VINAROYAL GROUP

Tư vấn thiết kế - Đầu tư và kinh doanh bất động sản
Dây truyền tuyển - luyện xỉ Titan
Dự án khu liên doanh kinh tế biển Đông - Nam; Mỹ Thủy Seaport trong tương lai
Trang chủ Tin quốc tế

Tin vắn quốc tế ngày 22/6/2021.

    Tổng thống Mỹ cảnh báo biến thể Delta “đặc biệt nguy hiểm” với người trẻ tuổi; Mỹ công bố kế hoạch chia sẻ vaccine Covid-19 liên quan Việt Nam; Nam Mỹ rơi ‘hố sâu chết chóc’ Covid-19; Số ca nhiễm COVID-19 trên thế giới tiến gần đến mốc 180 triệu ca…là những tin chính được cập nhật.
Tổng thống Mỹ cảnh báo biến thể Delta “đặc biệt nguy hiểm” với người trẻ tuổi
Ông Biden: Biến thể Delta có thể gây họa cho Mỹ, đặc biệt nguy hiểm với  người trẻ tuổi     Tổng thống Mỹ Joe Biden
Tổng thống Mỹ Joe Biden cảnh báo biến thể Delta có khả năng lây nhiễm cao, “đặc biệt nguy hiểm” đối với người trẻ tuổi; đồng thời kêu gọi người dân tiêm vaccine kháng Covid-19 càng sớm càng tốt.
“Dữ liệu rất rõ ràng: Nếu không được tiêm phòng, bạn có nguy cơ bị nhiễm bệnh hoặc tử vong, truyền bệnh”, Tổng thống Biden nhấn mạnh trong buổi họp báo tại Nhà Trắng hôm 18/6.
Delta, biến thể Covid-19 lần đầu tiên được xác định ở Ấn Độ, “sẽ khiến những người không được tiêm vaccine còn dễ bị tổn thương hơn so với tình hình của họ một tháng trước”, Tổng thống Biden nói.
“Nó (Delta) là một biến thể có khả năng lây lan và gây tử vong cao hơn và đặc biệt nguy hiểm đối với người trẻ tuổi”, ông Biden cho biết.
Tổng thống Mỹ cho rằng cách tốt nhất mà người trẻ tuổi có thể tự bảo vệ mình là tiêm phòng đầy đủ. “Nếu bạn đã tiêm một mũi, vui lòng tiêm lần thứ hai càng sớm càng tốt”, Tổng thống Biden nói.
Tổng thống Biden đưa ra những khuyến cáo trên trong bối cảnh mục tiêu 70% người trưởng thành ở Mỹ được tiêm vaccine trước ngày quốc khánh 4/7 có khả năng không đạt, do tốc độ tiêm chủng đã chậm lại.
Bà Soumya Swaminathan, nhà khoa học trưởng của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đánh giá Delta đang trở thành biến thể Covid-19 lấn át trên toàn cầu do khả năng lây nhiễm của nó đã “tăng lên đáng kể”.
Các nghiên cứu cho thấy biến thể Delta có khả năng lây nhiễm cao hơn khoảng 60% so với Alpha – biến thể lần đầu tiên được phát hiện tại Vương quốc Anh nhưng có khả năng lây lan cao hơn so với biến thể ban đầu xuất hiện tại Vũ Hán (Trung Quốc) vào cuối năm 2019.
Tổ chức Y tế Thế giới cho biết, biến thể Delta đã lan sang hơn 80 quốc gia và tiếp tục đột biến khi nó lan rộng trên toàn cầu. Các ca nhiễm biến thể Delta chiếm 10% tổng số ca mắc mới tại Mỹ, tăng đáng kể so với mức 6% ghi nhận tuần trước, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ.
Mỹ công bố kế hoạch chia sẻ vaccine Covid-19 liên quan Việt Nam
Mỹ công bố kế hoạch chia sẻ 55 triệu liều trong 80 triệu liều vaccine Covid-19 dư thừa cho thế giới, trong đó cung cấp cho Việt Nam vừa trực tiếp vừa qua COVAX.
Nhà Trắng hôm 21/6 cho biết trong 55 triệu liều vaccine Covid-19 tiếp theo được chia sẻ cho thế giới, 41 triệu liều sẽ được chuyển tới các nước thông qua cơ chế phân phối COVAX của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Washington cũng xác định các nước sẽ nhận được vaccine Covid-19 của nước này thông qua COVAX, trong đó 14 triệu liều được chuyển đến các quốc gia ở Mỹ Latinh và Caribe, 16 triệu liều cho châu Á và khoảng 10 triệu liều đến châu Phi.
Tại châu Á, những quốc gia và vùng lãnh thổ được Mỹ chia sẻ vaccine Covid-19 gồm Việt Nam, Ấn Độ, Nepal, Bangladesh, Pakistan, Sri Lanka, Afghanistan, Maldives, Bhutan, Philippines, Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Lào, Papua New Guinea, Đài Loan, Campuchia và các đảo Thái Bình Dương.
Đối với 14 triệu liều vaccine Covid-19 còn lại, Mỹ sẽ trực tiếp gửi tới những quốc gia và khu vực có nhu cầu, trong đó cũng có Việt Nam, Philippines và các nước như Ai Cập, Jordan, Iraq.
“Chia sẻ hàng triệu liều vaccine của Mỹ tới các quốc gia khác là cam kết lớn từ chính phủ Mỹ”, Nhà Trắng tuyên bố, thêm rằng “Mỹ sẽ không sử dụng vaccine của mình để đổi lấy sự ủng hộ từ các nước khác”.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken trước đó thông báo Washington sẽ hoàn tất việc chia sẻ 80 triệu liều vaccine Covid-19 dư thừa cho thế giới vào cuối tháng sau. Blinken khẳng định Mỹ muốn đảm bảo mọi liều vaccine Covid-19 nước này chia sẻ cho thế giới đều phải “an toàn và hiệu quả”.
Nam Mỹ rơi ‘hố sâu chết chóc’ Covid-19
Giữa lúc nhiều nước đẩy lùi Covid-19, Nam Mỹ, khu vực chỉ chiếm 5% dân số thế giới, lại ghi nhận 1/4 số người chết vì đại dịch toàn cầu.
Gần một triệu người đã tử vong vì Covid-19 tại 12 quốc gia thuộc Nam Mỹ, trong đó Brazil đã vượt mốc 500.000 vào cuối tuần qua, con số cao thứ hai thế giới sau Mỹ, với tỷ lệ tử vong vì Covid-19 trên đầu người mỗi ngày cao gấp 7 lần so với Ấn Độ, đất nước hứng chịu làn sóng đại dịch thứ hai thảm khốc.
Colombia và Argentina, với tổng cộng 95 triệu dân, ghi nhận số người chết vì Covid-19 mỗi ngày cao gấp ba lần toàn bộ châu Phi. Trong số 10 nước báo cáo tỷ lệ tử vong hàng ngày trên đầu người cao nhất thế giới, 7 quốc gia thuộc Nam Mỹ.
Quốc gia ghi nhận tỷ lệ tử vong hàng ngày vì Covid-19 cao nhất thế giới hiện nay là Paraguay, với số trường hợp tử vong trên đầu người cao gấp 19 lần Mỹ. Tính một cách tổng quát, tỷ lệ tử vong vì Covid-19 trên đầu người của Nam Mỹ cao gấp 8 lần so với mức trung bình thế giới.
*** Số ca nhiễm COVID-19 trên thế giới tiến gần đến mốc 180 triệu ca
(ĐCSVN) – Trang thống kê trực tuyến worldometers.info tiếp tục cập nhật các số liệu mới nhất tính đến sáng 22/6 cho thấy, tổng số ca nhiễm COVID-19 trên thế giới hiện là 179.495.296 ca, trong đó 3.886.965 ca tử vong và 164.124.571 ca đã được chữa khỏi.
      Mỹ vẫn là quốc gia đứng đầu thế giới về số ca nhiễm. Trong ngày hôm qua, Mỹ chỉ ghi nhận số ca nhiễm mới là 7.203 ca, nâng tổng số ca nhiễm tại quốc gia này lên 34.417.098 ca, trong đó 617.362 ca đã tử vong.
Trong khi đó, số ca nhiễm mới ở Ấn Độ – quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề thứ hai bởi đại dịch cũng có dấu hiệu giảm mạnh, với 39.096 ca. Tổng số ca nhiễm tại nước này là 29.973.457 ca, trong đó 389.268 ca đã tử vong. Ngày hôm qua, Ấn Độ ghi nhận thêm 846 ca tử vong vì dịch COVID-19. Ngày 21/6, bang Maharashtra của Ấn Độ đã ghi nhận 20 ca nhiễm biến thể mới của virus SARS-CoV-2 với tên gọi là “Delta plus” (B.1.617.2.1), là thể mới của biến thể Delta đã được phát hiện trước đó tại Ấn Độ. Theo thông tin từ giới chức y tế địa phương, biến thể Delta plus có thể là một trong những nguyên nhân gây ra làn sóng dịch COVID-19 thứ hai tại Ấn Độ.
Brazil vẫn là quốc gia đứng thứ ba thế giới về số ca mắc với 17.966.831 ca và số ca tử vong là 502.586. Riêng ngày hôm qua, nước này ghi nhận thêm 38.903 ca nhiễm mới, 668 ca tử vong. Brazil hiện đã tiêm chủng đầy đủ cho hơn 11% dân số trong tổng số 211 triệu dân, con số này là khoảng 45% ở Mỹ và 30% ở Đức. Các chuyên gia ước tính, vaccine cần tiêm cho khoảng 80% dân số mới có thể đạt miễn dịch cộng đồng. Cho đến lúc đó, các quốc gia sẽ vẫn phải áp dụng các biện pháp như kiểm tra liên tục, đeo khẩu trang và thực thi các hạn chế đối với đám đông.
Châu Á là khu vực ghi nhận nhiều ca nhiễm nhất thế giới (54.595.470 ca). Với 47.502.580 ca mắc, châu Âu là khu vực bị ảnh hưởng thứ hai. Tiếp đến là Bắc Mỹ với 40.357.099 ca và Nam Mỹ với 31.698.896 ca. Châu Phi (5.268.786 ca) và châu Đại Dương (71.744 ca) là 2 khu vực ít bị ảnh hưởng nhất.
Tại châu Á, Nepal ghi nhận tổng số 622.640 ca mắc COVID-19. Trước tình hình lây lan của dịch bệnh, Chính phủ Nepal đã quyết định kéo dài lệnh phong tỏa 1 tuần đến ngày 28/6 tới mặc dù có nới lỏng đáng kể một số quy định. Theo quy định mới, phương tiện cá nhân sẽ được được phép lưu hành theo quy định số chẵn-số lẻ và hầu hết các cửa hàng được mở cửa vào các ngày khác nhau trong tuần, trong đó các cửa hàng bách hóa lớn, trung tâm thương mại, cửa hàng bán đồ thể thao, may mặc, giầy dép, mỹ phẩm, quà tặng, sẽ được hoạt động trở lại vào các ngày thứ 2, thứ 4 và thứ 6 hàng tuần.
Trong khi đó, Indonesia cũng thông báo sẽ siết chặt các biện pháp hạn chế đi lại ở một số khu vực trong 2 tuần, bắt đầu từ ngày 22/6 sau khi xuất hiện tình trạng gia tăng các ca mắc COVID-19. Bộ trưởng Điều phối các vấn đề kinh tế Airlangga Hartarto cho biết việc thắt chặt các biện pháp trên bao gồm hạn chế số lượng nhân viên làm việc tại các văn phòng và cấm các hoạt động tôn giáo tại các nơi thờ tự. Các biện pháp này sẽ áp dụng tại “các vùng đỏ” nơi số ca mắc đang gia tăng nhanh chóng. Ngày 21/6, Indonesia ghi nhận thêm 14.536 ca mắc COVID-19, một con số cao kỷ lục, nâng tổng số ca nhiễm ở nước này lên 2.004.445 ca, trong đó 54.956 ca đã tử vong.
Bộ Y tế Campuchia thông báo ghi nhận thêm 735 ca mắc mới trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca mắc tại nước này từ đầu mùa dịch đến nay lên 43.446 ca. Giới chức nước này cho biết dịch COVID-19 lây lan nhanh có thể liên quan đến biến thể mới của virus SARS-CoV-2 từ một số nước khác đang khiến Campuchia lo ngại khó kiểm soát được dịch bệnh trong nước./.
*** Trung Quốc chỉ trích Mỹ gửi 2,5 triệu liều vaccine cho Đài Loan
Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 21/6 kêu gọi Mỹ không lấy việc hỗ trợ vaccine để “thao túng chính trị”, sau khi Washington chuyển 2,5 triệu liều vaccine COVID-19 cho Đài Loan.
Số ca tử vong tại Mỹ giảm mạnh, 45% dân số đã được tiêm chủng đầy đủ
Số ca tử vong do COVID-19 ở Mỹ lần đầu tiên giảm xuống dưới 300 ca mỗi ngày kể từ khi dịch bùng phát dữ dội hồi tháng 3/2020, trong khi đó, 150 triệu người tại nước này đã được tiêm chủng đầy đủ.
Hải quân Nga tập tấn công tên lửa tàu sân bay gần Hawaii
Hơn 20 tàu chiến mặt nước và tàu ngầm Nga huấn luyện chống tàu ngầm và nhóm tàu sân bay của đối phương trên Thái Bình Dương.
Nổ xưởng sản xuất pháo hoa lậu, 3 người chết
Ít nhất 3 người đã thiệt mạng và 3 người khác bị thương sau vụ nổ kinh hoàng xảy ra tại một xưởng sản xuất pháo hoa trái phép tại bang Tamil Nadu, miền Nam Ấn Độ.
Lý do khiến lãnh đạo chính quyền quân sự Myanmar đến Nga
Moscow Times ngày 21/6 đưa tin, Tổng tư lệnh quân đội Myanmar, Tướng Min Aung Hlaing đã có mặt tại Moscow, Nga. Truyền hình quốc gia Myanmar MRTV đồng thời xác nhận thông tin này.
Số ca COVID-19 cao kỷ lục sau chính biến, y tế Myanmar lao đao
Myanmar vừa xác lập kỷ lục mới về số ca nhiễm COVID-19 theo ngày kể từ khi chính biến xảy ra hồi tháng 2 vừa qua, với những lo ngại hệ thống y tế trong nước có thể sụp đổ nếu như các cuộc đình công, biểu tình tiếp tục kéo dài.
Khi cái ôm” chưa thay “viên đạn”
Kể từ khi chiến dịch tranh cử giữa kỳ tại Mexico bắt đầu hồi tháng 4 vừa qua, ít nhất 34 ứng viên đã bị sát hại, gần 400 thư nặc danh uy hiếp được gửi đi. Nhưng, ai là kẻ đứng sau?
Viện Virus Vũ Hán có thể được nhận giải thưởng vì thành tích điều tra COVID-19
Viện Virus học Vũ Hán (WIV) đã được lựa chọn là một trong những ứng cử viên cho Giải thưởng Thành tựu Khoa học và Công nghệ Xuất sắc năm 2021 của Viện Khoa học Trung Quốc (CAS) vì đã xác định được mầm bệnh COVID-19.
Israel doạ tấn công chương trình hạt nhân Iran
Quan chức cấp cao Israel kêu gọi chấm dứt chương trình hạt nhân của Iran do lo ngại việc tân Tổng thống đắc cử của Iran là người mang quan điểm quá cứng rắn.
Taliban chiếm nhiều quận, Tổng thống Afghanistan lên đường sang thăm Mỹ
Tổng thống Mỹ Joe Biden có cuộc gặp với Tổng thống Afghanistan Ashraf Ghani tại Nhà Trắng vào ngày 25/6 để thảo luận về việc rút quân của Mỹ trong bối cảnh giao tranh giữa lực lượng Afghanistan và Taliban đang gia tăng tại nước này.
Trung Quốc đạt mốc tiêm chủng 1 tỷ liều vaccine COVID-19
Trung Quốc đã hoàn thành việc tiêm chủng hơn 1 tỷ liều vaccine COVID-19, một cột mốc quan trọng giúp quốc gia này hướng tới đạt miễn dịch cộng đồng.
NATO với bài toán thích ứng
Khi Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg lập ra nhóm chuyên gia độc lập để tham vấn về Sáng kiến NATO 2030 trong khuôn khổ Thượng đỉnh G7 2021, một trong những câu hỏi đặt ra là làm thế nào để nâng cao vai trò chính trị của khối? Có vẻ như trước những mối đe dọa và thách thức được cho là không ngừng phức tạp, đã khiến cho những người có trách nhiệm của tổ chức này đặt ra vấn đề trên.
Không hợp tác điều tra nguồn gốc COVID-19, Trung Quốc đối mặt với “cô lập quốc tế”
Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan trong một cuộc trả lời phỏng vấn ngày 20/6 với Fox News cho biết, Bắc Kinh sẽ phải đối mặt với “sự cô lập trong cộng đồng quốc tế” nếu không hợp tác với các cuộc điều tra về nguồn gốc của đại dịch COVID-19.
Nỗ lực nối lại tiến trình đàm phán hạt nhân với Triều Tiên
Đặc phái viên Mỹ về vấn đề hạt nhân Triều Tiên, ông Sung Kim hôm 19/6 đã tới Hàn Quốc để hội đàm với những người đồng cấp nước chủ nhà và Nhật Bản nhằm xây dựng một chiến lược chung giữa Washington, Seoul và Tokyo để nối lại tiến trình đàm phán hạt nhân với Triều Tiên. Chuyến đi này của ông Sung Kim được đánh giá là tín hiệu cho thấy Mỹ đã sẵn sàng tái can dự với Triều Tiên.
Mỹ lại đưa tàu sân bay đến Biển Đông
Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đặt sự đối đầu với Trung Quốc và sức mạnh ngày càng tăng của Nga làm trọng tâm trong chính sách đối ngoại của mình. những ngày gần đây, các vấn đề căng thẳng giữa Bắc Kinh và Washington gia tăng thêm một mức độ mới, đặc biệt trong lĩnh vực quân sự và địa chính trị.
NDU – Đơn vị lặn tinh nhuệ của Hải quân Singapore
Vượt qua Khóa học Thợ lặn Chiến đấu là một cột mốc quan trọng đối với những cá nhân muốn trở thành một phần của Đơn vị Lặn Hải quân tinh nhuệ Hải quân Singapore – NDU.

TQ-TT