VINAROYAL GROUP

Tư vấn thiết kế - Đầu tư và kinh doanh bất động sản
Dây truyền tuyển - luyện xỉ Titan
Dự án khu liên doanh kinh tế biển Đông - Nam; Mỹ Thủy Seaport trong tương lai
Trang chủ Tin quốc tế

Tin vắn quốc tế ngày 21/12/2020.

    Quan hệ Nga – Mỹ lại “dậy sóng” những ngày cuối nhiệm kỳ của Tổng thống Trump; Mỹ thông qua gói hỗ trợ kinh tế và đại dịch Covid-19 lên đến 900 tỷ USD; Điều đáng lo ngại về chủng mới của SARS-CoV-2?; Đại sứ quán Mỹ tại Iraq bị tấn công; Thế giới có hơn 77 triệu ca nhiễm COVID-19, lo ngại biến thể mới của virus SARS-CoV-2…là những tin chính được cập nhật.
Quan hệ Nga – Mỹ lại “dậy sóng” những ngày cuối nhiệm kỳ của Tổng thống Trump
Ảnh minh họa: Reuters   Ảnh minh họa Internet.
VOV.VN – Chính quyền Tổng thống Trump những ngày qua đã liên tiếp chĩa mũi nhọn vào Nga từ việc tố cáo Nga đứng đằng sau các vụ tấn công mạng “nghiêm trọng” đến việc đóng cửa hai lãnh sự quán cuối cùng tại nước này.
Đáng chú ý, quan hệ với Nga lâu nay không phải là mối quan tâm hàng đầu của chính quyền Tổng thống Trump và nhiệm kỳ của nhà lãnh đạo này cũng còn chưa đầy 1 tháng nữa là kết thúc. Điều này một lần nữa cho thấy, mối quan hệ Nga- Mỹ dưới thời Tổng thống đắc cử Joe Biden chắc chắn cũng sẽ không “êm xuôi”.
Với quyết định hồi cuối tuần qua đóng cửa 2 lãnh sự quán tại Vladivostok và Yekaterinburg, Mỹ hiện chỉ duy trì một cơ quan đại diện ngoại giao duy nhất tại Nga là Đại sứ quán Mỹ ở thủ đô Moscow. Lý do đưa ra là nhằm tối ưu hóa công việc của phái bộ ngoại giao tại Nga. Tuy nhiên, kênh truyền hình CNN dẫn bức thư của Bộ Ngoại giao Mỹ gửi tới Quốc hội khẳng định, Washington muốn giải quyết những vấn đề về nhân sự thường trực của phái bộ ngoại giao tại Moscow theo mức trần mà Nga đặt ra năm 2017, cũng như những bế tắc giữa hai nước liên quan tới thị thực ngoại giao.
Căng thẳng giữa Nga và Mỹ có dấu hiệu ngày một tăng trong bối cảnh Tổng thống đắc cử Joe Biden chuẩn bị nhậm chức. Trước đó hôm 18/12, Mỹ cáo buộc Nga đứng đằng sau chiến dịch tấn công mạng quy mô lớn nhằm vào các cơ quan chính phủ, bất chấp việc Đại sứ quán Nga tại Washington tuyên bố “không liên can tới các hành vi tấn công trên không gian mạng”. Theo các chuyên gia an ninh, chiến dịch tấn công này cho phép tin tặc truy cập vào các hệ thống tin học đầu não và hệ thống điện quốc gia.
Mỹ thông qua gói hỗ trợ kinh tế và đại dịch Covid-19 lên đến 900 tỷ USD
VOV.VN – Sau nhiều tháng tranh cãi, nghị sĩ 2 đảng Dân chủ và Cộng hòa đã nhất trí về khoản cứu trợ đại dịch Covid-19 lên đến 900 tỷ USD, bao gồm cả khoản hỗ trợ cho doanh nghiệp và chương trình hỗ trợ thất nghiệp.
Gói hỗ trợ được công bố trong bối cảnh Chương trình hỗ trợ kinh tế vượt qua đại dịch Covid-19 ở Mỹ chuẩn bị hết hạn cuối tháng này. Giới chức cả 2 đảng Dân chủ và Cộng hòa đều đánh giá cao sự kiện này.
Phát biểu với báo giới sau khi công bố gói hỗ trợ, Lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện Mỹ Mitch McConnell đã nhấn mạnh rằng, đây là tin tức tốt lành nhất mà đất nước và người dân Mỹ đã chờ đợi từ rất lâu. Ông Mitch McConnell cũng nhấn mạnh, các khoản hỗ trợ sẽ sớm đến với địa chỉ cần đến.
Về phía đảng Dân chủ, chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi và người đứng đầu Thượng viện Mỹ Chuck Schumer thì nói rằng, gói cứu trợ sẽ góp phần hỗ trợ cuộc sống của nhiều người dân Mỹ trong bối cảnh dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp.
Ngoài khoản hỗ trợ này, các nghị sĩ Mỹ cũng đã nhất trí dự luật chi tiêu có trị giá lên đến 1.400 tỷ USD nhằm giúp Chính phủ tiếp tục hoạt động trong vòng 9 tháng tới./.
Điều đáng lo ngại về chủng mới của SARS-CoV-2?
Các chuyên gia y tế ở Anh và Mỹ nói rằng biến thể mới này có khả năng lây lan dễ hơn so với các biến thể khác, nhưng vẫn chưa có bằng chứng về độc tính của nó có cao hơn so với các biến thể khác hay không.
Patrick Vallance, cố vấn trưởng về khoa học của chính phủ Anh, nói rằng biến thể mới này “lây lan nhanh và đang trở thành biến thể chủ đạo”, gây ra hơn 60% ca mắc Covid-19 ở London tính đến tháng 12.
Một điểm gây lo ngại khác của biến chủng này là nó có hơn 20 đột biến. Một số đột biến nằm ở gai protein, vốn là mục tiêu trong cơ chế hoạt động của vaccine.
“Chắc chắn là tôi lo lắng về điều này,” nhưng còn quá sớm để biết nó cuối cùng sẽ quan trọng như thế nào, Tiến sĩ Ravi Gupta, người nghiên cứu virus tại Đại học Cambridge ở Anh cho biết.
Virus thường có được những thay đổi nhỏ trong qua quá trình tiến hóa bình thường.
Điều đáng lo ngại hơn cả là khi một loại virus đột biến bằng cách thay đổi các protein trên bề mặt của nó để giúp nó kháng thuốc thuốc đối phó với hệ miễn dịch của con người.
Trevor Bedford, một nhà sinh vật học và chuyên gia di truyền học tại Trung tâm Nghiên cứu Ung thư Fred Hutchinson ở Seattle, cho biết, có một số bằng chứng cho thấy điều này xảy ra với biến thể mới của SARS-CoV-2. Một số biến thể còn thể hiện khả năng chống lại các phương pháp điều trị bằng kháng thể.
Một quan chức của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nói với BBC ngày 20/12 rằng biến thể mới của SARS-CoV-2 được phát hiện từ hồi tháng 9/2020 ở đông nam nước Anh và lây lan trong khu vực từ khoảng thời gian đó.
Khả năng vaccine ngừa Covid-19 hiện nay vô hiệu với biến thể mới?
Những người từng mắc Covid-19 do thể cũ của virus SARS-CoV-2 có thể mắc bệnh do thể mới hay không? Cựu ủy viên Cơ quan Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) của Mỹ Scott Gottlieb cho rằng sẽ không có khả năng này.
Tiến sĩ Ravi Gupta tại Đại học Cambridge của Anh cũng đồng tình với nhận định này.
Trong khi đó, ứng cử viên được Tổng thống đắc cử Joe Biden đề cử vào vị trí Tổng Y sỹ Mỹ, ông Vivek Murthy ngày 20/12 cũng nói với NBC rằng “không có lý do gì để tin rằng các loại vaccine ngừa Covid-19 đang được phát triển hiện nay sẽ không hiệu quả với biến thể mới này”.
Một số chuyên gia khác nhấn mạnh rằng vaccine tạo ra các phản ứng trên phạm vi rộng của hệ thống miễn dịch ngoài những phản ứng đối với protein tăng đột biến.
Theo Tiến sỹ Moncef Slaoui, trưởng cố vấn khoa học của Mỹ về phân phối vaccine, khả năng các biến thể mới sẽ kháng lại các loại vaccine hiện có là rất thấp, dù không hoàn toàn loại trừ.
“Cho đến nay, tôi không nghĩ rằng có một biến thể nào có khả năng kháng thuốc. Biến thể đặc biệt ở Anh cũng khó thoát khỏi khả năng miễn dịch vaccine”.
Nhà sinh vật học và chuyên gia di truyền học tại Trung tâm Nghiên cứu Ung thư Fred Hutchinson ở Seattle, Trevor Bedford, cho rằng, để “vô hiệu hóa” vaccine, virus sẽ cần nhiều thay đổi trong mã di truyền chứ không chỉ một hoặc hai đột biến. Tuy nhiên, các loại vaccine ngừa Covid-19 có thể cần được điều chỉnh theo thời gian. Những biến đổi của virus SARS-CoV-2 cũng cần được theo dõi chặt chẽ hơn.
Trong khi đó, ông Vivek Murthy cho rằng, biến chủng mới của virus SARS-CoV-2 không làm thay đổi các khuyến cáo sức khỏe cộng đồng để phòng ngừa dịch bệnh như: đeo khẩu trang, rửa tay và giãn cách xã hội./.
Đại sứ quán Mỹ tại Iraq bị tấn công
SGGPO Quân đội Iraq và Đại sứ quán Mỹ ngày 20-12 xác nhận ít nhất 8 quả rocket Katyusha đã được bắn vào khu vực Vùng Xanh ở thủ đô Baghdad trong một vụ tấn công nhằm vào Đại sứ quán Mỹ, gây một số hư hại nhỏ cho tổ hợp này.
Thông báo của quân đội Iraq cho hay một “nhóm bất hợp pháp” đã bắn 8 rocket, hầu hết trúng một tổ hợp dân cư và 1 chốt kiểm tra an ninh trong Vùng Xanh, gây hư hại các tòa nhà và ôtô cũng như khiến 1 binh sĩ Iraq bị thương.
Còi báo động đã vang lên từ khu vực Đại sứ quán Mỹ bên trong Vùng Xanh, vốn là địa điểm đặt các tòa nhà chính phủ và phái bộ nước ngoài.
Một quan chức an ninh có văn phòng trong Vùng Xanh cho hay hệ thống chống tên lửa đã làm chệch hướng được 1 quả rocket.
Hiện Đại sứ quán Mỹ đã lên án vụ tấn công, hối thúc tất cả các lãnh đạo chính trị và chính phủ Iraq thực hiện những bước đi ngăn chặn những vụ tấn công tương tự và trừng phạt những kẻ phải chịu trách nhiệm.
Trong khi đó, người phát ngôn Tổng thống Iraq cũng chỉ trích vụ tấn công mới nhất này.
*** Thế giới có hơn 77 triệu ca nhiễm COVID-19, lo ngại biến thể mới của virus SARS-CoV-2
(ĐCSVN) – Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến sáng 21/12, toàn thế giới đã ghi nhận 77.152.017 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, trong đó có 1.699.114 ca tử vong. Số bệnh nhân được điều trị khỏi bệnh là 54.050.767 người.
Tính đến sáng 21/12, đã có 54.050767 ca nhiễm COVID-19 trên toàn cầu được công bố khỏi bệnh. Trong số 21.402.136 ca bệnh đang điều trị thì có 21.295.861 ca ở thể nhẹ (chiếm 99,5%) và 106.275 ca (chiếm 0,5%) còn lại trong tình trạng nghiêm trọng. Dịch bệnh hiện đang tác động đến 218 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Mỹ, Ấn Độ, Brazil là 3 “vùng dịch” lớn nhất trên thế giới.
Số liệu mới cập nhật trên worldometers.info cho thấy tổng số ca nhiễm COVID-19 tại châu Âu là 21.329.307 trường hợp, trong đó có 492.125 ca tử vong và 10.184.698 ca được điều trị khỏi. Trong 24 giờ qua, cựu lục địa ghi nhận thêm 184.696 ca nhiễm và 3.070 ca tử vong mới vì COVID-19. Tình hình dịch bệnh tại châu Âu đang có dấu hiệu tăng nhiệt trong bối cảnh mùa lễ hội noel và dịp năm mới đang tới gần.
Ngày 20/12, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã kêu gọi các nước thành viên ở châu Âu tăng cường các biện pháp đối phó với đại dịch, trong bối cảnh biến thể mới của virus SARS-CoV-2 phát hiện ở Anh, Đan Mạch, Hà Lan và Australia có tỷ lệ lây nhiễm cao hơn tới 70% so với chủng gốc. Theo WHO, ngoài Anh, Đan Mạch ghi nhận 9 ca nhiễm biến thể mới của virus SARS-CoV-2 là VUI-2020/12/01, Hà Lan đã ghi nhận 1 ca và Australia ghi nhận 1 ca nhiễm biễn thể này. WHO nhấn mạnh tại châu Âu – nơi tỷ lệ lây nhiễm lớn và trên diện rộng, các nước cần tăng cường nỗ lực khống chế và ngăn chặn dịch bệnh.
Theo kế hoạch, đại diện các nước Liên minh châu Âu (EU) sẽ nhóm họp khẩn cấp trong ngày 21/12 để thảo luận đưa ra cách phản ứng chung với mối đe dọa từ biến thể mới của virus SARS-CoV-2. Trong ngày 20/12, Thủ tướng Đức Angela Merkel cũng đã tiến hành điện đàm với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen và Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel để thảo luận về biến thể mới phát hiện ở Anh.
Trong 24 giờ qua, Bắc Mỹ ghi nhận thêm 200.426 ca nhiễm COVID-19 và 2.179 ca tử vong vì dịch bệnh, nâng các con số thống kê được tại khu vực này tới thời điểm hiện tại lên lần lượt là 20.997.184 và 475.485 trường hợp. Sau nhiều tuần liên tiếp, Mỹ vẫn là vùng dịch lớn nhất tại khu vực và trên thế giới, với tổng số 18.260.997 ca nhiễm và 324.849 ca tử vong vì COVID-19. Sau Mỹ, Mexico là nước có nhiều ca nhiễm và tử vong vì COVID-19 đứng thứ 2 ở khu vực, với tổng cộng 1.313.675 và 117.876 ca ghi nhận được tính đến thời điểm hiện tại. Tiếp đến là Canada với 507.795 ca nhiễm và 14.228 ca tử vong vì COVID-19.
Tính đến sáng 21/12, tổng số ca nhiễm COVID-19 tại châu Á là 19.780.908 trường hợp, với 322.413 ca tử vong và 18.042.931 ca điều trị khỏi. Trong tổng số 1.415.564 ca bệnh đang điều trị thì có 26.706 ca trong tình trạng nghiêm trọng. Trong 24 giờ qua, Ấn Độ ghi nhận thêm 24.589 ca nhiễm mới COVID-19, tiếp tục củng cố vị trí “dẫn đầu” châu Á về số ca nhiễm (10.056.248 ca).
Trong khi đó, với 6.312 ca nhiễm mới, Iran ghi nhận số ca nhiễm mới theo ngày ở mức thấp nhất kể từ ngày 26/10. Trong 24 giờ qua, quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch COVID-19 tại Trung Đông này có thêm 177 ca tử vong, đưa tổng số người không qua khỏi lên 53.625 người.
Trong 24 giờ qua, Nam Mỹ ghi nhận thêm 46.925 ca nhiễm và 814 ca tử vong vì COVID-19, nâng tổng số ca nhiễm tại khu vực này lên 12. trường73.136 hợp, với 348.835 ca tử vong. Sau nhiều ngày dẫn đầu bảng thống kê, Brazil tiếp tục là nước bị tác động nặng nề nhất bởi dịch bệnh trong khu vực, tiếp theo sau là Argentina, Colombia, Peru…với lần lượt 7.238.600; 1.541.285; 1507.222; 997.517… ca nhiễm COVID-19 được ghi nhận tới thời điểm hiện tại.
Tính đến sáng 21/12, tổng số ca nhiễm COVID-19 tại châu Phi là 2.523.420 trường hợp, trong đó có 59.195 ca tử vong và 2.116.831 ca bình phục. Trong tổng số 347.394 ca đang điều trị thì có 2.734 ca trong tình trạng nguy kịch.
Sau nhiều ngày dẫn đầu bảng thống kê, Nam Phi tiếp tục là nước chịu tác động nặng nề nhất trong khu vực, với 921.922 ca nhiễm COVID-19 và 24.691 ca tử vong vì dịch bệnh. Trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận thêm 9.445 ca nhiễm và 152 ca tử vong. Xếp các vị trí tiếp theo trong bảng thống kê là Ma-rốc, Ai Cập và Tunisia với lần lượt 417.125; 125.555; 120.687 ca nhiễm bệnh.
Trong 24 giờ qua, châu Đại Dương có thêm 50 ca nhiễm COVID-19, trong đó có 44 ca ở Australia và 6 ca ở New Zealand. Hiện khu vực này ghi nhận 47.341 ca nhiễm và 1.046 ca tử vong vì COVID-19. Australia vẫn là nước có số ca nhiễm cao nhất trong khu vực, với 28.172 ca, tiếp theo sau là French Polynesia với 16.182 ca./.
*** Châu Âu ồ ạt đóng cửa với Anh do biến thể COVID-19 mới
Một biến thể mới của virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 đã được phát hiện tại Anh, ảnh hưởng trực tiếp tới vấn đề đi lại và thông thương của nước này. Một loạt quốc gia châu Âu đã quyết định đóng cửa tạm thời với Anh để phòng dịch.
Xuất hiện thêm nhiều biến thể mới của virus SARS-CoV-2
Những biến thể này được phát hiện ở Anh, Nam Phi và đang có tốc độ lây lan nhanh hơn. Trong bối cảnh nhiều quốc gia trên thế giới bắt đầu chiến dịch tiêm phòng vaccine ngừa COVID-19 quy mô lớn, các nhà khoa học nhận định, biến thể mới khả năng cao sẽ không ảnh hưởng đến tác dụng của vaccine.
Đánh bom triền miên ở Afghanistan bất chấp thỏa thuận hòa bình
Một vụ đánh bom xe ở thủ đô Kabul của Afghanistan đã khiến ít nhất 8 người thiệt mạng và hơn 15 người bị thương, trong đó có một thành viên quốc hội nước này.
Hà Lan cấm cửa máy bay từ Anh do chủng virus mới
Chính phủ Hà Lan ra thông báo cấm các chuyến bay từ Anh bắt đầu từ ngày 20/12 vì một chủng virus Corona mới với nguy cơ lây nhiễm nhanh hơn nhiều so với các biến thể khác.
Người dân Anh “chạy trốn” khỏi London trước lệnh thắt chặt vì COVID-19
Thủ tướng Anh Boris Johnson mới đây công bố một số biện pháp hạn chế mới do những trường hợp lây nhiễm COVID-19 xuất hiện tại khu vực London, gây ra tình trạng “di cư nhỏ” khỏi thủ đô.
Thái Lan dự tính làm 10.000 xét nghiệm tại khu ổ dịch COVID-19
Thái Lan có kế hoạch xét nghiệm hơn 10.000 người sau khi số ca nhiễm COVID-19 hàng ngày tăng kỷ lục lên hơn 500 trường hợp, hầu hết là những người lao động nhập cư có liên quan đến một khu chợ tôm gần thủ đô.
Điệp viên không bị kết án
Vào ngày 11 tháng 9 năm 1999, chính phủ Anh đã tiết lộ một vụ gián điệp cho thế giới bên ngoài. Người phụ nữ 87 tuổi, Melida Norwood đã làm việc cho KGB của Liên Xô trong hơn 40 năm từ những năm 1930 đến những năm 1970.
Ông Biden “làm ấm” mối quan hệ với Mexico trong động thái ngoại giao đầu tiên
Tổng thống đắc cử Mỹ Joe Biden và Tổng thống Mexico Andres Manuel Lopez Obrador ngày 19/12 đã cam kết thực hiện một chiến lược nhân đạo đối với vấn đề di cư trong khu vực thông qua giải quyết các nguyên nhân gốc rễ ở Trung Mỹ và miền Nam Mexico.
Ông Trump “bóng gió” Trung Quốc đứng sau vụ tấn công mạng
Đầu tuần này, hàng trăm tổ chức và công ty của chính phủ liên bang Mỹ đã trở thành mục tiêu trong một cuộc tấn công mạng quy mô lớn mà Washington cho là do nước ngoài đứng đằng sau.
Thổ Nhĩ Kỳ mong muốn bước sang một trang mới trong quan hệ với Liên minh châu Âu
Trong cuộc điện đàm trực tuyến với Thủ tướng Đức Angela Merkel hôm 19/12, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tuyên bố Ankara mong muốn bước sang một trang mới trong quan hệ với Liên minh châu Âu (EU). Tuyên bố trên được đưa ra trong bối cảnh cả EU và Mỹ đều đang muốn áp đặt các lệnh trừng phạt mới đối với Thổ Nhĩ Kỳ vì Ankara đang ngày càng hành xử như một đối thủ, chứ không phải bạn bè của phương Tây.
Việt Nam ủng hộ Hội đồng Bảo an tăng cường hợp tác với Tòa án Quốc tế
Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) ngày 18/12 (giờ địa phương) đã tổ chức phiên thảo luận mở trực tuyến về chủ đề tăng cường hợp tác giữa HĐBA và Tòa án Quốc tế trong thúc đẩy pháp quyền, góp phần vào duy trì hòa bình, an ninh quốc tế, với sự tham dự của Thẩm phán Abdulqawi Ahmed Yusuf, Chủ tịch Tòa án Quốc tế.
Nhiễm COVID-19, Tổng thống Pháp đổ lỗi cho “vận xui”
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron hôm 17/12 công bố bị nhiễm COVID-19 và hiện cách ly tại khu dinh thự La Lanterne Pavilion, không xa Cung điện Versailles.
Bị tàu hỏa đâm trực diện, ít nhất 12 người trên xe buýt thiệt mạng
Tân Hoa Xã ngày 19/12 đưa tin, một vụ tai nạn thương tâm đã xảy ra khi một đoàn tàu hỏa lao vào một xe buýt tại Bangladesh.
Vì sao Mỹ đóng cửa và ngừng hoạt động các lãnh sự quán tại Nga?
Washington Post ngày 19/12 dẫn nguồn tin từ Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết, nước này sẽ tổ chức lại nhân sự và hoạt động của các lãnh sự quán tại Nga.
Cộng đồng mạng “dậy sóng” vì bức ảnh tự sướng của Tổng thống Chile
Bức ảnh tự sướng giữa Tổng thống Chile và một người dân mới đây đã trở thành chủ đề “dậy sóng” trên nhiều trang mạng xã hội. Sẽ chẳng có điều gì phải bàn nếu như bức ảnh này được chụp trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát.
Lầu Năm Góc và đội ngũ chuyển giao của ông Biden lại bất đồng
The Guardian ngày 19/12 (giờ Việt Nam) đưa tin, một lần nữa Lầu Năm Góc và đội ngũ chuyển giao quyền lực của Tổng thống đắc cử Joe Biden lại bất đồng trong cách làm việc và sắp xếp lịch trình.
Kinh hoàng cựu thống đốc Mexico bị bắn chết trong toilet
Reuters ngày 19/12 đưa tin, cựu thống đốc bang Jalisco (Mexico) đã bị bắn chết trong nhà vệ sinh tại một nhà hàng ở thị trấn ven biển Puerto Vallarta. Giới chức nước này nghi ngờ vụ việc có liên quan đến mafia.
Tổng hợp-TT