VINAROYAL GROUP

Tư vấn thiết kế - Đầu tư và kinh doanh bất động sản
Dây truyền tuyển - luyện xỉ Titan
Dự án khu liên doanh kinh tế biển Đông - Nam; Mỹ Thủy Seaport trong tương lai
Trang chủ Tin quốc tế

Tin vắn quốc tế ngày 15/7/2019.

Diễn biến khó lường ở biển Đông; Nhật – Hàn huỷ diệt khẩn cấp, Donald Trump sốc mạnh; Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ: NATO nên vui vì Ankara mua S-400 của Nga…là những tin chính được cập nhật.

Diễn biến khó lường ở biển Đông

 Một đảo nhân tạo mà Trung Quốc bồi đắp trái phép tại biển Đông. Ảnh: Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS)    Một đảo nhân tạo mà Trung Quốc bồi đắp trái phép tại biển Đông. Ảnh: Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS)

(SGGPO) Là nơi lượng hàng hóa trị giá 5.000 tỷ USD được lưu thông hàng năm, biển Đông đang phải đối mặt với những diễn biến hết sức phức tạp, khó lường. Vấn đề biển Đông có những tác động sâu sắc đến an ninh khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương nói riêng và cả thế giới nói chung và nếu không được giải quyết thỏa đáng, sẽ như “một ngọn núi lửa chực chờ phun trào” với những hậu quả hết sức thảm khốc.
Thất hứa
Đó là những quan ngại được đưa ra tại hội thảo về biển Đông tại Trung tâm quốc tế Ấn Độ ở Thủ đô New Delhi (Ấn Độ), nhân dịp 3 năm Tòa Trọng tài thường trực (PCA) ở The Hague (Hà Lan) ra phán quyết về vụ Philippines kiện Trung Quốc trong vấn đề tranh chấp ở biển Đông. Hội thảo do Hội nghiên cứu Ấn Độ Dương tổ chức có sự tham gia của đông đảo các học giả, nhà nghiên cứu về biển Đông. Cựu Bí thư đối ngoại, cựu Đại sứ Ấn Độ tại Mỹ, Anh, ông Lalit Mansingh; Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ Phạm Sanh Châu; Đô đốc Pradeep Chauhan, Giám đốc Quỹ hàng hải quốc gia Ấn Độ cũng tham dự hội nghị.
Tại hội thảo, ông Lalit Mansingh đã nêu bật những khó khăn trong việc thực thi phán quyết của PCA, một phần do cơ quan này thiếu thẩm quyền thực thi, trong khi Trung Quốc bác bỏ phán quyết và cũng không thừa nhận thẩm quyền xét xử của PCA. Trong khi đó, Đại sứ Phạm Sanh Châu đánh giá tình hình biển Đông hiện nay vẫn phức tạp, khó lường và tiếp tục thu hút sự chú ý của không chỉ các quốc gia trong khu vực mà cả nhiều nước khác trên thế giới.
“Việc Trung Quốc quân sự hóa vùng đang tranh chấp ở biển Đông đã phản bội cam kết năm 2015 của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình là không tiến hành những hoạt động đó” – người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Morgan Ortagus.
Phải tôn trọng luật pháp quốc tế
Ông Lalit Mansingh nhấn mạnh, vấn đề biển Đông tác động lớn đến tình hình an ninh khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương nói riêng và thế giới nói chung. Nếu không được giải quyết thỏa đáng, nó sẽ để lại những hậu quả hết sức thảm khốc. Chia sẻ với nhận định trên, Đại sứ Phạm Sanh Châu kêu gọi các bên liên quan nỗ lực duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực, đảm bảo tự do hàng hải và hàng không cũng như các hoạt động thương mại an toàn, không bị cản trở, tăng cường lòng tin và tránh làm phức tạp tình hình.

Nhật – Hàn huỷ diệt khẩn cấp, Donald Trump sốc mạnh
Căng thẳng thương mại Nhật – Hàn lên mức khẩn cấp chưa từng có và mang tính chất hủy diệt lẫn nhau về kinh tế. Cặp đồng minh của Mỹ có thể khiến ông Donald Trump bất lợi, trong khi đây là cơ hội lớn cho Trung Quốc.
Khẩn cấp chưa từng có
Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa đưa ra một câu tweet thể hiện sự thất vọng đối với Trung Quốc lần thứ 2 nuốt lời sau hai lần “đình chiến” thương mại. Bắc Kinh chưa mua các hàng nông sản như đã hứa (tại G20 cuối tháng 6) cho dù Mỹ đã tạm ngừng áp thuế cao với 300 tỷ USD hàng Trung Quốc và nới lỏng hạn chế đối với Huawei.
Theo Reuters, đến nay vẫn chưa có thương vụ nông sản lớn nào diễn ra. Cố vấn Kinh tế Nhà Trắng Larry Kudlow cho hay Mỹ trông đợi Trung Quốc xúc tiến mua nông sản của nước này ngay khi đàm phán thương mại giữa hai nước được nối lại.
Trong khi đó, Mỹ vừa gặp một sự bất lợi không hề nhỏ khi hai đồng minh quan trọng bậc nhất của mình là Nhật và Hàn Quốc có nguy cơ rơi vào một cuộc đối mang tính hủy diệt lẫn nhau về kinh tế, mà theo Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in là Hàn Quốc đang ở trong “tình trạng khẩn cấp chưa từng có”.
Một cuộc chiến thương mại giữa Nhật và Hàn Quốc sắp nổ ra. Hàn đang chuẩn bị cho một cuộc khủng hoảng kéo dài và cuộc chiến này được cho là có thể tác động đến thị trường công nghệ toàn cầu, cũng như tạo ra lợi thế đáng kể cho Trung Quốc, nước vốn đang chịu áp lực lớn từ Mỹ đối với tham vọng vươn lên vị thế số 1 về công nghệ.
Theo CNBC, căng thẳng Nhật – Hàn nổ ra sau hôm 1/7 vừa qua Thủ tướng Nhật Bản Shinzo cho biết sẽ áp dụng một hạn chế xuất khẩu sang Seul đối với 3 loại vật liệu công nghệ cao tối quan trọng, sử dụng trong sản xuất các linh kiện bán dẫn và màn hình, gồm fluorinated polyimide (nhựa nhiệt dẻo), hydrogen fluoride và resist (chất cản màu). Nhật có thể có thể mở rộng các mặt hàng hạn chế xuất khẩu đến Hàn Quốc.
Ở chiều ngược lại, Hàn Quốc đang tính tới việc hạn chế xuất khẩu màn hình OLED sang Nhật Bản để trả đũa. Làn sóng tẩy chay hàng Nhật cũng đang gia tăng tại Hàn Quốc.

 Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ: NATO nên vui vì Ankara mua S-400 của Nga
(DTO) Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cho rằng NATO “nên vui” khi một thành viên của khối tăng cường an ninh thông qua việc mua hệ thống phòng không S-400 của Nga.
“Việc mua hệ thống phòng không S-400 sẽ có tác động mạnh mẽ tới NATO. Họ nên vui vì điều đó”, Tổng thống Recep Erdogan phát biểu hôm 14/7, đồng thời khẳng định hợp đồng mua S-400 của Nga là thỏa thuận quan trọng nhất trong lịch sử Thổ Nhĩ Kỳ.
Theo Tổng thống Erdogan, Thổ Nhĩ Kỳ là một trong 5 nước thành viên mạnh nhất của NATO và là “trụ cột quyền lực nhất” của liên minh quân sự này trong khu vực.
“Vậy nếu một nước thành viên như Thổ Nhĩ Kỳ, tiếp nhận S-400, và trở nên mạnh hơn trong lĩnh vực an ninh, ai cũng sẽ mạnh hơn? Điều này sẽ càng tăng cường sức mạnh của chính liên minh (NATO)”, ông Erdogan khẳng định.
Tuyên bố của Tổng thống Erdogan được đưa ra chỉ 2 ngày sau khi Nga chuyển giao những bộ phận đầu tiên của hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 cho Thổ Nhĩ Kỳ theo hợp đồng được ký trước đó giữa hai nước.
Thương vụ S-400 giữa Moscow và Ankara cũng khiến mối quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ với Mỹ và NATO trở nên căng thẳng. Mỹ nói rằng S-400 không tương thích với hệ thống vũ khí NATO và lo ngại hệ thống phòng thủ tên lửa này sẽ thu thập các thông tin về máy bay chiến đấu thế hệ 5 F-35 mà Mỹ bán cho Thổ Nhĩ Kỳ.

***   Thổ Nhĩ Kỳ cử 100 quân nhân sang Nga học bắn S-400
Thổ Nhĩ Kỳ thông báo cử 100 quân nhân sang Nga học vận hành tên lửa phòng không S-400, không lâu sau khi nhận lô bàn giao đầu tiên.

Cuba thông qua Luật Bầu cử mới, khôi phục chức danh Thủ tướng
Với tỷ lệ đồng thuận tuyệt đối, Quốc hội Cuba ngày 13-7 (giờ địa phương) đã thông qua Luật Bầu cử mới, trong đó khôi phục cơ chế chủ tịch nước – thủ tướng, vốn từng được thay đổi theo Hiến pháp năm 1976.

Mưa lớn ở Nepal khiến 30 người thiệt mạng
Các quan chức Nepal cho biết mưa lớn đã dẫn đến lũ quét và lở đất ở một số khu vực của nước này, khiến 15 người thiệt mạng và 12 người khác bị thương chỉ trong một đêm, cùng với đó là 18 người vẫn đang mất tích.

Tấn công đẫm máu ở Somalia, hàng chục người thương vong
Ít nhất 10 người đã thiệt mạng và hơn 50 người khác bị thương sau khi một nhóm các phần tử khủng bố có vũ trang lái ô tô xông thẳng vào một khách sạn tại Kismayo, Somalia và kích nổ bom trong vụ việc xảy ra tối 12-7 (giờ địa phương).

Anh thả toàn bộ thành viên thủy thủ đoàn tàu chở dầu Iran
Cảnh sát Gibraltar ngày 12-7 (giờ địa phương) cho biết, toàn bộ 4 thành viên thủy thủ đoàn thuộc tàu chở dầu Grace 1 của Iran đã được tại ngoại mà không bị buộc tội, nhưng con tàu này vẫn bị bắt giữ với nghi ngờ vi phạm lênh cấm vận của EU.

Mỹ đang “xuống thang” trong căng thẳng với Iran?
Đề nghị bình thường hóa hoàn toàn mối quan hệ với Iran, không đưa Ngoại trưởng Iran vào danh sách trừng phạt được đánh giá là những dấu hiệu cho thấy Mỹ đang “xuống thang” trong căng thẳng với Tehran.

Mỹ bắt tàu ngầm mang gần 8 tấn cocaine sau màn truy đuổi kịch tính
Lực lượng tuần duyên Mỹ bắt giữ tàu ngầm mang theo gần 8 tấn ma túy cùng 5 nghi phạm trên biển Thái Bình Dương sau màn truy đuổi kịch tính.

Nhật-Hàn tìm lối thoát cho vòng xoáy căng thẳng thương mại
Hôm nay (12-7), đoàn đàm phán cấp cao của Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ gặp mặt trực tiếp để giải quyết các tranh cãi thương mại, vốn bắt đầu từ những vấn đề tồn đọng từ quá khứ, nhưng được cho là có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chuỗi cung ứng công nghệ toàn cầu trong tương lai.

Bùng phát cuộc chiến kinh tế Hàn Quốc – Nhật Bản
Cả thế giới đã chú ý vào kết quả cuộc gặp của lãnh đạo Mỹ – Trung Quốc bên lề Hội nghị thượng đỉnh G20 vừa qua ở Osaka, Nhật Bản. Dường như cộng đồng quốc tế đã được an lòng khi cuộc gặp của hai nhà lãnh đạo cường quốc kinh tế số 1 và số 2 đã đem đến kết quả là một thỏa thuận đình chiến mong manh.
Tổng hợp-TT