VINAROYAL GROUP

Tư vấn thiết kế - Đầu tư và kinh doanh bất động sản
Dây truyền tuyển - luyện xỉ Titan
Dự án khu liên doanh kinh tế biển Đông - Nam; Mỹ Thủy Seaport trong tương lai
Trang chủ Tin quốc tế

Tin vắn quốc tế ngày 16/1/2020.

Lý do chính phủ Nga bất ngờ từ chức; Putin đề cử thủ tướng mới; Tổng thống Trump ký giai đoạn đầu thỏa thuận mới với Trung Quốc; Ngày lịch sử nước Mỹ, ghi dấu kỷ lục chưa từng có; Thủ tướng Malaysia sẵn sàng từ chức…là những tin chính được cập nhật.

Lý do chính phủ Nga bất ngờ từ chức

    Chính phủ Nga bất ngờ từ chức  Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải) và Thủ tướng Dmitry Medvedev
Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev hôm nay (15/1) cho biết, chính phủ của ông từ chức để Tổng thống Putin có thể thực hiện những thay đổi hiến pháp mà nhà lãnh đạo này muốn.
Theo RT, ông Medvedev lý giải rằng nội các từ chức theo Điều 117 của Hiến pháp Nga, vốn cho phép chính phủ đệ đơn từ chức tới Tổng thống và người đứng đầu nhà nước có thể chấp nhận hoặc từ chối.
“Trong ngữ cảnh này, có một điều rõ ràng rằng, là chính phủ, chúng tôi phải tạo cho Tổng thống khả năng thực hiện mọi quyết định”, vốn cần có để thực thi kế hoạch đề xuất, ông Medvedev nói.
Thông báo bất ngờ của ông Medvedev được đưa ra ngay sau khi Tổng thống Putin đề xuất sửa đổi hiến pháp, tiến hành một cuộc bỏ phiếu trên toàn quốc về những thay đổi như chuyển bớt quyền của Tổng thống cho Quốc hội và Thủ tướng.
Những đề xuất thay đổi trong hiến pháp Nga của Tổng thống Putin sẽ giới hạn quyền lực của Tổng thống tiếp theo sau khi ông kết thúc nhiệm kỳ vào năm 2024. Theo Guardian, điều này cho thấy, ông Putin sẽ giữ một vai trò quyền lực hơn, như Thủ tướng hoặc trong hội đồng an ninh quốc gia thuộc chính phủ.
Quyết định từ chức của ông Medvedev sẽ cho phép Tổng thống Putin bổ nhiệm một Thủ tướng mới. Hiện chưa rõ khi nào Thủ tướng mới sẽ được chỉ định. Tuy nhiên, hiện có một loạt gương mặt được cho là có thể trở thành Thủ tướng Nga như Thị trưởng Moscow Sergei Sobyanin, Bộ trưởng Kinh tế Maxim Oreshkin, Bộ trưởng Năng lượng Alexander Novak.
Thông báo mà ông Medvede đưa ra khiến một số thành viên nội các ngạc nhiên. “Không ai biết gì. Họ tập hợp chúng tôi lại và thông báo ngay sau đó”, tờ Independent dẫn lời một bộ trưởng nội các Nga cho hay.

Putin đề cử thủ tướng mới
Putin đề cử lãnh đạo Cơ quan Thuế Liên bang Mikhail Mishustin làm thủ tướng Nga, sau khi Dmitry Medvedev từ chức.
Tổng thống Nga Putin chuyển đề cử cho quốc hội sau khi Mikhail Mishustin họp với ông và đồng ý đảm nhận vị trí thủ tướng, Điện Kremlin hôm nay ra thông báo. Hạ viện Nga sẽ bỏ phiếu quyết định có phê chuẩn Mishustin hay không vào ngày 16/1.
Mikhail Mishustin, 53 tuổi, có bằng tiến sĩ ngành kinh tế, làm việc trong ngành công nghệ thông tin vào những năm 1990 trước khi bắt đầu sự nghiệp trong Cơ quan Thuế Liên bang năm 1998. Ông cũng điều hành tập đoàn đầu tư UFG từ năm 2008 cho đến khi được bổ nhiệm làm lãnh đạo Cơ quan Thuế Liên bang Nga năm 2010.
Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev và toàn bộ quan chức chính phủ Nga hôm nay từ chức sau khi Putin đọc Thông điệp Liên bang, đề xuất một số sửa đổi quan trọng đối với hiến pháp Nga như cho phép quốc hội thay vì tổng thống chọn thủ tướng cùng thành viên nội các, thay đổi giới hạn nhiệm kỳ đối với tổng thống. Medvedev giải thích quyết định của ông nhằm tạo điều kiện để Putin sửa hiến pháp.
Giới chuyên gia đánh giá Putin, người đang làm tổng thống ở nhiệm kỳ thứ tư, muốn hạn chế quyền lực của người kế nhiệm sau khi ông rời ghế vào năm 2024. Một số nhà phân tích cho rằng Mishustin có thể là người ông ủng hộ làm tổng thống tương lai.
Việc cải tổ chính phủ diễn ra sau khi các cuộc thăm dò gần đây cho thấy mức tín nhiệm của Putin trong khoảng 68-70%, thấp hơn khá nhiều mức trên 80% trong nhiệm kỳ trước. Nền kinh tế Nga trì trệ và thu nhập của hầu hết người Nga giảm do các lệnh trừng phạt của phương Tây vì Nga sáp nhập bán đảo Crimea năm 2014.

Tổng thống Trump ký giai đoạn đầu thỏa thuận mới với Trung Quốc
Tổng thống Donald Trump vừa ký giai đoạn đầu tiên của thỏa thuận thương mại mới với Trung Quốc sau hai năm căng thẳng giữa hai siêu cường gây bất ổn các nền kinh tế trên thế giới.
“Hôm nay, chúng ta đang thực hiện một bước tiến quan trọng đối với một tương lai của thương mại công bằng và có đi có lại. Cùng nhau, chúng ta đang sửa chữa sai lầm của quá khứ”, ông Trump nói.
“Cuối cùng, người Mỹ cũng có một chính phủ đặt họ lên trên hết tại bàn đàm phán. Đây là thỏa thuận lớn nhất mà mọi người từng thấy”, tổng thống Mỹ cho biết
Ông Trump và trưởng đoàn đàm phán thương mại Trung Quốc Lưu Hạc ký thỏa thuận tại họp báo với sự tham dự của Ivanka Trump, phần lớn nội các của ông Trump, Henry Kissinger, các lãnh đạo truyền thông và doanh nghiệp bao gồm Stephen Schwarzman, chủ tịch của Blackstone, và Ajay Banga, chủ tịch của Mastercard. Việc ký kết diễn ra vài giờ sau khi đảng Dân chủ nêu tên nhóm sẽ truy tố ông Trump trong phiên tòa luận tội bắt đầu vào đầu tuần tới.
Giai đoạn đầu tiên của thỏa thuận sẽ tiếp tục mở cửa thị trường Trung Quốc cho các công ty Mỹ và bao gồm khoảng 200 tỷ USD mua hàng hóa và dịch vụ của Trung Quốc. Nhưng nó cũng sẽ để lại phần lớn mức thuế trị giá 360 tỷ USD mà Mỹ đã áp đặt đối với hàng hóa Trung Quốc và đe dọa trừng phạt bổ sung nếu Bắc Kinh không tuân theo các điều khoản của thỏa thuận.
Nếu được tuân thủ, thỏa thuận thương mại có thể là sự thúc đẩy chính trị lớn cho ông Trump trong năm bầu cử khi ông có thể chứng minh lập luận lập trường cứng rắn của mình với Trung Quốc đã đem lại kết quả. Thị trường chứng khoán Mỹ đạt mức cao kỷ lục sau khi ký kết.
Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin gọi đây là “thỏa thuận rất quan trọng” nhưng chính quyền Trump sẽ áp dụng thuế quan thêm nữa nếu Trung Quốc không tuân thủ thỏa thuận và chuyển sang giải quyết các vấn đề khác trong giai đoạn thảo luận tiếp theo.
Ông Trump cho biết thuế quan sẽ được giữ nguyên cho đến khi giai đoạn thứ hai của thỏa thuận được ký kết.

Ngày lịch sử nước Mỹ, ghi dấu kỷ lục chưa từng có
Thị trường chứng khoán Mỹ ghi nhận dấu mốc lịch sử chưa từng có sau khi chính quyền ông Donald Trump và Bắc Kinh có thỏa thuận đầu tiên sau một thời gian dài căng thẳng. Tuy nhiên, các thị trường cũng có những diễn biến lạ.
Trong phiên đêm qua (giờ Việt Nam), chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 90,55 điểm và lần đầu tiên trong lịch sử lên trên ngưỡng 29.000 điểm. Tính trong vòng 1 năm qua, chỉ số này đã tăng thêm 5.000 điểm, tương đương mức tăng trên 20%.
Các chỉ số khác cũng tăng điểm và đều ở đỉnh cao lịch sử. Chỉ số S&P500 tăng 0,2% lên 3.289,29 dideemr, chỉ số công nghệ Nasdaq Composite lên mức 9.258,7 điểm.
Thị trường chứng khoán (TTCK) Mỹ tiếp tục duy trì được diễn biến tích cực kéo dài trong vài tuần qua sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chính thức ký thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 với Trung Quốc tại Washington đêm qua (giờ Việt Nam).
Chỉ số công nghiệp Dow Jones lần đầu tiên đóng cửa trên ngưỡng 29.000 điểm và tăng hơn 20% trong vòng 1 năm qua.
Theo đó, Trung Quốc cam kết mua tổng cộng 200 tỷ USD hàng hóa Mỹ trong 2 năm tới, ngược lại chính quyền ông Trump cam kết không áp thêm thuế lên hàng hàng hóa Trung Quốc nhưng sẽ không vội dỡ bỏ hoàn toàn các mức thuế quan đã áp.
Cụ thể, Trung Quốc sẽ mua ít nhất 32 tỷ hàng nông sản Mỹ, 52 tỷ USD các sản phẩm năng lượng, 77,7 tỷ USD hàng công nghiệp gần 40 tỷ USD dịch vụ từ nước Mỹ. Trong khi đó, Mỹ sẽ giảm mức thuế 15% áp lên 120 tỷ USD hàng Trung Quốc từ 1/9/2019 sẽ được giảm xuống 7,5%.
Tuy nhiên, mức thuế 25% với 250 tỷ USD hàng Trung Quốc khác sẽ vẫn được giữ nguyên và đây là “vũ khí” được ông Trump dành cho cuộc đàm phán Giai đoạn 2, được khẳng định là sẽ được bắt đầu ngày sau khi ký Giai đoạn 1.
Thỏa thuận thương mại Mỹ – Trung Giai đoạn 1 cũng bao gồm các điều khoản nhằm hạn chế hành vi đánh cắp sở hữu trí tuệ cùng với chuyển giao công nghệ bắt buộc.
Thỏa thuận thương mại Giai đoạn 1 là một bước tiến nhằm giảm xung đột giữa 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới đã kéo dài gần 2 năm và được đánh giá là sẽ giúp lấy lạ đà tăng trưởng cho kinh tế thế giới.
Tuy nhiên, lo ngại trên thị trường vẫn còn khá nhiều. Giá vàng bất ngờ tăng khá mạnh sau khi thỏa thuận được ký kết. Giới đầu tư vẫn thận trọng chờ đợi thỏa thuận sẽ được thực thi như thế nào bởi trong quá khứ Trung Quốc đã từng không làm theo những cam kết thương mại với các nước khác.
Theo CNBC, chính quyền ông Trump cũng dự tính kế hoạch cắt giảm thuế bổ sung trong 2020, nhưng nhấn mạnh mức độ sẽ tùy thuộc vào cam kết của Trung Quốc với thỏa thuận thương mại Giai đoạn 1.
Bên cạnh đó, dòng tiền trên vẫn khá thận trọng và đang tìm tới vàng khi mà ngân hàng trung ương nhiều nước trên thế giới vẫn tiếp tục xu hướng nới lỏng chính sách tiền tệ nhằm hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và bất chấp lạm phát có dấu hiệu đi lên.

Thủ tướng Malaysia sẵn sàng từ chức
(SGGP) Theo Straits Times, Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad tuyên bố sẵn sàng từ chức bất cứ lúc nào khi Hội đồng Chủ tịch của Liên minh Hy vọng (PH) cầm quyền yêu cầu.
Thủ tướng Mahathir nhấn mạnh, vấn đề nói trên sẽ được quyết định bởi cả 4 đảng hợp thành PH. Nếu các đảng muốn ông ra đi, ông sẽ sẵn sàng. Ông Mahathir đưa ra tuyên bố nói trên trước việc một số nghị sĩ thuộc đảng Công lý Nhân dân (PKR) hợp thành PH đề nghị ông bàn giao chức vụ Thủ tướng cho ông Anwar Ibrahim, chủ tịch PKR, trong tháng 5 năm nay.
Trước đó, ông Mahathir đã nhiều lần đưa ra các tuyên bố khác nhau về thời điểm chuyển giao quyền lực. Trong tuyên bố gần đây nhất, ông Mahathir nói rằng ông sẽ bàn giao chức vụ sau khi ông chủ trì xong Hội nghị Thượng đỉnh APEC dự kiến được tổ chức tại thủ đô Kuala Lumpur vào tháng 11. Trước tuyên bố mới nhất của ông Mahathir, một loạt quan chức của các đảng hợp thành PH lên tiếng cho rằng đây là vấn đề quan trọng của PH, do đó Hội đồng Chủ tịch của liên minh cần thảo luận kỹ về vấn đề này.

***   Thỏa thuận thương mại bước một Mỹ-Trung liệu đã đủ?
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Phó Thủ ướng Trung Quốc Lưu Hạc ngày 15-1 (giờ Mỹ) đã ký thỏa thuận thương mại bước một, kết thúc cuộc chiến thương mại kéo dài gần 2 năm qua giữa 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Toàn bộ Chính phủ Nga từ chức, Putin chấp nhận
Thủ tướng Nga Dmitri Medvedev đã đệ trình đơn từ chức của ông cùng toàn bộ nội các, sau khi Tổng thống Vladimir Putin đề nghị viết lại hiến pháp.

Quan chức Iran đòi trục xuất đại sứ Anh
Đại diện cơ quan tư pháp Iran đề nghị trục xuất Đại sứ Anh tại Tehran, ông Robert Macaire, với cáo buộc “kích động” cuộc biểu tình liên quan vụ máy bay Ukraine bị bắn nhầm hồi tuần trước.

Meghan xuất hiện vui vẻ sau tuyên bố rút khỏi Hoàng gia Anh
Không những không quay trở về Anh để tham gia cuộc họp khẩn của gia đình Hoàng gia, nữ Công tước xứ Sussex còn xuất hiện đầy vui vẻ trong một sự kiện tại Canada hôm 14-1 (giờ địa phương), Buzzfeed đưa tin.

Thất bại của tình báo Na Uy trong do thám tàu ngầm Nga
Sau vụ việc điệp viên Na Uy Frode Berg bị bắt giam gần 2 năm ở Moscow, Nga, giới chuyên môn mới nhìn nhận rằng suốt thời gian 70 năm qua, Na Uy đã luôn phái điệp viên sang tìm kiếm các thông tin bí mật về quân sự của Liên Xô và nay là Nga, đặc biệt là những thông tin về tàu ngầm.

Khoảnh khắc Iran phóng hai tên lửa trúng máy bay Ukraine
Cảnh quay từ camera an ninh cho thấy chiếc Boeing 737-800 của Ukraine trúng hai tên lửa Iran trước khi phát nổ và rơi xuống ngoại ô Tehran, làm 176 người thiệt mạng.

Putin sắp công bố quan điểm của Nga về loạt vấn đề “nóng”
Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ đọc Thông điệp Liên bang hôm nay (15-1), trong đó tập trung vào xác định các lĩnh vực phát triển của nước Nga trong tương lai, từ đó đề ra các nhiệm vụ chính.

TT Canada đổ lỗi vụ máy bay rơi cho hoạt động của Mỹ tại Trung Đông
Thủ tướng Canada Justin Trudeau cho biết, nếu không có việc gia tăng hoạt động ở Mỹ, những người dân Canada trên máy bay Ukraine bị trúng tên lửa của Iran có thể đã bình an vô sự.

Tín hiệu tích cực cuộc thương chiến Mỹ – Trung
Trong một động thái hạ nhiệt căng thẳng trong cuộc chiến thương mại, chính quyền Mỹ đã chính thức bãi bỏ quyết định “gắn mác” thao túng tiền tệ đối với Trung Quốc. Đây được đánh giá là một động thái hết sức tích cực của Washington, báo hiệu cuộc thương chiến Mỹ-Trung có thể sẽ đi vào giai đoạn hòa hoãn.

Máy bay xả thải trực tiếp vào trường học, 50 người bị thương
Hơn 50 người đã bị thương sau khi một máy bay của hãng hàng không Delta rò rỉ nhiên liệu vào sân trường học trong một tình huống khẩn cấp sau khi cất cánh từ Los Angeles đi Trung Quốc.

Cuộc khủng hoảng “Harry-Meghan”: Khi trái tim Hoàng gia Anh tan vỡ
Hoàng gia Anh vừa trải qua một cuộc họp kéo dài 90 phút chưa từng có tiền lệ, để giải quyết một vấn đề có lẽ cũng chưa từng xảy ra trước đây: Hoàng tử Harry và Công nương Meghan rời Hoàng gia. Cái kết mở mà Nữ hoàng Anh gọi là “cuộc sống mới” đối với cặp đôi này liệu có phải một tiếng chuông báo hiệu sự thay đổi lớn với cả Hoàng gia trong tương lai?

Iran bắt giữ một loạt nghi phạm liên quan đến vụ máy bay Ukraine
Chính quyền Iran ngày 14-1 cho biết họ đã bắt giữ một số nghi phạm bị cáo buộc có liên quan đến vụ rơi máy bay Ukraine, trong bối cảnh các cuộc biểu tình chống lại chính phủ vẫn đang diễn ra.

Nga- Đức quyết thay mặt quốc tế giải quyết xung đột ở Libya
Lãnh đạo Nga và Đức đang nỗ lực thảo luận về khả năng tổ chức một cuộc đàm phán hòa bình quốc tế về vấn đề Libya tại Berlin, trong bối cảnh căng thẳng tại quốc gia châu Phi leo thang chóng mặt.

Khủng bố IS “cám ơn Mỹ” vì giúp giết hại tướng Soleimani
Khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng ca ngợi việc Mỹ sát hại tướng chỉ huy đặc nhiệm Iran là “sự can thiệp của Chúa” giúp chúng trỗi dậy ở Trung Đông.

Hơn 30 nghìn người di tản, Philippines tê liệt vì tro bụi núi lửa
Những cột khói khổng lồ kéo theo tro bụi bốc lên từ ngọn núi lửa Taal tại Philippines đã khiến khu vực thủ đô Manila chìm trong ô nhiễm, buộc hơn 30.000 người dân nước này phải di tản trong ngày 14-1 để hạn chế nguy hiểm.

Hé lộ tình tiết tướng Soleimani biết trước khả năng bị Mỹ sát hại
Tướng Qassem Soleimani, chỉ huy đặc nhiệm Quds thuộc Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC), đã được cảnh báo trước về nguy cơ ám sát, song ông nói rằng mình sẵn sàng tử vì đạo.

Nhiều đàn ông bị bắt cóc và cưỡng ép hôn nhân
Theo Al Jazeera, số liệu chính thức của Chính phủ Ấn Độ ghi nhận hơn 3.520 vụ kết hôn mà chú rể bị bắt cóc trong năm 2018, so với 1.537 trường hợp trong năm 2017. Do Ấn Độ rất tôn trọng các giá trị hôn nhân nên phần lớn chú rể không đòi hủy đám cưới mà tiếp tục chung sống với cô dâu, trong khi hai gia đình thông gia sẽ thương thảo để đưa ra mức hồi môn phù hợp.
Tổng hợp-TT