VINAROYAL GROUP

Tư vấn thiết kế - Đầu tư và kinh doanh bất động sản
Dây truyền tuyển - luyện xỉ Titan
Dự án khu liên doanh kinh tế biển Đông - Nam; Mỹ Thủy Seaport trong tương lai
Trang chủ Tin quốc tế

Tin vắn quốc tế ngày 18/5/2021.

    Nỗi thống khổ hàng thập niên; Tổng thống Joe Biden hứa chia sẻ 80 triệu liều vaccine Covid-19 cho thế giới; 4 lý do ngáng đường Trung Quốc vươn tới vị trí siêu cường; Trung Quốc đang tiêm phòng Covid nhanh nhất thế giới, 14 triệu mũi mỗi ngày; Colonial Pipeline trả gần 5 triệu USD tiền chuộc cho tin tặc; Tốc độ gia tăng số ca nhiễm, tử vong do COVID-19 giảm song vẫn ở mức cao…là những tin chính được cập nhật.
Nỗi thống khổ hàng thập niên
Cảnh đổ nát sau loạt không kích của Israel xuống Dải Gaza ngày 15-5-2021. Ảnh: THX/TTXVN  Cảnh đổ nát sau loạt không kích của Israel xuống Dải Gaza ngày 15-5-2021. Ảnh: THX/TTXVN
SGGP Tổng Thư ký Liên hiệp quốc Antonio Guterres vừa lên tiếng kêu gọi lập tức chấm dứt bạo lực đẫm máu giữa Israel và Palestine, đồng thời cảnh báo vòng xoáy đổ máu này có thể đẩy khu vực vào một cuộc khủng hoảng “không thể khống chế”.
Xung đột Israel – Palestine lần này hết sức nghiêm trọng, khiến mâu thuẫn giữa hai bên càng trở nên gay gắt và khó hóa giải hơn. Tuy nhiên, người dân mới là bên chịu ảnh hưởng trực tiếp nhất.
Tính đến ngày 16-5, các cuộc giao tranh đã khiến 192 người thiệt mạng, trong đó có gần 60 trẻ em. Thống kê cho thấy số thương vong phần lớn là từ các vụ không kích nhằm vào dân thường. Hình ảnh thương tâm ám ảnh nhất ngày 15-5 là cả một gia đình Palestine 10 người thiệt mạng, gồm 2 phụ nữ và 8 trẻ em.
Trong bất kỳ cuộc khói lửa đao binh nào, thường dân cũng là những nạn nhân vô tội bị đẩy vào cảnh lầm than. Nhà tan cửa nát, các thành viên gia đình phải chịu cảnh chia lìa.
Cuộc khủng hoảng dai dẳng giữa các bên ở Trung Đông suốt mấy chục năm qua đã khiến cho hàng triệu trẻ em được sinh ra ở khu vực này trong những năm đầu đời phải chịu cảnh bị bao quanh bởi chiến tranh, bạo lực và tị nạn…
Ở độ tuổi của các em đáng lẽ phải được cắp sách tới trường, được tự do bay nhảy, được nuôi dưỡng ước mơ của mình, nhưng thay vào đó là cảnh tạm bợ, nơm nớp lo sợ thường trực. Tại Israel, hầu như tòa nhà nào cũng có hầm trú ẩn để người dân có thể sử dụng lúc khẩn cấp do tình hình bất ổn luôn chầu chực.
Theo Tổ chức tư vấn chiến lược Carnegie Endowment, đã đến lúc thừa nhận rằng cuộc xung đột Israel – Palestine mà các nhà ngoại giao đang tìm cách giải quyết trong gần nửa thế kỷ đã đến lúc cần kết thúc. Thế nhưng, điều nghiêm trọng là cả Palestine và Israel đều có lập trường cứng rắn, không những chỉ trích và lên án nhau một cách gay gắt, mà còn phớt lờ những lời kêu gọi, hòa giải của các tổ chức quốc tế.
Tổng thống Joe Biden hứa chia sẻ 80 triệu liều vaccine Covid-19 cho thế giới
(vneconomy.vn) “Cũng giống như trong Thế chiến 2, Mỹ giờ đây ‘kho vũ khí’ của nền dân chủ trong cuộc chiến chống lại đại dịch. Đất nước chúng ta sẽ trở thành kho vaccine Covid-19 cho phần còn lại của thế giới”…
Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 17/5 tuyên bố nước này sẽ chia sẽ ít nhất 20 triệu liều vaccine Covid-19, bao gồm vaccine của Moderna, Pfizer, Johnson & Johnson và AstraZeneca, cho các quốc gia khác vào cuối tháng 6, theo CNN.
Trước đó, ông cam kết chia sẻ 60 triệu liều vaccine của AstraZeneca cho thế giới tới ngày 4/7.
“Chúng ta cần chung sức chống lại dịch bệnh trên khắp thế giới để chúng ta có thể an toàn ở Mỹ và làm điều đúng đắn giúp đỡ những người khác”, ông Biden phát biểu tại Nhà Trắng.
Tổng thống Mỹ cho biết Điều phối viên ứng phó với Covid-19 của Nhà Trắng Jeff Zients sẽ phối hợp với Hội đồng An ninh Quốc gia và Bộ Ngoại giao Mỹ thực hiện việc chia sẻ vaccine này.
4 lý do ngáng đường Trung Quốc vươn tới vị trí siêu cường
(vneconomy.vn) Khủng hoảng dân số là một trong những thách thức cản trở Trung Quốc trở thành nước siêu cường…
Hiện nay, nhiều ý kiến chuyên gia cho rằng Trung Quốc sẽ trở thành một siêu cường trong thế kỷ 21 nhờ vào dân số đông và nền kinh tế không ngường tăng trưởng.
Tuy nhiên, trong một bài đăng mới đây trên Telegragh, ông Charles Parton, một chuyên gia về chính trị Trung Quốc và từng là cố vấn Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Anh, đã chỉ ra 4 lý do điều này khó có thể xảy ra.
KHÔNG CÒN LỢI THẾ VỀ DÂN SỐ
Theo ông Charles Parton, thách thức lớn nhất đối với con đường trở thành siêu cường của Trung Quốc chính là dân số tăng chậm nhưng lại già hóa nhanh.
SỨC ÉP NỢ NẦN
Theo ông Parton, thách thức thứ hai đối với Trung Quốc là gánh nặng nợ. Khối nợ công của nước đang không ngừng tăm lên.
Theo ước tính từ Viện Tài chính Quốc tế (IFF), tổng số nợ trong nước của Trung Quốc đã lên tới 317% GDP trong quý 1/2020, từ mức 300% quý trước đó. Đây là mức tăng nợ hàng quý lớn nhất trong lịch sử. Theo số liệu từ Cục Quản lý Ngoại hối Trung Quốc, nợ nước ngoài của nước này đạt 2.050 tỷ USD trong quý 4/2019. Năm 2019, chính quyền các địa phương Trung Quốc đã phát hành tổng cộng 4.360 tỷ Nhân dân tệ (614 tỷ USD) trái phiếu.
KHỦNG HOẢNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Theo ông Parton, hạn hán ít được đề cập đến nhưng gây ra tác động kinh tế và xã hội có thể rất tàn khốc. Hiện tại, 12 tỉnh phía bắc Trung Quốc, chiếm khoảng 50% sản lượng công nghiệp, sản xuất điện, nông nghiệp và dân số, đang phải chịu cảnh khan hiếm nước.
BẤT CẬP TRONG HỆ THỐNG GIÁO DỤC
Thách thức cuối cùng với mục tiêu Trung Quốc siêu cường là những bất cập trong hệ thống giáo dục. Hiện tại, chỉ 30% lực lượng lao động của Trung Quốc hoàn thành chương trình phổ thông cơ sở.
“Không quốc gia nào có thể thoái khỏi bẫy thu nhập trung bình với lực lượng lao động có chưa tới 60% hoàn thành chương trình cấp 2. Nỗ lực để cải thiện điều này cần rất nhiều thời gian”, ông Parton nói.
Trung Quốc đang tiêm phòng Covid nhanh nhất thế giới, 14 triệu mũi mỗi ngày
(vneconomy.vn) Người dân Trung Quốc đổ xô đi tiêm vaccine khi số ca nhiễm mới bùng lên ở hai tỉnh An Huy và Liêu Ninh…
Chiến dịch tiêm chủng ngừa Covid-19 của Trung Quốc đang diễn ra với tốc độ 14 triệu mũi tiêm mỗi ngày, nhanh hơn ở bất kỳ đâu trên thế giới. Điều này cho thấy quốc gia tỷ dân đang chạy đua để bảo vệ lợi thế kiểm soát Covid trong bối cảnh các nước phương Tây bắt đầu mở cửa trở lại nền kinh tế.
Cựu Ngoại trưởng Mỹ nói virus corona là từ phòng thí nghiệm Vũ Hán, cảnh báo về khủng bố sinh học
(VnMedia.vn)- Cựu Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hồi cuối tuần vừa rồi đã nói rằng, những bằng chứng hiện tại vẫn chứng tỏ virus corona có nguồn gốc từ phòng thí nghiệm ở Vũ Hán, Trung Quốc, đồng thời cảnh báo về nguy cơ vũ khí sinh học và khủng bố sinh học nổi lên từ khu vực là “rất hiện hữu”.
Theo ông Pompeo, Trung Quốc “đã che giấu” nguồn gốc của Covid-19 và rằng những bằng chứng thu thập được tiếp tục chứng tỏ virus corona xuất phát từ phòng thí nghiệm ở Vũ Hán bất chấp những nỗ lực của Trung Quốc trong việc ngăn không cho các nhà điều tra tiếp cận với Viện Virus Vũ Hán, với các bác sĩ đang làm việc tại đó và với các vật liệu gốc từ phòng thí nghiệm.
“Chúng tôi đã nỗ lực thu thập mọi bằng chứng mà chúng tôi có thể, chúng tôi đã nỗ lực chuyển các bằng chứng đến cho CDC, cố gắng hợp tác với Trung Quốc. Họ đã che đậy điều đó một cách khủng khiếp”, ông Pompeo thẳng thừng cho biết.
Cựu Ngoại trưởng Mỹ khẳng định, sự kết hợp của các bằng chứng với những nỗ lực mạnh mẽ của Trung Quốc nhằm bác bỏ bất kỳ thông tin nào liên quan đến phòng thí nghiệm đều khiến ông tin rằng virus corona xuất phát từ phòng thí nghiệm Vũ Hán.
“Tôi không thấy có bất kỳ bằng chứng nào cho thấy điều ngược lại”, ông Pompeo nói thêm.
Cựu Ngoại trưởng Mỹ cũng cảnh báo rằng những kịch bản tương tự có thể xảy ra trong tương lai, chỉ đến viễn cảnh chiến tranh sinh học.
Colonial Pipeline trả gần 5 triệu USD tiền chuộc cho tin tặc
Colonial Pipeline đã trả tiền chuộc cho tin tặc sau khi công ty vận chuyển nhiên liệu này bị tấn công mạng trên quy mô lớn, nguồn thạo tin của đài CNBC xác nhận.
Một quan chức Mỹ giấu tên xác nhận với kênh NBC News rằng Colonial Pipeline đã thanh toán gần 5 triệu USD “tiền chuộc” cho nhóm tin tặc tấn công bằng mã độc (ransomware) vào hệ thống đường ống dẫn nhiên liệu của công ty này. Mạng lưới đường ống của Colonial Pipeline đảm trách cung cấp gần một nửa nguồn nhiên liệu cho bờ Đông nước Mỹ.
Hiện chưa rõ giao dịch thanh toán đã được tiến hành khi nào, còn phía Colonial Pipeline chưa đưa ra bình luận về vấn đề này.
*** Tốc độ gia tăng số ca nhiễm, tử vong do COVID-19 giảm song vẫn ở mức cao
(ĐCSVN) – Đến sáng 18/5, thế giới có tổng số 164.262.507 ca nhiễm và 3.403.994 ca tử vong vì dịch COVID-19. Trong một ngày qua có thêm 532.189 ca nhiễm và 10.599 ca tử vong mới. Tính đến nay, Mỹ vẫn là nước có tổng số ca nhiễm bệnh và tử vong nhiều nhất do đại dịch này.
    Số liệu trên trang web thống kê worldometers.info cũng cho thấy tính đến sáng 18/5, đã có 142.980.720 ca nhiễm COVID-19 trên toàn cầu được công bố khỏi bệnh. Trong số 17.877.793 ca bệnh đang điều trị, có 18.664.001 ca ở thể nhẹ (chiếm 99,4%) và 101.738 ca (chiếm 0,6%) còn lại trong tình trạng nghiêm trọng. Dịch bệnh hiện vẫn hoành hành tại 222 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Trong 24 giờ qua, với thêm 263.045 ca nhiễm, Ấn Độ tiếp tục là quốc gia ghi nhận nhiều ca nhiễm COVID-19 mới nhất trên thế giới, tiếp theo sau là Brazil (33.631 ca) và Mỹ (24.982 ca). Cùng với đó, Ấn Độ cũng là nước có thêm nhiều ca tử vong nhất trong một ngày qua với 4.340 ca, sau đó là Brazil (1.039 ca) và Colombia (509 ca).
Số liệu mới cập nhật trên worldometers.info cho thấy với 47.188.175 ca nhiễm COVID-19 tính đến sáng 18/5, châu Á tiếp tục là khu vực có nhiều ca nhiễm nhất thế giới. Trong đó, 614.050 ca đã tử vong do COVID-19 và 41.721.391 ca được điều trị khỏi. 3 quốc gia có số người nhiễm và tử vong do COVID-19 cao nhất tại châu Á là Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran với lần lượt số trường hợp nhiễm COVID-19 ghi nhận tới thời điểm hiện tại là 25.227.970; 5.127.548 và 2.765.485 ca; và số trường hợp tử vong lần lượt là 278.751; 44.983 và 77.222 ca.
Trong 24 giờ qua, châu Âu đã ghi nhận thêm 46.340 ca nhiễm và 1.397 ca tử vong mới vì COVID-19. Đây là châu lục có số ca nhiễm COVID-19 nhiều thứ hai thế giới. Pháp, Nga và Anh tiếp tục là 3 nước bị tác động nhiều nhất bởi đại dịch này tại châu Âu khi có lần lượt 5.881.137; 4.949.573 và 4.452.756 ca nhiễm COVID-19 được ghi nhận tới thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, Anh lại hiện là nước có số ca tử vong vì COVID-19 cao nhất khu vực, với tổng số 127.684 ca, sau khi có thêm 5 ca trong 24 giờ qua; tiếp sau đó là Italy (124.296 ca) và Nga (116.211 ca).
Là khu vực có số ca nhiễm nhiều thứ ba thế giới, tổng số ca nhiễm COVID-19 tại Bắc Mỹ tiếp tục gia tăng, với 39.250.548 ca, trong đó có 879.293 ca tử vong và 31.773.119 ca được điều trị khỏi. Với 33.747.391 ca nhiễm và 600.529 ca tử vong vì COVID-19, Mỹ vẫn đứng đầu bảng danh sách của khu vực. Tiếp sau là Mexico và Canada với con số thống kê lần lượt là 2.381.923 và 1.334.108 ca nhiễm, cùng 220.433 và 24.983 ca tử vong vì COVID-19.
Trong khi đó, Nam Mỹ ghi nhận thêm 89.929 ca nhiễm và 2.585 ca tử vong vì COVID-19, nâng tổng số ca nhiễm tại khu vực này lên 26.878.449 ca và 731.602 ca tử vong. Sau nhiều ngày dẫn đầu bảng thống kê của khu vực, Brazil tiếp tục là nước bị tác động nặng nề nhất bởi dịch bệnh trong khu vực khi có thêm 33.631 ca nhiễm mới, nâng tổng số trường hợp bị nhiễm COVID-19 lên con số 15.661.106 vào thời điểm hiện tại. Với 1.039 ca tử vong được ghi nhận trong một ngày qua, Brazil cũng là nước có thêm nhiều ca tử vong nhất vì COVID-19; tiếp sau đó là Colombia với 509 ca tử vong mới và Argentina với 505 ca tử vong mới do COVID-19.
Tính đến sáng 18/5, tổng số ca nhiễm COVID-19 tại châu Phi là 4.738.207 ca, trong đó có 126.913 ca tử vong và 4.272.517 ca bình phục. Nam Phi tiếp tục là nước chịu tác động nặng nề nhất bởi đại dịch COVID-19 trong khu vực, với 1.615.485 ca nhiễm và 55.260 ca tử vong sau khi ghi nhận thêm 1.757 ca nhiễm mới và 50 ca tử vong trong vòng 24 giờ qua. Tiếp theo đó là Morocco và Tunisia, với tổng số lần lượt 515.0123 và 327.473 ca nhiễm bệnh cùng 9.104 và 11.899 ca tử vong.
Tại châu Đại Dương, con số thống kê được ghi nhận là 65.927 ca nhiễm (tăng 11 ca) và 1.225 ca tử vong do dịch bệnh COVID-19. Đứng đầu danh sách thống kê trên trang worldometers.info vẫn là Australia với 3 ca nhiễm mới trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca nhiễm lên 29.978 ca, trong đó 910 ca tử vong.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã cảnh báo rằng đại dịch COVID-19 còn rất lâu mới có thể chấm dứt. Phát biểu ngày 17/5, Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết “ở một số quốc gia, tình hình tiếp tục rất đáng lo ngại”, và theo ông, đại dịch COVID-19 còn lâu mới kết thúc “và nó sẽ không kết thúc ở bất cứ đâu cho đến khi nó kết thúc ở khắp mọi nơi”./.

TQ-TT