VINAROYAL GROUP

Tư vấn thiết kế - Đầu tư và kinh doanh bất động sản
Dây truyền tuyển - luyện xỉ Titan
Dự án khu liên doanh kinh tế biển Đông - Nam; Mỹ Thủy Seaport trong tương lai
Trang chủ Tin quốc tế

Tin vắn quốc tế ngày 16/4/2018.

Hội nghị Thượng đỉnh Arab kêu gọi tìm giải pháp chính trị cho Syria; Mỹ, Anh, Pháp tấn công Syria gây thêm bất ổn cho thị trường dầu mỏ; Australia: Không thể đàm phán lại toàn bộ Hiệp định CPTPP;  Phản ứng của Việt Nam trước những diễn biến mới hiện nay ở Syria; Mỹ khẳng định không rút quân khỏi Syria…là những tin chính được cập nhật.

Hội nghị Thượng đỉnh Arab kêu gọi tìm giải pháp chính trị cho Syria

 hoi nghi thuong dinh arab keu goi tim giai phap chinh tri cho syria hinh 1    Các quan chức tham gia Hội nghị Thượng đỉnh Arab.

VOV.VN – Các nhà lãnh đạo Arab nhấn mạnh sự cần thiết phải tìm ra một giải pháp chính trị để chấm dứt cuộc khủng hoảng ở Syria.
Ngày 15/4, Hội nghị thượng đỉnh Arab lần thứ 29 tại thành phố Dhahran của Saudi Arabia đã kết thúc thành công với tuyên bố chung 29 điểm. Trong đó đề cập tới nhiều nội dung quan trọng liên quan tới khu vực hiện nay.
Tuyên bố nêu rõ, đứng trước các nguy cơ, âm mưu can thiệp từ bên ngoài càng làm cho các nước Arab thống nhất hơn, đồng thuận và quyết tâm xây dựng một tương lai tốt hơn đáp ứng nguyện vọng của nhân các dân tộc và các quốc gia Arab. Tuyên bố khẳng định từ những kinh nghiệm của quá khứ và hiện tại càng hội tụ đủ điều kiện để xây dựng tương lai tốt hơn.
Cũng trong tuyên bố nói trên, các nhà lãnh đạo Arab nhấn mạnh sự cần thiết phải tìm ra một giải pháp chính trị để chấm dứt cuộc khủng hoảng ở Syria, để đạt được nguyện vọng của người dân Syria, duy trì sự thống nhất và bảo vệ chủ quyền và độc lập của Syria, đồng thời cực lực lên án việc sử dụng vũ khí hóa học của chế độ Syria chống lại người dân và kêu gọi cộng đồng quốc tế phải chống lại các hoạt động như vậy.

Mỹ, Anh, Pháp tấn công Syria gây thêm bất ổn cho thị trường dầu mỏ
(TTXVN/Vietnam+) Theo mạng tin Fortune ngày 15/4, cuộc không kích Syria do Mỹ và các đồng minh Anh, Pháp tiến hành ngày 14/4 đã củng cố sự lo ngại của thị trường về tình trạng bất ổn ở Trung Đông, vốn đã đẩy giá dầu tăng trong tuần qua.
Cùng với việc Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và một số quốc gia sản xuất dầu mỏ khác cắt giảm sản lượng khai thác dầu, các nhà phân tích nhìn chung cho rằng giá dầu sẽ tăng ổn định sau 3 năm trầm lắng, thậm chí có thể tăng mạnh nếu tình hình ở Syria trở nên nghiêm trọng hơn.
Giá dầu thô đã tăng đều ngay từ trước khi Mỹ, Anh, Pháp phát động không kích, cụ thể là tăng 2% lên 66,82 USD/thùng sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố ý định sẽ hành động ở Syria.

Australia: Không thể đàm phán lại toàn bộ Hiệp định CPTPP
(SGGP) Ngày 15-4, Bộ trưởng Thương mại Australia Steven Ciobo cho biết 11 nước thành viên của Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) không thể đàm phán lại toàn bộ hiệp định để đáp ứng yêu cầu của Mỹ vào thời điểm này.
Tuy nhiên, cũng không có nghĩa là các thành viên hiện nay của CPTPP không chào đón sự quay trở lại của Mỹ. Tuyên bố được đưa ra sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump chỉ thị các quan chức cấp cao xem xét khả năng tái gia nhập thỏa thuận Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) – tiền thân của CPTPP –  nếu có thể đạt được một thỏa thuận tốt hơn.
Dư luận cho rằng việc Mỹ tái gia nhập TPP có thể là nhiệm vụ phức tạp khi 11 nước là Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam đã mất nhiều tháng đàm phán mà không có sự góp mặt của Mỹ để đạt được CPTPP.

 Phản ứng của Việt Nam trước những diễn biến mới hiện nay ở Syria
(ĐCSVN) – Việt Nam quan ngại trước tình hình hiện nay tại Syria và phản đối việc sử dụng vũ lực đe dọa cuộc sống của người dân vô tội cũng như hòa bình, ổn định tại khu vực.
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng
Về phản ứng của Việt Nam trước những diễn biến mới hiện nay ở Syria, ngày 15/4/2018, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng cho biết:
“Việt Nam quan ngại trước tình hình hiện nay tại Syria và phản đối việc sử dụng vũ lực đe dọa cuộc sống của người dân vô tội cũng như hòa bình, ổn định tại khu vực. Chúng tôi cho rằng mọi xung đột và bất đồng phải được giải quyết thông qua các biện pháp hoà bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, đặc biệt là Hiến chương Liên hợp quốc, trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền của các quốc gia. Công ước của Liên hợp quốc về cấm vũ khí hóa học phải được triệt để tuân thủ”./.

Mỹ khẳng định không rút quân khỏi Syria
Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc cho biết Mỹ sẽ không rút quân khỏi Syria cho đến khi đạt được các mục tiêu.
Nikki Haley, đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc, ngày 15/4 liệt kê ba mục tiêu của Mỹ tại Syria: đảm bảo vũ khí hoá học không được sử dụng dưới bất kỳ hình thức nào gây rủi ro cho lợi ích của Mỹ, Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng bị đánh bại và Mỹ có đòn bẩy thuận lợi để theo dõi Iran.
Chúng tôi có mục tiêu là “đưa quân đội Mỹ về nước, nhưng chúng tôi sẽ không rời đi cho đến khi hoàn thành những điều đó”, Haley nói, theo Reuters.

***  Nhật – Trung cam kết củng cố quan hệ
Ngoại trưởng Nhật Taro Kono ngày 15/4 tiếp người đồng nhiệm Trung Quốc Vương Nghị tại Tokyo. “Chúng tôi nhất trí thúc đẩy hợp tác rộng khắp và cải thiện mối quan hệ”, Kono nói sau cuộc họp và cho biết hai bên sẽ tuân thủ các nghị quyết của Liên Hợp Quốc nhằm buộc Triều Tiên từ bỏ vũ khí hạt nhân.

Cố vấn Nhà nước Mynamar sắp thăm Việt Nam
Cố vấn Nhà nước, Ngoại trưởng và Bộ trưởng Văn phòng Tổng thống Myanmar Aung San Suu Kyi sẽ thăm chính thức Việt Nam ngày 19 – 20/4.

Arab Saudi phản đối việc Mỹ định chuyển sứ quán ở Israel đến Jerusalem
“Chúng tôi nhắc lại rằng chúng tôi phản đối quyết định của Mỹ về Jerusalem”, Vua Arab Saudi Salman ngày 15/4 phát biểu tại cuộc họp thượng đỉnh Liên đoàn Arab ở Dhahran.
Tổng thống Mỹ Trump ngày tháng 12/2017 công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel và tuyên bố sẽ dời sứ quán Mỹ đến đây. Jerusalem là thánh địa đối với người Do Thái, người Hồi giáo và Cơ Đốc giáo. Trạng thái của Jerusalem là một trong những vật cản lớn nhất đối với tiến trình hòa bình giữa Israel và Palestine. Israel chiếm Đông Jerusalem năm 1967, coi toàn bộ Jerusalem là thủ đô không bị chia cắt. Phía Palestine cho rằng Đông Jerusalem là thủ đô của nhà nước tương lai.

Hàn – Triều thảo luận việc lập đường dây nóng giữa hai lãnh đạo
Một quan chức của văn phòng tổng thống Hàn Quốc cho biết quan chức Hàn – Triều đã họp ngày 14/4 để thảo luận về việc thiết lập đường dây nóng giữa lãnh đạo hai nước. Tổng thống Hàn Moon Jae-in dự kiến gặp lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un vào cuối tháng này.

Sức khỏe cựu đệ nhất phu nhân Barbara Bush giảm sút
“Sau một loạt lần nhập viện và sau khi hỏi ý kiến của gia đình cùng bác sĩ, bà Bush, 92 tuổi, quyết định không tiếp tục chữa trị mà thay vào đó sẽ tập trung chăm sóc vào chăm sóc giảm nhẹ”, phát ngôn viên của gia đình Bush ngày 15/4 nói. Chăm sóc giảm nhẹ là phương pháp giúp người bệnh giảm các triệu chứng, đau đớn, căng thẳng về thể chất và tinh thần khi bị chẩn đoán mắc bệnh nan y.
Barbara Bush là vợ của cựu tổng thống George H.W. Bush, người lãnh đạo nước Mỹ năm 1989 – 1993. Hai người có 6 người con, trong đó có cựu tổng thống George W. Bush cầm quyền năm 2001 – 2009.

Mỹ công bố video tàu ngầm phóng tên lửa vào Syria
Bộ Quốc phòng Mỹ công bố video tên lửa Tomahawk phóng từ tàu ngầm hạt nhân tấn công USS John Warner, một trong những khí tài tham gia trận không kích Syria ngày 14/4. Tàu ngầm đã phóng 6 quả đạn từ đông Địa Trung Hải.

Kim Jong-un thết đãi quan chức Trung Quốc
Kim Jong-un tổ chức một bữa tiệc chào mừng Trưởng Ban Liên lạc Đối ngoại Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc Tống Đào và đoàn nghệ thuật Trung Quốc tại Bình Nhưỡng. Các quan chức hai bên đã bày tỏ mong muốn “trang trí đẹp hơn cho vườn hoa” của tình hữu nghị song phương, KCNA ngày 15/4 đưa tin.
Ông Tống và ông Kim thảo luận về tình hình quốc tế và trao đổi quan điểm về lợi ích chung của hai nước. Kim Jong-un nói rằng với tư cách là “người bạn thân thiết của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình”, ông phải đảm bảo đoàn nghệ thuật Trung Quốc được đối đãi ở mức tốt nhất.

Tổng thống Pháp thuyết phục Trump giữ quân ở Syria
“10 ngày trước, Tổng thống Trump nói rằng ‘Mỹ nên rút khỏi Syria’. Chúng tôi đã thuyết phục ông ấy rằng họ cần giữ quân ở đây lâu dài”, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron ngày 15/4 nói trong cuộc phỏng vấn với BFM TV.
Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Nikki Haley ngày 15/4 khẳng định Mỹ sẽ không rút quân khỏi Syria cho đến khi “hoàn thành nhiệm vụ”. Mỹ có hơn 2.000 binh sĩ đóng quân ở miền đông Syria nhằm hỗ trợ các nhóm dân quân bản địa để tiêu diệt IS và kiểm soát khu vực có nhiều mỏ dầu ở đông bắc nước này.

Putin cảnh báo về hỗn loạn toàn cầu nếu Mỹ tiếp tục không kích Syria
Trong cuộc điện đàm với người đồng cấp Iran Hassan Rouhani, Tổng thống Nga Putin ngày 15/4 nói rằng cuộc tấn công của phương Tây đã phá hỏng cơ hội giành được giải pháp chính trị cho cuộc xung đột đã kéo dài 7 năm ở Syria, theo một tuyên bố của Kremlin.
“Putin nhấn mạnh rằng nếu các hành động vi phạm Hiến chương Liên Hợp Quốc này vẫn tiếp tục thì điều đó chắc chắn dẫn đến sự hỗn loạn trong quan hệ quốc tế”, tuyên bố có đoạn viết.
Mỹ, Anh và Pháp ngày 14/4 phóng 105 tên lửa vào Syria, phản ứng trước việc chính quyền Syria bị tố cáo tấn công hóa học khiến hàng chục người thiệt mạng. Syria bác bỏ cáo buộc này.

***   Ông Trump lại ‘dọa’ Syria
Tổng thống Donald Trump, ngày 15/4, cảnh báo Mỹ đã “khóa mục tiêu và nạp đạn” để tấn công một lần nữa nếu Syria tiến hành các cuộc tấn công vũ khí hóa học.
Theo hãng tin BBC, tuyên bố trên được ông Trump đưa ra sau khi Mỹ, Anh và Pháp không kích ba địa điểm của Syria vào sáng 14/4 (giờ VN) để đáp trả vụ nghi ngờ tấn công vũ khí hóa học nhằm vào thị trấn Douma cách đây một tuần.
Tuy nhiên, Ngoại trưởng Anh Boris Johnson khẳng định hiện chưa có đề xuất nào về việc tiếp tục tấn công Syria. Ông cho biết, London “sẽ xem xét các phương án với đồng minh” về tình hình Syria song hiện tại chưa có phương án nào.
Trong khi đó, Tổng thống Syria Bashar al-Assad tố cáo cuộc tấn công tên lửa của phương Tây nhằm vào nước ông là hành động gây hấn. Damascus khẳng định không sử dụng vũ khí hóa học, cho rằng vụ việc này là do quân nổi dậy dàn dựng.
Cùng ngày 15/4, Iran cũng lên án cuộc tấn công tên lửa của phương Tây, khẳng định không quốc gia nào có quyền “vượt qua các thủ tục quốc tế” để áp đặt biện pháp trừng phạt với một nước khác.
Một quan chức Bộ Ngoại giao Nga thì cho rằng, Washington sẽ muốn duy trì đối thoại với Moscow về sự ổn định chiến lược sau cú tấn công vào Syria.
“Có mọi lý do để tin rằng sau khi tấn công Syria, Mỹ sẽ mong muốn hướng tới một cuộc đối thoại chiến lược”, Interfax dẫn lời ông Vladimir Ermakov, Vụ trưởng Vụ Kiểm soát vũ khí và không phổ biến vũ khí hạt nhân thuộc Bộ Ngoại giao Nga.

– Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc cho biết, nước này và Triều Tiên đã tiến hành các cuộc thảo luận cấp chuyên viên về việc lập một đường dây nóng giữa lãnh đạo hai miền trước thềm cuộc gặp thượng đỉnh lịch sử vào cuối tháng này.

– Theo Leonid Rink, một trong những nhà khoa học phát triển chất độc thần kinh Novichok, báo cáo của Tổ chức Cấm vũ khí hóa học (OPCW) về vụ đầu độc cha con cựu điệp viên hai mang người Nga Sergei Skripal tại thành phố Salisbury của Anh cho thấy, 2 cha con ông này không bị đầu độc bởi Novichok.

– Hội nghị thượng đỉnh Liên đoàn Ảrập (AL) lần thứ 29 chính thức khai mạc tại thành phố Dhahran, miền đông Ảrập Xêút. Các đại biểu tập trung thảo luận những vấn đề đang thu hút sự quan tâm của dư luận trong và ngoài khu vực, bao gồm khủng hoảng Syria, xung đột Palestine-Israel và tình hình Yemen…

–  Quân đội Israel tuyên bố phá hủy một đường hầm của phong trào Hồi giáo Hamas chạy từ Dải Gaza vào lãnh thổ Israel. Bộ trưởng Quốc phòng Israel Avigdor Lieberman cho biết, đây là đường hầm dài nhất và sâu nhất được Israel phát hiện xuất phát từ Gaza.

***   Vì sao Tổng thống Putin thụ động ngồi nhìn đồng minh Syria bị đánh?
(VnMedia) – Đối mặt với lựa chọn khó khăn giữa một bên là tham chiến chống lại Mỹ, Anh và Pháp và một bên là thụ động ngồi nhìn đồng minh bị tấn công, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã lựa chọn con đường hòa bình.

Sau đòn kinh hoàng của phương Tây, quân đội Syria bất ngờ tuyên bố toàn thắng
– Ngay sau hứng cơn mưa tên lửa kinh hoàng từ phương Tây, chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad và người dân Syria đã có hành động thách thức khiến đối thủ phải ngỡ ngàng.

Mỹ, Pháp, Anh lưu hành dự thảo nghị quyết chung tại HĐBA về Syria
AFP đưa tin Mỹ, Pháp và Anh ngày 14/4 đã triển khai một nỗ lực mới tại Liên hợp quốc trong việc điều tra các vụ tấn công hóa học tại Syria, chỉ vài giờ sau khi không kích vào các mục tiêu ở Syria.

Bắn 103 tên lửa vào Syria: Cuộc tấn công hoàn hảo hay cú bẽ mặt của phương Tây?
– Đúng 4h sáng ngày 14/4 theo giờ Syria, liên minh phương Tây gồm Mỹ, Anh và Pháp đã bất ngờ phóng 103 quả tên lửa ồ ạt về phía Syria. Trong khi Tổng thống Trump gọi đây là một cuộc tấn công “hoàn hảo” thì Nga công bố thông tin gây sốc…

Viện nghiên cứu Syria bị tên lửa Mỹ ‘băm’ thành đống đổ nát
Viện nghiên cứu khoa học ở thủ đô Damascus, địa điểm được cho nơi nghiên cứu và phát triển vũ khí hóa học của Syria, là một trong ba mục tiêu tấn công của Mỹ và đồng minh.

Chất độc được dùng trong vụ đầu độc Skripal đang được Mỹ và Anh sử dụng?
Theo hãng tin RT, loại chất hóa học được dùng để đầu độc cựu điệp viên Sergei Skripal được một phòng thí nghiệm Thụy Sĩ xác định là chất BZ. Chất độc này được quân đội Mỹ, Anh và nhiều nước NATO khác sử dụng.

***   Syria tính nã tên lửa vào căn cứ Mỹ để trả đũa vụ không kích3
Syria đang tính cách trả đũa vụ tấn công rầm rộ mà liên quân Mỹ – Anh – Pháp tiến hành, trong đó có phương án nã tên lửa đất đối đất vào căn cứ quân sự mà Washington đang duy trì bất hợp pháp trong lãnh thổ Syria.

Sự thật về cơ sở nghiên cứu “vũ khí hóa học” của Syria bị Mỹ san phẳng
Một chuyên gia làm việc tại trung tâm khoa học ở Damacus, Syria vừa bị đánh sập do đòn không kích của Mỹ cho biết đó là nơi thử nghiệm các sản phẩm hóa học được sử dụng trong chế biến thực phẩm, thuốc và… đồ chơi trẻ em.

Cuộc sống “bình thản” đến khó tin ở Damacus sau trận bão tên lửa của Mỹ
Vụ không kích với hơn 100 tên lửa hành trình do Mỹ- Anh – Pháp tiến hành dường như không thể ảnh hưởng gì đến người dân ở Damacus, Syria. Họ vẫn thức dậy vui vẻ vào buổi sáng, lái xe đi làm rồi trở về nhà vào buổi chiều.

Cuộc đối đầu một mất một còn giữa Syria và liên quân Mỹ-Anh-Pháp
Rạng sáng 14-4, Mỹ phối hợp với hai đồng minh Anh và Pháp, với phương tiện là 110 tên lửa, đã nhắm mục tiêu vào các khu vực nghi có vũ khí hoá học ở Syria. Tuy nhiên, đòn tấn công đã bị Syria đáp trả mạnh mẽ.

Mỹ lên kế hoạch tiếp tục tấn công Syria1
Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Nickki Haley tuyên bố trước Hội đồng Bảo an rằng Washington sẵn sàng tiến hành một cuộc tấn công tiếp theo khi “chính quyền Syria tiếp tục sử dụng vũ khí hóa học”.

Tổng thống Trump nói nhiệm vụ đã thành công2
Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố phi vụ không kích nhằm vào chính quyền Syria đã diễn ra vô cùng thành công, đồng thời ca ngợi quân đội nước này là những người “tuyệt vời nhất”.

Tổng thống Putin: Mỹ đã vi phạm luật quốc tế vì tấn công Syria
Tổng thống Nga Vladimir Putin nhấn mạnh đòn tấn công tên lửa do Mỹ-Anh-Pháp tiến hành nhằm vào Syria đã vi phạm nghiêm trọng Hiến chương Liên Hợp Quốc cũng như quy tắc của luật pháp quốc tế.

Chiến lược của Syria trước đòn tấn công tên lửa Mỹ
Để giảm thiểu thiệt hại trước đòn tấn công như vũ bão của Mỹ-Anh-Pháp, Syria đã mang toàn bộ khí tài quân sự quan trọng sang gửi nhờ căn cứ của Nga và sơ tán lực lượng khỏi các khu vực nghi bị tấn công.

Lãnh đạo các nước phản ứng trái chiều sau vụ không kích vào Syria
Tổng thống Nga Vladimmir Putin ngày 14-4 trong một tuyên bố đã gọi cuộc không kích của Mỹ và đồng minh vào Syria là một “hành động xâm lược”.

Nga tuyên bố giật mình về khả năng chiến tranh với Mỹ ở Syria
Đại sứ Nga tại Liên Hợp Quốc cho biết Moscow không loại trừ khả năng đối đầu quân sự trực tiếp với Mỹ ở Syria, trong bối cảnh Washington có khả năng tiến hành tấn công tên lửa phủ đầu vào chính quyền Damacus.

Tổng hợp-TT