Mất bao lâu để kinh tế toàn cầu phục hồi sau COVID-19?; WHO: Thế giới trải qua ngày tăng ca Covid-19 cao chưa từng thấy; Hơn 93 nghìn ca nhiễm trong 24h, Ấn Độ là tâm dịch nóng nhất thế giới; Australia khẳng định có cơ sở “đột kích” phóng viên Trung Quốc…là những tin chính được cập nhật.
Mất bao lâu để kinh tế toàn cầu phục hồi sau COVID-19?
Tổng mức thiệt hại đối với kinh thế giới trong năm 2020 – 2021 vào khoảng 9 nghìn tỷ USD. (Nguồn: Nationalwheels)
(VTC News) – Các chuyên gia phân tích cho rằng, nền kinh tế toàn cầu cần một thời gian khá dài, có thể là nhiều năm, để khắc phục những tổn thương do COVID-19 gây ra.
Dự báo, kinh tế thế giới khó có thể tăng tốc khi vì COVID-19 chưa dứt. Dù các nền kinh tế có dấu hiệu tăng trưởng trở lại song cũng phải mất thời gian dài để chữa lành “vết sẹo” do đại dịch. Các chuyên gia phân tích cho rằng, nền kinh tế toàn cầu cần một thời gian khá dài, có thể là nhiều năm, để khắc phục những tổn thương do COVID-19 gây ra.
Từ đầu năm 2020 đến nay, do tác động của đại dịch COVID-19, nền kinh tế thế giới rơi vào suy thoái nghiêm trọng, chính phủ các nước đang chịu sức ép rất lớn trong việc đưa ra quyết định nối lại hoạt động thương mại. Trước tình hình đó, kịch bản nền kinh tế thế giới phục hồi ra sao tiếp tục trở thành mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia, các nhà hoạch định chính sách và các tập đoàn lớn.
Hiện các quốc gia đang đánh giá ảnh hưởng của đại dịch và đều có chung quan điểm rằng kinh tế thế giới sau COVID-19 sẽ rất khác so với trước đây.
Đã xuất hiện dấu hiệu của sự mong manh dễ vỡ ở nhiều quốc gia khi đại dịch tái bùng phát đã châm ngòi cho những biện pháp giới hạn mới và càng rót thêm sự thận trọng vào tâm trí người tiêu dùng. Các chuỗi cung ứng bị đứt gãy, sản xuất đình trệ, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, nhu cầu tiêu dùng giảm sút nghiêm trọng…
Theo đánh giá của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), có nhiều kịch bản phục hồi kinh tế hậu COVID-19 được đưa ra, trong đó đáng chú ý là 3 kịch bản tăng trưởng: Hình chữ U, hình chữ V, và hình chữ L. Kịch bản hình chữ U là sự phục hồi theo dài hạn với cái đáy dài và phẳng, thể hiện sự tăng trưởng yếu ớt, có thể sẽ là kịch bản nhiều khả năng xảy ra nhất đối với kinh tế toàn cầu trong vài năm tới. Kịch bản phục hồi theo hình chữ V nghĩa là sau khi tăng trưởng bị sụt giảm mạnh vì đại dịch thì sẽ như chiếc lò xo bị nén, nền kinh tế toàn cầu sẽ bật tăng mạnh mẽ, nhanh chóng. Kịch bản hình chữ L là triển vọng phục hồi xấu nhất, quá trình phục hồi diễn ra rất chậm do tác động kép từ đại dịch.
Các chuyên gia cho rằng, nền kinh tế toàn cầu sẽ phục hồi nhưng theo mô hình nào – chữ U, V, hay L – sẽ tùy thuộc vào thời gian kéo dài của đại dịch COVID-19 cũng như mức độ ảnh hưởng của nó.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) chỉ ra rằng, COVID-19 là cuộc khủng hoảng kinh tế xã hội nghiêm trọng nhất kể từ chiến tranh thế giới thứ hai trở lại đây. Mức độ nghiêm trọng đã vượt xa khủng hoảng tài chính 2008, thậm chí vượt cả Đại suy thoái ở Mỹ vào những năm 1930.
WHO: Thế giới trải qua ngày tăng ca Covid-19 cao chưa từng thấy
Tính đến ngày 14/9, thế giới có tổng cộng 29,1 triệu ca mắc và 927.709 ca tử vong vì Covid-19, theo số liệu từ Worldometers.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hôm 13/9 ghi nhận sự gia tăng kỷ lục về số bệnh nhân mắc Covid-19 trên toàn cầu. Chỉ trong 24 giờ, có đến 307.930 trường hợp xét nghiệm dương tính với virus corona, Reuters đưa tin.
Theo báo cáo trên trang web của WHO, số ca nhiễm mới này chủ yếu đến từ Ấn Độ, Mỹ và Brazil. Trong đó, Ấn Độ có thêm 94.372 trường hợp, Mỹ và Brazil lần lượt có thêm 45.523 và 43.718 ca mắc bệnh mới.
Ba quốc gia này cũng ghi nhận thêm 5.537 ca tử vong vì Covid-19. Trong đó, Mỹ và Ấn Độ đều báo cáo hơn 1.000 trường hợp tử vong trong khi Brazil có thêm 874 bệnh nhân Covid-19 thiệt mạng trong 24 giờ qua.
Thế giới từng ghi nhận kỷ lục về dữ liệu dịch tễ vào ngày 17/4. Khi ấy, WHO báo cáo toàn cầu ghi nhận thêm 306.857 ca nhiễm mới và 12.430 ca tử vong vì Covid-19.
Theo các nhà phân tích của Reuters, dịch bệnh đang diễn biến phức tạp ở 58 quốc gia và vùng lãnh thổ, bao gồm Argentina, Indonesia, Morocco, Tây Ban Nha và Ukraine.
Tính đến ngày 14/9, thế giới có tổng cộng 29,1 triệu ca mắc và 927.709 ca tử vong vì Covid-19, theo số liệu từ Worldometers.
Tại Đông Nam Á, Philippines là vùng dịch lớn nhất khu vực với 261.216 ca nhiễm và 4.371 ca tử vong, tăng lần lượt 3.372 và 79 ca so với ngày trước đó. Thủ đô Manila và các tỉnh lân cận được lệnh duy trì lệnh hạn chế đi lại và nhóm họp đến cuối tháng 9.
Hồi tuần trước, Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cảnh báo về sự thiếu đoàn kết trong nỗ lực ứng phó Covid-19 toàn cầu. “Chúng ta càng chia rẽ, virus càng có nhiều cơ hội”, ông nhấn mạnh.
Hơn 93 nghìn ca nhiễm trong 24h, Ấn Độ là tâm dịch nóng nhất thế giới
Trong 24 giờ qua, thế giới có thêm gần 225.000 ca nhiễm mới và hơn 3.600 người tử vong vì đại dịch Covid-19.
Theo trang thống kê Worldometers, tính đến 6h sáng ngày 14/9, đại dịch Covid-19 đã lây nhiễm mầm bệnh cho gần 29,2 triệu người và cướp đi mạng sống của khoảng 928.000 người khác. Số ca hồi phục đạt trên 21 triệu.
Mỹ vẫn đứng đầu danh sách nạn nhân nhưng số ca nhiễm mới và tử vong trên đà giảm mạnh. Nước này bổ sung khoảng 30.000 người dương tính và 346 người tử vong trong ngày qua vào danh sách tổng 6,7 triệu người nhiễm và gần 198.500 ca tử vong.
Ở vị trí thứ 2, Ấn Độ là tâm dịch nóng nhất thế giới với hơn 93.000 ca nhiễm mới và 1.140 trường hợp tử vong trong 24 giờ qua. Như vậy, đến nay, nước này có tổng cộng 4,8 triệu ca nhiễm và gần 80.000 người tử vong.
*** Australia khẳng định có cơ sở “đột kích” phóng viên Trung Quốc
Bộ trưởng Nội vụ Australia Peter Dutton ngày 13/9 đã lên tiếng rằng chính phủ nước này có quyền tiến hành các cuộc đột kích tình báo để ngăn chặn sự can thiệp của nước ngoài, sau khi Trung Quốc phản đối các cuộc lục soát đối với các nhà báo của mình tại Australia.
Số ca nhiễm COVID-19 giảm, Hàn Quốc nới lỏng các hạn chế
Ngày 13/9, Hàn Quốc tuyên bố nới lỏng biện pháp giãn cách xã hội nghiêm ngặt được áp dụng trong hai tuần tới tại khu vực thủ đô Seoul đông đúc, trong bối cảnh số ca nhiễm COVID-19 thường ngày vẫn ở mức ba con số.
Đồng nhân dân tệ có thể trở thành đồng tiền lớn thứ ba thế giới
Đồng nhân dân tệ (NDT) của Trung Quốc có thể sẽ trở thành đồng tiền lớn thứ ba thế giới sau đồng USD và euro vào năm 2030, theo các nhà phân tích của Morgan Stanley.
Cháy rừng ở Mỹ khiến con người dễ mắc COVID-19 hơn
Những đám cháy rừng đã bao trùm vùng bờ biển phía Tây nước Mỹ với những làn khói dày đặc không tốt cho sức khỏe, làm phức tạp thêm những nỗ lực cứu hỏa và tìm kiếm hàng chục người đang mất tích, làm cuộc sống của hàng ngàn người phải di dời thêm khốn khổ.
Tổng thống Erdogan cảnh báo Pháp đừng “động” vào Thổ Nhĩ Kỳ
Căng thẳng giữa Athens và Ankara đã leo thang hồi đầu tháng trước, sau khi Bộ Ngoại giao Hy Lạp hối thúc Thổ Nhĩ Kỳ dừng ngay các hoạt động khoan dầu khí “bất hợp pháp” ở phía Đông Địa Trung Hải, đồng thời cảnh báo rằng Athens sẽ có biện pháp tự vệ nếu cần thiết.
Cú “ghi điểm” quan trọng của Tổng thống Mỹ
Bahrain hôm 11/9 đã nhất trí bình thường hóa quan hệ với Israel, trở thành quốc gia vùng Vịnh thứ hai và là quốc gia Arab thứ 4 đạt được thỏa thuận bình thường hóa quan hệ với Israel.
Ấn Độ, EU cam kết cùng ASEAN thúc đẩy phục hồi sau đại dịch
Chiều 12/9, trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN 53 (AMM-53) đã diễn ra các Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN – EU và ASEAN – Ấn Độ. Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự các Hội nghị này.
Ấn Độ và Canada “trái dấu” trong bão COVID-19
Trong khi Canada ngày 12/9 lần đầu tiên không ghi nhận ca tử vong mới vì COVID-19 trong nửa năm qua, thì Ấn Độ tiếp tục “phá kỷ lục” số ca nhiễm mới theo ngày của chính mình. Ấn Độ hiện đang có tốc độ lây nhiễm nhanh nhất thế giới.
Ông Kim Jong-un bất ngờ thị sát vùng lũ
Trái ngược với hình ảnh nghiêm túc vốn thấy, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã đến thăm một ngôi làng bị ảnh hưởng nặng bởi lũ lụt ở tỉnh Bắc Hwanghae trong trang phục đời thường và thị sát quá trình phục hồi tại đây.
Bắt giữ “gián điệp Mỹ” gần tổ hợp lọc dầu lớn nhất Venezuela
Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro cho biết hôm 11/9 (giờ địa phương) rằng “một gián điệp Mỹ” đã bị bắt khi đang theo dõi khu liên hợp lọc dầu lớn nhất nước này.
Mỹ bỏ phiếu chống lại nghị quyết của LHQ về COVID-19
Mỹ và Israel đã bỏ phiếu chống lại nghị quyết của Liên Hợp Quốc (LHQ) về một “phản ứng toàn diện và phối hợp” nhằm đối phó với đại dịch COVID-19, AP ngày 12/9 đưa tin.
Chạy trốn cháy rừng tại Mỹ, cậu bé gục chết cạnh chó cưng
Wyatt Tofte, 13 tuổi, đã được tìm thấy tử vong trên một chiếc xe ô tô với chú chó cưng ở trong lòng, khi cả hai đang chạy trốn khỏi những đám cháy lan rộng tại miền Tây nước Mỹ.
Bahrain – Israel “xích lại gần nhau” với thỏa thuận ngoại giao lịch sử
Bahrain và Israel đã đạt được một thỏa thuận bình thường hóa quan hệ, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết trong một tuyên bố hôm 11/9 (giờ địa phương), theo đó ca ngợi thỏa thuận này là “một bước đột phá lịch sử”.
Nút thắt mới khiến tiến trình đàm phán Brexit càng cam go
Khi nước Anh chính thức ra khỏi EU sau ngày 31/1 và bước vào giai đoạn chuyển tiếp để đàm phán một thỏa thuận thương mại điều chỉnh tất cả các mối quan hệ giữa hai bên trong tương lai, dù biết rằng việc đạt được một thỏa thuận toàn diện như vậy là không dễ dàng nhưng ít ai có thể ngờ rằng tiến trình đàm phán lại diễn ra quanh co với nhiều nút thắt đến thế.
Giới ngoại giao Mỹ tại Trung Quốc “hứng đòn” trả đũa
Trung Quốc công bố các biện pháp giới hạn hoạt động của các nhà ngoại giao Mỹ ở Trung Quốc đại lục và cả Hong Kong để trả đũa động thái tượng tự cách đây vài ngày của Washington.
Ít nhất 15 người chết, 5 thị trấn bị lửa cháy rừng thiêu trụi tại Mỹ
Ít nhất 10 người ở California và 5 người khác ở bang Oregon và Washington đã thiệt mạng trong các vụ cháy rừng xảy ra tuần này ở Bờ Tây nước Mỹ.
Tổng hợp-TT