VINAROYAL GROUP

Tư vấn thiết kế - Đầu tư và kinh doanh bất động sản
Dây truyền tuyển - luyện xỉ Titan
Dự án khu liên doanh kinh tế biển Đông - Nam; Mỹ Thủy Seaport trong tương lai
Trang chủ Tin quốc tế

Tin vắn quốc tế ngày 12/12/2019.

Mỹ xem xét coi Nga là nước ‘bảo trợ khủng bố’, Matxcơva thề đáp trả tương xứng; [Infographics] ADB dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6,8% năm 2020; Gần nửa tỷ người ở châu Á-Thái Bình Dương vẫn trong tình trạng đói; Mỹ – Trung Quốc: Chạy đua trì hoãn đợt áp thuế mới…là những tin chính được cập nhật.

Mỹ xem xét coi Nga là nước ‘bảo trợ khủng bố’, Matxcơva thề đáp trả tương xứng

My xem xet coi Nga la nuoc 'bao tro khung bo', Matxcova the dap tra tuong xung hinh anh 1    Ủy ban đối ngoại Thượng viện Mỹ vừa thông qua dự thảo xem xét công nhận Nga là nước tài trợ khủng bố. (Ảnh: Sputnik)

(VTC News) – Ủy ban đối ngoại Thượng viện Mỹ vừa thông qua dự thảo xem xét công nhận Nga là nước tài trợ khủng bố, Sputnik dẫn nguồn tin tư cơ quan báo chỉ ủy ban này.
Theo dự luật này, Bộ Ngoại giao Mỹ sau khi tham khảo ý kiến của Bộ Quốc phòng sẽ tổng hợp danh sách các cá nhân và thực thể Nga cố tình xuất khẩu, chuyển nhượng hoặc hỗ trợ tài chính, vật chất, công nghệ quan trọng, làm tăng đáng kể khả năng mua vũ khí của chính phủ Syria.
Ngoài ra, Ngoại trưởng Mỹ sẽ phải đưa ra kết luận về vấn đề xem xét công nhận Nga là nước tài trợ khủng bố cho các Ủy ban có liên quan ở Quốc hội trong vòng 90 ngày sau khi dự luật có hiệu lực.
Cũng trong thời hạn đó, người đứng đầu Bộ Ngoại giao Mỹ cần xác định liệu các nhóm vũ trang do Nga kiểm soát có hiện diện ở Donbass hay không và liệu họ cùng với các nhóm vũ trang của LPR và DPR (các nước cộng hòa Lugansk và Donetsk tự xưng) có thuộc định nghĩa “các tổ chức khủng bố nước ngoài” hay không.
Nếu dự luật này được thông qua, một số cá nhân, thực thể Nga sẽ được đưa vào danh sách đen của Mỹ, bị cấm nhập cảnh, đóng băng tài sản của Mỹ, cấm làm ăn với người Mỹ hoặc công ty Mỹ.
Danh sách các nước Mỹ coi là bảo trợ khủng bố hiện có Iran, Triều Tiên, Syria và Sudan. Cuba, Iraq, Libya từng có tên trong danh sách này nhưng đã được gạch tên.
Đáp trả động thái này của Mỹ, ông Alexandr Sherin, Phó Chủ tịch thứ nhất của Ủy ban quốc phòng Nga cho biết Nga có thể xem xét một dự luật tương tự chống lại Washington.
Ông Sherin lưu ý rằng Nga không có lý do gì để bảo trợ cho các nhóm khủng bố, đồng thời đặt ngược câu hỏi cho Mỹ.
“Bất kỳ nhóm khủng bố nào trên thế giới đều không thể tồn tại nếu không có nguồn chu cấp từ bên ngoài, nguồn lực chỉ Mỹ mới có”, ông nói.

[Infographics] ADB dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6,8% năm 2020
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã nâng mức dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2019 và 2020 lên 6,9% và 6,8%.
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã nâng mức dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2019 và 2020 lên 6,9% và 6,8%, bất chấp tăng trưởng của nhiều quốc gia châu Á đang phát triển đều dự báo hạ do ảnh hưởng của tăng trưởng kinh tế “hạ nhiệt” tại Trung Quốc và Ấn Độ./.

Gần nửa tỷ người ở châu Á-Thái Bình Dương vẫn trong tình trạng đói
Theo Liên hợp quốc, để đạt được mục tiêu xóa đói vào năm 2030, đòi hỏi mỗi tháng phải có hàng triệu người ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương thoát khỏi tình trạng thiếu lương thực.
Theo một báo cáo của Liên hợp quốc công bố hôm 11/12, gần nửa tỷ người ở châu Á-Thái Bình Dương vẫn trong tình trạng đói và bị suy dinh dưỡng.
Để đạt được mục tiêu xóa đói vào năm 2030, đòi hỏi mỗi tháng phải có hàng triệu người ở khu vực này thoát khỏi tình trạng thiếu lương thực.
Theo phóng viên TTXVN tại Liên hợp quốc, số liệu tổng hợp của Liên hợp quốc cho thấy các tiến bộ đạt được chậm và thậm chí còn thụt lùi trong vấn đề thấp còi và gầy mòn ở trẻ em và các vấn đề khác liên quan đến suy dinh dưỡng.
Bất bình đẳng ngày càng nghiêm trọng, mặc dù tăng trưởng kinh tế của khu vực tương đối nhanh nhưng thu nhập của hàng trăm triệu người sống trong tình trạng nghèo đói không tăng nhanh để giúp đảm bảo chế độ ăn uống đầy đủ và dinh dưỡng cho họ.
Báo cáo của Liên hợp quốc do Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp (FAO), Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), Chương trình Lương thực thế giới (WFP) và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cùng phối hợp xây dựng, kêu gọi chính phủ các nước sử dụng tổng hợp các biện pháp để chấm dứt tình trạng nghèo đói, cùng với các chính sách định hướng về dinh dưỡng, y tế và giáo dục.
Mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc đến năm 2030 chấm dứt nạn đói và đảm bảo tất cả mọi người có đầy đủ thực phẩm trong năm.
Đại diện của FAO tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, bà Kundhavi Kadiresan nhấn mạnh “chúng ta không đi đúng hướng, các tiến bộ trong việc giảm suy dinh dưỡng đã chậm lại rất nhiều trong vài năm qua.”
Hơn một phần năm người dân ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương đang phải đối mặt với tình trạng thiếu lương thực, nghĩa là họ phải ăn uống tằn tiện hoặc thiếu đói trong năm và có nhiều trường hợp nghiêm trọng hơn không có ăn trong nhiều ngày.
Hơn một nửa trong số 479 triệu người ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương thiếu dinh dưỡng sống ở Nam Á, nơi có hơn một phần ba trẻ em bị suy dinh dưỡng mãn tính. Tại Ấn Độ, có gần 21% trẻ em bị gầy mòn, một dạng suy dinh dưỡng cấp tính./.

Mỹ – Trung Quốc: Chạy đua trì hoãn đợt áp thuế mới
(SGGP) Các nhà đàm phán Mỹ và Trung Quốc đang nỗ lực hoãn đợt thuế quan mới mà Mỹ dự kiến áp lên 165 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc vào ngày 15-12 tới đây nhằm hạn chế các phản ứng từ người dân dịp cuối năm.
Kỳ kèo bớt một thêm hai
Mấu chốt mà Tổng thống Mỹ Donald Trump muốn để chấp nhận đặt bút ký một thỏa thuận ban đầu là Trung Quốc cam kết mua nông sản của Mỹ ra sao. Đây là điều mà hai bên vẫn đang thương thảo. Không có gì chắc chắn hai bên sẽ kịp chốt thỏa thuận trong ít ngày còn lại. Các quan chức Bắc Kinh và Washington cũng phát tín hiệu rằng họ không xem 15-12 là hạn cuối để đạt thỏa thuận vì thực tế hai phía cũng đã không ít lần “xôi hỏng bỏng không” khi sắp thương lượng thành công.
Trong khi cả hai nước thừa nhận các cuộc đàm phán có thể kéo dài qua ngày 15-12 thì Tổng thống Donald Trump một mặt đe dọa kéo dài cuộc chiến thương mại, mặt khác vẫn cố gắng trấn an các nhà đầu tư. Cố vấn Nhà Trắng Jared Kushner, con rể của tổng thống, gần đây cũng đã tham gia vào nỗ lực giúp hai bên đạt thỏa thuận.
Cả người Trung Quốc và nhiều người ở phía Mỹ đều không muốn đợt thuế này có hiệu lực, vốn sẽ đánh mạnh vào sản phẩm điện thoại di động, máy tính xách tay, đồ chơi và quần áo. Đối với Trung Quốc, thuế quan mới sẽ làm trì trệ thêm nền kinh tế. Dữ liệu chính thức mới nhất cho thấy, xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ đã giảm 23% trong tháng 11. Với Mỹ, thuế quan có thể sẽ thúc đẩy phản ứng tiêu cực của người tiêu dùng.
Các nhà phân tích tại Eurasia Group, một công ty tư vấn có trụ sở tại New York, ước tính rằng 65% khả năng thỏa thuận giai đoạn 1 sẽ đạt được. Nếu đạt được thỏa thuận trì hoãn thì đây sẽ là một bước tiến đầy triển vọng hướng tới việc chấm dứt căng thẳng thương mại giữa hai bên. Cho tới nay, việc hai nền kinh tế lớn nhất thế giới có thể đạt được thỏa thuận thương mại hay không vẫn còn là ẩn số. Dù các nhà đàm phán của cả hai bên đã cố gắng hết sức nhưng vẫn chưa bên nào nhường bên nào. Trung Quốc khó có thể thay đổi cấu trúc nền kinh tế theo hướng mà Mỹ muốn. Tổng thống Donald Trump cũng được cho là đang nỗ lực tìm kiếm các cam kết mua thêm nông sản Mỹ từ Trung Quốc, điều mà các chuyên gia tin rằng vượt quá nhu cầu của Bắc Kinh.

***   Nước Anh sẽ về đâu sau cuộc tổng tuyển cử “gấp”?
Ngày 12-12, cuộc tổng tuyển cử quan trọng nhất trong nhiều thập kỷ qua tại Anh chính thức diễn ra. Lá phiếu của các cử tri Anh lần này sẽ góp phần định hình tương lai của đảo quốc sương mù, do sự liên quan trực tiếp đến tiến trình Anh rời Liên minh châu Âu (EU), hay còn gọi là Brexit.

Vua Arab Saudi hối thúc vùng Vịnh chung tay chống Iran
Vài ngày sau đề nghị đối thoại của Iran, Quốc vương Arab Saudi Salman bin Abdulaziz Al Saud bất ngờ kêu gọi các nước vùng Vịnh cùng đoàn kết chống lại Tehran.

Suy thoái và câu chuyện lãi suất âm
Đề cập tới chính sách tiền tệ của Tổng thống Donald Trump, các học giả kinh tế đúc kết lại một câu: Mỹ phải có mức lãi suất thấp nhất trên thế giới. Đây sẽ là lợi thế đối với các nhà sản xuất và nhất là các nhà xuất khẩu Mỹ vì lãi suất thấp hơn sẽ gây sức ép giảm giá đồng USD, khiến hàng hóa Mỹ trở nên rẻ hơn ở nước ngoài.

Matthew Shepard – Vụ án làm thay đổi nước Mỹ
Cái chết của một sinh viên đồng tính, bị tra tấn và trói vào hàng rào thảo nguyên ở bang Utah hai thập niên trước, đã gây chấn động nước Mỹ.

Tổng thống Mỹ cảnh báo Nga không can thiệp bầu cử
Nhà Trắng ngày 10-12 cho biết Tổng thống Donald Trump cảnh báo Nga không can thiệp vào bầu cử Mỹ trong cuộc đàm phán với phái đoàn của Nga, sau khi hai bên tiến hành các cuộc họp nhưng chưa đạt được tiến bộ nào về kiểm soát vũ khí hạt nhân.

Mỹ, Mexico và Canada ký thỏa thuận thương mại mới
Các quan chức hàng đầu của Mỹ, Mexico và Canada ngày 10-12 đã ký một thỏa thuận thuận thương mại mới thay thế cho hiệp định NAFTA.

Xả súng tại New Jersey, ít nhất sáu người thiệt mạng
Ít nhất sáu người trong đó có một sĩ quan cảnh sát và hai nghi phạm xả súng đã thiệt mạng tại một vụ xả súng tại một cửa hàng tạp hóa ở New Jersey, Mỹ, ngày 10-12, khiến các trường học trong khu vực phải đóng cửa.

Mỹ ngừng đào tạo học viên Saudi Arabia sau vụ xả súng tại căn cứ quân sự
Lầu Năm Góc ngày 10-12 tuyên bố sẽ ngừng chương trình huấn luyện cho tất cả những học viên quân sự đến từ Saudi Arabia tại Mỹ cho đến khi có thông báo mới sau vụ một sĩ quan Không quân nước này xả súng tại một căn cứ quân sự của Mỹ.

Thomas Sankara của Burkina Faso
Vào ngày 4-8-1983, tại một đất nước châu Phi có tên Thượng Volta tiếp tục xảy ra một cuộc đảo chính. Đây đã là cuộc đảo chính lần thứ tư xảy ra tại nước này chỉ trong vòng 17 năm.

Nga – Nhật Bản “sốt sắng” tìm kiếm hoà bình vĩnh viễn
Ngoại trưởng Nhật Bản Toshimitsu Motegi sẽ dành 5 ngày liên tục trên đất Nga để thảo luận với quan chức chủ nhà về một hiệp ước hoà bình vĩnh viễn giữa hai nước.

Nổ súng sát hại 4 người tại bệnh viện rồi bỏ trốn
Một người đàn ông xông vào bệnh viện thuộc thành phố Ostrava, Czech hôm 10-12 và bất ngờ nổ súng vào nhóm người đang ngồi tại phòng chờ khiến 4 người thiệt mạng và 2 người bị thương nặng.

“Sức mạnh Siberia”: Cuộc chơi lớn Nga – Trung
Ngày 2-12, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã giám sát việc khánh thành đường ống vận chuyển khí đốt tự nhiên hóa lỏng từ Siberia đến khu vực Đông Bắc Trung Quốc mang tên gọi “Sức mạnh Siberia”. Đây là thành quả rõ nét nhất từ chiến lược xoay trục sang châu Á của Nga khi bị các nước phương Tây bao vây cấm vận sau vụ sáp nhập bán đảo Crimea.

Tổng hợp-TT