VINAROYAL GROUP

Tư vấn thiết kế - Đầu tư và kinh doanh bất động sản
Dây truyền tuyển - luyện xỉ Titan
Dự án khu liên doanh kinh tế biển Đông - Nam; Mỹ Thủy Seaport trong tương lai
Trang chủ Tin quốc tế

Tin vắn quốc tế ngày 15/2/2019.

Xu hướng việc làm toàn cầu 2019; Mỹ muốn “tiến xa nhất có thể” với Triều Tiên trước thềm Thượng đỉnh; Ông Trump sắp tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia…là những tin chính được cập nhật.

 Xu hướng việc làm toàn cầu 2019

     Theo ILO, tỷ lệ thất nghiệp trên toàn cầu giảm nhưng điều kiện làm việc của người lao động không được cải thiện (Ảnh minh họa: ILO)
(ĐCSVN) – Trong năm 2018, trên thế giới có 172 triệu người thất nghiệp, đồng nghĩa với việc cứ trong 20 người ở độ tuổi lao động thì 1 người không có việc làm.
Trong báo cáo “Xu hướng việc làm toàn cầu 2019” công bố ngày 13/2, Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) cho biết, gần 3,3 tỷ người lao động trên toàn thế giới không được hưởng đầy đủ các mức an ninh kinh tế, phúc lợi về vật chất cũng như cơ hội thăng tiến.
Số liệu cho thấy, trong năm 2018, trên thế giới có 172 triệu người thất nghiệp, đồng nghĩa với việc cứ trong 20 người ở độ tuổi lao động thì 1 người không có việc làm.
Tuy nhiên, “có việc làm không có nghĩa là đảm bảo một cuộc sống tươm tất”, ông Damian Grimshaw – người đứng đầu cơ quan nghiên cứu của ILO cho biết. Theo ông, có khoảng 700 triệu người đang sống trong điều kiện nghèo tương đối và nghèo cùng cực dù họ có việc làm.
Trong số các vấn đề đặt ra về lao động, tiến bộ về thu hẹp khoảng cách giới trong tỷ lệ tham gia lực lượng lao động còn chậm là một vấn đề nổi cộm. Chỉ có 48% phụ nữ tham gia lực lượng lao động, trong khi con số này ở nam giới là 75%.
Một điều đáng quan tâm nữa trong thực tế là có hơn 1/5 số người dưới 25 tuổi không có việc làm, không được giáo dục hay đào tạo, điều này làm ảnh hưởng đến tương lai của họ.

Mỹ muốn “tiến xa nhất có thể” với Triều Tiên trước thềm Thượng đỉnh
VOV.VN – Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo ngày 14/2 cho biết, nước Mỹ đang đặt mục tiêu “tiến xa nhất có thể” trước thềm Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều 2.
Ngoại trưởng Pompeo thông báo rằng ông sẽ điều nhóm làm việc quay trở lại Châu Á trong một vài ngày tới để thảo luận thêm về tất cả những vấn đề đã được đề cập tại cuộc gặp Thượng đỉnh giữa Tổng thống Donald Trump và lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tại Singapore hồi tháng 6/2018.
Phát biểu trong cuộc họp báo tại Warsaw, Ba Lan, Ngoại trưởng Pompeo cho biết, ông Trump và ông Kim Jong-un sẽ xem xét “trụ cột phi hạt nhân hóa” mà hai bên đã nhất trí tại Hội nghị Thượng đỉnh lần 1, cũng như nhiều vấn đề khác. “Chúng tôi sẽ bàn bạc về cách thức giảm căng thẳng, giảm các nguy cơ quân sự, giảm thiểu rủi ro để đạt được an ninh và hòa bình trên Bán đảo Triều Tiên. Chúng tôi đang đặt mục tiêu tiến xa nhất có thể trong thời gian tới”.
Sau đó, trả lời phỏng vấn hãng tin Fox News về việc tuyên bố chấm dứt chiến tranh Triều Tiên đóng vai trò quan trọng như thế nào với cuộc đàm phán, Ngoại trưởng Pompeo nói: “Chúng tôi đã bàn bạc rất nhiều về vấn đề này. Nhóm làm việc của tôi sẽ được tái triển khai tới Châu Á trong một hoặc hai ngày tới để tiếp tục thảo luận về tất cả các yếu tố đã được nêu ra tại Hội nghị Thượng đỉnh ở Singapore”.

Ông Trump sắp tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia
Tổng thống Mỹ sẽ ký dự luật chi tiêu để ngăn chính phủ đóng cửa và ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia nhằm huy động ngân sách xây tường biên giới với Mexico.
Thông tin trên vừa được lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện Mỹ Mitch McConnell cho biết. “Tôi đã nói chuyện với Tổng thống Donald Trump và ông Trump đã sẵn sàng ký thỏa thuận chi tiêu về an ninh biên giới. Đồng thời, ông ấy cũng sẽ tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia”, ông Mitch McConnell nói.
Nhà Trắng sau đó cũng xác nhận thông tin này. Thư ký báo chí Nhà Trắng Sarah Sanders nói rằng, việc ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia nhằm “đảm bảo ngăn chặn khủng hoảng an ninh và nhân đạo tại biên giới”.

***   Bất ngờ đề nghị của Mỹ
Mỹ khẳng định Iran là đe dọa an ninh hàng đầu đối với Trung Đông và đề nghị các đối tác châu Âu rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran.
“Đã tới lúc các đối tác châu Âu của chúng tôi rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran và cùng với chúng tôi tạo áp lực kinh tế, ngoại giao cần thiết để mang lại cho người dân Iran, khu vực và thế giới hòa bình, an ninh và tự do mà họ xứng đáng được nhận”, Phó tổng thống Mỹ Mike Pence nói tại hội nghị về Trung Đông ở Warsaw, Ba Lan.
Theo ông, cơ chế do Liên minh châu Âu (EU) lập ra để tạo thuận lợi thương mại với Iran là “nỗ lực phá vỡ lệnh trừng phạt của Mỹ”. “Đáng buồn là một số đối tác hàng đầu châu Âu của chúng tôi gần như không hợp tác. Đây là một bước đi nhẹ dạ, sẽ chỉ củng cố Iran, làm suy yếu EU và tạo ra thêm khoảng cách giữa châu Âu với Mỹ”.
AP đưa tin, trước đó, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã nói Iran là mối đe dọa an ninh hàng đầu đối với Trung Đông, đồng thời cho rằng đối đầu với Tehran là chìa khóa để đạt được hòa bình trên toàn khu vực này. “Không thể đạt được hòa bình và ổn định ở Trung Đông mà không đối đầu với Iran. Điều đó là không thể”, ông nói.

– Cấm vận đối với Triều Tiên sẽ không được dỡ bỏ cho đến khi nước này thực hiện phi hạt nhân hóa hoàn toàn như nhà lãnh đạo Kim Jong Un cam kết ở hội nghị thượng đỉnh tại Singapore năm 2018. Đó là tuyên bố của Đại sứ Mỹ tại Hàn Quốc Harry Harris.

– Tại cuộc gặp người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan, Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định có thể đạt được các mục tiêu đề ra trong tiến trình hòa bình cho Syria nếu các bên liên quan làm việc một cách tích cực, hài hòa và tìm kiếm thỏa hiệp.

– Ít nhất 12 cảnh sát đã thiệt mạng và nhiều người khác bị thương trong một vụ nổ thiết bị nổ tự chế tại khu vực bang Jammu và Kashmir do Ấn Độ kiểm soát. Đây là vụ tấn công đẫm máu nhất nhằm vào lực lượng chính phủ tại đây trong hơn 2 năm trở lại đây.

– Đức sẽ gia nhập hàng ngũ các quốc gia trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) cho phép liên minh quân sự này vận dụng các kỹ năng chiến tranh mạng của mình để giúp đối phó hoạt động tấn công mạng và chiến tranh điện tử.

– Theo The Sun, Phó thủ tướng Trung Quốc Hồ Xuân Hoa đã hủy bỏ các cuộc hội đàm thương mại với Bộ trưởng Tài chính Anh Philip Hammond, sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Anh Gavin Williamson dọa triển khai một tàu chiến tới Thái Bình Dương.

– Phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov nói, kinh tế Nga có thể đối phó với mọi biện pháp trừng phạt mới của Mỹ. Theo ông, nỗ lực của các nhà lập pháp Mỹ nhằm áp đặt trừng phạt với các dự án năng lượng và lĩnh vực ngân hàng của Nga chẳng khác nào hành động “gian lận”.

– Giới chức Hàn Quốc ngày 14/2 cho biết, Bộ Quốc phòng Mỹ đã tái khẳng định rằng sự hiện diện của binh sỹ Mỹ tại Hàn Quốc không liên quan trực tiếp đến các cuộc đàm phán phi hạt nhân hóa giữa Washington và Bình Nhưỡng.

– Theo Bộ trưởng Thương mại Anh Liam Fox, chính phủ các nước EU muốn theo dõi sát sao phản ứng của Quốc hội Anh đối với các điều khoản sửa đổi theo chiến lược Anh rời EU của Thủ tướng Anh, để từ đó đưa ra quyết định có hay không nhượng bộ London.

– Tờ New York Times dẫn lời các quan chức giấu tên tiết lộ, Chính phủ Tổng thống Mỹ Donald Trump đẩy mạnh chương trình bí mật nhằm phá hoại tên lửa của Iran. Các quan chức cho hay khó có thể đánh giá chính xác sự thành công của chương trình này.

– Hãng tin FARS đưa tin, đã có 41 người, trong đó có quân nhân thiệt mạng trong vụ tấn công nhằm vào một xe buýt của Lực lượng Vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC).

– Hãng tin Bloomberg cho hay, Tổng thống Mỹ Donald Trump đang cân nhắc gia hạn thêm 60 ngày đối với thời hạn chót ngày 1/3 áp thuế cao đối với lượng hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc trị giá 200 tỷ USD.

***   Đâu là “tầm nhìn thế kỷ” của Mỹ cho Trung Đông?
Diễn ra trong hai ngày, Hội nghị về hòa bình và an ninh Trung Đông đã chính thức khai mạc tối 13-2 (giờ địa phương) tại Thủ đô Warsaw, Ba Lan.

Thổ Nhĩ Kỳ lo không bao giờ tìm thấy thi thể nhà báo Khashoggi
Các nhà điều tra Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng nhóm sát thủ người Arab Saudi đã hoả thiêu  thi thể nhà báo Jamal Khashoggi, khiến cuộc điều tra vụ ám sát này thêm khó khăn hơn.

Mỹ trả nhiều gia đình di cư Trung Mỹ về Mexico
Mỹ đã bắt đầu “gửi lại” các gia đình người di cư Trung Mỹ xin tị nạn trở lại Mexico trong tuần này, trong khi đó, nhiều nhóm nhân quyền của Mỹ đã kiện chính quyền Tổng thống Trump với lý do động thái này đẩy người di cư vào nguy hiểm.

Ba Lan mời Mỹ lập căn cứ, Iraq muốn Mỹ sớm rút quân
Trong khi Ba Lan muốn Mỹ tăng cường hiện diện quân sự thì Iraq tuyên bố từ chối mọi đề nghị thành lập các căn cứ quân sự nước ngoài trên lãnh thổ.

Quốc hội Mỹ chia rẽ và thế khó của ông Trump
Thời điểm hiện tại, một Quốc hội Mỹ rơi vào trạng thái chia rẽ được dự báo sẽ tạo nên những sóng gió trong thời gian còn lại của nhiệm kỳ Tổng thống Donald Trump.

Nga tuyên bố không đổi Crimea lấy việc dỡ bỏ trừng phạt của Mỹ
Nga thông báo việc sáp nhập Crimea đã hoàn tất, khẳng định không có kế hoạch đàm phán về chủ quyền bán đảo trên biển Đen để đổi lấy việc dỡ bỏ trừng phạt của Mỹ.

Hứa hẹn với Thượng đỉnh Mỹ – Triều lần hai
Trong Thông điệp Liên bang tối 5-2, Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định sẽ tiến hành hội nghị thượng đỉnh lần hai với nhà lãnh đạo CHDCND Triều Tiên Kim Jong-un vào ngày 27 – 28-2 tại Việt Nam.

Cán cân quyền lực của ông Maduro
Bất chấp cơn sóng gió đến từ phe đối lập với sự hậu thuẫn của Mỹ và các đồng minh, chính quyền Tổng thống Venezuela đương nhiệm Nicolas Maduro hiện vẫn đứng vững. Ngoài chỗ dựa chính là quân đội, chính quyền ông Maduro còn nhận được sự ủng hộ rất lớn từ các cường quốc thế giới và khu vực, trong đó đáng kể là Nga và Trung Quốc.

“Nội soi” chiếc xe có biệt danh “Quái thú” của Tổng thống Mỹ
Ngoài những tiện nghi hàng đầu, “Quái thú” The Beast 2.0 được ví như một cỗ xe tăng với trang bị vũ khí bên trong được giữ bí mật hoàn toàn. Chỉ biết rằng, ở phần đầu xe có trang bị súng phun hơi cay và một loại súng máy trong khi ở bên trong xe, tài xế được trang bị một khẩu Shotgun.

Bắc Macedonia: Xe buýt lao xuống vực thẳm, hàng chục người thương vong
Fox news hôm 13-2 dẫn lời Bộ trưởng Y tế Bắc Macedonia cho biết, ít nhất 13 người thiệt mạng và hơn 30 người bị thương trong một vụ lật xe buýt, xảy ra trên một con đường cao tốc, cách thủ đô Skopje 20km về phía Tây.

INF đổ vỡ, Nga kêu gọi viết thỏa thuận mới tránh chạy đua vũ trang
Nga kêu gọi viết lại thỏa thuận kiểm soát tên lửa với các điều khoản mới để tránh một cuộc chạy đua vũ trang, sau khi Mỹ xé bỏ Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm Trung (INF).

Thủ tướng Bắc Macedonia: “Skopje đã đạt được mục tiêu lịch sử”
Reuters hôm 13-2 đưa tin, sau gần ba thập kỷ tranh cãi, Macedonia đã ra thông báo với Liên Hợp quốc về việc nước này chính thức đổi tên thành Bắc Macedonia, tạo điều kiện cho tiến trình Skopje đàm phán gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Tổng thống Mỹ: Đàm phán với Trung Quốc đang diễn ra rất tốt
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ngày 13-2 rằng các cuộc đàm phán thương mại với Trung Quốc “đang diễn ra rất tốt”, một tuyên bố được đưa ra trong bối cảnh hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đang cố gắng giải quyết cuộc chiến thương mại kéo dài 7 tháng nay trước hạn chót 1-3 tới.

Nga tuyên bố “làm mọi thứ” để giải phóng Syria
Nga khẳng định tiến hành mọi biện pháp cần thiết để giúp chính quyền hợp pháp của Tổng thống Syria Bashar al-Assad giải phóng toàn bộ lãnh thổ.
Tổng hợp-TT