EASA khuyến cáo các hãng hàng không châu Âu tránh không phận Iran; Chiến thắng của Putin ở Trung Đông; Vụ giết tướng Iran, thú nhận gây sốc của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ; Iran thừa nhận vô tình bắn rơi máy bay Ukraine giết chết hơn 170 người…là những tin chính được cập nhật.
EASA khuyến cáo các hãng hàng không châu Âu tránh không phận Iran
Ảnh: AFP/TTXVN
Cơ quan An toàn Hàng không Liên minh châu Âu (EASA) ngày 11/1 thông báo các hãng hàng không châu Âu cần tránh toàn bộ không phận Iran cho tới khi có thông báo tiếp theo.
Khuyến cáo này được đưa ra sau khi Iran thừa nhận các lực lượng vũ trang nước này bắn nhầm máy bay mang số hiệu PS752 của Hãng hàng không quốc tế Ukraine (UIA) hôm 8/1, khiến toàn bộ 176 hành khách và phi hành đoàn thiệt mạng.
Khuyến cáo trên mở rộng hơn so với khuyến cáo trước đó của EASA rằng giới chức các quốc gia cần cấm các hãng hàng không bay qua Iran ở độ cao dưới 7.620 m. Theo EASA, khuyến cáo mở rộng được đưa ra “sau khi Iran tuyên bố các lực lượng vũ trang nước này đã vô tình bắn trúng một máy bay chở khách của Ukraine”.
Trong khi đó, liên quan đến máy bay gặp nạn của UIA, ngày 11/1, hãng thông tấn Tasnim dẫn tuyên bố của Tổ chức Hàng không dân dụng Iran cho biết máy bay chở hành khách của UIA bị tên lửa bắn hạ gần Tehran đã không đổi hướng so với lộ trình bay thông thường của mình. Tuyên bố của Tổ chức Hàng không dân dụng Iran cho hay: “Cho tới nay, chưa có dấu hiệu chứng minh rằng máy bay gặp nạn đã đổi hướng bay”.
Trước đó, ngày 11/1, quân đội Iran bất ngờ xác nhận phòng không nước này đã “vô tình” bắn nhầm chiếc máy bay mang số hiệu PS752 của hãng hàng không UIA. Theo tuyên bố của quân đội Iran, tại thời điểm xảy ra tai nạn, chiếc máy bay này đã bị nhầm là “mục tiêu đối thủ” sau khi bay qua một căn cứ quân sự nhạy cảm của Lực lượng Vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC). Tuyên bố của quân đội Iran cho biết ở thời điểm đó, quân đội Iran đang được đặt trong tình trạng sẵn sàng cao nhất trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa nước này với Mỹ.
Chuyến bay mang số hiệu PS752 của hãng hàng không UIA gặp nạn khi đang trên hành trình từ thủ đô Tehran của Iran tới thủ đô Kiev của Ukraine sáng 8/1. Máy bay Boeing 737-800 trên cất cánh chỉ vài giờ sau khi Iran phóng hàng chục tên lửa đạn đạo vào hai căn cứ quân sự của Mỹ ở Iraq nhằm đáp trả việc Mỹ không kích sân bay Baghdad khiến Tướng Qasem Soleimani (Ca-xem Xô-lây-ma-ni) của Iran thiệt mạng. Trên máy bay đa số là công dân Iran./.
Chiến thắng của Putin ở Trung Đông
Vài giờ trước khi Iran tấn công tên lửa vào các mục tiêu Mỹ ở Iraq, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có mặt ở Syria để hội đàm với người đồng cấp Bashar al-Assad về về cuộc khủng hoảng đang leo thang.
Nga liên tục lên án các cuộc không kích của Mỹ giết chết thiếu tướng Iran Qassem Soleimani. Nhưng, công bằng mà nói thì giới chức ở Moscow đang tìm cách tận dùng tình hình hiện tại để củng cố lợi ích của mình, theo tạp chí Slate.
Chiến thắng của Putin ở Trung Đông
Mối quan hệ giữa Washington và Tehran xấu đi kể từ khi bắt đầu cuộc xung đột ở Syria, càng thêm tồi tệ sau khi Tổng thống Donald Trump rút khỏi thỏa thuận hạt nhân mà Iran đã ký với các cường quốc năm 2015.
Cùng lúc đó, Nga và Iran trở nên thân thiết hơn thông qua hợp tác quân sự ở Syria. Sự ảnh hưởng ngày càng lớn của Moscow ở Syria cho thấy xung đột giữa Mỹ và Iran có thể sẽ càng làm mạnh thêm vai trò và uy tín của Nga trong khu vực. Ít nhất, Nga cũng có thể “tô vẽ” Mỹ như một kẻ hiếu chiến thất thường, khiến các chủ thể trong khu vực và các đồng minh quốc tế phải đặt câu hỏi về sự hợp tác của Washington.
Nga đã giúp chính quyền Assad duy trì thành công sự kiểm soát ở Syria, dù Mỹ và các đồng minh NATO đòi ông Assad phải từ bỏ quyền lực. Khi Mỹ rút quân khỏi Syria, chính quyền Assad và Moscow tiếp tục giữ vững vị thế. Ban đầu, sự ủng hộ của Nga dành cho ông Assad nằm trong nỗ lực làm giảm bớt các lợi ích của Mỹ và mang về cho Nga sự ảnh hưởng ở Trung Đông. Hơn 4 năm sau đó, Putin giành được nhiều chiến thắng trong cuộc xung đột ở Syria, từ việc lôi kéo Thổ Nhĩ Kỳ khỏi các đồng minh NATO đến xây dựng uy tín của Nga như một nước hỗ trợ bên ngoài đáng tin cậy.
Với Mỹ, tất cả đều ngược lại.
Chẳng hạn, các quyết định chính sách đối ngoại được cân nhắc chóng vánh của Mỹ, gần đây nhất là từ bỏ các đối tác người Kurd ở Syria, đã giúp tạo ra khoảng trống quyền lực mà Nga đã nhanh chân lấp đầy.
Các cuộc tấn công nhằm vào thiếu tướng Iran Qassem Soleimani hôm 3/1 – và mọi hành động của chính quyền Trump sau đó – nhiều khả năng càng giúp củng cố vị thế của Nga ở Syria nói riêng và toàn khu vực nói chung. Chính phủ Iraq rất tức giận và tố Mỹ “xâm phạm chủ quyền”, với Thủ tướng nước này mô tả vụ tấn công là “vi phạm trắng trợn các điều kiện cho phép lính Mỹ hiện diện”. Để đáp trả, Iraq có thể sẽ sớm buộc quân Mỹ phải rời đi. Nếu không còn binh sĩ nào ở Iraq, Mỹ cũng sẽ rất khó duy trì sự hiện diện ở Syria. Khoảng trống này càng giúp Moscow linh hoạt hơn trong khu vực.
Ngoài việc tăng cường vị thế của Nga, vụ tấn công giết chết ông Soleimani còn giúp ích cho Nga trong mục tiêu điều khiển một tấm chêm giữa Washington và các đối tác, đồng thời thúc đẩy các quan điểm trên toàn cầu rằng Mỹ là một nước hay thay đổi và hiếu chiến.
Vụ giết tướng Iran, thú nhận gây sốc của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ
Các phát biểu mới của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper gây bất ngờ vì chúng dường như mâu thuẫn với tuyên bố của Tổng thống Donald Trump về tướng hàng đầu quân đội Iran bị lực lượng Mỹ sát hại ở Iraq.
Tổng thống Trump cũng như các quan chức thuộc Nhà Trắng, Lầu Năm góc và Bộ Ngoại giao Mỹ nhiều lần quả quyết Thiếu tướng Qassem Soleimani, tư lệnh lực lượng đặc nhiệm Quds thuộc Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) là “mối đe dọa” đối với các lợi ích Mỹ. Tuy nhiên, cho tới hiện tại, họ chưa thể cung cấp bất kỳ bằng chứng đáng tin cậy nào liên quan đến những “âm mưu tàn độc” của ông Soleimani.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper thậm chí đã đưa ra các phát biểu có nội dung trái ngược nhau trong hai cuộc phỏng vấn mới đây về lí do tại sao Washington quyết định mở cuộc không kích tiêu diệt vị tư lệnh quyền lực của Iran hôm 3/1.
“Có thông tin tình báo rằng có một âm mưu tấn công đại sứ quán Mỹ ở Baghdad. Điều Tổng thống (Trump) nói liên quan đến 4 đại sứ quán (Mỹ) cũng là những gì tôi tin. Ông ấy nói mình tin Iran có thể tấn công các đại sứ quán Mỹ trong khu vực”, ông Esper bộc bạch trong chương trình phát sóng sáng 12/1 trên kênh CNN.
Khi được yêu cầu làm rõ những thông tin tình báo cụ thể dẫn Tổng thống Trump tới quyết định trừ khử ông Soleimani, lãnh đạo Lầu Năm góc đáp “sẽ không bàn các vấn đề tình báo tại đây, trong chương trình này”.
Iran thừa nhận vô tình bắn rơi máy bay Ukraine giết chết hơn 170 người
Iran ngày 11/1 thừa nhận đã vô tình bắn rơi máy bay của hãng hàng không Ukraine làm thiệt mạng toàn bộ hành khách và phi hành đoàn, sau vụ tấn công tên lửa trả đũa Mỹ hôm 8/1.
Iran hôm 11/1 nói họ đã vô tình bắn hạ máy bay chở khách của Ukraine vì nhầm lẫn phi cơ là mục tiêu thù địch, theo hãng thông tấn bán chính thức ISNA.
Máy bay đã bay gần một cơ sở quân sự của lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC), ISNA cho hay, trích dẫn một thông cáo của quân đội.
Sẽ truy cứu trách nhiệm lực lượng bắn nhầm máy bay Ukraine
Thông cáo của IRGC hôm 11/1 cho biết những người chịu trách nhiệm về vụ việc sẽ được giao cho tòa án binh xử lý.
“Quân đội đã ở mức sẵn sàng cao nhất”, thông cáo nêu. “Trong điều kiện như vậy, vì lỗi của con người và sự vô ý, máy bay đã bị bắn trúng”. IRGC xin lỗi và nói họ sẽ nâng cấp hệ thống để ngăn ngừa những sai lầm tương tự trong tương lai.
Iran thua nhan vo tinh ban roi may bay Ukraine giet chet hon 170 nguoi hinh anh 1 iran_ban_ha.jpg
Các nhân viên của Red Crescent kiểm tra mảnh vỡ của máy bay hãng Ukraine International Airlines rơi sau khi cất cánh từ sân bay Imam Khomeini của Iran. Ảnh: Reuters.
Trên Twitter, Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif nói thảm kịch xuất phát từ “lỗi con người” và “chủ nghĩa phiêu lưu của Mỹ”.
“Lỗi lầm không thể tha thứ”
“Một ngày buồn. Kết luận ban đầu từ cuộc điều tra nội bộ của Lực lượng Vũ trang: Lỗi của con người, trong lúc khủng hoảng do chủ nghĩa phiêu lưu của Mỹ gây ra, đã dẫn đến thảm kịch”, ông nói. “Chúng tôi xin bày tỏ sự hối tiếc, xin lỗi và chia buồn sâu sắc đến người dân chúng ta, đến gia đình các nạn nhân và đến các quốc gia bị ảnh hưởng”.
Tổng thống Iran Hassan Rouhani cũng đã bày tỏ trên Twitter rằng đây là “lỗi lầm không thể tha thứ”. “Cuộc điều tra nội bộ của Lực lượng Vũ trang đã kết luận rằng rất đáng tiếc, tên lửa bị bắn đi do lỗi của con người đã gây ra vụ rơi máy bay Ukraine kinh hoàng và cái chết của 176 người vô tội”, ông nói. “Cuộc điều tra vẫn đang được tiếp tục để xác định và khởi tố bi kịch khủng khiếp và lỗi lầm không thể tha thứ này”.
*** Cháy xe bus, ít nhất 20 người Ấn Độ thiệt mạng
Xe bus chở 46 hành khách đã bốc cháy sau khi va chạm với một chiếc xe tải tại Ấn Độ đã khiến ít nhất 20 người thiệt mạng và 21 người khác bị thương.
“Trang mới” của JCG
Vai trò của Lực lượng Bảo vệ bờ biển Nhật Bản (JCG) đang bước vào “trang mới” trong sự phát triển ngày càng lớn mạnh của mình.
Quân đội Mỹ đã biết trước việc bị Iran tập kích
Quân đội Mỹ tại căn cứ không quân Al-Asad ở Iraq đã biết trước việc Iran sắp tập kích và đã trú ẩn tại boongke hai tiếng rưỡi trước đợt tên lửa đầu tiên.
Florence Finch, nữ anh hùng Mỹ trong thế chiến II
Florence Smith gia nhập Lực lượng Bảo vệ bờ biển Mỹ, được biết đến với cái tên SPARs (dạng rút ngọn khẩu hiệu Sempre Paratus – Luôn sẵn sàng) vào ngày 13-7-1945, trên chiếc tàu đổ bộ LST-512 của Hải quân Mỹ trong Chiến tranh thế giới lần 2.
Ấn Độ nói “sẵn sàng” đòi lại vùng Kashmir do Pakistan chiếm đóng
Tư lệnh lục quân Ấn Độ Manoj Mukund Naravane cho biết quân đội nước này sẽ hành động nếu nhận được lệnh đòi lại vùng Kashmir do Pakistan chiếm đóng (PoK).
Người biểu tình yêu cầu lãnh tụ tối cao Iran từ chức
Đám đông biểu tình ở thủ đô Tehran đã kêu gọi nhà lãnh đạo tối cao Ali Khamenei từ chức Sau khi Iran thừa nhận việc bắn nhầm máy bay Ukraine. Cảnh sát nước này cho biết đã phải dùng đến vũ lực để dập tắt biểu tình.
U23 Việt Nam và câu chuyện của VAR
VAR đã giúp U23 Việt Nam thoát khỏi tình huống có thể bị phạt đền trong trận đấu với U23 UAE. Thế nhưng, với Tấn Sinh và các đồng đội thì đó là bài học “chơi có ý thức”.
Mỹ tố tàu chiến Nga cố lình lao thẳng vào tàu khu trục USS Farragut
Một tàu chiến Nga “lao đến” tàu khu trục của Mỹ khi tàu này đang hoạt động tại Biển Bắc Arab ngày 9-1, bất chấp cảnh báo làm tăng nguy cơ va chạm.
Ông Trump gửi lời chúc mừng sinh nhật Nhà lãnh đạo Triều Tiên
Hãng thông tấn Triều Tiên KCNA đưa tin cho biết Bình Nhưỡng đã nhận được lời chúc mừng sinh nhật của Tổng thống Mỹ Donald Trump đến Nhà lãnh đạo Kim Jong-un, nhưng vẫn sẽ không trở lại bàn đàm phán.
Iran thừa nhận bắn nhầm máy bay Ukraine
Quân đội Iran ngày 11-1 thừa nhận “vô tình” bắn hạ máy bay chở khách của Ukraine, vụ việc xảy ra cùng ngày với cuộc tấn công căn cứ quân sự Iraq có quân Mỹ đồn trú hôm 8-1 vừa qua.
Iran muốn tự điều tra vụ máy bay rơi bất chấp áp lực phương Tây
Tehran ngày 10-1 cho biết muốn tự tải lại bản ghi âm từ hộp đen của máy bay Ukraine gặp nạn tuần qua, khiến 176 người thiệt mạng.
Vụ trộm tiền ở ngân hàng Hàm Đan
Vào lúc 14 giờ ngày 14 tháng 4 năm 2007 Ngân hàng Nông nghiệp Hàm Đan tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc bàng hoàng phát hiện 51 triệu nhân dân tệ đã không cánh mà bay. Sau hai ngày che giấu vụ việc, Ngân hàng Hàm Đan không thể tự giải quyết được nên ngày 17 phải báo vụ việc cho cảnh sát.
Iraq yêu cầu Mỹ lên kế hoạch rút quân khỏi lãnh thổ
Thủ tướng Iraq Adel Abdul-Mahdi cho biết Mỹ đã chuyển quân vào nước này và vận hành máy bay không người lái mà không có sự động ý từ chính quyền nước sở tại.
Việt Nam chủ trì phiên thảo luận mở của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Mình ngày 9-1 đã chủ trì phiên thảo luận mở của Hội đồng Bảo an (HĐBA) LHQ với chủ đề “Tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc, bảo vệ hòa bình và an ninh”.
Giữ đúng lời hứa, Mỹ áp thêm trừng phạt với Iran
Mỹ ngày 10-1 công bố một loạt biện pháp trừng phạt kinh tế mới với Iran nhằm trả đũa cho cuộc tấn công bằng tên lửa nhằm vào căn cứ quân sự Iraq có quân Mỹ đồn trú.
Tổng hợp-TT