VINAROYAL GROUP

Tư vấn thiết kế - Đầu tư và kinh doanh bất động sản
Dây truyền tuyển - luyện xỉ Titan
Dự án khu liên doanh kinh tế biển Đông - Nam; Mỹ Thủy Seaport trong tương lai
Trang chủ Tin quốc tế

Tin vắn quốc tế ngày 17/10/2019.

IMF hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu; Hành vi vi phạm của Trung Quốc ở Biển Đông ảnh hưởng tiêu cực tới khu vực;  Nhà lãnh đạo Triều Tiên sắp đưa ra quyết định quan trọng?; Viễn cảnh ác mộng cho NATO, Nga mừng thầm?…là những tin chính được cập nhật.

IMF hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu

      Người tiêu dùng Anh chọn mua thực phẩm tại siêu thị

(SGGP) Trong báo cáo Triển vọng Kinh tế thế giới trong năm 2019 vừa công bố, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu xuống mức 3%, giảm 0,3% so với tốc độ mà IMF đã dự báo vào tháng 4-2019 và là mức thấp nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008-2009.
Bấp bênh
Theo báo cáo trên, kinh tế thế giới đang phát triển với tốc độ chậm nhất kể từ năm 2008-2009 trong khi các xung đột thương mại gia tăng làm giảm lòng tin của giới đầu tư và kinh doanh. IMF cảnh báo kinh tế toàn cầu đang trải qua giai đoạn vừa giảm tốc vừa phục hồi không chắc chắn. Nhà kinh tế trưởng của IMF Gita Gopinath khẳng định triển vọng kinh tế toàn cầu vẫn bấp bênh. IMF cũng dự báo, cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ khiến tăng trưởng kinh tế toàn cầu giảm 0,8% vào cuối năm 2020.
Cũng trong báo cáo trên, IMF cũng hạ triển vọng tăng trưởng của kinh tế Mỹ trong năm 2019 xuống còn 2,4%. Tuy nhiên, tổ chức này cho rằng nền kinh tế số một thế giới vẫn là điểm sáng trên vũ đài kinh tế toàn cầu. Mặc dù những căng thẳng thương mại đang tác động đến tăng trưởng, song IMF dự báo mức tăng 2,4% đối với kinh tế Mỹ trong năm 2019 và 2,1% trong năm 2020, vẫn là cao hơn xu thế chung. Nhà kinh tế Gita Gopinath cho rằng: “Đối với Mỹ, những bất ổn liên quan đến thương mại đã tác động tiêu cực đến đầu tư, nhưng tình hình việc làm và tiêu dùng tiếp tục gia tăng mạnh”.
Lo ngại về biện pháp phi thuế quan
Trong khi đó, theo Ủy ban Kinh tế xã hội châu Á – Thái Bình Dương Liên hiệp quốc (ESCAP) và Hội nghị Liên hiệp quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD), trong khi thuế quan áp dụng ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương đã giảm 50% trong 2 thập niên qua, số biện pháp phi thuế quan (NTM), các quy định chính sách ngoài thuế quan ảnh hưởng đến thương mại quốc tế, đã tăng đáng kể. NTM hiện đang ảnh hưởng đến khoảng 58% thương mại ở châu Á – Thái Bình Dương. Một lý do cho sự gia tăng của NTM là sự phổ biến ngày càng tăng những “vũ khí” về chính sách thương mại trong các căng thẳng thương mại khu vực và toàn cầu. Điều này có thể bao gồm các hạn chế mua sắm của chính phủ, trợ cấp xuất nhập khẩu cũng như cấm xuất nhập khẩu thông qua các lệnh trừng phạt đơn phương hoặc đa phương. Để đáp ứng các quy tắc phức tạp và thường không rõ ràng này có thể tác động đáng kể đến các nguồn lực, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Hành vi vi phạm của Trung Quốc ở Biển Đông ảnh hưởng tiêu cực tới khu vực
– Phát biểu tại Hội nghị Quan chức cao cấp ASEAN-Trung Quốc về Thực hiện Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) lần thứ 18, Đoàn Việt Nam nhấn mạnh hành vi vi phạm của Trung Quốc đã và đang ảnh hưởng tiêu cực tới hoà bình và an ninh ở khu vực, và không tạo bối cảnh thuận lợi cho tiến trình đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC)…
Về thực hiện DOC, Hội nghị nhất trí cần tiếp tục nỗ lực bảo đảm thực hiện đầy đủ, hiệu quả DOC, trong đó cần ưu tiên triển khai các biện pháp xây dựng lòng tin, hợp tác xử lý những thách thức chung như bảo vệ môi trường biển, đối xử nhân đạo với ngư dân.
Về đàm phán COC, các nước hoan nghênh việc hoàn tất vòng rà soát đầu tiên văn bản dự thảo, nhất trí cần duy trì đà tiến triển đã đạt được, khẳng định cần gia tăng nỗ lực để xây dựng một Bộ quy tắc thực sự hiệu quả, thực chất, có thể ngăn ngừa xảy ra những vụ việc phức tạp như hiện nay. Để làm được điều này, Hội nghị nhất trí cần chuẩn bị kỹ cho các vòng đàm phán tiếp theo nhằm đạt được những kết quả cụ thể, thực chất; theo đó các nước đã trao đổi về những cách làm mới để áp dụng cho vòng đàm phán tới.
Phát biểu tại hội nghị, Đoàn Việt Nam đã làm rõ về những diễn biến phức tạp ở Biển Đông, đặc biệt là việc quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đang bị vi phạm nghiêm trọng, nêu bật lập trường, quan điểm chính đáng của Việt Nam dựa trên các quy định của luật pháp quốc tế và Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982. Đoàn Việt Nam nhấn mạnh hành vi vi phạm của Trung Quốc đã và đang ảnh hưởng tiêu cực tới hoà bình và an ninh ở khu vực, và không tạo bối cảnh thuận lợi cho tiến trình đàm phán COC.
Khẳng định cam kết đối với tiến trình thực hiện DOC và xây dựng COC, Đoàn Việt Nam cũng nhấn mạnh tình hình hiện nay càng cho thấy tính cấp thiết của việc có Bộ Quy tắc ứng xử hiệu lực, hiệu quả, phù hợp luật pháp quốc tế, UNCLOS 1982, giúp ngăn ngừa các vụ việc tương tự trong tương lai. Theo đó, Đoàn Việt Nam đã đề xuất nhiều biện pháp nhằm cải tiến phương cách làm việc cho các vòng đàm phán sắp tới, trong đó có việc tập trung xử lý những vấn đề mang tính chính sách, nâng cao vai trò của các quan chức cao cấp (SOM) trong việc chỉ đạo và định hướng cho tiến trình đàm phán.

 Nhà lãnh đạo Triều Tiên sắp đưa ra quyết định quan trọng?
(ĐCSVN) – Ngày 16/10, tờ Rodong Sinmun – cơ quan ngôn luận của Đảng Lao động Triều Tiên đăng thông điệp chỉ trích việc Mỹ tiếp tục áp đặt các lệnh trừng phạt kinh tế lên Triều Tiên. Truyền thông nhà nước Triều Tiên cũng đăng hình ảnh nhà lãnh đạo nước này cưỡi bạch mã lên núi Paektu, một việc ông Kim Jong-un thường làm trước khi đưa ra các quyết định quan trọng.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un cưỡi bạch mã lên núi thiêng Paekdu. (Ảnh: KCNA/EPA)
Theo nhà lãnh đạo Kim Jong-un thì người dân Triều Tiên đã trở nên mạnh mẽ hơn và học hỏi được cách để giành được chiến thắng, cho dù vẫn phải đối mặt với một cuộc chiến gian nan vì phải đối mặt với các lệnh trừng phạt dai dẳng từ các thế lực thù địch. Nhà lãnh đạo này kêu gọi người dân Triều Tiên tự tay xây dựng nền kinh tế của đất nước mình.
“Đất nước đang lâm vào một tình thế khó khăn do các lệnh trừng phạt và các biện pháp gây sức ép không ngừng từ các thế lực thù địch, vẫn còn rất nhiều thách thức và khó khăn đang chờ đón chúng ta ở phía trước… Nỗi đau mà những thế lực thù địch do Mỹ dẫn đầu gây ra cho người dân Triều Tiên giờ đã không còn là nỗi đau nữa, mà đã biến thành sự giận dữ… Bất cứ khi nào kẻ thù muốn bóp nghẹt chúng ta bằng các biện pháp gây sức ép, đất nước chúng ta cần nỗ lực hơn nữa dưới tinh thần vĩ đại của sự tự lực tự cường để kẻ thù cảm thấy đau đớn” – thông điệp của nhà lãnh đạo Kim Jong-un viết.
Đây là lần đầu tiên nhà lãnh đạo Triều Tiên đề cập tới quan hệ với Mỹ kể từ sau khi các vòng đàm phán cấp chuyên viên giữa hai nước ở Stockholm (Thụy Điển) hôm 5/10 đổ vỡ.
Bên cạnh đó, truyền thông nhà nước Triều Tiên cũng đăng tải hình ảnh nhà lãnh đạo Kim Jong-un đang cưỡi bạch mã lên núi Paektu tuyết phủ trắng xóa. Đây được cho là ngọn núi thiêng, cao nhất trên bán đảo Triều Tiên và cũng được coi là nơi sinh của người cha quá cố của chủ tịch Kim Jong-un.
Nhà lãnh đạo Kim Jong-un thường đến lên núi Paekdu trước khi đưa ra các quyết định quan trọng hay trước sự kiện chính trị, ngoại giao lớn. Chính vì thế, chuyến thăm lần này làm dấy lên đồn đoán về khả năng nhà lãnh đạo Triều Tiên chuẩn bị đưa ra một quyết định quan trọng khác, trong đó không loại trừ các biện pháp nhằm tiếp tục gây sức ép lên Mỹ.
Chuyến thăm Paekdu gần đây nhất của nhà lãnh đạo Kim Jong-un là vào tháng 12/2017, trước khi quá trình hòa giải liên Triều được khởi động vào năm 2018.
Ngay sau khi thông tin về chuyến thăm núi Paekdu của chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un được truyền thông nước này công bố, Bộ Thống nhất Hàn Quốc cho biết sẽ giám sát chặt chẽ các động thái và tình hình trên bán đảo Triều Tiên./.

Viễn cảnh ác mộng cho NATO, Nga mừng thầm?
– Cựu Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden – lựa chọn hàng đầu của Đảng Dân chủ cho vị trí ứng cử viên chạy đua vào chiếc ghế tổng thống trong cuộc bầu cử sắp tới, mới đây đã đưa ra một cảnh báo cực kỳ đáng sợ cho NATO – liên minh quân sự mạnh nhất thế giới. Theo đó, ông Biden cho rằng, NATO “sẽ tan vỡ nếu ông Trump tiếp tục được bầu làm tổng thống Mỹ trong nhiệm kỳ 4 năm tiếp theo.
Nếu Tổng thống Donald Trump tái đắc cử, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) gồm 29 thành viên sẽ là một thứ thuộc về quá khứ, cựu Phó Tổng thống Mỹ và là ứng cử viên hàng đầu cho cuộc đua vào Nhà Trắng năm 2020, đã phát biểu như vậy tối hôm 15/10.
Trong cuộc tranh luận bầu cử mới nhất, ông Biden đã đề cập đến các vấn đề đối ngoại và ông đã nhấn mạnh đến Điều 5 của NATO, trong đó nói rằng một cuộc tấn công vào một thành viên của NATO sẽ là một cuộc tấn công vào tất cả các thành viên của NATO.
Theo lời ông Biden, Tổng thống Trump luôn nghi ngờ về việc liệu ông có “thực hiện cam kết thiêng liêng đó hay không”. “Nếu ông ấy tái đắc cử, tôi chắc chắn rằng, sẽ không còn NATO nữa. An ninh của chúng ta sẽ bị coi nhẹ và chúng ta thực sự gặp rắc rối”, cựu Phó Tổng thống Mỹ cảnh báo.
Đây không phải là lần đầu tiên ông Biden cảnh báo về số phận của NATO khi Tổng thống Trump tái đắc cử nhiệm kỳ mới. Hồi đầu năm nay, cựu Phó Tổng thống Biden đã phát biểu tại Florida rằng, số phận của NATO mong manh nếu đương kim Tổng thống tái đắc cử trong cuộc bầu cử sắp tới…
Việc NATO đứng trước nguy cơ tan vỡ sẽ khiến Nga mừng thầm bởi trong nhiều năm qua Nga và NATO đang đối đầu nhau gay gắt.

***   Syria khen Mỹ rút quân, cảnh báo đụng độ trực diện Thổ Nhĩ Kỳ
Syria hoan nghênh việc Mỹ rút quân, song coi việc Thổ Nhĩ Kỳ triển khai binh sĩ chống người Kurd ở miền Bắc Syria là hành vi xâm lược và cảnh báo đáp trả.

Tiêm kích F-15 dội bom phá nát căn cứ Mỹ ở Syria
Các máy bay chiến đấu của Mỹ không kích phá hủy kho đạn dược trong căn cứ mà lực lượng của Washington từng đồn trú vì lo ngại chúng rơi vào tay những phần tử cực đoan.

Ông Trump lạc quan về thỏa thuận thương mại với châu Âu
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 17-10 cho biết Washington đang đàm phán với “một số nhân vật mới” tại châu Âu về vấn đề thương mại và ông hy vọng rằng các cuộc thảo luận sẽ thành công.

Cơ hội cuối cùng để nước Anh “Brexit” đúng hạn
Hội nghị Thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) về vấn đề Anh rời khối này, hay còn gọi là Brexit sẽ diễn ra trong hai ngày 17 và 18-10 (giờ địa phương). Đây được coi là cơ hội cuối cùng để Thủ tướng Anh Boris Johnson nỗ lực thực hiện cam kết Brexit đúng hạn vào ngày 31-10.

Trúng ổ phục kích, 13 cảnh sát thiệt mạng
Bị hơn 30 tên tội phạm có vũ trang phục kích, đoàn xe cảnh sát gồm 5 chiếc bị bắn nát, cháy rụi khiến 13 người thiệt mạng…

Ông Trump lần thứ hai phủ quyết chống lại Quốc hội
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã phủ quyết một nghị quyết chung của Quốc hội nhằm tìm cách chấm dứt tuyên bố về tình trạng khẩn cấp quốc gia ở khu vực biên giới phía Nam với Mexico.

Nhà lãnh đạo Kim Jong-un gây sốt với loạt ảnh cưỡi bạch mã trên núi thiêng
Hình ảnh nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un cưỡi bạch mã vượt tuyết trắng tới thăm ngọn núi thiêng tại nước này bất ngờ được KCNA công bố ngày 16-10, với nhiều đồn đoán rằng ông chuẩn bị đưa ra một quyết định chính trị quan trọng.

Màn chào đón “choáng ngợp” dành cho Tổng thống Putin ở Trung Đông
Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) chào đón Tổng thống Nga Vladimir Putin bằng loạt pháo đại bác cùng một màn phun khói màu cờ Nga “độc nhất, vô nhị” trên không.

Thổ Nhĩ Kỳ bác đề xuất của Mỹ, thề không dừng tấn công người Kurd
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan bác đề xuất của Mỹ làm trung gian cho một thỏa thuận ngừng bắn với người Kurd ở miền Bắc Syria, đồng thời khẳng định ông không sợ các lệnh trừng phạt của Mỹ.

Quân đội Nga tiến vào kiểm soát căn cứ Mỹ ở Manbji
Các binh sĩ Nga nhận kiểm soát căn cứ quân sự của Mỹ ở thành phố Manbji phía Đông Bắc Syria nhằm ngăn nguy cơ đụng độ trực diện giữa quân đội Syria và lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ, sau khi Washington rút binh sĩ khỏi khu vực.

Vụ án “Người đàn ông Somerton” và bí ẩn thách thức Australia
Xác chết được gọi là “The Somerton Man” (“người đàn ông Somerton”) – theo tên bãi biển ở thành phố Adelaide miền nam Australia, tức nơi ông được tìm thấy.

Ông Trump gây “sốc” khi khuyên Tổng thống Syria chiến đấu với Thổ Nhĩ Kỳ
Tổng thống Mỹ Donald Trump nói rằng Tổng thống Syria nên điều quân đội tới bảo vệ người Kurd và chiến đấu với Thổ Nhĩ Kỳ để bảo toàn lãnh thổ.

Nga bác mọi khả năng đàm phán về vấn đề Crimea
Điện Kremlin nhấn mạnh vấn đề liên quan đến chủ quyền bán đảo Crimea đã khép lại và Nga sẽ không thảo luận về vấn đề này ở bất cứ định dạng đối thoại nào.

Trung Quốc: Nổ nhà máy hóa chất, 10 người thương vong
Những quy định lỏng lẻo về an toàn khiến nhiều vụ nổ nhà máy liên tiếp tại Trung Quốc thời gian qua.

Vì sao Mỹ bỏ rơi người Kurd?
Tối Chủ nhật, 6-10, Tổng thống Mỹ Donald Trump bất ngờ tuyên bố quân đội Mỹ sẽ rút khỏi Syria. Vài giờ sau, cơ quan thông tấn Kurdistan phát đi một đoạn video cho thấy đoàn xe bọc thép Mỹ ra khỏi khu vực biên giới Tal Abyad.

Giằng co đàm phán thương mại Mỹ – Trung
Trả lời phóng viên báo chí ngày 10-10, người đứng đầu bộ phận quan hệ quốc tế tại Phòng Thương mại Mỹ, ông Myron Brilliant cho biết Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc, Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer và Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin đang “cố gắng tìm ra giải pháp nhằm có được một thỏa thuận lớn hơn bằng việc đạt được tiến bộ đối với vấn đề tiếp cận thị trường và bảo vệ sở hữu trí tuệ trong một số lĩnh vực quan trọng”.

Hàng trăm người thương vong, Nhật Bản điêu đứng vì bão Hagibis
Số liệu mới nhất do Japan Times cung cấp trưa 15-10 cho biết, ít nhất 68 người đã thiệt mạng vì siêu bão Hagibis, trong bối cảnh chính phủ đã điều hơn 100.000 nhân viên cứu hộ tham gia giải cứu các nạn nhân.

Tổng hợp-TT