước cho Iraq để nước này có các biện pháp an toàn.

Dầu đang đổ vào chảo lửa Trung Đông
Hàng loạt vụ tấn công bằng tên lửa của Iran vào các căn cứ quân sự của Iraq có quân Mỹ đồn trú đang thêm dầu vào chảo lửa căng thẳng Washington – Tehran, có thể bùng phát thành một cuộc chiến toàn diện.

Libya: Cuộc chiến từ bên ngoài
Hàng ngàn chiến binh đánh thuê từ Sudan, khí tài quân sự từ các quốc gia trong khu vực Trung Đông và Bắc Phi, sự hậu thuẫn từ châu Âu, Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ đã làm cho cuộc xung đột vũ trang tại Libya ngày càng trở nên khó giải quyết, nguy cơ gây bất ổn trong khu vực ngày càng tăng.

Tổng hợp-TT