VINAROYAL GROUP

Tư vấn thiết kế - Đầu tư và kinh doanh bất động sản
Dây truyền tuyển - luyện xỉ Titan
Dự án khu liên doanh kinh tế biển Đông - Nam; Mỹ Thủy Seaport trong tương lai
Trang chủ Tin quốc tế

Tin vắn quốc tế ngày 21/2/2021.

    Vaccine Covid-19 sắp về Việt Nam: Giá 2,16 USD/mũi ở châu Âu, cho dùng khẩn cấp ở gần 50 nước; Phát hiện ca mắc cúm gia cầm H5N8 đầu tiên trên thế giới ở người; Biến thể COVID ở Anh đang ‘càn quét’ thế giới, dễ lây hơn chủng gốc: Lý do nằm ở khả năng đáng ngại; Thông điệp mạnh mẽ của Mỹ về luật hải cảnh Trung Quốc; Biden tuyên bố tình trạng thảm họa nghiêm trọng ở Texas…là những tin chính được cập nhật.
Vaccine Covid-19 sắp về Việt Nam: Giá 2,16 USD/mũi ở châu Âu, cho dùng khẩn cấp ở gần 50 nước
Vaccine Covid-19 sắp về Việt Nam: Giá 2,16 USD/mũi ở châu Âu, cho dùng khẩn cấp ở gần 50 nước     Vaccine AstraZeneca là vaccine ngừa Covid-19 đầu tiên được phê duyệt nhập khẩu có điều kiện vào Việt Nam.
Đây là vaccine do Công ty dược AstraZeneca phối hợp với Đại học Oxford (Anh) nghiên cứu, phát triển. Hiện vaccine này đã được cấp phép lưu hành 1 năm hoặc nhập khẩu có điều kiện tại Philippines, Thái Lan, Anh, Việt Nam và một số quốc gia khác.
Mới đây, theo Bộ Y tế Việt Nam, Cục Quản lý dược đã chấp thuận cho Công ty TNHH AstraZeneca Việt Nam nhập khẩu vaccine ngừa Covid-19 AstraZeneca, số lượng 204.000 liều. Tên vaccine: Covid-19 Vaccine AstraZeneca. Nhà sản xuất: SK Bioscience Co Limited-Hàn Quốc
Dự kiến ngày 28/2, lô vaccine đầu tiên này sẽ về đến Việt Nam. Cùng đó khoảng 4,88 triệu liều vaccine của COVAX facility cũng dự kiến sẽ về đến Việt Nam. Như vậy, Việt Nam sẽ có khoảng hơn 5 triệu liều để tiêm mũi thứ nhất cho hơn 5 triệu người.
Vaccine Covid-19 của AstraZeneca đã được cấp phép có điều kiện hoặc phê duyệt cho sử dụng khẩn cấp ở gần 50 quốc gia. (Ảnh: AstraZeneca)
Vaccine Covid-19 của AstraZeneca đã được cấp phép có điều kiện hoặc phê duyệt cho sử dụng khẩn cấp ở gần 50 quốc gia. (Ảnh: AstraZeneca)
Vận chuyển, lưu trữ, giá thành của vaccine Covid-19 AstraZeneca
Vaccine Covid-19 AstraZeneca có thể được lưu trữ, vận chuyển và xử lý ở điều kiện lạnh thông thường (từ 2 đến 8 độ C hoặc từ 36 đến 48 độ F) trong ít nhất 6 tháng, cho phép sử dụng dễ dàng trong điều kiện cơ sở y tế hiện có. Giá bán cho thị trường châu Âu khoảng 2,16 USD/mũi tiêm. Tuy nhiên, khi về Việt Nam theo các chuyên gia, giá thành vaccine dự kiến sẽ ưu đãi để nhiều người dân có thể được sử dụng.
Liều tiêm và kết quả kiểm tra lâm sàng vaccine Covid-19 AstraZeneca
Tại Việt Nam, vaccine ngừa Covid-19 của AstraZeneca được chỉ định tiêm phòng cho những người từ 18 tuổi trở lên. Lịch tiêm gồm 2 mũi: Mũi 1: Lần đầu tiên tiêm. Mũi 2: Sau mũi đầu tiên từ 4 – 12 tuần.
WHO phê duyệt sử dụng vaccine Covid-19 AstraZeneca
Hôm 15/2, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) phê duyệt vaccine Covid-19 của AstraZeneca và Đại học Oxford cho sử dụng trong trường hợp khẩn cấp, mở rộng khả năng tiếp cận của vaccine này ở các nước đang phát triển.
Nguồn gốc vaccine Covid-19 AstraZeneca, trước đây là AZD1222
Vaccine Covid-19 của AstraZeneca hiện đã được cấp phép có điều kiện hoặc phê duyệt cho sử dụng khẩn cấp ở gần 50 quốc gia, trải dài trên bốn châu lục bao gồm Liên minh châu Âu (EU), một số quốc gia Mỹ Latinh, Ấn Độ, Moroco và Vương quốc Anh.
Phát hiện ca mắc cúm gia cầm H5N8 đầu tiên trên thế giới ở người
Các nhà chức trách Nga đã phát hiện những trường hợp mắc cúm gia cầm H5N8 đầu tiên trên thế giới ở người.
Theo Bloomberg, trong cuộc họp báo ngày 20/2, Giám đốc Cơ quan Giám sát Liên bang Nga về Bảo vệ Quyền lợi Người tiêu dùng và An sinh Con người Anna Popova cho biết, các nhà chức trách đã phát hiện trường hợp 7 công nhân mắc cúm gia cầm H5N8 tại một trang trại gia cầm ở miền nam nước Nga. Đây được coi là những ca nhiễm cúm gia cầm H5N8 đầu tiên ở người trên toàn thế giới, mặc dù virus này vẫn chưa lây lan giữa người và người.
“Virus không lây truyền từ người sang người, nhưng không chắc khi nào đó trong tương lai, những đột biến sẽ khiến chúng vượt qua rào cản này”, bà Popova cảnh báo đồng thời nói thêm rằng, việc phát hiện ra chủng virus này hiện “cho tất cả chúng ta và toàn thế giới thêm thời gian để chuẩn bị cho các đột biến có thể xảy ra, khả năng ứng phó kịp thời và phát triển các hệ thống xét nghiệm và vaccine”.
Các công nhân bị nhiễm bệnh tại trang trại gia cầm – nơi từng bùng dịch cúm gia cầm vào tháng 12/2020 – có biểu hiện triệu chứng nhẹ và hiện đã bình phục. Cơ quan chức năng Nga đã tiến hành thông báo và gửi dữ liệu các ca mắc cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Theo thông tin trên trang web của WHO: “Mặc dù trường hợp nhiễm virus A (H5) ở người là rất hiếm và thường xảy ra ở những cá nhân tiếp xúc với gia cầm bị bệnh hoặc chết vì bệnh (hoặc môi trường của chúng), nhưng vẫn có thể dẫn đến bệnh nặng hoặc tử vong ở người”.
Trong một bài đăng vào tháng 11/2016, WHO cho biết: 6 trong số 14 ca nhiễm cúm gia cầm H5N6 ở người được báo cáo kể từ năm 2014 đã tử vong.
Biến thể COVID ở Anh đang ‘càn quét’ thế giới, dễ lây hơn chủng gốc: Lý do nằm ở khả năng đáng ngại
Biến thể COVID ở Anh được tin là dễ lây hơn 70% và một nghiên cứu mới đưa ra lời giải thích cho điều này.
Biến thể COVID ở Anh có thể dễ lây lan hơn vì nó khiến người bệnh ốm lâu hơn, theo kết quả của một nghiên cứu mới.
Biến thể COVID tại Anh, được gọi là B.1.1.7, được phát hiện lần đầu tiên vào tháng 9 năm 2020. Sự lan rộng nhanh chóng của B.1.1.7 trên toàn nước Anh đã khiến quốc gia này phải ban hành những quy định đóng cửa nghiêm ngặt nhất.
Hiện, hơn 50 quốc gia đã ghi nhận sự xuất hiện của biến thể COVID ở Anh.
Giáo sư Sharon Peacock, người đứng đầu Hiệp hội nghiên cứu bộ gen Covid-19 UK (Cog-UK), nói rằng biến thể COVID ở Anh ‘sẽ càn quét khắp thế giới, trong mọi xác suất’.
Thông điệp mạnh mẽ của Mỹ về luật hải cảnh Trung Quốc
Chính quyền Tổng thống Joe Biden mới đây đã phản ứng mạnh mẽ về luật mới của Trung Quốc, trong đó cho phép lực lượng hải cảnh nước này bắn tàu nước ngoài ở Biển Đông.
Báo Anh Express dẫn thông điệp của Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết, Washington lo ngại luật có thể được sử dụng để “đe dọa các nước láng giềng hàng hải của Trung Quốc”.
Tháng trước, Trung Quốc đã thông qua luật mới, lần đầu tiên cho phép lực lượng hải cảnh nổ súng bắn tàu nước ngoài.
Chính sách mạnh mẽ về Biển Đông
Bình luận về tuyên bố của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ hôm 19/12, Đại sứ Phạm Quang Vinh cho rằng, ngoài việc bày tỏ quan ngại về đạo luật hải cảnh mới của Trung Quốc, Ned Price còn nhấn mạnh nhiều điểm rất căn bản và quan trọng.
Thứ nhất, Mỹ nêu rõ tên và khẳng định đứng cùng với Philippines, Việt Nam, Indonesia, Nhật Bản và các nước khác, khi bày tỏ quan ngại về đạo luật trên của Trung Quốc.
Thứ hai, Mỹ dùng từ “yêu sách biển trái luật” để chỉ các đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc (trái với phán quyết của Tòa trọng tài quốc tế 7/2016 và Công ước Luật biển LHQ 1982).
Thứ ba, Mỹ tái khẳng định lập trường đã được nêu trong tuyên bố ngày 13/7/2020 (tuyên bố của Ngoại trưởng Pompeo). Đây là điều hết sức đáng chú ý, cho thấy sự thừa kế chính sách về Biển Đông mạnh mẽ từ thời chính quyền Tổng thống Trump. Ngoài ra, Mỹ cũng tái khẳng định cam kết đồng minh với Nhật Bản và Philippines.
Liên Hợp Quốc lên án dùng bạo lực đối phó biểu tình ở Myanmar
Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Guterres phản đối việc “sử dụng bạo lực gây chết người” ở Myanmar sau vụ hai người biểu tình chống đảo chính thiệt mạng hôm 20/2.
“Việc sử dụng vũ lực gây chết người, đe dọa và quấy rối những người biểu tình ôn hòa là không thể chấp nhận được”, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Guterres viết trên mạng xã hội Twitter ngày 21/2. “Mọi người đều có quyền tụ tập trong hòa bình. Tôi kêu gọi các bên tôn trọng kết quả bầu cử và quay lại chế độ dân sự”.
*** Mỹ ban bố tình trạng thảm họa vì giá rét tại Texas
Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 20/2 (giờ Mỹ) đã phê chuẩn tuyên bố thảm họa tại bang Texas, nơi đang hứng chịu ảnh hưởng nặng nề của đợt giá rét chưa từng có.
Ông Trump dự định quay lại vũ đài chính trị
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể trở lại tâm điểm chính trị với việc phát biểu tại một cuộc gặp mặt quan trọng sắp tới, Reuters đưa tin.
Tổng Thư ký Liên hợp quốc kêu gọi hợp tác toàn cầu để đưa thế giới trở lại đúng hướng
Tổng Thư ký Liên hợp quốc nhấn mạnh các thách thức toàn cầu ngày càng lớn hơn và phức tạp hơn đồng thời lên tiếng kêu gọi sự hợp tác toàn cầu để đưa thế giới trở lại đúng hướng trước vô số thách thức.
Người biểu tình Myanmar bị bắn
Ít nhất hai người biểu tình phản đối đảo chính quân sự ở Myanmar đã thiệt mạng trong các cuộc tuần hành hôm nay (20/2) do trúng đạn vào đầu và vào ngực.
Tòa án Nga bác đơn kháng cáo, nhưng rút ngắn hạn tù của Navalny
Tòa án Nga bác đơn kháng cáo của nhân vật đối lập Navalny liên quan đến án tù 3,5 năm vì gian lận thương mại, nhưng đã rút bớt 6 tuần ngồi tù khỏi án phạt dành cho ông.
Các nhà ngoại giao Mỹ xin được tiêm vaccine Sputnik V
Các nhân viên ngoại giao Mỹ làm việc tại thủ đô Moscow đề nghị được tiêm vaccine COVID-19 Sputnik V của Nga, do Mỹ chưa thể cung cấp vaccine cho họ trong tương lai gần.
Nga đăng ký vaccine COVID-19 thứ ba
Mẫu vaccine ngừa COVID-19 thứ ba được Nga cấp phép có tên CoviVac, được phát triển bởi Trung tâm Khoa học Chumakov ở thủ đô Moscow.
Nga muốn cùng Mỹ kiểm soát vũ khí siêu vượt âm
Ngoại trưởng Nga cho hay nước này đã đề xuất khả năng cùng Mỹ đưa vũ khí siêu âm vào văn kiện gia hạn Hiệp ước Cắt giảm vũ khí chiến lược mới (New START) để kiểm soát loại vũ khí nguy hiểm này.
Lính cứu hoả Texas bất lực nhìn chung cư bị thiêu trụi vì… nước đóng băng
Một toà chung cư ở bang Texas bị ngọn lửa nuốt trọn trong sự vô vọng của các cư dân và lực lượng cứu hoả vì toàn bộ các trụ nước chữa cháy đều bị đóng băng trong đợt giá rét lịch sử.
Cầu dài nhất châu Âu nối Nga sang Crimea bị phong toả do bão tuyết
Cầu Kerch, cây cầu qua biển dài nhất châu Âu, nối bán đảo Crimea với lục địa Nga buộc phải bị đóng cửa do tầm nhìn hạn chế, tuyết rơi dày đặc.
Rơi máy bay quân sự Mỹ, hai phi công thiệt mạng
Hai phi công trên một phi cơ quân sự của Mỹ đã thiệt mạng sau khi chiếc máy bay của họ rơi chưa rõ lý do tại bang Alabama.
Ông Biden chấm dứt kỷ nguyên “nước Mỹ trên hết”
Những thông điệp trong bài phát biểu quan trọng đầu tiên trước các đồng minh của tân Tổng thống Mỹ Joe Biden cho thấy ông đã đặt dấu chấm hết cho kỷ nguyên “nước Mỹ trên hết” của người tiền nhiệm và bắt đầu kỷ nguyên “nước Mỹ trở lại”.
Mỹ quan ngại luật hải cảnh mới của Trung Quốc
Mỹ bày tỏ lo ngại luật hải cảnh mới của Trung Quốc, trong đó cho phép lực lượng hải cảnh nước này sử dụng vũ lực với tàu nước ngoài, có thể được Bắc Kinh viện dẫn để thúc đẩy yêu sách phi pháp ở Biển Đông.
Mỹ đề nghị đàm phán, Iran nói gì?
Iran một lần nữa khẳng định Mỹ phải dỡ bỏ vô điều kiện các biện pháp trừng phạt chống lại nước này, trước khi hai bên có thể ngồi lại đàm phán về việc thực thi thỏa thuận hạt nhân 2015.
Bước xuống thang vì lợi ích chung
Ngoại trưởng các nước Anh, Pháp, Đức, Mỹ hôm 18/2 (giờ địa phương) đã có buổi thảo luận trực tuyến về vấn đề hạt nhân Iran, trong đó kêu gọi Tehran không hạn chế hoạt động thanh sát của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) tại nước này.
Lãnh đạo thế giới hoan nghênh Mỹ quay lại thỏa thuận Paris
Mỹ ngày 19/2 đã chính thức trở lại với thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu, 107 ngày sau khi cựu Tổng thống Donald Trump tuyên bố rút khỏi.
Nhật Bản phát hiện biến thể COVID-19 mới có thể giảm công hiệu vaccine
Nhật Bản ngày 19/2 xác nhận sự xuất hiện một biến thể mới có khả năng lây lan mạnh hơn của COVID-19, cùng việc bùng phát cụm lây nhiễm mới tại một cơ sở nhập cư ở Tokyo.

Tổng hợp-TT