VINAROYAL GROUP

Tư vấn thiết kế - Đầu tư và kinh doanh bất động sản
Dây truyền tuyển - luyện xỉ Titan
Dự án khu liên doanh kinh tế biển Đông - Nam; Mỹ Thủy Seaport trong tương lai
Trang chủ Tin quốc tế

Tin vắn quốc tế ngày 15/10/2019.

 WTO chính thức chấp thuận Mỹ áp thuế đối với hàng hóa của EU; Chiến lược châu Á của ông Trump xoay quanh những vấn đề gì?; Bị thách thức táo tợn, Mỹ sẽ tung đòn sấm sét ở chiến trường Syria?…là những tin chính được cập nhật.

 WTO chính thức chấp thuận Mỹ áp thuế đối với hàng hóa của EU

Kết quả hình ảnh cho WTO    Tổ chức thương mại Thế giới (WTO) ngày 14/10 đã chính thức cho phép Mỹ áp thuế đối với lượng hàng hóa của Liên minh châu Âu (EU) trị giá 7,5 tỷ USD liên quan chính sách trợ cấp mà khối này dành cho hãng chế tạo máy bay Airbus.
Tại cuộc họp đặc biệt diễn ra cùng ngày tại Geneva, Thụy Sĩ, cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO (DSB), gồm đại diện của 164 quốc gia thành viên đã ra quyết định cuối cùng, theo đó chấp thuận cho Washington thực hiện các biện pháp đáp trả EU và các quốc gia sản xuất máy bay Airbus gồm Anh, Pháp, Đức và Tây Ban Nha.
Quyết định của DBS dựa trên phán quyết của tổ trọng tài WTO ngày 2/10 vừa qua, theo đó cho rằng Mỹ đã chịu thiệt hại tương tương 7,5 tỷ USD/năm từ các khoản cho vay ưu đãi của chính phủ các nước châu Âu dành cho các dòng máy bay A350 và A380 của Airbus. Đây được coi là dấu mốc quan trọng trong cuộc tranh cãi pháp lý kéo dài 15 năm qua giữa hai tập đoàn sản xuất máy bay hàng đầu thế giới là Airbus và Boeing (Mỹ). Trước đó, Washington đã đề nghị được đánh thuế lên đến 100% đối với lượng hàng hóa của châu Âu tổng giá trị 11,2 tỷ USD.
Với sự nhất trí của các thành viên của DBS, các biện pháp thuế của Mỹ nhằm vào loạt hàng hóa tiêu dùng của châu Âu, trong đó có rượu vang Pháp, có thể sẽ có hiệu lực vào ngày 18/10 tới. Giới chức EU cho biết họ đang cố gắng đối thoại với Mỹ nhằm tránh căng thẳng thương mại leo thang giữa hai bên, gây ảnh hưởng đến các nền kinh tế trên toàn cầu. Trong khi đó, Đại sứ Mỹ tại WTO Dennis Shea (Đe-nít Si) khẳng định đàm phán sẽ chỉ diễn ra nếu EU chấm dứt những ưu đãi dành cho Airbus và cam kết không tái áp dụng chính sách này dưới bất cứ cơ chế hoặc trường hợp nào khác.
Nếu hai bên không đạt được thỏa thuận, EU sẽ có cơ hội áp thuế đáp trả đối với hàng hóa của Mỹ vi Brussels đã có động thái pháp lý tương tự tại WTO với cáo buộc Boeing cũng được hưởng lợi từ các khoản trợ cấp trái phép của Chính phủ Mỹ. WTO cho rằng cả Airbus và Boeing đều đã nhận được hàng tỷ USD trợ cấp trong vụ tranh cãi thương mại lớn nhất trên thế giới ở cấp độ doanh nghiệp. Tuy nhiên, Washington được phép đánh thuế trước vì Mỹ khởi kiện trước 9 tháng. Dự kiến WTO sẽ đưa ra quyết định về quyền trả đũa của EU liên quan đến trợ cấp của Mỹ dành cho Boeing vào đầu năm 2020./.

Chiến lược châu Á của ông Trump xoay quanh những vấn đề gì?
Kể từ khi một số nước ở châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia có sự tăng trưởng đáng kinh ngạc, các đời Tổng thống Mỹ đã dành nhiều sự chú ý đặc biệt tới châu lục này.
Ví dụ, cựu Tổng thống Barack Obama đã từng đề ra chiến lược “Xoay trục châu Á” nhằm thay đổi chính sách trước đây Washington chỉ chú ý tới khu vực Trung Đông và châu Âu. Nhưng trên thực tế, chiến lược này có mục đích tăng sự hiện diện của Mỹ tại châu Á, nhằm thúc đẩy những lợi ích về kinh tế và chiến lược.
Tổng thống Donald Trump đề ra “Chiến lược Ấn Độ dương – Thái Bình Dương tự do và cởi mở” như một sự tiếp nối chiến lược “Xoay trục châu Á” của ông Obama. Nhưng nhiều học giả lại cho rằng, cả hai chiến lược trên của Mỹ lại là nguồn gốc căng thẳng tại châu Á, khi mục đích của chúng là kiềm chế Trung Quốc và buộc các nước trong khu vực phải ‘chọn phe’.
Ở một số mức độ, chiến lược châu Á của ông Trump là sự tiếp nối chính sách của những người tiền nhiệm khác nhằm tăng tầm ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực. Và chính sách của ông Trump xoay quanh ba vấn đề: thương mại Mỹ-Trung, chính sách ngoại giao về tên lửa hạt nhân giữa Washington-Bình Nhưỡng, và sức ảnh hưởng của Chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ trong khu vực.
Thương mại Mỹ -Trung
Kể từ khi Tổng thống Trump nắm quyền và áp đặt một số mức thuế quan làm công cụ đàm phán, quan hệ kinh tế Mỹ-Trung chịu tác động xấu. Ông Trump từng bước phát động một cuộc chiến thương mại với Trung Quốc, và thế giới được chứng kiến những chính sách thuế ‘ăn miếng, trả miếng’ lẫn nhau lên các sản phẩm nông và công nghiệp tới từ hai cường quốc.
Ngoại giao Mỹ-Triều
Kể từ khi rút khỏi Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT) hồi tháng 1/2003, Triều Tiên đã tiến hành nhiều vụ thử hạt nhân và tên lửa đạn đạo, và điều này làm dấy lên mối lo ngại cho Mỹ và các nước đồng minh trong khu vực châu Á.
Chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương
Ấn Độ-Thái Bình Dương rất quan trọng với Washington, khi khu vực này chiến hơn nửa dân số toàn cầu và hơn 40% tỷ trọng kinh tế thế giới, trong đó có Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Và Ấn Độ là nước có vai trò quan trọng trong chiến lược này, bởi Mỹ tin rằng một cường quốc đang nổi lên như Ấn Độ sẽ có đủ khả năng để kìm hãm Trung Quốc.

Bị thách thức táo tợn, Mỹ sẽ tung đòn sấm sét ở chiến trường Syria?
– Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa đưa ra cảnh báo ông sắp sửa tung ra “những đòn trừng phạt cực mạnh” nhằm vào Thổ Nhĩ Kỳ trong bối cảnh chính quyền của Tổng thống Erdgan tiếp tục tấn công vào Syria, khiến gần 800 cô dâu IS cùng với con cái của họ trốn thoát khỏi một khu trại. Lời cảnh báo của ông Trump cũng được đưa ra sau khi lực lượng Mỹ ở chiến trường Syria bất ngờ bị Thổ Nhĩ Kỳ tấn công.
Tổng thống Trump cho biết, ông đang bàn bạc với các thành viên của Quốc hội về việc tung ra những “biện pháp trừng phạt cực mạnh” nhằm vào Thổ Nhĩ Kỳ sau khi nước này phát động chiến dịch tấn công quyết liệt vào chiến trường phía bắc Syria với mục tiêu tiêu diệt lực lượng người Kurd – đồng minh then chốt của Mỹ trong cuộc chiến chống tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS).
Sau khi Mỹ rút quân khỏi chiến trường phía bắc Syria, Thổ Nhĩ Kỳ ngay lập tức khai hỏa chiến dịch quân sự đánh người Kurd mà họ đã lên kế hoạch từ rất lâu. Trước đó, Ankara còn chần chừ chưa muốn ra tay vì còn kiêng nể Mỹ. Tuy nhiên, quyết định rút quân của ông Trump được cho là hành động bật đèn xanh để Thổ Nhĩ Kỳ tấn công vào phía bắc Syria.
Sau gần một tuần chiến dịch quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ được phát động, gần 800 phụ nữ có liên quan đến IS và con cái của họ đã trốn khỏi được một khu trại nơi họ bị giam giữ ở phía bắc Syria nhờ vào những cuộc tấn công bắn phá của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ, đội quân người Kurd hôm qua (13/10) đã tố cáo như vậy. Thông tin này thực sự gây lo ngại cho liên quân quốc tế chống IS ở Syria. Trước đó, đã có hàng loạt lời cảnh báo về nguy cơ trỗi dậy của IS nếu Mỹ rút quân đi và để cho Thổ Nhĩ Kỳ tấn công vào Syria.
Ngoài diễn biến trên, có thông tin cho biết, lực lượng Mỹ ở chiến trường phía bắc Syria hồi cuối tuần vừa rồi đã phải đối mặt với một cuộc bắn phá bằng đạn pháo từ các cứ điểm của Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, rất may không có binh sĩ Mỹ nào bị thương, Lầu Năm Góc cho hay. Vụ việc trên đã cho thấy viễn cảnh lực lượng Mỹ phải đối mặt với nguy hiểm khi Thổ Nhĩ Kỳ phát động chiến dịch chống người Kurd ở chiến trường phía bắc Syria.
Không rõ có phải hai vụ việc nói trên là nguyên nhân khiến chính quyền của Tổng thống Trump tính đến việc tung ra các biện pháp trừng phạt mạnh tay nhằm vào Thổ Nhĩ Kỳ hay không. Tuy nhiên, trước đó, ông Trump từng tung ra hàng loạt lời cảnh báo về việc sẽ phá hủy nền kinh tế của Ankara nếu nước này “quá đà” trong chiến dịch quân sự ở chiến trường Syria.

***   Mỹ áp lệnh trừng phạt lên quan chức Thổ Nhĩ Kỳ vì tấn công Syria
Tổng thống Mỹ Donald Trump nhận định cuộc tấn công của TNK đã gây ra nhiều hậu quả về nhân đạo, tuy nhiên, việc rút quân Mỹ khỏi Syria là không thể bị đảo ngược.

Đồng minh Mỹ hân hoan đón quân đội Syria tới giúp chống lại Thổ Nhĩ Kỳ
Các lực lượng Chính phủ Syria tiến vào thị trấn Tal Tamr giáp biên giới Thổ Nhĩ Kỳ sau khi đạt thoả thuận giúp đỡ dân quân người Kurd chống đỡ các cuộc tấn công của Ankara.

Nhà tù giam giữ chiến binh IS được phát hiện “không một bóng người”
Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ (TNK) Hulusi Akar ngay 14-10 cho biết các chiến binh của lực lượng YPG người Kurd đã sơ tán toàn bộ tù nhân của tổ chức nhà nước Hồi giáo (IS) tại một khu vực của Syria nơi mà Ankara đang tăng cường chiến dịch của mình.

Thủ tướng Anh bị tố “lợi dụng” Nữ hoàng Elizabeth
Nữ hoàng Anh Elizabeth ngày 14-10 đã đề ra chương trình nghị sự của Thủ tướng Boris Johnson, bao gồm cả việc Brexit vào ngày 31-10 tới, một thỏa thuận với Liên minh châu Âu và một loạt các chính sách đối nội được đề ra nhằm giành lấy sự ủng hộ của cử tri trong cuộc bầu cử dự kiến sắp diễn ra.

Đằng sau chuyến thăm của Tổng thống Nga đến Trung Đông
Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 14-10 có chuyến thăm đầu tiên đến Saudi Arabia sau hơn một thập kỷ, nhiều chuyên gia cho rằng chuyến đi này của ông Putin mang nhiều mục đích khác nhau.

Máy bay hạng nhẹ rơi, phi công may mắn thoát chết
Trong một tích tắc bị mất kiểm soát, chiếc máy bay hạng nhẹ bay vòng vòng sau đó rơi xuống cánh đồng kèm theo một tiếng nổ lớn và khói bốc lên mù mịt…

Thổ Nhĩ Kỳ chiếm thị trấn chiến lược Syria, gần 800 tay súng IS đào thoát khỏi nhà tù
Thổ Nhĩ Kỳ chiếm hai thị trấn chiến lược ở Bắc Syria từ tay người Kurd, song gián tiếp khiến gần 800 tay súng IS và những kẻ liên quan trốn thoát khỏi nhà tù ở Ain Issa.

Mỹ rút những binh sĩ cuối cùng khỏi Bắc Syria
Mỹ ngày 13-10 tuyên bố nước này sẽ rút hơn 1.000 quân còn lại đang ở Bắc Syria trong bối cảnh Thổ Nhĩ Kỳ (TNK) đang mở rộng chiến dịch tại đây trong khi quân đội Syria đã đạt được thỏa thuận với lực lượng người Kurd trong tái bố trí lực lượng dọc theo biên giới với TNK.

Tổng thống Putin muốn Nga “thế chân” Mỹ ở Trung Đông?
Tổng thống Vladimir Putin cho hay Nga sẵn sàng đóng một vai trò quan trọng hơn ở Trung Đông bởi Moscow có mối quan hệ tốt đẹp với cả Iran và các nước Arab.

Mỹ lên kế hoạch trừng phạt đồng minh vì tấn công miền Bắc Syria
Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump chuẩn bị áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Thổ Nhĩ Kỳ trong tuần này liên quan đến hành động quân sự của Ankara tại miền Bắc Syria.

Arab Saudi nói gì về nghi án nã tên lửa vào tàu dầu Iran ở vùng Vịnh?
Ngoại trưởng Arab Saudi bác bỏ nghi án nước này đứng sau vụ phóng tên lửa vào tàu dầu Iran cách bờ biển nước này chưa đầy 100km trên Biển Đỏ và đề nghị tiến hành điều tra.

Người Kurd thoả hiệp, quân đội Syria lập tức điều quân sát biên giới Thổ Nhĩ Kỳ
Quân đội Syria triển khai binh sĩ đến khu vực đường biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ ở vùng Đông Bắc hỗ trợ dân quân người Kurd chống đỡ đòn tấn công của Ankara sau khi hai bên đạt thoả thuận.

Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố không dừng hoạt động quân sự tại Syria
Điều này được thể hiện ở việc máy bay và pháo của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ tối 11-10 (giờ địa phương) tiếp tục tiến hành các đợt tấn công xung quanh Ras al-Ayn, một trong hai thị trấn nằm ở khu vực biên giới của Syria. Sau 3 ngày kể từ khi phát động chiến dịch, các lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ đã kiểm soát được thêm 2 ngôi làng ở khu vực biên giới của Syria.

Sirya lại chìm trong bom đạn
8 năm kể trừ bắt đầu cuộc nội chiến, Sirya luôn là chiến trường nỏng bỏng nhất thế giới, nơi mà các cường quốc thể hiện sự ảnh hưởng qua việc ủng hộ các phe phái. Giờ đây, khi người Mỹ đã rút đi, Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu đưa quân vào, trong khi IS cũng đã trỗi dậy, Syria lại ngập trong bom đạn.

Tổng hợp-TT