ASEAN chi 10,5 triệu USD mua vaccine Covid-19, chia đều cho 10 nước thành viên; Các nước giàu trữ dư vaccine ngừa Covid-19; Mỹ cảnh cáo Trung Quốc không sử dụng vũ lực ở Biển Đông; G7 nhóm họp, tuyên bố ‘đa phương’ đã trở lại; NATO cảnh báo về sự trỗi dậy của Trung Quốc; Thế giới có 111.227.005 ca nhiễm COVID-19, trong đó 2.462.418 ca tử vong vì COVID-19…là những tin chính được cập nhật.
ASEAN chi 10,5 triệu USD mua vaccine Covid-19, chia đều cho 10 nước thành viên
Ảnh minh họa.
Số tiền này được trích từ Quỹ ASEAN ứng phó Covid-19, thành lập vào tháng 6/2020 với tổng ngân quỹ cam kết là 15 triệu USD.
Trong phiên họp trực tuyến ngày 18/2 của nhóm công tác liên ngành trực thuộc Hội đồng điều phối ASEAN về ứng phó các tình huống y tế công cộng khẩn cấp (ACCWG-PHE), đơn vị này cho hay ASEAN đã thống nhất sử dụng 10,5 triệu USD từ Quỹ ASEAN ứng phó Covid-19 để mua vaccine. Số lượng vaccine này sẽ được phân bổ đồng đều cho toàn bộ 10 quốc gia thành viên.
Nêu ý kiến trong phiên họp, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng nhấn mạnh mỗi nước cần xác định nhu cầu về số lượng, chủng loại và đối tượng được tiêm chủng để xây dựng kế hoạch cung cấp vaccine hiệu quả.
Người dẫn đầu đoàn Việt Nam hoan nghênh đề xuất của Brunei về sử dựng cơ chế cung cấp vaccine đa phương toàn cầu như COVAX để đáp ứng nhu cầu của ASEAN, khẳng định Việt Nam đang hoàn tất thủ tục nội bộ để công bố danh mục cam kết đóng góp cho Kho dự phòng vật tư y tế ASEAN.
Quỹ ASEAN ứng phó Covid-19 được thành lập tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 36 diễn ra vào tháng 6/2020, nhằm huy động các nguồn lực tài chính để giải quyết tình trạng thiếu nguồn cung cấp y tế, hỗ trợ nghiên cứu, phát triển thuốc điều trị và vaccine Covid-19, chuẩn bị cho các biện pháp phản ứng khẩn cấp trong tương lai.
Tới nay, quỹ đã nhận được cam kết hỗ trợ ở mức trên 15 triệu USD từ những nước thành viên ASEAN và đối tác. Các nước cũng nhất trí bắt tay xây dựng Khung hành lang đi lại ASEAN nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho di chuyển thiết yếu của người dân các nước trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp.
Các nước giàu trữ dư vaccine ngừa Covid-19
SGGP Các nước giàu trên thế giới đang trữ lượng vaccine phòng dịch Covid-19 nhiều hơn 1 tỷ liều so với nhu cầu thực tế. Đây là số liệu do tổ chức phi chính phủ ONE Campaign có trụ sở tại Mỹ thống kê về nguồn cung đối với 5 loại vaccine đang được sử dụng trên thế giới, gồm Pfizer-BioNTech, Moderna, Oxford-AstraZeneca, Johnson&Johnson và Novavax.
Theo báo cáo công bố ngày 19-2, tới nay Mỹ, Liên minh châu Âu, Anh, Australia, Canada và Nhật Bản đang dự trữ trên 3 tỷ liều vaccine trong khi nhu cầu thực tế chỉ cần 2,06 tỷ liều để hoàn thành tiêm chủng 2 mũi cho toàn bộ người dân.
Đây chính là nguyên nhân khiến các nước nghèo gặp khó khăn trong việc tiếp cận với nguồn cung vaccine.
Cùng ngày, Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cảnh báo, các thỏa thuận riêng lẻ sẽ làm xói mòn quyền tiếp cận công bằng vaccine Covid-19, đồng thời đề nghị các nước giàu không nên chia sẻ vaccine đơn phương mà nên thông qua cơ chế COVAX để đảm bảo sự công bằng
Mỹ cảnh cáo Trung Quốc không sử dụng vũ lực ở Biển Đông
Bộ Ngoại giao Mỹ cảnh báo luật hải cảnh mới của Trung Quốc, trong đó cho phép lực lượng hải cảnh nước này sử dụng vũ lực với tàu nước ngoài, sẽ càng đẩy khu vực vào bất ổn.
Trong cuộc họp báo ngày 19/2, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price cho biết Washington “quan ngại” với ngôn ngữ trong luật hải cảnh mới của Trung Quốc có thể dẫn tới nguy cơ lực lượng thực thi pháp luật của Trung Quốc sử dụng vũ lực ở Biển Đông và biển Hoa Đông, Reuters đưa tin.
Ông Price cho rằng từ ngữ được sử dụng trong luật hải cảnh có “ngụ ý mạnh mẽ luật này có thể được sử dụng để đe dọa các nước láng giềng trên biển” của Trung Quốc.
“Chúng tôi lo ngại hơn nữa rằng Trung Quốc có thể viện dẫn luật mới để mở rộng các yêu sách chủ quyền phi pháp ở Biển Đông vốn đã bị bác bỏ hoàn toàn bởi phán quyết trọng tài năm 2016”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ nói thêm.
Ông Price cho biết Mỹ tái khẳng định lập trường được đưa ra hồi tháng 7/2020, trong đó Ngoại trưởng Mỹ lúc bấy giờ là Mike Pompeo đã bác bỏ các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông, coi đây là những yêu sách “hoàn toàn trái luật”.
Đại diện Bộ Ngoại giao Mỹ khẳng định Washington “kiên định” với cam kết bảo vệ các đồng minh có tranh chấp với Trung Quốc là Nhật Bản và Philippines.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin Jr. ngày 27/1 cho biết nước này gửi công hàm phản đối Trung Quốc vì thông qua luật cho phép lực lượng hải cảnh nổ súng với tàu nước ngoài.
“Sau khi xem xét, tôi đã gửi công hàm phản đối”, ông Locsin thông báo trên trang Twitter chính thức, theo CNN.
“Mặc dù ban hành luật là quyền của mỗi quốc gia, việc thông qua luật này – xét đến khu vực liên quan hay trong vấn đề này là khu vực Biển Đông mở – là lời đe dọa chiến tranh với bất kỳ quốc gia nào không tuân theo”, nhà ngoại giao hàng đầu Philippines nói thêm.
Bình luận về việc luật hải cảnh mới của Trung Quốc có hiệu lực ngày 1/2, Bộ Ngoại giao nói Việt Nam yêu cầu các nước “không có hành động gia tăng căng thẳng” ở Biển Đông.
“Việt Nam yêu cầu các nước liên quan tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam ở Biển Đông, có trách nhiệm thực thi một cách thiện chí luật pháp quốc tế và UNCLOS, không có các hành động gia tăng căng thẳng, tích cực đóng góp vào việc tạo dựng lòng tin, giữ gìn hòa bình, ổn định, thúc đẩy trật tự quốc tế trên biển, và an ninh, an toàn và tự do hàng hải ở khu vực Biển Đông”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng trả lời Zing tại buổi họp báo trực tuyến chiều 4/2.
G7 nhóm họp, tuyên bố ‘đa phương’ đã trở lại
Lãnh đạo G7 thảo luận về cách tái thiết kinh tế chịu ảnh hưởng từ Covid-19 và đối phó “chính sách phi thị trường” của Trung Quốc, tuyên bố “đa phương” đã trở lại.
Cuộc họp của lãnh đạo G7, nhóm các quốc gia kiểm soát gần một nửa nền kinh tế thế giới, được tổ chức theo hình thức trực tuyến ngày 19/2 với sự chủ trì của Thủ tướng Anh Boris Johnson. Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Italy Mario Draghi là hai lãnh đạo lần đầu tham gia hội nghị thượng đỉnh G7.
“Dựa trên sức mạnh cùng giá trị của chúng ta là các nền kinh tế và xã hội dân chủ, cởi mở, chúng ta sẽ phối hợp cùng nhau để biến năm 2021 thành bước ngoặt cho chủ nghĩa đa phương, đồng thời định hình cho sự phục hồi nhằm thúc đẩy sức khỏe cùng sự thịnh vượng cho con người lẫn hành tinh chúng ta”, các lãnh đạo G7 cho biết trong tuyên bố chung.
Các lãnh đạo G7 cam kết rót thêm 4 tỷ USD cho quỹ Tăng tốc Tiếp cận Công cụ Covid-19 (ACT-A) và Chương trình Tiếp cận Vaccine Covid-19 Toàn cầu (COVAX), sáng kiến nhằm phân phối vaccine tới các nước nghèo hơn. “Với các cam kết tài chính hơn 4 tỷ USD cho ACT-A và COVAX, tổng số hỗ trợ của G7 lên tới 7,5 tỷ USD”.
Nhóm G7 kêu gọi đưa ra biện pháp phòng ngừa mạnh mẽ hơn để đối phó với đại dịch trong tương lai, bao gồm xem xét một hiệp ước y tế toàn cầu và vấn đề phục hồi xanh của các nền kinh tế sau ảnh hưởng từ Covid-19. “Việc làm và tăng trưởng là những gì chúng ta cần sau đại dịch”, Thủ tướng Johnson nói.
NATO cảnh báo về sự trỗi dậy của Trung Quốc
Tổng thư ký NATO kêu gọi các thành viên và đối tác củng cố quan hệ do tác động an ninh xuyên Đại Tây Dương đến từ Trung Quốc.
“Sự trỗi dậy của Trung Quốc là vấn đề xác định đối với cộng đồng xuyên Đại Tây Dương, với những hậu quả tiềm tàng cho an ninh, thịnh vượng và lối sống của chúng ta”, Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương Jens Stoltenberg nói trong Hội nghị An ninh Munich ngày 19/2. Sự kiện này gần như được tổ chức hoàn toàn trực tuyến.
“Đó là lý do tại sao NATO nên làm sâu sắc hơn các mối quan hệ của chúng ta với các đối tác thân thiết như Australia và Nhật Bản, đồng thời thiết lập quan hệ đối tác mới trên toàn thế giới”, Stoltenberg nói.
Sức mạnh ngày càng tăng của Trung Quốc được đánh giá đang định hình lại các ưu tiên của NATO, vốn thường tập trung vào mối đe dọa từ Nga. NATO đang tìm kiếm sự đồng thuận giữa các quốc gia phương Tây rằng Trung Quốc không còn là “một đối tác thương mại ôn hòa”.
*** Thế giới có 111.227.005 ca nhiễm COVID-19, trong đó 2.462.418 ca tử vong vì COVID-19
(ĐCSVN) – Theo trang thống kê trực tuyến worldometers.info, tính đến sáng ngày 20/2/2021 (giờ Việt Nam), thế giới ghi nhận có tổng cộng 111.227.005 ca nhiễm COVID-19, trong đó 2.462.418 ca tử vong. Trong 24 giờ qua, thế giới có thêm 397.766 ca mắc và 10.726 ca tử vong mới vì đại dịch.
Diễn biến dịch bệnh đáng lo ngại xuất hiện trở lại ở một số khu vực của thế giới, sau khi hàng loạt quốc gia đối mặt với sự bùng phát đợt dịch mới. Hàng loạt nước đã phải tái phong tỏa một phần hoặc siết chặt các biện pháp phòng chống dịch COVID-19, đồng thời đẩy nhanh chương trình tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19.
Mỹ tiếp tục là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch bệnh trên toàn thế giới. Tính đến nay, nước này ghi nhận có 28.600.150 ca nhiễm COVID-19, trong đó 507.535 ca tử vong vì dịch bệnh. Xét theo khu vực, châu Âu, Bắc Mỹ bị ảnh hưởng nhiều nhất vì đại dịch. Tiếp đến là châu Á, Nam Mỹ, châu Phi và châu Đại Dương. Trong 24 giờ qua, các nước ghi nhận số ca dương tính với virus SARS-CoV-2 nhiều nhất thế giới là Mỹ (75.458 ca); Brazil (51.067 ca); Pháp (24.116 ca); Italy (15.479 ca); Ấn Độ (14.587 ca); Nga (13.433 ca); Anh (12.027 ca)… Các quốc gia ghi nhận số ca tử vong vì COVID-19 cao nhất trong ngày gồm: Mỹ (2.217 ca); Brazil (1.345 ca); Mexico (1.047 ca); Anh (533 ca); Nga (470 ca); Phaps (409 ca)…
Hãng Johnson & Johnson ngày 19/2 đã trình WHO) hồ sơ xin cấp phép sử dụng khẩn cấp cho vaccine ngừa bệnh COVID-19 do hãng sản xuất. (Ảnh: Reuters)
Tại châu Âu, số người nhiễm COVID-19 hiện tại là 32.902.280 người, với 786.467 ca tử vong. Hết ngày 19/2, châu lục này ghi nhận đã có thêm 149.065 ca nhiễm mới và 3.918 ca tử vong vì COVID-19. Nga hiện là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất vì COVID-19 tại châu Âu. Hiện Nga ghi nhận đã có 4.139.031 ca mắc COVID-19 và 82.396 ca tử vong vì dịch bệnh. Ngày 19/2, nước này ghi nhận 13.433 ca nhiễm mới và 470 ca tử vong mới.
Số ca lây nhiễm tại Anh cũng gần bằng Nga, nhưng số ca tử vong cao hơn nhiều với 119.920 ca. Pháp và Tây Ban Nha đều đã ghi nhận hơn 3,1 triệu ca nhiễm trong khi Italy và Đức hơn 2,3 triệu ca. Các nước Ba Lan, Ukraine, CH Séc và Hà Lan đều có hơn 1 triệu ca nhiễm.
Châu Á đã có tổng cộng 24.365.752 ca nhiễm và 389.972 ca tử vong vì COVID-19 tính đến thời điểm hiện tại. Trong 24 giờ qua, châu lục này ghi nhận thêm 68.201 ca mắc và 923 trường hợp tử vong mới. Riêng tại châu Á, có 22.920.568 ca được điều trị khỏi; 1.055.212 ca đang được điều trị tích cực và chỉ còn 22.028 ca bệnh nặng.
Ấn Độ hiện vẫn là quốc gia chịu tác động nặng nề nhất vì COVID-19 trong khu vực. Ngày 19/2, Bộ Y tế và Phúc lợi Gia đình Ấn Độ thông báo đã ghi nhận thêm 14.587 ca mắc mới và 117 ca tử vong do dịch COVID-19 trong ngày, đưa tổng số bệnh nhân và số trường hợp mắc và không qua khỏi do dịch bệnh nguy hiểm này lên lần lượt là 10.976.776 ca và 156.240 ca. Các quốc gia xếp sau Ấn Độ về mức độ ảnh hưởng do dịch bệnh là Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Indonesia. Trong đó, Thổ Nhĩ Kỳ ghi nhận đã có hơn 2,6 triệu ca nhiễm; Iran và Indonesia cũng ghi nhận hơn 1,2 triệu ca nhiễm COVID-19.
Tại ASEAN, khu vực này có 3 quốc gia ghi nhận các ca tử vong vì COVID-19 là Philippines, Indonesia và Malaysia. Trong 24 giờ qua, khu vực này có thêm 15.965 ca mắc mới và 354 ca tử vong vì COVID-19. Tính đến nay, toàn khối ASEAN ghi nhận có tổng cộng 2.261.140 người mắc COVID-19, trong đó 50.362 ca tử vong.
Indonesia vẫn đang là quốc gia chịu ảnh hưởng vì dịch bệnh nặng nề nhất trong khu vực. Trong vòng 1 ngày, số ca bệnh và tử vong mới của Indonesia cao gấp nhiều lần các nước trong khu vực. Ngày 19/2, Indonesia ghi nhận có thêm 10.614 ca mắc mới COVID-19 và 183 ca tử vong vì dịch bệnh. Tính đến nay, quốc gia này ghi nhận tổng cộng 1.263.299 bệnh nhân COVID-19, trong đó có 34.152 ca tử vong.
Khu vực Bắc Mỹ ghi nhận thêm 90.553 ca nhiễm mới trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca mắc lên 32.778.010 ca, tổng số người tử vong là 732.821 người. Số ca phục hồi ở khu vực này là 22.218.549 trường hợp. Sau Mỹ, Mexico là quốc gia chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 nhiều thứ 2 lại khu vực này, với 2.022.662 ca nhiễm và 178.108 ca tử vong.
Khu vực Nam Mỹ có tổng cộng 17.295.238 ca nhiễm; 451.212 ca tử vong và 15.650.037 ca phục hồi. Brazil vẫn tiếp tục dẫn đầu khu vực và thứ 3 thế giới về mức độ ảnh hưởng do COVID-19. Tính đến nay, tổng số ca bệnh ở Brazil đã lên tới 10.081.693 ca nhiễm, trong đó 244.955 ca tử vong.
Tại châu Đại Dương, trong 24 giờ qua, Australia, French Polynesia và New Zealand là các quốc gia ghi nhận có ca mắc mới COVID-19. Hiện, Ausralia đang dẫn đầu châu lục vì số ca lây nhiễm và tử vong vì COVID-19. Trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận đã có thêm 6 trường hợp mắc mới, nâng tổng số ca nhiễm vì dịch bệnh tại nước này lên tới 28.918 ca. Hiện, Australia ghi nhận có 909 trường hợp tử vong vì COVID-19.
Tại New Zealand, nước này ghi nhận thêm 4 ca nhiễm mới COVID-19 trong 24 giờ qua, nâng tóng số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 tại quốc gia này là 2.348 người. Số ca tử vong tại New Zealand tính tới thời điểm này là 26 ca. French Polynesia ghi nhận thêm 11 ca mắc mới và 1 ca tử vong vì COVID-19 trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca lây nhiễm và tử vong vì COVID-19 tại quốc gia này lên 18.346 ca và 137 ca.
Tại châu Phi, tính đến nay, châu lục này có tổng cộng 3.834.290 ca mắc COVID-19, trong đó 100.847 ca tử vong. Nam Phi hiện vẫn dẫn đầu châu lục về số ca lây nhiễm virus SARS-CoV-2, với 1.500.677 trường hợp, trong đó 48.859 ca tử vong. Trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận có thêm 1.911 ca mắc mới COVID-19 và 151 ca tử vong vì đại dịch. Khu vực Nam Phi chịu tác động nghiêm trọng nhất của dịch bệnh tính về số ca nhiễm, tiếp đến là khu vực Bắc Phi.
Liên quan đến chương trình tiêm chủng vaccine ngăn ngừa COVID-19, hãng Johnson & Johnson ngày 19/2 đã trình Tổ chức Y tế thế giới (WHO) hồ sơ xin cấp phép sử dụng khẩn cấp cho vaccine ngừa bệnh COVID-19 do hãng sản xuất. Johnson & Johnson cho biết đây là điều kiện tiên quyết để có thể cung cấp vaccine cho cơ chế phân phối vaccine công bằng COVAX do WHO khởi xướng cùng với Liên minh vaccine toàn cầu (Gavi) nhằm hỗ trợ vaccine cho các nước nghèo và có thu nhập trung bình. Tháng 12/2020, hãng đã thỏa thuận hỗ trợ chương trình này. Johnson & Johnson và Gavi hy vọng đạt một thỏa thuận tăng cường, cho phép cung cấp tới 500 triệu liều vaccine loại tiêm một liều này cho cơ chế COVAX trong năm 2022.
Vaccine của Johnson & Johnson là loại chỉ tiêm một liều duy nhất và có thể bảo quản ở nhiệt độ lạnh bình thường. Đây chính là một ưu điểm lớn đối với các nước có cơ sở hạ tầng y tế tương đối yếu kém. Hiện vaccine của hãng đang được Cơ quan Quản lý dược phẩm và thực phẩm của Mỹ (FDA) đánh giá và dự kiến đưa ra quyết định vào tuần tới.
Cùng ngày, tại Hội nghị thượng đỉnh trực tuyến của Nhóm Các nước công nghiệp phát triển (G7) do Anh tổ chức, Liên minh châu Âu (EU) thông báo tăng gấp đôi quỹ ủng hộ cơ chế phân phối vaccine công bằng COVAX do Liên hợp quốc khởi xướng nhằm đảm bảo vaccine đến được các quốc gia nghèo hơn. Cụ thể, quỹ của EU sẽ tăng lên 1 tỷ euro (tương đương 1,2 tỷ USD). EU cũng cam kết tăng thêm 100 triệu euro ủng hộ cuộc chiến chống COVID-19 tại châu Phi.
Trong khi đó, phát biểu tại họp báo trực tuyến của WHO cùng ngày, Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết chương trình COVAX đã sẵn sàng khởi động. Khoảng 336 triệu liều vaccine của AstraZeneca-Oxford và 1,2 triệu liều của Pfizer/BioNTech sẽ được chuyển tới các nước trên thế giới vào cuối tháng 2 thông qua sáng kiến này. WHO đang đợi các nhà sản xuất vaccine thực hiện đúng cam kết của mình./.
*** Bước xuống thang vì lợi ích chung
Ngoại trưởng các nước Anh, Pháp, Đức, Mỹ hôm 18/2 (giờ địa phương) đã có buổi thảo luận trực tuyến về vấn đề hạt nhân Iran, trong đó kêu gọi Tehran không hạn chế hoạt động thanh sát của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) tại nước này.
Người biểu tình Myanmar đầu tiên tử vong vì trúng đạn
Mya Thwate Thwate Khaing, một phụ nữ trẻ nghi bị cảnh sát bắn vào đầu trong cuộc biểu tình ở Myanmar hồi tuần trước, đã tử vong, trong bối cảnh hàng nghìn người biểu tình tiếp tục xuống đường tại Yangon trong ngày 19/2.
Gần 80 triệu người Mỹ khốn đốn vì đợt rét kỷ lục
48/50 bang của Mỹ bị tuyết phủ. 157 triệu người dân, tương đương với hơn nửa dân số Mỹ, đang phải chống chọi với thời tiết giá lạnh khắc nghiệt âm độ trong nhiều ngày. Một số nơi nhiệt độ xuống tới dưới -30°C.
Mỹ giữ nguyên thuế quan với hàng hoá Trung Quốc từ thời Trump
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen hôm 18/2 (giờ địa phương) khẳng định Mỹ sẽ giữ nguyên mức thuế áp đối với hàng hóa Trung Quốc từ thời cựu Tổng thống Donald Trump, nhưng sẽ đánh giá cách thức tiến hành sau khi xem xét kỹ lưỡng.
Trùm mafia Italia thắng kiện “quyền nghe CD ở phòng biệt giam”
Domenico Strisciuglio – một trong những trùm mafia trước đây tại Bari, Italia, đã nhờ tới sự can thiệp của toà án để mở rộng các lựa chọn giải trí trong tù, ngoài việc được xem TV.
Các nước giàu dự trữ thừa hơn 1 tỷ liều vaccine COVID-19
Các quốc gia giàu có được cho là dự trữ hơn một tỷ liều vaccine COVID-19 so với mức cần thiết, khiến các nước nghèo hơn phải tranh giành nguồn cung còn sót lại.
Kremlin nói gì về chuyện số ca tử vong COVID-19 gấp 3 báo cáo
Điện Kremlin thừa nhận thiếu sót trong thu thập dữ liệu về dịch COVID-19, song khẳng định hệ thống y tế công cộng của Nga đã làm tốt công tác ứng phó với dịch bệnh.
Mỹ chính thức trở lại thỏa thuận khí hậu Paris
Quá trình quay trở lại chỉ mất 30 ngày, trong khi việc rút khỏi thỏa thuận kéo dài đến vài năm.
Trung Quốc lần đầu tiết lộ số binh sĩ thiệt mạng trong vụ xung đột với Ấn Độ
Trung Quốc lần đầu tiên tiết lộ số binh sĩ thiệt mạng trong trong vụ đụng độ với lính Trung Quốc ở biên giới tranh chấp trên dãy núi Himalaya hồi tháng 6/2020.
Mỹ sẵn sàng đàm phán lại thỏa thuận hạt nhân với Iran
Mỹ ngày 18/2 cho biết đã sẵn sàng đàm phán với Iran về việc cùng quay trở lại thỏa thuận năm 2015 nhằm ngăn chặn Tehran phát triển vũ khí hạt nhân, tìm cách hồi sinh một thỏa thuận mà Washington đã từ bỏ năm 2018.
Facebook “hủy kết bạn” với Australia: Manh nha căng thẳng mới?
Sáng 18/2, người dân Australia thức dậy, mở điện thoại, và thấy dữ liệu tin tức trên trang Facebook của họ trống trơn. Chỉ trong một đêm, Facebook đã xóa toàn bộ nguồn cấp dữ liệu của hàng chục trang thông tin truyền thông của Australia nhằm phản ứng với một dự luật mà quốc hội Australia dự kiến thông qua.
Lãnh đạo đầu tiên ở Trung Đông nhận điện từ ông Biden
Tổng thống Mỹ Joe Biden có cuộc điện đàm đầu tiên với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu gần một tháng sau khi nhậm chức.
Myanmar mạnh tay trấn áp biểu tình, truy lùng nhiều người nổi tiếng
Quân đội Myanmar đã ban hành lệnh bắt giữ 6 người nổi tiếng vì cổ xúy các cuộc biểu tình khiến nhiều văn phòng hành chính bị tê liệt, trong bối cảnh tổng số người bị bắt kể từ khi đảo chính xảy ra đã lên tới gần 500 người, Reuters ngày 18/2 đưa tin.
Tân Thủ tướng Italia “tự tin” vào cuộc bỏ phiếu tín nhiệm tiếp theo
Vượt qua cuộc bỏ phiếu tín nhiệm tại Thượng viện Italia hôm 17/2 (giờ địa phương), chính phủ mới của tân Thủ tướng Mario Draghi sẽ tiếp tục đối mặt với cuộc bỏ phiếu tại Hạ viện vào hôm nay (18/2).
Iran hối thúc Mỹ hành động, dừng “nói suông”
Lãnh tụ Iran kêu gọi chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden có hành động thực tế để cứu vãn thoả thuận hạt nhân 2015, thay vì chỉ đưa ra những tuyên bố “suông”.
Nga tung video tiêm kích Su-27 “đuổi” máy bay Pháp ở Biển Đen
Hai tiêm kích hạng nặng Su-27 được quân đội Nga triển khai tới Biển Đen để ngăn chặn nguy cơ nhóm máy bay quân sự của Pháp tiến vào không phận Nga.
Nga đưa thành công tên lửa siêu vượt âm lên tiêm kích su-57
Tiêm kích tàng hình Su-57 hiện đại nhất của Nga đã bay thử cùng mô hình tên lửa siêu vượt âm giấu trong khoang vũ khí kín.
Tổng hợp-TT