VINAROYAL GROUP

Tư vấn thiết kế - Đầu tư và kinh doanh bất động sản
Dây truyền tuyển - luyện xỉ Titan
Dự án khu liên doanh kinh tế biển Đông - Nam; Mỹ Thủy Seaport trong tương lai
Trang chủ Tin quốc tế

Tin vắn quốc tế ngày 11/5/2021.

    Virus SARS-CoV-2 đã biến đổi hơn 6.600 lần; WHO chỉ định B.1.617 là “biến thể đáng lo ngại ở cấp độ toàn cầu”; WHO chỉ trích ngoại giao vaccine trong chống Covid-19; Malaysia phong tỏa toàn quốc vì COVID-19; EU, Ấn Độ tìm cách ký thỏa thuận thương mại, gạt Trung Quốc sang một bên; Quốc tế quan ngại tình trạng “báo động đỏ” tại Jerusalem…là những tin chính được cập nhật.
Virus SARS-CoV-2 đã biến đổi hơn 6.600 lần
Virus SARS-CoV-2 đã biến đổi hơn 6.600 lần - 1   Virus SARS-CoV-2 biến đổi hơn 6.600 lần kể từ khi được phát hiện cuối năm 2019 (Ảnh: Straits Times).
(DTO) Virus SARS-CoV-2 đã biến đổi hơn 6.600 lần kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát cuối năm 2019 đến nay.
Straits Times dẫn lời Tiến sĩ Sebastian Maurer-Stroh, giám đốc điều hành Viện Thông tin Sinh học thuộc Cơ quan Khoa học Singapore, cho biết virus SARS-CoV-2 đã trải qua hơn 6.600 lần đột biến riêng biệt ở protein gai kể từ khi nó được phát hiện lần đầu tiên vào cuối năm 2019.
Virus biến đổi bất cứ khi nào xảy ra “sai sót” trong quá trình sao chép. Điều này có thể dẫn đến việc thêm vào, xóa đi hoặc thay đổi bộ gen di truyền của virus. Nếu sai sót đó làm tăng khả năng sinh tồn của virus thì virus bản sao của những sai sót đó sẽ tồn tại lâu hơn, thậm chí áp đảo phiên bản ban đầu.
Ví dụ đột biến D614G bắt đầu lây lan mạnh hồi tháng 2 năm ngoái và giờ đây nó được phát hiện trong tất cả các mẫu virus cho dù đó là biến chủng nào. Đột biến này phổ biến đến mức nó được đặt tên theo nhóm riêng gọi là G. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, đột biến nhóm G làm tăng khả năng lây lan, truyền bệnh của virus, nhưng không có nghĩa độc tính của nó cao hơn, cũng như không làm ảnh hưởng đến việc chẩn đoán, điều trị và sử dụng vắc xin.
Trong nhóm phụ của nhóm G có nhóm GRY dùng được đặt tên cho biến chủng B.117 phát hiện ở Anh và nó chiếm ưu thế kể từ tháng 7 năm ngoái, thậm chí thay thế hoàn toàn chủng ban đầu xuất hiện ở Vũ Hán, Trung Quốc.
Câu hỏi đặt ra là tại sao SARS-CoV-2 biến chủng nhiều như vậy, nhưng WHO chỉ phân loại ra 4 biến chủng “đáng lo ngại”, gồm biến chủng phát hiện ở Anh, Nam Phi, Brazil và Ấn Độ, và một số biến chủng “đáng quan tâm”.
Biến chủng thuộc nhóm “đáng lo ngại” được đánh giá là có khả năng lây lan cao hơn, hoặc độc lực cao hơn hoặc kháng vắc xin mạnh hơn, trong khi biến chủng thuộc nhóm “đáng quan tâm” có mức độ nghiêm trọng thấp hơn.
WHO chỉ định B.1.617 là “biến thể đáng lo ngại ở cấp độ toàn cầu”
Kinhtedothi – Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 10/5 chỉ định biến thể B.1.617 của virus gây bệnh Covid-19, được tìm thấy lần đầu tiên ở Ấn Độ vào tháng 10 năm ngoái, là “biến thể đáng lo ngại”, sau khi báo cáo hồi tháng 4 của cơ quan này đã chỉ phân loại nó là “biến thể đáng quan tâm”.
Phát biểu trước báo giới hôm 10/5, tiến sĩ Maria Van Kerkhove – Trưởng nhóm kỹ thuật thuộc bộ phận dịch bệnh khẩn cấp của WHO cho biết, đã có một số thông tin cho thấy khả năng lây truyền của B.1.617 tăng lên, cùng khả năng chống lại các biện pháp bảo vệ của vaccine.
“Vì vậy, chúng tôi phân loại đây là một biến thể đáng lo ngại ở cấp độ toàn cầu”, bà Van Kerkhove nói, và cho biết thêm các chi tiết sẽ được cung cấp trong bản cập nhật dịch tễ học hàng tuần của WHO.
Ấn Độ – quốc gia đang chứng kiến đợt bùng phát tồi tệ nhất trên thế giới, đã báo cáo gần 370.000 ca nhiễm mới và hơn 3.700 ca tử vong vì Covid-19 hôm 10/5. Theo giới khoa học, làn sóng dịch bệnh đã đẩy hệ thống chăm sóc sức khỏe của quốc gia Nam Á đến cực hạn, được thúc đẩy một phần bởi biến thể B.1.617 của virus SARS-CoV-2.
Như vậy, biến thể virus ở Ấn Độ hiện đã được thêm vào danh sách cùng 3 biến thể của virus gây bệnh Covid-19 khác – được phát hiện lần đầu ở Anh, Brazil và Nam Phi – mà WHO đã phân loại là “đáng lo ngại”. Chúng được coi là nguy hiểm hơn phiên bản gốc của virus bởi khả năng lây truyền cao hơn, gây chết người hoặc kháng vaccine.
Tuy nhiên, ngay cả khi hiệu quả của vaccine có thể bị giảm đối với một số biến thể của Covid-19, tiêm chủng vẫn được khuyến cáo là có khả năng chống lại các trường hợp nhiễm bệnh nghiêm trọng và tử vong.
“Vào thời điểm hiện tại, không có bất cứ điều gì cho thấy các chẩn đoán, điều trị, cũng như vaccine hiện có không còn hoạt động”, tiến sĩ Van Kerkhove nhấn mạnh trong tuyên bố phân loại biến thể B.1.617 hôm 10/5.
WHO chỉ trích ngoại giao vaccine trong chống Covid-19
Tổng giám đốc WHO lên án “ngoại giao vaccine”, chỉ trích các nước sử dụng vaccine để đạt lợi thế cạnh tranh thay vì hợp tác chấm dứt đại dịch.
“Ngoại giao vaccine không phải là hợp tác”, Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus nói với phóng viên tại trụ sở ở Geneva, Thụy Sĩ hôm 10/5.
Tuyên bố được đưa ra khi ông Tedros trả lời câu hỏi về cáo buộc các quốc gia như Trung Quốc, Nga tài trợ lượng lớn vaccine Covid-19 sản xuất trong nước cho các nước đang cấp thiết tiêm chủng, đổi lấy quyền tiếp cận thị trường và ảnh hưởng
Tedros chỉ trích động thái ông gọi là “thủ đoạn địa chính trị” vào thời điểm chỉ có “hợp tác minh bạch và trong sạch mới có thể giúp ích”. “Chúng ta không thể đánh bại đại dịch này thông qua cạnh tranh. Nếu bạn cạnh tranh về tài nguyên hoặc lợi thế địa chính trị, virus sẽ có lợi thế”, ông nói.
Đại dịch đã giết chết hơn 3,3 triệu người kể từ khi virus corona mới xuất hiện lần đầu tiên vào cuối năm 2019, phá hủy cuộc sống bình thường và tàn phá kinh tế toàn cầu. Theo ông Tedros, thế giới đang chứng kiến ca nhiễm mới chững lại, nhưng vẫn ở mức cao “không thể chấp nhận được”.
Ông chỉ ra rằng thế giới ghi nhận hơn 5,4 triệu ca nhiễm mới và gần 90.000 ca tử vong chỉ trong tuần trước, với con số vẫn tăng vọt, đặc biệt ở Ấn Độ.
Chương trình tiêm chủng nhanh chóng cho phép một số quốc gia giàu có bắt đầu thực hiện các bước hướng tới bình thường, nhưng virus vẫn gia tăng ở nhiều quốc gia và mối lo ngại bất bình đẳng vaccine toàn cầu ngày càng tăng.
Tedros lưu ý “các nước có thu nhập thấp và trung bình thấp chiếm 47% dân số thế giới, nhưng chỉ nhận được 17% lượng vaccine trên thế giới”. “Giảm bớt sự mất cân bằng toàn cầu là một phần thiết yếu của giải pháp”, ông cho hay.
Malaysia phong tỏa toàn quốc vì COVID-19
– Malaysia hôm qua (10/5) đã chính thức tuyên bố phong tỏa toàn quốc khi quốc gia Đông Nam Á này phải vật lộn với tình trạng tăng mạnh số ca nhiễm Covid-19 và các biến thể lây nhiễm cao của virus corona đang thử thách hệ thống y tế của nước này.
Biện pháp trên được áp dụng ngay trước thềm diễn ra lễ hội Eid al-Fitr trong tuần này. Điều đó có nghĩa là hàng triệu người dân Malaysia trong năm thứ hai liên tiếp sẽ phải từ bỏ truyền thống quay trở về quê hương vào cuối tháng ăn chay Ramadan.
Thủ tướng Muhyiddin Yassin cho biết, toàn bộ các hoạt động đi lại trong nội bang và giữa các quận với nhau đều sẽ bị cấm cũng như cấm các hoạt động tụ tập đông người.
Các cơ sở giáo dục cũng sẽ phải bị đóng cửa nhưng khu vực kinh tế vẫn được phép tiếp tục mở cửa, ông Muhyiddin cho hay.
“Malaysia đang đối mặt với làn sóng Covid-19 thứ ba mà có thể gây ra một cuộc khủng hoảng trên toàn quốc”, Thủ tướng Muhyiddin cho biết trong một tuyên bố đồng thời nói thêm rằng biện pháp phong tỏa sẽ tiếp tục cho đến ngày 7/6.
EU, Ấn Độ tìm cách ký thỏa thuận thương mại, gạt Trung Quốc sang một bên
– Liên minh Châu Âu (EU) và Ấn Độ hồi cuối tuần vừa rồi đã khởi động tiến trình đàm phán về một thỏa thuận thương mại tự do song phương, 8 năm sau nỗ lực thất bại đầu tiên của họ. Động thái này diễn ra trong bối cảnh cả EU và New Delhi đều muốn tìm kiếm lựa chọn thay thế cho Trung Quốc.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã hội đàm trực tuyến với giới lãnh đạo EU đang tham dự một hội nghị thượng đỉnh ở Bồ Đào Nha. Hai bên đã thông báo về cái mà gọi là “thời khắc lịch sử” trong mối quan hệ giữa hai bên bằng cách nhất trí nối lại các cuộc đàm phán mà họ đã từ bỏ năm 2013 và hợp tác với nhau trong một loạt vấn đề khác.
Phát biểu tại một cuộc họp báo sau các cuộc hội đàm kín, giới chức EU cấp cao rất vui trước viễn cảnh về mối quan hệ thất thiết hơn với Ấn Độ.
Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Ursula von der Leyen gọi là “thời khắc cột mốc” và “đáng nhớ”. Chủ tịch Hội đồng Châu Âu Charles Michel cho rằng, thỏa thuận mà họ đạt được hồi cuối tuần vừa rồi là “một chương mới quan trọng” trong quan hệ song phương.
Mối quan hệ nồng ấm với Ấn Độ đem lại lợi thế cho EU khi liên minh này đang rất muốn mở rộng ảnh hưởng ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
Mối quan hệ giữa EU với Trung Quốc đã xấu đi vì cách Bắc Kinh đối xử với người dân tộc Duy Ngô Nhĩ, dẫn đến việc EU ngừng thông qua thỏa thuận đầu tư song phương với Trung Quốc. Trong khi đó, Ấn Độ có cuộc tranh chấp căng thẳng ở biên giới với Trung Quốc.
*** Quốc tế quan ngại tình trạng “báo động đỏ” tại Jerusalem
Đụng độ giữa người Palestine và cảnh sát Israel lại nổ ra tại khu đền thờ Al-Aqsa ở Jerusalem ngày 10/5 khiến hàng chục người bị thương. Đáng báo động, tình trạng bạo lực ở khu vực này liên tục tiếp diễn trong nhiều tuần qua, đẩy khủng hoảng trong quan hệ Israel-Palestine tăng cao. Thế giới không thể lặng im trước những diễn biến leo thang nguy hiểm này.
Chạm trán trên biển, tàu Mỹ cảnh cáo tàu Iran với hàng chục phát đạn
Lầu Năm Góc ngày 10/5 cho biết, một tàu của Lực lượng bảo vệ bờ biển Mỹ đã bắn khoảng 30 phát súng cảnh cáo sau khi 13 tàu của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGCN) đến gần tàu này và các tàu khác của Hải quân Mỹ khác ở eo biển Hormuz.
“Nóng” nạn buôn người qua biên giới Mỹ – Mexico
Một chiếc sedan màu xanh đang chạy dọc theo đường cao tốc Mexico về hướng Bắc cho đến khi mặt trời ló dạng. Một cột thép dài 200 feet được buộc chặt vào gương bên.
Anh – Pháp căng thẳng vì tranh chấp quyền đánh cá
Liên tục trong 2 ngày 5 và 6-5, Thủ tướng Anh Boris Johnson đã ra lệnh điều 2 tàu tuần tra vũ trang thuộc biên chế Hải quân Hoàng gia Anh ra vùng biển khu vực eo biển Manche để bảo vệ hòn đảo Jersey, một lãnh thổ thuộc quyền Vương quốc Anh. Lý do được báo chí Anh thông tin là để bảo vệ hòn đảo trước nguy cơ “bao vây” của tàu cá Pháp.
Liên minh hải quân thế chân vạc Iran – Nga – Syria
Hãng thông tấn Nga mới đây thông báo, một phòng điều hành 3 bên Nga-Syria-Iran sẽ được thành lập nhằm đảm bảo an ninh lâu dài cho các tàu của Iran, Nga chở nhiên liệu, lương thực và viện trợ y tế cho người dân Syria, cũng như phá vỡ sự bao vây cấm vận của Mỹ và châu Âu.
Malaysia phong tỏa toàn quốc vì COVID-19
Toàn bộ lãnh thổ Malaysia sẽ được đặt dưới lệnh Kiểm soát Di chuyển (MCO) từ ngày 12/5 tới để đối phó với đại dịch COVID-19, trong bối cảnh quốc gia này ghi nhận số ca nhiễm mới lên đến hàng nghìn người mỗi ngày.
Hai mẫu tiêm kích nổi trội của người Nga thời hậu Xô Viết
Kế thừa thành tựu quân sự nổi trội mà Liên Xô để lại, Nga đã chế tạo thêm những mẫu khí tài dựa trên nền tảng cũ hoặc phát triển mới hàng loạt vũ khí mới dưa trên kinh nghiệm chiến đấu thực tế.
Bác sĩ cứu sống Navalny mất tích bí ẩn
Bác sĩ Alexander Murakhovsky, người từng tham gia cứu chữa cho nhân vật đối lập tai tiếng người Nga Alexei Navalny, đã mất tích bí ẩn khi vào rừng săn bắn.
Vì sao EU ngừng mua vaccine COVID-19 của AstraZeneca?
Euronews ngày 10/5 đưa tin, Liên minh châu Âu (EU) sẽ không gia hạn hợp đồng mua vaccine ngừa COVID-19 của hãng dược phẩm AstraZeneca sau khi hợp đồng hiện tại hết hạn vào tháng 6 tới.
Hứng “mưa” rocket từ Dải Gaza, Israel điều xe tăng trả đũa
Ít nhất 4 quả rocket đã được khai hỏa từ Dải Gaza vào lãnh thổ Israel, song đã bị đánh chặn hoặc rơi xuống khu vực không có người ở.
6 người bị bắn chết trong tiệc sinh nhật tại bang Colorado (Mỹ)
Một người đàn ông đã bắn chết 6 người, gồm bạn gái của gã, và sau đó tự sát trong một bữa tiệc sinh nhật ở Colorado Springs, bang Colorado (Mỹ).
Nỗi lo “thảm kịch” Ấn Độ lan rộng; Phương Tây ứng phó Nga- Trung
Làn sóng COVID-19 mới đang gia tăng ở nhiều quốc gia châu Á, dấy lên nỗi lo “thảm kịch” giống như ở Ấn Độ có thể lặp lại và việc cuộc gặp của nhóm G7 tập trung định hình chính sách với Nga, Trung Quốc, là những tin tức được quan tâm tuần qua.
Dịch COVID-19 vẫn lan nhanh tại nhiều quốc gia trên thế giới
Theo trang thống kê worldometers.info, trên khắp thế giới, số ca mới mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 tiếp tục tăng trong tuần thứ 9 liên tiếp, trong khi số ca tử vong tăng tuần thứ 6 liên tiếp.
Nga duyệt binh kỷ niệm Chiến thắng Phát xít
Lễ duyệt binh kỷ niệm 76 năm Ngày Chiến thắng phát xít của nhân dân Xô Viết và nước Nga hiện đại bắt đầu lúc 14h (giờ Việt Nam), tại Quảng trường Đỏ, thủ đô Moscow. Được biết, quân đội Nga huy động hơn 12.000 binh sĩ, 190 phương tiện cơ giới và 76 máy bay cho sự kiện này. Đặc biệt, toàn bộ binh sĩ tham gia đều đã được tiêm vaccine ngừa COVID-19.
Trung Quốc nói gì về vụ “mất kiểm soát” lõi tên lửa ngoài vũ trụ?
Reuters dẫn nguồn tin từ Văn phòng Kỹ thuật không gian có người lái Trung Quốc xác nhận, các mảnh vỡ của tên lửa Trường Chinh 5B đã rơi xuống Ấn Độ Dương, phía Tây quần đảo Maldives.
Mạng lưới buôn lậu Fentanyl do bác sĩ điều hành
George Otto là một bác sĩ gia đình được kính trọng và có một phòng mạch sầm uất nằm ở góc Tây Bắc của thành phố York, Ontario, Canada. Nhưng vị bác sĩ này có một bí ẩn sau giờ làm việc: điều hành một hoạt động buôn bán fentanyl bùng nổ với cấu trúc tinh vi. Dưới đây là câu chuyện chưa từng kể về tay bác sĩ đã châm ngòi cho cuộc khủng hoảng ma túy.
Mỹ: Hàng trăm thi thể bệnh nhân COVID-19 trữ trong xe lạnh cả năm
Một năm sau “sóng thần” COVID-19, thành phố New York (Mỹ) vẫn lưu trữ hàng trăm thi thể nạn nhân trong xe đông lạnh, trong khi chờ gia đình họ sắp xếp nơi an nghỉ cuối cùng, đài NBC New York mới đây đưa tin.

Tổng hợp-TT