VINAROYAL GROUP

Tư vấn thiết kế - Đầu tư và kinh doanh bất động sản
Dây truyền tuyển - luyện xỉ Titan
Dự án khu liên doanh kinh tế biển Đông - Nam; Mỹ Thủy Seaport trong tương lai
Trang chủ Tin quốc tế

Tin vắn quốc tế ngày 12/11/2020.

      Khai mạc Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37; Những thách thức tức thời ông Biden phải đối mặt ở châu Á; Dự luật hải cảnh Trung Quốc: Tăng hiện diện, ‘đòn thử’ với tân Tổng thống Mỹ; Thế giới có thêm hơn 10.000 người tử vong vì COVID-19…là những tin chính được cập nhật.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước: Chỉ có hợp tác, chung lòng mới vượt qua khó khăn    Ảnh minh họa
 Khai mạc Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37
(Chinhphu.vn) – Sáng nay, 12/11, trên cương vị Chủ tịch ASEAN 2020, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì lễ khai mạc Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37 và các hội nghị cấp cao liên quan, đợt hoạt động quan trọng nhất của năm ASEAN.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tới dự Hội nghị. Ảnh: VGP/Quang Hiếu
Lãnh đạo cấp cao 10 nước thành viên ASEAN, Tổng Thư ký ASEAN, đại diện đoàn ngoại giao các nước, các tổ chức quốc tế tại Hà Nội và đại diện các bộ, ban, ngành của Việt Nam dự sự kiện được tổ chức theo hình thức trực tuyến.
Đây là hội nghị cấp cao cuối cùng của năm ASEAN do Việt Nam chủ trì tổ chức trong nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN 2020, là dịp để ASEAN đánh giá một cách tổng thể những kết quả hợp tác trong cả năm, trong cả công tác hoạt động nội khối cũng như các hợp tác với các đối tác, đề ra những định hướng ưu tiên cho giai đoạn tiếp theo.
Theo chương trình dự kiến, sẽ có 20 hoạt động ở cấp cao. Đây cũng là dịp duy nhất trong năm mà lãnh đạo ASEAN họp với lãnh đạo hầu hết các đối tác quan trọng của ASEAN như các hội nghị cấp cao ASEAN+1 với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Hoa Kỳ, Liên Hợp Quốc, Australia và cấp cao kỷ niệm 45 năm quan hệ đối tác ASEAN-NewZeland, Hội nghị cấp cao ASEAN+3 lần thứ 23, Hội nghị cấp cao Mekong-Nhật Bản và Mekong-Hàn Quốc.
Sau phiên họp toàn thể cấp cao ASEAN vào hôm nay, sẽ có lễ công bố kết quả đánh giá giữa kỳ, kế hoạch tổng thể thực hiện Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025 và Phục hồi tổng thể ASEAN. Cùng với đó là lễ công bố lập kho dự phòng vật tư y tế ASEAN để ứng phó với các tình huống y tế khẩn cấp.
Tại cấp cao ASEAN-Nhật Bản lần thứ 23, ASEAN và Nhật Bản sẽ công bố kế hoạch thành lập Trung tâm ASEAN về các tình huống y tế khẩn cấp và dịch bệnh mới nổi với sự hỗ trợ của Nhật Bản.
Những thách thức tức thời ông Biden phải đối mặt ở châu Á
Tổng thống Mỹ Donald Trump theo đuổi cách tiếp cận cứng rắn với Trung Quốc nhưng được cho là còn thiếu chiến lược. Nhiều chính phủ châu Á giờ đây muốn ông Joe Biden hành động một cách hệ thống hơn.
Dự luật hải cảnh Trung Quốc: Tăng hiện diện, ‘đòn thử’ với tân Tổng thống Mỹ
Giảng viên Hoàng việt (Đại học luật TP.HCM), thành viên Ban nghiên cứu luật biển và Hải đảo, liên đoàn luật sư việt nam.
Trong khi dư luận thế giới tập trung theo dõi bầu cử ở Mỹ thì căng thẳng trên Biển Đông vẫn không thuyên giảm với các hành động đầy khiêu khích từ Bắc Kinh.
Mới đây, Chính phủ Trung Quốc đã công bố dự thảo luật Hải cảnh với mục tiêu thông qua dự luật này trong năm nay. Mặc dù Bắc Kinh tuyên bố rằng dự luật này nhằm bảo vệ nguồn tài nguyên dưới biển và ngành ngư nghiệp Trung Quốc nhưng nó cũng là dấu hiệu báo trước các vụ xâm phạm vùng biển của các quốc gia ven Biển Đông và Biển Hoa Đông do tàu Trung Quốc thực hiện sẽ tăng lên trong thời gian tới.
Dự luật này được công bố trên trang mạng của Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc (Nhân Đại – tức Quốc hội Trung Quốc) hôm 4/11 để trưng cầu ý dân cho đến ngày 3/12.
Hải cảnh tăng cường hiện diện
Đặc biệt, điều 19 của dự luật trao quyền cho lực lượng hải cảnh Trung Quốc, bao gồm cả việc sử dụng vũ khí, khi chủ quyền quốc gia, quyền chủ quyền và quyền tài phán bị các tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài xâm phạm bất hợp pháp trên biển hoặc đối mặt với nguy cơ sắp bị xâm phạm bất hợp pháp. Dự luật cũng làm rõ những loại vũ khí – cầm tay, trên tàu hoặc trên không – có thể được sử dụng trong các trường hợp khác nhau.
Dự luật cũng cho phép lực lượng hải cảnh đưa các đảo nhân tạo mà Trung Quốc đã bồi lấp, cải tạo và xây dựng trái phép trên Biển Đông (trong đó có 7 thực thể tại quần đảo Trường Sa và một số thực thể tại quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam) vào trong phạm vi bảo vệ của lực lượng này, cho phép họ tham gia thực thi pháp luật trên tất cả các vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa và cả trên không.
Thậm chí, dự luật còn cho phép hải cảnh dỡ bỏ các công trình do nước ngoài xây dựng tại những vùng biển thuộc “quyền quản lý” của lực lượng này. Ngoài ra, hải cảnh còn được tịch thu và tiêu hủy tàu nước ngoài nếu họ “xâm phạm trái phép vùng biển” của Trung Quốc.
Thông tin từ Bắc Kinh cho biết dự luật này nhằm cho phép hải cảnh tăng cường sự hiện diện trên các vùng biển, do vậy tới đây lực lượng này sẽ đẩy mạnh hoạt động trên Biển Hoa Đông và Biển Đông.
Đòn thăm dò
Chuyên gia Bonnie Glaser, Giám đốc dự án Sức mạnh Trung Quốc, Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế của Hoa Kỳ bình luận trên Twitter của mình về dự luật sắp được thông qua này: “Nếu đúng, điều này khá đáng lo ngại, sẽ dẫn đến khả năng bạo lực gia tăng ở các vùng biển tranh chấp”.
Đây cũng là một “đòn” thăm dò của Bắc Kinh đối với Tổng thống và chính quyền mới của Hoa Kỳ. Cuộc cạnh tranh Mỹ – Trung vẫn đang diễn biến hết sức quyết liệt trên 3 mặt trận: Chiến tranh thương mại, chiến tranh công nghệ và Biển Đông.
Giới quan sát cho rằng, chính sách về Trung Quốc của tân Tổng thống sẽ mang dấu ấn của chính quyền Obama trước đó và sẽ không “mạnh tay” với Trung Quốc như thời ông Trump, cho nên đây cũng sẽ là bài “thử” phản ứng từ chính quyền mới của Hoa Kỳ.
*** Thế giới có thêm hơn 10.000 người tử vong vì COVID-19
(ĐCSVN) – Đến sáng 12/11, thế giới có tổng số 52.421.132 ca nhiễm và 1.288.895 ca tử vong vì dịch COVID-19, sau khi ghi nhận thêm lần lượt 612.813 và 10.180 ca chỉ trong vòng 24 giờ qua. Mỹ vẫn là nước có số ca nhiễm bệnh và tử vong nhiều nhất do đại dịch này.
Số liệu trên trang web thống kê worldometers.info cũng cho thấy tính đến sáng 12/11, đã có 36.664.739 ca nhiễm CODVID-19 trên toàn cầu được công bố khỏi bệnh. Trong số 14.467.498 ca bệnh đang điều trị, có 14.372.759 ca ở thể nhẹ (chiếm 99%) và 94.739 ca (chiếm 1%) còn lại trong tình trạng nghiêm trọng. Dịch bệnh hiện đã hoành hành tại 219 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Trong 24 giờ qua, với thêm tới 142.185 ca nhiễm, Mỹ tiếp tục là quốc gia ghi nhận nhiều ca nhiễm COVID-19 mới nhất trên thế giới, tiếp theo sau là Ấn Độ (48.285 ca) và Brazil (47.724 ca). Cùng với đó, Mỹ cũng là nước có thêm nhiều ca tử vong nhất trong một ngày qua với 1.478 ca, sau đó là Italy (623 ca) và Mexico (617 ca).
Với 14.707.176 ca nhiễm COVID-19 tính đến sáng 12/11, châu Á tiếp tục là khu vực có nhiều ca nhiễm nhất thế giới. Trong đó, 260.083 ca đã tử vong do COVID-19 và 13.130.186 ca được điều trị khỏi. 3 quốc gia có số người nhiễm và tử vong do COVID-19 cao nhất tại châu Á là: Ấn Độ, Iran và Iraq với lần lượt số trường hợp nhiễm COVID-19 ghi nhận tới thời điểm hiện tại là 8.684.039; 715,068 và 508.508 ca; và số trường hợp tử vong lần lượt là 128.165; 39.664 và 11.482 ca.
Bộ Y tế Malaysia cảnh báo hệ thống y tế nước này có nguy cơ sụp đổ nếu số ca mắc mới hằng ngày tiếp tục tăng ở mức 3 – 4 con số.
Số liệu mới cập nhật trên worldometers.info cho thấy tổng số ca nhiễm COVID-19 tại châu Âu đang tăng rất nhanh, khiến châu Âu trở thành khu vực có nhiều ca nhiễm hai thế giới, hiện ở mức 12.914.903 ca, trong đó có 306.504 ca tử vong và 4.746.228 ca được điều trị khỏi. Trong 24 giờ qua, châu lục này đã ghi nhận thêm 268.988 ca nhiễm và 4.781 ca tử vong mới vì COVID-19. Pháp, Nga và Tây Ban Nha là 3 nước bị tác động nhiều nhất bởi đại dịch này tại châu Âu khi có lần lượt 1.865.538; 1.836.960 và 1.463.093 ca nhiễm COVID-19 được ghi nhận tới thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, Anh lại hiện là nước có số ca tử vong vì COVID-19 cao nhất khu vực, với tổng số 50.365 ca, sau khi có thêm 595 ca trong 24 giờ qua.
Bộ Y tế Italy, ngày 11/11, đã công bố số ca mắc COVID-19 mới trong 24 giờ qua là 32.961, nâng tổng số ca mắc COVID-19 tại nước này lên 1.028.424 trường hợp. Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, giới y bác sĩ Italy cho rằng tình hình hiện đang rất nguy cấp. “Các bệnh viện đang gần như sụp đổ do thiếu nhân viên, thiếu giường bệnh trước tình trạng số lượng bệnh nhân tăng bất thường và tình hình lây nhiễm COVID-19 gia tăng nhanh chóng” – các y bác sĩ Italy cảnh báo.
Bắc Mỹ trong 24 giờ qua đã ghi nhận thêm 155.762 ca nhiễm COVID-19 và 2.205 ca tử vong vì dịch bệnh này, nâng các con số thống kê được tại khu vực này tới thời điểm hiện tại lên lần lượt là 12.677.486 và 369.553 ca. Với 10.708.007 ca nhiễm và 247.397 ca tử vong vì COVID-19, Mỹ vẫn đứng đầu bảng danh sách của khu vực. Tiếp sau là Mexico và Canada với con số thống kê lần lượt là 978.531 và 277.061 ca nhiễm, cùng 95.842 và 10.685 ca tử vong vì COVID-19.
Tại Mỹ, thêm một nhân viên Nhà Trắng có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2. Theo đài CNN và tờ New York Times, Giám đốc phụ trách các vấn đề chính trị của Nhà Trắng, ông Brian Jack, đã được chẩn đoán mắc COVID-19 vào cuối tuần qua, sau khi ông tham dự một sự kiện trong Ngày Bầu cử 3/11 tại Nhà Trắng.
Trong khi đó, Nam Mỹ ghi nhận thêm 72.569 ca nhiễm và 1.233 ca tử vong vì COVID-19, nâng tổng số ca nhiễm tại khu vực này lên 10.148.692 ca và 305.390 ca tử vong. Sau nhiều ngày dẫn đầu bảng thống kê của khu vực, Brazil tiếp tục là nước bị tác động nặng nề nhất bởi dịch bệnh trong khu vực khi có thêm 47.724 ca nhiễm mới, nâng tổng số trường hợp bị nhiễm COVID-19 lên con số 5.749.007 vào thời điểm hiện tại. Cùng với đó, với 564 ca tử vong được ghi nhận trong một ngày qua, Brazil cũng là nước có thêm nhiều ca tử vong nhất vì COVID-19; tiếp sau đó là Argentina và Colombia với lần lượt 248 và 164 ca tử vong mới.
Ngày 11/11, Chính phủ Argentina thông báo Tổng thống nước này Alberto Fernandez đã buộc phải thực hiện quy trình cách ly bắt buộc sau khi Quốc vụ khách phụ trách các vấn đề chiến lược của Văn phòng Tổng thống – ông Gustavo Beliz bị nhiễm SARS-CoV-2 từ một người thân trong gia đình.
Tính đến sáng 12/11, tổng số ca nhiễm COVID-19 tại châu Phi là 1.930.482 ca, trong đó có 46.357 ca tử vong và 1.629.090 ca bình phục. Nam Phi tiếp tục là nước chịu tác động nặng nề nhất bởi đại dịch COVID-19 trong khu vực, với 742.394 ca nhiễm và 20.011 ca tử vong sau khi ghi nhận thêm 2.140 ca nhiễm mới và 60 ca tử vong trong vòng 24 giờ qua. Tiếp theo đó là Morocco và Ai Cập, với tổng số lần lượt 270.626 và 109.881 ca nhiễm bệnh cùng 4.506 và 6.405 ca tử vong.
Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa đã quyết định gia hạn tình trạng thảm họa quốc gia đến ngày 15/12 tới nhằm tiếp tục duy trì các quy định và biện pháp cần thiết trong cuộc chiến chống dịch COVID-19. Ông Ramaphosa cũng thông báo quyết định kéo dài hoạt động của Quỹ COVID-19 quốc gia cho đến hết tháng 1/2021, qua đó tiếp tục duy trì việc cung cấp thực phẩm miễn phí cho khoảng 6 triệu người thất nghiệp tại nước này.
Tại châu Đại Dương, con số thống kê được ghi nhận là 41.672 ca nhiễm (tăng 355 ca) và 993 ca tử vong do dịch bệnh COVID-19. Đứng đầu danh sách thống kê trên trang worldometers.info vẫn là Australia với 8 ca nhiễm mới trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca nhiễm lên 27.686 ca, trong đó 907 ca tử vong./.
*** Bước đột phá lịch sử tại khu vực Nagorno – Karabakh
Lãnh đạo ba nước Nga, Armenia và Azerbaijan mới đây đã ký kết thỏa thuận chấm dứt xung đột quân sự tại khu vực Nagonor – Karabakh, sau hơn 1 tháng giao tranh đẫm máu. Giới quan sát chính trị thế giới đánh giá, thỏa thuận này là bước đột phá lớn nhằm kiềm chế “những cái đầu nóng”, đồng thời mang lại hy vọng rằng hòa bình cuối cùng sẽ đến với Nagorno-Karabakh.
Trung Quốc yêu cầu Mỹ tôn trọng chính sách “Một Trung Quốc”
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 11/11 cho biết, Bắc Kinh yêu cầu Mỹ tôn trọng nguyên tắc một Trung Quốc và dừng ngay mọi hình thức tiếp xúc cũng như có quan hệ chính thức với Đài Loan (Trung Quốc).
EU đặt mua 300 triệu liều vaccine COVID-19 tiềm năng nhất thế giới
Euronews ngày 11/11 đưa tin, Liên minh châu Âu (EU) sẽ ký hợp đồng mua vaccine ngừa COVID-19 được sản xuất bởi công ty dược BioNTech (Đức) và đối tác Pfizer (Mỹ).
Trung Quốc bước vào ngày hội mua sắm lớn nhất thế giới
Người tiêu dùng Trung Quốc dự kiến ​​sẽ chi hàng chục tỷ cho các loại mặt hàng, từ thực phẩm tươi sống đến hàng xa xỉ trong lễ hội mua sắm trực tuyến lớn nhất trong năm nay, hay còn gọi là Ngày độc thân 11/11, trong bối cảnh đất nước đang dần phục hồi sau đại dịch COVID-19.
Mỹ ghi nhận hơn 1 triệu ca nhiễm COVID-19 trong 10 ngày
Mỹ đã ghi nhận hơn 1 triệu ca nhiễm COVID-19 mới chỉ trong 10 ngày đầu tiên của tháng 11, trung bình hơn 100.000 ca nhiễm mỗi ngày.
Ông Biden “công kích” lại Tổng thống Trump
Tổng thống đắc cử Joe Biden nhấn mạnh rằng ông đang bắt đầu quá trình thành lập một đội ngũ chuyển giao quyền lực sẵn sàng tiếp quản việc điều hành nước Mỹ vào tháng 1/2021, ngay cả khi Tổng thống Mỹ Donald Trump không thừa nhận sự thất bại của mình vào thời điểm đó.
Sau bầu cử là đơn kiện
Đội ngũ vận động tranh cử của Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 9-11 (giờ địa phương) đã chính thức đệ đơn kiện lên một tòa án liên bang tại bang Pennsylvania để yêu cầu kiểm tra lại tính minh bạch và kết quả bầu cử.
Đội ngũ của ông Biden dọa kiện do bị trì hoãn việc công nhận chiến thắng
Đội ngũ chuyển giao quyền lực của Tổng thống đắc cử Biden đang cân nhắc tiến hành các hành động pháp lý khi Cơ quan Quản lý Dịch vụ Tổng hợp Mỹ (GSA) chậm trễ trong việc công nhận chiến thắng của ông.
Ông Obama có thể trở thành Đại sứ Mỹ tại Anh
Trong khi kết quả chính thức của cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2020 vẫn chưa được công bố, Tổng thống đắc cử Joe Biden được cho là đã khởi động một kế hoạch chuyển đổi để giải quyết những thách thức quan trọng trong nước và đảo ngược một số chính sách của chính quyền Trump.
Nga tuyên bố vaccine Sputnik V hiệu quả hơn 90%
Một đại diện Bộ Y tế Nga hôm 9/11 cho biết, vaccine Sputnik V ngừa COVID-19 do nước này sản xuất có hiệu quả hơn 90%.
Tình báo thương mại Thụy Điển trong Thế chiến II: Nhiệm vụ tối mật
Sử gia Thụy Điển, Bengt Jangfeldt, chỉ ra rằng điệp viên Raoul Wallenberg từng tham gia một khóa huấn luyện của Vệ binh Thụy Điển (nơi ông làm giảng viên), vai trò của Raoul là nhằm đảm bảo tình hình nguồn cung thời chiến của nước này. Mặt khác, cũng như nhiều công ty Thụy Điển khác hoạt động thương mại thời chiến, Mellaneuropeiska đóng vai trò như một công ty bình phong để thu thập thông tin tình báo.
Sa thải Bộ trưởng Quốc phòng: Nước cờ đầu tiên của ông Trump?
Sau Bộ trưởng Esper, hàng loạt quan chức cấp cao khác có thể bị Trump sa thải trước khi chuyển giao quyền lực, đẩy nước Mỹ vào thế hỗn loạn.
Lãnh đạo EU “ấp ủ kỳ vọng lớn” với tân Tổng thống Mỹ
Euronews ngày 10/11cho biết, việc ông Joe Biden được truyền thông Mỹ đưa tin giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống vừa qua, đã khiến nhiều quốc gia châu Âu kỳ vọng vào sự thay đổi chính sách Mỹ thời gian tới.
Quan chức tư pháp Mỹ từ chức phản đối lệnh điều tra bầu cử
Công tố viên hình sự hàng đầu của Bộ Tư pháp Mỹ đã từ chức ngày 9/11 để phản đối sau khi Bộ trưởng Tư pháp William Barr ủy quyền cho các công tố viên liên bang điều tra các cáo buộc về bất thường trong bỏ phiếu trước khi các bang chuyển sang giai đoạn chứng nhận kết quả trong những tuần tới.
Nội bộ ông Trump bất nhất xung quanh việc chấp nhận thất bại
Lãnh đạo phe Cộng hòa chiếm đa số tại Thượng viện Mỹ Mitch McConnell ngày 9/11 cho biết rằng Tổng thống Donald Trump “hoàn toàn trong quyền của mình” khi sử dụng các phương án pháp lý trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2020.
Tổng thống Ukraine và loạt quan chức cấp cao nhiễm COVID-19
Reuters ngày 10/11 dẫn tin từ Văn phòng Tổng thống Ukraine cho hay, Tổng thống Volodymyr Zelensky cùng ba quan chức cấp cao khác, trong đó có hai bộ trưởng, sau khi xét nghiệm COVID-19 đã cho kết quả dương tính.
Bộ trưởng Tư pháp Mỹ cho phép điều tra cáo buộc gian lận bầu cử
Bộ trưởng Tư pháp Mỹ William Barr đã ủy quyền cho các luật sư liên bang tiến hành các cuộc điều tra về những cáo buộc về những bất thường trong cuộc bỏ phiếu trước khi kết quả bầu cử tổng thống năm 2020 được chứng nhận, theo Sputnik.

Tổng hợp-TT