VINAROYAL GROUP

Tư vấn thiết kế - Đầu tư và kinh doanh bất động sản
Dây truyền tuyển - luyện xỉ Titan
Dự án khu liên doanh kinh tế biển Đông - Nam; Mỹ Thủy Seaport trong tương lai
Trang chủ Tin quốc tế

Tin vắn quốc tế ngày 23/4/2021.

    ‘Đại ngư thuyền’ Trung Quốc đánh cá, tàn phá biển và bá quyền đại dương; Tổng thống Mỹ Biden chưa dám thách thức nước Nga của Putin?; Nhật Bản, Ấn Độ tiếp tục “vật lộn” với làn sóng Covid-19 từ chùm biến thể mới; Châu Á chìm trong “khí quyển ngày tận thế”, Việt Nam cũng phải trả giá…là những tin chính được cập nhật.
‘Đại ngư thuyền’ Trung Quốc đánh cá, tàn phá biển và bá quyền đại dương
'Đại ngư thuyền' Trung Quốc đánh cá, tàn phá biển và bá quyền đại dương - 5  Đội ngũ tàu đánh cá đứng đầu thế giới của Trung Quốc ngày càng bành trướng trên các vùng lãnh hải thuộc quốc gia khác. (Ảnh: Reutes)
(VTC News) – Đội ngũ tàu đánh cá đứng đầu thế giới của Trung Quốc ngày càng bành trướng trên các vùng lãnh hải thuộc quốc gia khác, khiến ngư dân và chính phủ các nước e ngại.
Trung Quốc sở hữu đội ngũ tàu đánh cá đứng đầu thế giới, đây là một phần của nỗ lực trở thành siêu cường hàng hải của chính quyền Bắc Kinh. Hoạt động bành trướng của đội tàu này trên biển đang khiến các quốc gia khác phải dè chừng.
Hoạt động của đội tàu cá Trung Quốc trên biển đang khiến các quốc gia khác phải dè chừng.
Năm 2017, Trung Quốc cam kết giới hạn số lượng tàu cá của họ ở mức 3.000 chiếc. Tuy nhiên, một báo cáo về đăng ký tàu thuyền quốc tế ghi nhận tới 17.000 tàu thuyền sử dụng tiếng Trung liên quan đến hoạt động ở vùng nước xa – vùng lãnh hải nằm ngoài phạm vi hoạt động của ngư dân bình thường. Trong khi các đối thủ gần nhất của Trung Quốc trong lĩnh vực kinh doanh là Đài Loan và Hàn Quốc chỉ có khoảng 2.500 tàu.
Mỗi năm, đội ngũ tàu đánh cá khổng lồ của Trung Quốc thu hoạch được hàng chục triệu tấn hải sản, trong đó có một phần không nhỏ là kết quả của việc đánh bắt bất hợp pháp. Các chính phủ, ngư dân và các lực lượng bảo vệ biển nước ngoài nhiều lần cáo buộc hành vi đánh bắt và sử dụng các thiết bị trái pháp luật của đội tàu này trên lãnh hải nước khác. Hành động của tàu cá Trung Quốc cũng ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế bản địa và đe dọa hệ sinh thái ở nhiều nơi.
Không chỉ đem lại lợi ích kinh tế, đội tàu cá quy mô lớn còn giúp Trung Quốc tăng cường tầm ảnh hưởng trên biển. Tàu cá thường nặng gấp đôi tàu tuần tra hải quân, do vậy, đội tàu này có sức mạnh đáng gờm. Nhờ có chúng, Trung Quốc có thể thiết lập khu định cư trên những đảo nằm trong vùng tranh chấp lãnh thổ với các nước láng giềng.
Mỹ đã lên tiếng về vấn đề này, Washington tỏ ra đặc biệt quan tâm tới lực lượng hải quân và đội tàu đánh cá của Trung Quốc.
Tổng thống Mỹ Biden chưa dám thách thức nước Nga của Putin?
VOV.VN – Vừa qua Tổng thống Mỹ Biden đã có nhiều tuyên bố cứng rắn nhằm vào Nga. Nhưng có vẻ ông Biden chưa thực sự muốn đối đầu với Tổng thống Putin. Ông Biden vẫn chưa tung ra lệnh trừng phạt nhằm vào đường ống “Dòng chảy phương Bắc 2”.
Phép thử lớn đối với chính quyền Biden
Theo người đứng đầu mảng chính sách đối ngoại của Liên minh châu Âu Josep Borrell, Nga hiện đã tập trung 100.000 quân ở khu vực biên giới với Ukraine – đây là “sự triển khai quân Nga ở mức độ cao nhất tại vùng biên giới với Ukraine cho đến nay”.
Việc triển khai binh sĩ như thế này là phép thử đầu tiên đối với quyết tâm của chính quyền Tổng thống Mỹ Biden trong nỗ lực ngăn chặn các mục tiêu địa chính trị của Tổng thống Nga Putin. Trước đó, vào năm 2012 Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng đã không thực hiện được cam kết do chính ông này đặt ra về “lằn ranh đỏ” ở Syria và điều này đã làm xói mòn uy tín của ông trên trường quốc tế. Và chỉ hai năm sau đó, Nga quyết tâm sáp nhập Crimea.
Truyền thông thế giới đang mô tả cách tiếp cận của ông Biden với Nga là “cứng rắn” và “cảnh báo Putin”.
Nhưng sự cứng rắn đó liệu có thực chất?
Điều đáng chú ý là các lệnh trừng phạt mới nhất của chính quyền Biden lại loại trừ dự án đường ống dẫn khí đốt “Dòng chảy phương Bắc 2” (Nordstream 2). Điều này là kỳ lạ vì các lệnh trừng phạt đối với Nordstream 2 đã được quốc hội Mỹ luật hóa. Bộ Tư pháp Mỹ thời Biden cũng đã chính thức phê chuẩn các lệnh trừng phạt này và 2 thượng nghị sĩ cấp cao của phe Dân chủ đã gây sức ép lên Nhà Trắng để tiến hành các lệnh trừng phạt này.
Bộ Ngoại giao Mỹ đã ra một tuyên bố vào tháng 3/2021 nói rằng Tổng thống Biden chống lại dự án đường ống này và chính quyền của ông đã “cam kết” tuân theo luật của khối lập pháp để ngăn chặn dự án đó. Trên thực tế, chính quyền Biden có trừng phạt 2 thực thể liên quan đến việc xây dựng đường ống này, nhưng cả hai thực thể này cũng từng bị trừng phạt dưới thời Tổng thống Mỹ Donald Trump trước đây mà không mang lại tác động nào cả.
Nga là nhà cung cấp khí tự nhiên lớn nhất cho Liên minh châu Âu, việc cung cấp này là thông qua đường ống Dòng chảy phương Bắc 1 (Nordstream 1) cũng như qua các đường ống đi qua Belarus và Ukraine.
Dòng chảy phương Bắc 2 sẽ không tăng lượng khí tự nhiên dẫn sang châu Âu mà chỉ đi vòng qua Ukraine, thông qua 2.414km đường ống đi ngầm dưới nước biển Baltic sang Đức. Dự án này sẽ khiến Ukraine mất đi nguồn thu là hàng triệu USD phí trung chuyển và có thể làm giảm tổng thu nhập quốc nội (GDP) của Ukraine đi 3%. Hãng Gazprom (Nga) có kế hoạch cắt giảm nguồn cung khí cho Ukraine.
Nhật Bản, Ấn Độ tiếp tục “vật lộn” với làn sóng Covid-19 từ chùm biến thể mới
Nếu tình hình dịch bệnh Covid-19 tiếp tục xấu đi, giới chức Nhật Bản có thể tính đến phương án hoãn Thế vận hội Olympic Tokyo hoặc hạn chế số lượng khán giả trong nước đến tháng 5.
Làn sóng Covid-19 tiếp tục lan rộng ở một số nước châu Á do tốc độ tiêm phòng vaccine của các nước này chưa theo kịp tốc độ lây lan của biến thể mới. Tại Nhật Bản, riêng tỉnh Osaka đã ghi nhận số ca nhiễm mới kỷ lục 1.220 ca vào ngày 18/4 khiến chính quyền địa phương yêu cầu chính phủ nhanh chóng ban bố tình trạng khẩn cấp.
Tỉnh Osaka đề xuất tăng mức độ kiểm soát việc kinh doanh so với lệnh khẩn cấp trước đó, ví dụ như đóng cửa các trung tâm mua sắm. Thủ tướng Yoshihide Suga đã phản hồi rằng ông sẽ nhanh chóng đưa ra quyết định về việc tuyên bố tình trạng khẩn cấp cũng như áp đặt các biện pháp cần thiết.
Theo Viện Y tế Công cộng Tokyo, trong số các ca bệnh được kiểm tra từ ngày 5/4 – 11/4, khoảng 38% liên quan đến các biến thể mới lần đầu tiên được tìm thấy ở Anh, Nam Phi và Brazil. Ngoài ra, khoảng 46% trường hợp mang đột biến E484K, loại virus nghi ngờ là có khả năng làm giảm hiệu quả của vaccine và khiến người bệnh có thể tái nhiễm dù đã chữa khỏi.
Hôm 21/4, Ấn Độ đã ghi nhận số ca nhiễm mới cao kỷ lục trong ngày, lên đến 295.041 ca, đánh dấu ngày thứ 7 liên tiếp quốc gia này có hơn 200.000 ca mắc mới. Tổng số ca nhiễm Covid-19 ở Ấn Độ là 15,6 triệu người.
Nước này cũng ghi nhận một biến thể kép E484Q và L452R, được tìm thấy ở các quốc gia như Australia, Đức, Ireland, New Zealand, Singapore, Anh và Mỹ. Khu vực thủ đô Delhi đã bị phong tỏa từ hôm 19/4 đến ngày 26/4. Chính phú Ấn Độ cho biết hệ thống y tế nước này đang đối mặt với áp lực vô cùng lớn do tốc độ lây nhiễm nhanh chóng của biến thể mới.
Giới nhà giàu Mỹ bất an vì kế hoạch tăng thuế sốc của ông Biden
Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ đưa ra một kế hoạch tăng thuế mạnh tay áp vào tầng lớp giàu nhất ở nước này, bao gồm mức tăng lớn chưa từng thấy về thuế tài sản gia tăng (capital gains tax), nhằm thu về 1 nghìn tỷ USD dành cho chăm sóc trẻ em, giáo dục nhà trẻ miễn phí toàn dân, và trả lương cho người lao động nghỉ phép – nguồn thạo tin tiết lộ với hãng tin Reuters.
Kế hoạch trên là một phần trong chiến lược của Nhà Trắng về cải tổ hệ thống thuế nhằm buộc giới nhà giàu và các công ty lớn phải đóng nhiều thuế hơn, phục vụ cho chương trình kinh tế đầy tham vọng của nhà lãnh đạo đến từ Đảng Dân chủ.
Nguồn tin nói rằng kế hoạch đề xuất tăng thuế suất tối đa thuế thu nhập cá nhân từ 37% hiện nay là 39,6%; thuế tài sản gia tăng đối với những người thu nhập từ trên 1 triệu USD trở lên sẽ tăng gần gấp đôi, lên 39,6%.
Đây sẽ là thuế suất cao nhất đánh vào các khoản lãi đầu tư – loại thuế chủ yếu được đóng bởi tầng lớp người Mỹ giàu nhất – kể từ thập niên 1920. Từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai tới nay, thuế này chưa khi nào vượt 33,8%.
Hiện chưa có dự báo chắc chắn nào về tương lai của những đề xuất như vậy nếu ông Biden đưa ra trước Quốc hội Mỹ. Đảng Dân chủ của ông nắm đa số mong manh tại hai viện, và một kế hoạch tăng thuế như trên khó nhận được sự hậu thuẫn của phe Cộng hoà. Ngoài ra, cũng chưa chắc tất cả các nghị sỹ Dân chủ đều đồng lòng với kế hoạch.
Châu Á chìm trong “khí quyển ngày tận thế”, Việt Nam cũng phải trả giá
Năm 2020, 148 thành phố dẫn đầu danh sách ô nhiễm không khí tồi tệ nhất thế giới đều thuộc khu vực châu Á – Thái Bình Dương…
Chiang Rai là một trong những tỉnh đẹp nhất của Thái Lan, với những ngọn đồi nhấp nhô, những khu rừng, trại voi và nông sản chất lượng hàng đầu. Ở điểm cực bắc của Chiang Rai là hợp lưu của sông Mekong hùng vĩ, chảy xuống từ Trung Quốc và sông Ruak.
Nằm trên một sườn núi gần đó, Anantara Golden Triangle Resort là một trong số khu nghỉ dưỡng 5 sao thu hút khách thích đi bộ đường dài, những người yêu voi và mê phong cảnh. Tuy nhiên, vào tuần trước, chỉ vài phòng tại đây có khách nghỉ. Theo Nikkei Aisa, nguyên không phải dịch bệnh Covid-19 mà là khói mù vào mùa khô hàng năm bao phủ nơi này khiến khung cảnh không chỉ mất đi vẻ ngoạn mục mà còn độc hại.
Nồng độ PM2.5 – bụi mịn có đường kính nhỏ hơn 2.5 μm trong không khí – đo được tại đây hôm 4/4 là gần 400 microgram/m3 không khí, cao gấp gần 40 lần mức độ an toàn theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Sương bụi bao phủ khắp các tỉnh miền bắc Thái Lan. Trong ít nhất 15 năm qua, Chiang Mai, tỉnh lân cận với Chiang Rai, đã chứng kiến nhiều ngày có chỉ số PM2.5 cao nhất thế giới. Không giống nhiều nơi ở châu Á, khủng hoảng ô nhiễm không khí ở miền bắc Thái Lan không phải do các nhà máy, nhiên liệu rẻ tiền và phương tiện giao thông, mà bắt nguồn từ những đám cháy do đốt rừng có chủ đích và đốt phụ phẩm nông nghiệp.
*** Czech trục xuất 63 nhà ngoại giao Nga
TASS ngày 23/4 dẫn lời Ngoại trưởng Czech Jakub Kulhanek cho biết, chính phủ nước này đã quyết định trục xuất 63 nhân viên của Đại sứ quán Nga tại Praha.
Oxy trên tàu ngầm Indonesia mất tích sắp cạn
Hải quân Indonesia thông báo nguồn dưỡng khí trên tàu ngầm mất tích chỉ đủ duy trì đến rạng sáng 24/4. Nếu không được tìm thấy trước hạn này, khả năng sống sót của thủy thủ trên tàu gần như không còn.
Ngày yên bình còn rất xa xôi
Cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 tưởng như sẽ sớm đi đến hồi kết, thế giới sớm trở lại yên bình khi vaccine được phát triển ở nhiều nơi. Nhưng, mọi chuyện không đơn giản như vậy. Cho tới lúc này, tổng số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu đã vượt con số 140 triệu người, trong đó hơn 3 triệu người tử vong.
Ấn Độ lao đao trong cơn “ác mộng” COVID-19
Ấn Độ ghi nhận gần 315.000 ca nhiễm mới COVID-19 chỉ trong vòng một ngày, con số lớn nhất từng được ghi nhận tại một quốc gia từ khi dịch bệnh khởi phát.
Tên lửa S-200 Syria nổ gần nhà máy hạt nhân Israel
Israel cho biết một tên lửa S-200 phóng đi từ lãnh thổ Syria đã rơi rồi phát nổ gần cơ sở hạt nhân Shimon Peres Negev nhưng không gây thiệt hại về người và tài sản.
Iran khoe video UAV lượn lờ trên đầu tàu sân bay Mỹ
Iran công bố đoạn video do máy bay không người lái (UAV) của Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) ghi lại toàn bộ khí tài cũng như trang bị trên tàu sân bay Mỹ ở khu vực vùng Vịnh.
Australia hủy thỏa thuận Vành đai và Con đường
Quyết định hủy bỏ hai thỏa thuận liên quan tới Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường của Trung Quốc được đưa ra nhằm đảm bảo tính nhất quán trong chính sách đối ngoại của Australia và không nhằm vào bất kỳ quốc gia nào, Reuters ngày 22/4 đưa tin.
Trốn việc suốt 15 năm vẫn “ung dung” nhận lương khủng
Một nhân viên y tế tại Italia dù vắng mặt tại nơi làm việc suốt 15 năm, nhưng vẫn nhận được khoản tiền lương trong thời gian “trốn việc” lên đến gần 650.000 USD, The Guardian đưa tin ngày 22/4.
Lào phong tỏa thủ đô Vientiane với 18 biện pháp chặn COVID-19
Lệnh phong tỏa 14 ngày được áp dụng với khu vực thủ đô Vientiane, Lào từ 6h sáng ngày 22/4 và kéo dài đến hết ngày 5/5, trong bối cảnh làn sóng COVID-19 mới có xu hướng bùng nổ tại nước này.
Indonesia ráo riết tìm kiếm tàu ngầm mất tích trong lúc tập trận
Cuộc tìm kiếm tàu ngầm Indonesia với 53 thủy thủ bị mất tích đang tiếp tục được triển khai, sau khi lực lượng cứu hộ tìm thấy vết dầu loang khả nghi, Reuters ngày 22/4 đưa tin. Nhiều nước láng giềng đã hỗ trợ Indonesia trong công tác tìm kiếm.
Czech ra tối hậu thư “cảnh báo” Nga sau vụ trục xuất ngoại giao
Tân Bộ trưởng Ngoại giao Czech hôm 21/4 đã ra tối hậu thư cho phía Nga, yêu cầu nước này nhận lại các nhà ngoại giao Czech mà Moscow đã trục xuất hôm 18/4, Euronews đưa tin.
Bước tiến lớn trong chống phân biệt chủng tộc ở Mỹ
Tổng thống Joe Biden nhận định, việc kết luận cựu sĩ quan cảnh sát Dereck Chauvin có tội liên quan đến cái chết của George Floyd “có thể là một bước tiến lớn” đối với một quốc gia từ lâu chứng kiến nạn phân biệt chủng tộc có hệ thống như Mỹ, tuy nhiên, vẫn còn nhiều việc phải làm.
Nga trục xuất 10 nhà ngoại giao Mỹ
Bộ Ngoại giao Nga liệt kê 10 nhà ngoại giao Mỹ là những “người không được hoan nghênh” và yêu cầu họ rời khỏi lãnh thổ Nga trong vòng một tháng.
Nổ bom tại khách sạn ở Pakistan, 15 người thương vong
Một vụ nổ bom xe tối 21/4 bên ngoài khu vực đỗ xe của khách sạn hạng sang Serea ở thành phố Quetta, thủ phủ tỉnh Balochistan, tây nam Pakistan đã khiến ít nhất 4 người thiệt mạng và 11 người khác bị thương, theo Reuters.
Vắng mặt đại sứ, Moscow triệu tập phó đoàn ngoại giao Mỹ
Bộ Ngoại giao Nga ngày 21/4 đã triệu tập Phó Đại sứ Mỹ, tuy nhiên, không cung cấp thông tin chi tiết.
Mỹ bị Nga và Trung Quốc vượt mặt về hiện đại hóa hạt nhân
Quan chức quân sự hàng đầu của Mỹ cảnh báo rằng Trung Quốc và Nga đang hiện đại hóa vũ khí hạt nhân nhanh hơn Mỹ và rằng nếu không đầu tư nhiều hơn vào cơ sở hạ tầng và phòng thủ hạt nhân, Washington sẽ có “nguy cơ mất uy tín trong mắt các đối thủ”.
Nga sẵn sàng phản kháng “bất đối xứng” để tự vệ
Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 21/4 đã có bài phát biểu thường niên trước Quốc hội Liên bang, nhấn mạnh rằng ông sẽ tập trung vào các vấn đề trong nước như chăm sóc sức khỏe và kinh tế.

Tổng hợp-TT